1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH

26 371 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay Tuthienbao.com-DANH SÁCH NHÓM 2 Mục lục STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 1 Nguyễn Thành Công 2 Lê Kim Cúc 3 Phan Hồng Diệp 4 Nguyễn Thị Thùy Dung 5 Nông Chí Dũng 6 Hồ Thị Duyên 7 Trần Thị Duyên 8 Nguyễn Văn Điệp 1 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay I: DẪN NHẬP 1: Khái niệm toàn cầu hóa 2. Các dấu hiệu nhận biết II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA 1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa 2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa III: TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CSXH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3. Về quan điểm chỉ đạo chung 3.1 Chính sách xã hội trong thời kỳ hội nhập của việt nam hiện nay 3.1.1 Nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực 3.1.2 Tiếp tục phát triển thị trường lao động 3.1.3 Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo 3.1.4 Xây dựng, áp dụng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, linh hoạt và hiệu quả IV:VỀ CHÍNH SÁCH CỦ THỂ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC 4.1 Trên lĩnh vực kinh tế 4.2 Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh 4.3 Trên lĩnh vực đối ngoại V – KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 2 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam hiện nay I: DẪN NHẬP Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Đó là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dặc biệt là kinh tế - khoa học và kỹ thuật. cơn lốc của toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường phát triến sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh tác động tới tính chất và trình độ cuả lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. “ làng thông tin toàn cầu” đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc, làm cho mối quan hệ chở nên vô cùng rộng mở… Bên cạnh đó những mặt khách quan, tích cực mà toàn cầu hóa đem lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền, là sự loại trừ xã hội với sự giàu sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người “yếu thế” bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. mặt trái của toàn cầu hóa đặt các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị phương tây, nhất là các giá trị văn hóa mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hóa dân tộc. mặt trái của toàn cầu hóa còn tạo nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia dân tộc… Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy của toàn cầu hóa. Với nhận thức toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, gồm hai mặt cả tích cực lẫn 3 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay tiêu cực, việt nam chủ động hội nhập chủ trương xác lập một tiến trình hội nhập quốc tế phù hợp, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hạn chế mặt trái của toàn cầu hóa, việt nam đã tích cực hoàn thiện chính sách phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển vì lợi ích hài hòa giữa các nước, giữa các tầng lớp nhân dân. 1: Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa. - Wikipedia Toàn cầu hoá là một quan niệm thu hẹp thế giới đồng thời gia tăng ý thức về thế giới như là một hợp thể (a whole) do hoạt động kinh tế, đầu tư, trao đổi thương mại xuyên qua biên giới. Kinh tế toàn cầu hoá nhằm hội nhập các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế xuyên qua hoạt đông thương mại, đầu tư ngoại quốc, các nguồn tư bản, di dân và chuyển giao kỹ thuật Toàn cầu hoá cũng mô tả một tiến trình kết hợp các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội trong khu vực thành mạng lưới toàn cầu về thông tin liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cẩu hoá thường được nhìn nhận như là sự kết hợp những yếu tố kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, chính trị, và sinh học. Từ ngữ cũng thường được dùng cho sự lưu thông tư tưởng, ngôn ngữ, văn 4 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay hoá dân gian (popular culture) do sự tiếp thu văn hoá (acculturation). Sự hình thành nên một ngôi làng tòan cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh tòan cầu Tóm lại: Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…TCH ≠ TCH kinh tế. TCH = quốc tế hóa nhưng nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia. 2. Các dấu hiệu nhận biết  Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới  Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngòai  Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại di động  Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hóa phẩm như phim ảnh hay sách báo.  Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma túy, đói nghèo  Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hóa, lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ hóa của văn hoá. 5 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay  Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC  Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế  Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép  Phát triển hạ tầng viễn thông tòan cầu  Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế  Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia  Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO WIPO, IMP chuyên xử lý các giao dịch quốc tế  Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. sở hữu trí tuệ, luật bản quyền  Thúc đẩy thương mại tự do  Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có  Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát  Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương  Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ  Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia  Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Pháp cấp có thể được Mỹ thừa nhận) II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA Trước hết cần phải khẳng định trong cách nói toàn cầu hóa thực chất là toàn cầu hóa kinh tế chứ không phải là toàn cầu hóa tất cả. Tất nhiên, toàn cầu hóa kinh tế tác động rất mạnh đến các lĩnh vực khác. Mỗi dân 6 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay tộc trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa, vẫn giữ bản sắc văn hóa, những đặc trưng về đạo đức và lối sống của mình. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường Điều này cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Mặt khác, hiện nay các nước tư bản giàu có nhất (tập trung ở nhóm G.7) với các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia đang chi phối, thống trị nền kinh tế thế giới. 57.000 công ty mẹ với 500 công ty hàng đầu có 500.000 chi nhánh đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Họ chi phối thế giới về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thương mại quốc tế, các tổ chức và thể chế kinh tế. Họ còn nắm trong tay những phương tiện sản xuất tinh thần rất mạnh và nguồn lực chất xám quan trọng. Do vậy, có thể nhận định rằng: toàn cầu hóa kinh tế trong điều kiện hiện nay về cơ bản mang tính chất TBCN, là sự bành trướng của quan hệ sản xuất TBCN ra toàn thể giới. Không hội nhập kinh tế, đóng cửa là tự sát. Nhưng nếu không biết cách chủ động hội nhập thì cũng sẽ chết trong sự “tha hóa”. 