UBND XÃ DUY NGHĨA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO PCGD-CMC Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: 08/BC-BCĐ Duy Nghĩa, ngày 10 tháng 10 năm 2009 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2001-2009 - Căn cứ công văn số 6170/THPT ngày 18/7/2002 về việc hướng dẫn quy trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra kết quả PCGDTHCS; - Căn cứ Quyết định số 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn kiểm tra, và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục THCS; - Căn cứ Điều 24,25 và 26 của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 về thực hiện PCGDTHCS; - Căn cứ kế hoạch PCGD-CMC của xã Duy Nghĩa và Nghị Quyết của Đảng Bộ xã Duy Nghĩa. Nay Ban Chỉ Đạo PCGD-CMC xã Duy Nghĩa báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu PCGD THCS giai đoạn 2001-2009 như sau: PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC I. Đặc điểm tình hình: 1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế-xã hội: Xã Duy Nghĩa là xã vùng cát thuộc vùng Đông huyện Duy Xuyên, cách biển đông 2km về phía Đông, phía Bắc giáp với sông Thu Bồn, phia tây giáp với xã Duy Thành và xã Bình Giang, phía Đông giáo với xã Duy Hải, phía Nam giáp với xã Bình Dương huyện Thăng Bình. Cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía tây , phương tiện giao thông đi lại còn nhiều cách trở và khó khăn. Là một xã vùng cát ven biển với tổng diện tích tự nhiên 1340 ha, đất sản xuất nông nghiệp 640 ha còn lại là gò đồi hoang trồng cây lâm nghiệp. Tổng dân số gần 3000 hộ gia đình với tổng nhân khẩu trên 10.000 người. Dân số phát triển hằng năm khoảng 1%. Xã Duy Nghĩa có quy mô dân số lớn ,người dân sống chủ yếu bằng nghề Nông nghiệp chiếm khoảng 80%, nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chiếm 15% và sông bằng ngành nghề dịch vụ buôn bán nhỏ 5%. -Đặc điểm về kinh tế-xã hội: Là một địa phương có diện tích rộng và được chia thành 6 thôn, đa số người dân sống bằng nghề nông nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa do thời tiết gần đây thường xuyên xãy ra bão lụt, thiên tai dịch bệnh hình hoành nên mức thu nhập các gia đình nông dân, ngư dân còn thấp. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và địa phương đã phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu của các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong toàn xã. Việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội đã đạt được những kết quả góp phần ổn định và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi mùa vụ trong nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có phát triển mới. 2. Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hoá, giáo dục: Người Duy Nghĩa rất cần mẫn trước cũng như sau, vần luôn giữ tính thuần phát mà tinh tế, điềm đạm mà khẳng khái trong việc nghĩa quý đức nhân. Xã Duy Nghĩa là một chiếc nôi cách mạng của vùng Đông Duy Xuyên và được khen tặng là xã anh hùng , với truyền thống yêu nước, truyền thống "súng bẹ dừa" nổi tiếng trong phong trào Đồng khởi. Có địa danh " Hồng Triều" là nơi được đồng chí Võ Chí Công thành lập Chi Bộ Tây Viên đầu tiên vào ngày 15/3/1941 để chỉ đạo cụ thể góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng dân tộc. II/ THUẬN LỢI-KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: -Được sự quan tâm của Đảng Uỷ, Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân và các ban ngành trong xã đến công tác Giáo dục, luôn luôn hỗ trợ tích cực cho nhà trường mọi lĩnh vực trong đó nhất là công tác vận động học sinh có chiều hướng, nguy cơ bỏ học ra lớp. Thường xuyên phân công các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên đến các hộ gia đình có con em bỏ học để vận động, phân tích để các em tiếp