- Phân đạm urê: bón thúc lần 1 sau trồng 1520 ngày 40%, thúc lần 2 khi ngô
10 Protein tổng số mg/l 0,
4.3.4. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến hiệu quả kinh tế giống ngô ngọt CPS
ngô ngọt CPS211
Đánh giá hiệu quả kinh tế được xác định trên giá trị ngày công và hiệu quả của đồng vốn đầu tư trên các công thức được sử dụng chế phẩm so với đối chứng không sử dụng chế phẩm. Giá vật tư phân bón và giá ngô, chúng tôi lấy theo giá tại khu vực thí nghiệm ở tại thời điểm thực hiện thí nghiệm . Chi tiết xem phần phụ lục 4. Tổng chi phí phục vụ cho sản suất được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Chi phí cho sản xuất ngô ngọt trên các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm
Giống Phân bón Chi phí
Vigo Chi khác Công lao động (công) Tổng chi (1000 đ) 1000đồng CT1(ĐC) 200 4.709,5 100,0 330 5.009,5 CT2 200 4.709,5 1.250,0 100,0 330 6.259,5 CT3 200 4.709,5 1.458,5 100,0 330 6.468,0 CT4 200 4.709,5 1.667,0 100,0 330 6.676,5 CT5 200 4.007,6 1.250,0 100,0 325 5.557,6 CT6 200 4.007,6 1.458,5 100,0 325 5.766,1 CT7 200 4.007,6 1.667,0 100,0 325 5.974,6
công thức khác nhau trên cùng nền phân bón là như nhau, chỉ khác về chi phí khi sử dụng chế phẩm ở các nồng độ khác nhau trên mỗi công thức. Tổng chi phí trên các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 5.009,6 nghìn đồng (CT1) đến 6.676,5 nghìn đồng (CT4). Tổng chi lớn nhất là 6.676,5 nghìn đồng (CT4) phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít trên nền phân bón cao. Trên nền phân bón thấp tổng chi phí cũng lớn nhất ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít (CT7) là 5.974,6 đồng.
Sau khi xác định được tổng chi phí sản xuất giữa các công thức thí nghiệm. Trên cơ sở giá trị của sản phẩm chung tôi đánh giá hiệu quả kinh tế trên mỗi công thức thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006 Công thức thí nghiệm Tổng thu Tổng chi Thu nhập hỗn hợp Giá trị ngày công Hiệu quả đồng vốn, (lần) 1000đ CT1(ĐC) 18.388 5.010 13.378 41 2,67 CT 2 22.165 6.260 15.905 48 2,54 CT 3 22.883 6.468 16.414 50 2,54 CT 4 23.070 6.677 16.393 50 2,46 CT 5 20.660 5.558 15.102 46 2,72 CT 6 20.760 5.766 14.993 46 2,60 CT 7 21.475 5.975 15.500 48 2,59
Số liệu bảng 4.7, cho thấy tất cả các công thức được phun chế phẩm Vigo đều cho tổng thu cao hơn so với công thức chỉ được phun nước lã CT1.
Tuy nhiên trên hai nền phân bón cao và thấp có sự khác nhau về tổng thu so với đối chứng.
Trên nền phân bón cao, tổng thu dao động từ 22.165 nghìn đồng đến 23.070 nghìn đồng. Cao nhất CT4 phun chế phẩm Vigo với nồng độ 1,5 ml/lít, có tổng thu 23.070 nghìn đồng, tiếp đến là CT3 ( 22.883 nghìn đồng) với nồng độ chế phẩm Vigo là 1,0 ml/lít, thấp nhất CT2 với tổng thu 22.165 nghìn đồng ở nồng độ Vigo là 0,5 ml/lít, đối chứng là 18.388 nghìn đồng.
Trên nền phân bón thấp tổng thu cao nhất CT7 là 21.475 nghìn đồng,với nồng độ chế phẩm Vigo là 1,5 ml/lít cao hơn 3.087 nghìn đồng so với đối chứng (đối chứng 18.388 nghìn đồng), tiếp đến CT6 là 20.760 nghìn đồng cao hơn 2.372 nghìn đồng so với đối chứng. Thấp nhất CT5 là 20.660 nghìn đồng cao hơn đối chứng 2.272 nghìn đồng.
Về thu nhập hỗn hợp ở tất cả các công thức được phun chế phẩm Vigo đều có thu nhập hỗn hợp cao hơn đối chứng (CT1) từ 1.6 – 3.0 triệu đồng. Thu nhập hỗn hợp cao nhất trên nền phân bón cao là 16.414 nghìn đồng (CT3) và trên nền phân bón thấp là 15.500 nghìn đồng (CT7) . Thu nhập hỗn hợp thấp nhất trên nền phân bón thấp là 14.993 nghìn đồng (CT6) và trên nền phân bón cao là 15.905 nghìn đồng (CT2).