1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động và dân cư: theo số liệu của tổng cục thống kê trong hai năm đầu mới da nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo thêm được việc làm mới, dù chưa nhiều như mong đợi để giải tỏa sức ép bố trí việc làm vẫn còn cao. Thời kỳ 3 năm hội nhập 2007-2009, mức tăng bình quân hàng năm là 1,03 triệu việc làm. Đã cải thiện đới sống người dân việt nam, chúng ta từ một nước có thu nhập thấp đã thay đổi thành nước có 7 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay thu nhập trung bình. Đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là 1.300 USD/người/năm. Năng suất lao động tăng, trình độ nền kinh tế không ngừng hiện đai hóa. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm 21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới. Như vậy, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con người. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn, những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước đã đến từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển. 8 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay Tạo cho người lao động tìm được việc làm có thu nhập cao thông qua xuất khẩu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài Toàn cầu hóa là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nội dung cũng như hình thức. Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987) trong bối cảnh kinh tế – xã hội còn phát triển ở mức rất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khoa học và công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chưa qua đào tạo. Từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư năm 2005) đến nay, FDI đã góp phần tích luỹ vốn và tăng thu ngân sách cho Việt Nam. Thời kỳ 1996- 2000, không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007 khu vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD . Tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một trong những đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007, doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở nước ngoài. Một trong những đóng góp quan trọng nữa của khu vực FDI là chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó đã 9 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay góp phần hình thành một đội ngũ các cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ đặc thù, lao động Việt Nam sau khi được tuyển dụng đều được đưa đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao đều tập trung chủ yếu trong khu vực có vốn FDI. Ngoài ra, FDI cũng góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tính đến hết tháng 6.2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 2 . Trong số 96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí Fortune bình chọn. Các tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư tại Việt Nam. Với công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn này đã đầu tư các dự án tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như: Công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp điện tử – viễn thông, sản xuất ôtô. Các vấn đề an sinh xã hội được thúc đẩy phát triển, đối tượng của an sinh xã hội được mở rộng, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội được nâng cao Khi kinh tế đã phát triển nhà nước mới có điều kiện quan tâm tới các chính sách xã hội cho những vùng, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gặp bất trắc trong cuộc sống, những đối tượng rễ bị tổn thương vv… Năm 2011, bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cộng với hậu quả nặng nề của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân nói chung, nhất là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Chính phủ ban hành Nghị 10 [...]... chính sách xã hội hợp lòng dân 25 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Xuân Sơn, Toàn cầu hóa những mặt tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc George Soros, Nhìn Về Toàn Cầu Hóa, Nxb Trẻ Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên): "Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối... quá tŕnh toàn cầu hóa, sự bất b́ình đẳng xã hội luôn luôn chưa có lời giải hữu hiệu và thường người ta hy sinh sự công bằng xă hội cho phát triển kinh tế Thường sự khác biệt về điều kiện địa lí kinh tế giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao với những lĩnh vực xă hội ít sinh lời, sự 11 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong... được thụ hưởng thành quả của sự tăng trưởng Giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân Có các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người dân khi nhà nước thu hồi đất 3.1.4 Xây dựng, áp dụng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, linh hoạt và hiệu quả Xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, nhiều tầng, linh hoạt và hiệu quả 19 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong... nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển với kinh tế tri thức Trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn 21 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra giá trị ngày càng tăng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa nhanh tiến bộ khoa học ký thuật và. .. thông tin toàn cầu chỉ đa số được dùng nhiều trong các nước công nghiệp phát triển Thứ hai: Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các... thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng 14 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay Thứ 4: Qúa trình toàn cầu hóa chưa thực sự đồng bộ giữa phát triển kinh tế với hệ thống chính sách xã hội Từ trước đến nay, trong các nền kinh tế thị trường... vững và thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo đối ngoại của Đảng hiện nay; ‘thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác , tham gia tích 23 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH. .. nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu bảo vệ chế độ chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia, không lơ là mất cảnh giác với những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình của các thế lực đế quốc thù địch Mặt khác, phải nhận thức đúng và đầy đủ đặc điểm nền 17 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở... đó vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn được cơ bản nguồn ma túy quốc tế và trong nước 13 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay vào thành phố Tỷ lệ người nghiện ma túy không có việc làm chiếm 63,2% Tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao (sau 3 năm tỷ lệ tái nghiện là trên 90%) Đạo đức xă hội xuống cấp, tội phạm tăng, nhiều giá trị văn hóa tinh thần truyền... như đặc điểm kinh tế xã hội, hay toàn cầu hóa Đặc biệt là toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra các chính sách vì nó có cả 2 mặt ảnh hưởng tích cực và tiêu cực Chúng ta biết rằng CSXH có chức năng định hướng sự vận động của xã hội, điều chỉnh các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự phát triển, và chức năng phát triển con người… nên khi đưa ra các chính sách để áp dụng vào thực tế cần phải đảm bảo rằng . LUẬN Tài liệu tham khảo 2 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở VN hiện nay Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA 1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa 2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa III: TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CSXH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN. hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hóa, lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ hóa của văn hoá. 5 Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH

Ngày đăng: 26/05/2015, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w