tục đến trường. -Được sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo phòng Giáo dục từ công tác điều tra các đối tượng PCGD đến các chương trình thực hiện thống kê, xử lý số liệu được tập huấn thường xuyên nên cán bộ chuyên trách nhà trường nhuần nhuyễn trong kỷ thuật, nghiệp vụ PCGD. - Lãnh đạo nhà trường xem PCGD là nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục nên tích cực tham mưu Ban chỉ đạo PCGD địa phương xây dựng kế hoạch, khắc phục những khó khăn không ngừng phân đấu vươn lên. Tìm nhiều biện pháp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và nâng dần các tiêu chuẩn luôn luôn năm sau cao hơn năm trước. -Mạng lưới trường lớp được bố trí đều khắp hợp lý đảm bảo cho việc học sinh đến truờng được thuận lợi. Trong xã gồm có 1 trường MGBC và 06 điểm trường thôn, 02 trường Tiểu học và mỗi thôn đều có điểm trường lẻ có cơ sở khang trang, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho công tác dạy và học. Có 1 trường THCS với cơ sở vật chất đảm bảo, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học đầy đủ và đã đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010. -Xã Duy Nghĩa là địa phương đã hoàn thành PCGD tiểu học ĐĐT và được công nhận PCGD THCS vào năm 2001 đến nay. -Ban Chỉ đạo đã xây dựng Đề án thực hiện PCGD-CMC từ năm 2001 và thường xuyên họp ban chỉ đạo phân công cho các lãnh đạo nhà trường thành lập các tổ công tác PCGD ở các địa bàn thôn, tổ đoàn kết nên CBCC trong các nhà trường thực hiện nghiêm túc, chính xác. -Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành và sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong địa phương trong việc thường xuyên tuyên truyền đến nhân dân về nhiệm vụ PCGD-CMC. Hơn nữa từng bước kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao nên nhận thức của và các bậc phụ huynh đối với công tác Giáo dục ngày càng tăng lên. 2. Khó khăn: Là một địa phương có địa bàn rộng, quy mô dân số đông, điều kiện giao thông khó khăn bởi được con sông Thu Bồn ngăn cách nên muốn đi trung tâm huyện phải qua 02 cầu tre, khó khăn hơn nữa trong mùa mưa bão phải đi đò, nhân dân sống bằng nghề nông mức thu nhập thấp nên việc cho con tiếp tục theo học Bậc Trung học phổ thông tỉ lệ còn thấp. Do tác động của kinh tế địa phương nên đa số học xong bậc THCS được gia đình đưa đi làm ăn xa như TPHCM, ĐăkLăK để tăng thêm thu nhập trong gia đình. Còn một số ít phụ huynh do gia đình đông con, không quan tâm đến việc học của con mình được nhà trường, GVCN thường xuyên đến vận động, đôn đốc. Xong kết quả phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn dẫn đến có số em bỏ học giữa chừng. PHẦN THỨ HAI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, HĐND, UBND: -Thực hiện theo tinh thần công văn số 2818/KH-SGD&ĐT của Sở GD&ĐT ngày 08/07/2009 về kế hoạch thực hiện Phổ cập giáo dục THCS năm 2009. -Thực hiện theo tinh thần công văn số 3472/BC-SGD&ĐT của Sở GD&ĐT ngày 04/09/2009 về Báo cáo kết quả Phổ cập giáo dục THCS năm 2008 và nhiệm vụ PCGD THCS năm 2009. -Thực hiện công văn số 36/KH-BCĐ ngày 08/092009 của Ban Chỉ đạo PCGD- CMC huyện Duy Xuyên về kế hoạch thực hiện Phổ cập giáo dục THCS năm 2009. -Thực hiện theo Nghị Quyết số 70/NQ-ĐU ngày 30/12/2008 của Đảng Uỷ xã Duy Nghĩa, Ngị Quyết số 01/2009-NQ-HĐND ngày 15/01/2009 của Hội Đồng nhân dân xã Duy Nghĩa về Phươpng hướng nhiệm vụ năm 2009. -Thực hiện Báo cáo số 60/BC-ĐU ngày 20/6/2009 của Đảng Uỷ Xã Duy Nghĩa, Báo cáo số 11/BC-UBND ngày 18/7/2009 của UBND xã Duy Nghĩa về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH-QP-AN 6 tháng đầu năm 2009, phương hướng nhiệm vụ còn lại 6 tháng cuối năm 2009. -Thực hiện theo Nghị Quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của Hội Đồng nhân dân xã Duy Nghĩa