Giá trị ngày công đạt trung bình ở các công thức có sử dụng Vigo dao động từ 46.000 - 50.000 đồng/công, cao hơn đối chứng từ 5.000 - 9.000 đồng/công. Trên nền phân bón cao giá trị ngày công cao nhất đạt được ở CT3 và CT4 là 50.000 đồng/công với nồng độ Vigo 1,0 ml/lít và 1,5 ml/lít . Trên nền phân bón thấp giá trị ngày công đạt cao nhất là 48.000 đồng/công ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít (CT7).
Về hiệu quả đồng vốn đều tăng ở mức khá cao, trên 2,5 lần ở tất các công thức. Tuy thế hiệu quả đồng vốn ở các công thức được phun chế phẩm
trên cả hai nền phân bón với các nồng độ khác nhau chỉ có CT5 cao hơn đối chứng, các công thức khác đều chỉ đạt tương đương hoặc thấp hơn so với đối chứng.
Sau khi đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Vigo cho cây ngô ngọt ở vụ Thu Đông trên đất bạc màu chúng tôi thấy, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất trên nền phân bón cao là CT3 và CT4, trên nền phân bón thấp là CT7.
Vụ Xuân Hè 2007 chi phí sản xuất trên mỗi công thức thí nghiệm được tính bằng với chi phí sản xuất trong vụ Thu Đông 2006 (số liệu cụ thể bảng 4.6). Hiệu quả kinh tế trên các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007
Công thức thí nghiệm
Tổng thu Tổng chi Thu nhập hỗn hợp Giá trị ngày công Hiệu quả đồng vốn, (lần) 1000đ CT 1 (Đ/C) 24.780 5.010 19.770 60 3,95 CT 2 28.508 6.260 22.248 67 3,55 CT 3 30.920 6.468 24.452 74 3,78 CT 4 29.165 6.677 22.488 68 3,37 CT 5 27.413 5.558 21.855 67 3,93 CT 6 26.315 5.766 20.549 63 3,56 CT 7 29.385 5.975 23.410 72 3,92
Số liệu bảng 4.8 cho thấy do năng suất tăng cao nên tổng thu ở vụ Xuân Hè 2007 đạt khá cao so với vụ Thu Đông 2006 trên tất cả các công thức.
Trên nền phân bón cao, tổng thu dao động từ 28.508 nghìn đồng đến 30.920 nghìn đồng. Tổng thu cao nhất thu được ở CT3 là 30,9 triệu đồng/vụ, cao hơn so với đối chứng 6,2 triệu, thấp nhất là 28,5 triệu đồng/vụ (CT2) cao hơn 3,7 triệu so với đối chứng.
Trên nền phân bón thấp tổng thu cao nhất CT7 là 29,38 triệu đồng ,với nồng độ chế phẩm Vigo là 1,5 ml/lít cao hơn 4,6 triệu đồng so với đối chứng, tiếp đến CT5 là 27.41 triệu đồng cao hơn 2,63 nghìn đồng so với đối chứng. Thấp nhất CT6 là 26,31 triệu đồng cao hơn đối chứng 1,53 triệu đồng.
Về thu nhập hỗn hợp ở tất cả các công thức được phun chế phẩm Vigo đều có thu nhập hỗn hợp cao hơn đối chứng (CT1) từ 0,78 – 4,68 triệu đồng. Thu nhập hỗn hợp cao nhất trên nền phân bón cao là 24.452 nghìn đồng (CT3) và trên nền phân bón thấp là 23.410 nghìn đồng (CT7). Thu nhập hỗn hợp thấp nhất trên nền phân bón thấp là 20.549 nghìn đồng (CT6) và trên nền phân bón cao là 22.248 nghìn đồng (CT2).
Giá trị ngày công đạt trung bình ở các công thức có sử dụng Vigo dao động từ 63 – 74 nghìn đồng/công, cao hơn đối chứng từ 3 – 14 nghìn đồng/công. Trên nền phân bón cao giá trị ngày công cao nhất đạt được ở CT3 là 74 nghìn đồng/công với nồng độ Vigo 1,0 ml/lít. Trên nền phân bón thấp giá trị ngày công đạt cao nhất là 72 nghìn đồng/công ở công thức phun chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít (CT7).
Về hiệu quả đồng vốn đều tăng trên 3 lần ở tất các công thức. Tuy nhiên hiệu quả đồng vốn trên các công thức phun chế phẩm không cao hơn so với đối chứng.
Như vậy ở vụ Xuân Hè 2007 hiệu quả kinh tế đạt cao nhất trên nền phân bón cao là CT3 và trên nền phân bón thấp là CT7.
Qua hai vụ làm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, năng suất ổn định cho hiệu quả kinh tế cao nhất trên nền phân bón cao là CT3 với nồng độ Vigo là
1,0 ml/lít và trên nền phân bón thấp là CT7 với nồng độ Vigo là 1,5 ml/lít.