về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009. -Thực hiện theo Báo cáo số 20/BC-MT ngày 23/6/2008 của UBMTTQVN xã Duy Nghĩa khoá VIII và phương hướng nhiệm vụ chương trình thống nhất hành động tại Đại hội Đại biểu lần thứ XIV nhiệm kỳ 2008-2013. -Thực hiện theo kế hoạch của Đoàn thanh niên CSHCM xã Duy Nghĩa, Hội LHPN xã Duy Nghĩa và các kế hoạch của trường tiểu học số 1 và số 2 , MGBC xã Duy Nghĩa về nhiệm vụ năm 2009. III/ Tham mưu của Ngành Giáo dục: 1. Phát triển mạng lưới giáo dục: Trước đây xã Duy Nghĩa chỉ có 1 trường tiểu học Duy Nghĩa, 1 trường mầm non và trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Do điều kiện và bố trí các điểm trường cho hợp lý nên được sự chỉ đạo của cấp trên trường tiểu học Duy Nghĩa được tách làm 2 trường . - Trường tiểu học số 1 Duy Nghĩa để phục vụ việc học cho thông Tây Thành, Hồng Triều ,Hội Sơn và Lệ Sơn và có 4 điểm trường thôn đến nay đã xây dựng khang trang đang trong thời gian đề nghị công nhận đạt chuẩn Quốc Gia -Trường tiểu học số 2 Duy Nghĩa được đầu tư xây dựng mới cơ sở chính và 2 điểm trường lẻ thuộc thôn Thuận An và Sơn viên, cơ sở vật chất đến nay đảm bảo tốt cho công tác dạy và học. -Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi từ năm 2001 chỉ có 8 phòng học cấp 4. Được sự quan tâm của các cấp nên trường đã được xây dựng mới hoàn toàn 1dãy 2 tầng gồm 14 phòng học cấp III, 1 dãy làm việc và các phòng học bộ môn, thí nghiệm thực hành, thư viện và được đầu tư trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho công tác học tập và đầu năm học 2008-2009 đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010. 2. Đội ngũ giáo viên: Từ năm 2001 đội ngũ giáo viên tiểu học: 38 trong đó trên chuẩn 10% Từ năm 2001 đội ngũ giáo viên THCS : 40 trong đó trên chuẩn 12% đến năm 2009 toàn địa phương các cấp học phát triển về số lượng và chất lượng giáo viên như sau: Đội ngũ Giáo viên tiểu học: 44 + Đạt chuẩn: 100 % Trên chuẩn: 91.5% + Tỉ lệ giáo viên /lớp: 1.7 Đội ngũ giáo viên THCS: 36 + Đạt chuẩn: 100 % Trên chuẩn: 47,2% + Tỉ lệ giáo viên /lớp: 1.9 Đa số các trường cán bộ văn phòng trực tiếp làm công tác phổ cập giáo dục các bậc học 3. Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập: Hằng năm vào thời điểm tháng 2 địa phương kiện toàn lại các thành viên trong Ban Chỉ đạo, BCĐ PCGD-CMC địa phương tiến hành họp tiến hành xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu. Giao cho thành viên trong BCĐ như Hiệu trưởng các trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu vào cho các cấp học và tiến hành thu thập số liệu. Đến cuối năm học nhà trường tiến hành phổ biến tuyên truyền, thông báo cho các học sinh biết độ tuổi tuyển sinh hằng năm nhất là vận động các học sinh bỏ học các năm học trước ra lớp. Tiến hành thu nhận hồ sơ nhập học, đối chiếu với số liệu hiện có của bậc học cấp dưới, nếu chưa đảm bảo tiến hành đến gia đình điều tra trình độ văn hoá và tiếp tục vận động để các em ra lớp. Qua nhiều năm thực hiện tỉ lệ học sinh trong độ tuổi tuyển sinh đầu cấp đạt 100%. - Để đảm bảo nâng cao chất lượng PCGD một cách bền vững điều đầu tiên cần có biện pháp giảm học sinh bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo ở các bậc học. Ngay từ đầu năm nhà trường đã phân công GVCN có trách nhiệm nắm vững điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng trong lớp, nắm bắt nhanh tình hình học tập và sự chuyên cần của học sinh nhất là các đối tượng học yếu, lớn tuổi và những học sinh lưu ban ở những năm học qua, thường xuyên quan tâm đến các đối tượng này để kịp thời động viên, an ủi để biết lý do mà có biện pháp giúp đở tránh nguy cơ bỏ học. Trong quá trình thực hiện GVCN báo cáo nhà trường để tham mưu các ban ngành trong địa phương đến gia đình vận động. Có thể rất nhiều lý do nên tổ chức công đoàn nhà trường vận động sự đóng góp của CBCC, Tổ chức Đội trong nhà trường phát động nhiều phong trào gây quỹ hỗ trợ cho các em thuộc gia đình điều kiện kinh tế khó khăn tạo cho các em một niềm tin tiếp tục đến trường. -Nắm bắt tình hình việc đối tượng học yếu, nhà trường tiến hành tổ chức dạy tăng tiết phụ đạo cho các đối tượng yếu kém trái buổi nhằm nâng cao chất lượng nhằm tạo cho các em có điều kiện hiểu bài để HS không mặc cảm vì học yếu giảm được nguy cơ bỏ học. Bằng nhiều biện pháp trong những năm gần đây tỉ lệ học sinh bỏ học trong bạc học THCS đã hạn chế dưới 1%. IV/Kinh phí thực hiện phổ cập: 1. Kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu: - Tính từ năm 2001 cho đến năm 2009 kinh phí hổ trợ từ chương trình mục tiêu cho công tác phổ cập giáo dục địa phương bình quân hàng năm khoảng 3 triệu đồng. Khoản kinh phí này tập trung chi cho con người ( nhân viên phụ trách PC, cán bộ đi điều tra ) , nhập dữ liệu, xử lý thống kê số liệu, in ấn hồ sơ sổ sách, phiếu điều tra, biểu mẫu, tài liệu liên quan - Kinh phí xây dựng trường lớp hàng năm : Trong giai đoạn 10 năm từ 2001 đến 2009 số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường học lên đến con số hơn 4.064.481.000 đồng Trong đó: Phân nguồn từ Ngân sách Nhà nước: 3.944.481.000 đồng - tỉ lệ 97% Từ nguồn xã hội hoá giáo dục: 120.000 đồng - tỉ lệ 3% VI/ Kết quả đạt được: 1. Kết quả các tiêu chí từ 2001 đến 2009: Xã Duy Nghĩa đạt chuẩn PCGD TH từ năm 2001 và từ năm 2004 đã đạt chuẩn PCGDĐĐT. PCGD THCS đạt chuẩn từ năm 2004 đến năm 2009 nay đã là 6 năm liên tục. 2. Kết quả đạt được: 2.1. Tiêu chuẩn 1: Phổ cập giáo dục tiểu học: Tổng số trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 119/119 Tỉ lệ: 100% Tổng số trẻ độ tuổi 11-14 : 678, số tốt nghiệp tiểu học: 664, đạt tỉ lệ: 98% Tổng số trẻ tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6: 155, tỉ lệ: 100%. 2.2. Tiêu chuẩn 2: Phổ cập giáo dục THCS: Tổng số học sinh lớp 9: 213, số tốt nghiệp THCS: 206, tỉ lệ: 96.7% Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 đến 18: 927 Có bằng tốt nghiệp THCS: 796 Tỉ lệ: 85.9% VII. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị: 1. Bài học kinh nghiệm: -Công tác PCGD THCS muốn hoàn thành tốt một cách bến vững cần có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể hơn nưa của cấp Uỷ Đảng, HĐND,UBND, các mặt trận đoàn thể trong xã mà quan trọng nữa là các thành viên trong Ban chỉ đạo PCGD- CMC xã Duy Nghĩa. -Thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, phụ huynh học sinh vệ nhận thức việc con đến trường là một nhiệm vụ của các bậc phụ huynh. Tiếp tục quán triệt cho nhân dân về công tác PCGD-CMC để hiểu và coi đây là nhiệm vụ của toàn xã hội. 2. Những đề xuất, kiến nghị: -Xây dựng kế hoạch hoạt động của BCĐ thường xuyên hơn, quán triệt các đoàn thể trong xã hội phối kết hợp chặt chẽ với mục đích duy trì sỉ số học sinh nhằm nâng dần các tiêu chí trong các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn. -Lãnh đạo địa phương có kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các học sinh thuộc đối tượng phổ cập có hoàn cành gia đình khó khăn, đông con. Giao trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ đoàn kết thường xuyên thăm hỏi động viên các gia đình có học sinh có nguy cơ bỏ học. tránh tình trạng do điều kiện khó khăn bỏ học. -Đối với nhà trường cần có kế hoạch sớm hơn trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém vì những đối tượng này hay lười học là do học yếu dẫn đến bỏ học. PHẦN THỨ BA PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI I. Mục tiêu: 1. Duy Trì kết quả đạt được: Công tác phổ cập giáo dục-Chống mù chữ là một trong những mục tiêu lớn của đất nước nhằm nâng cao dân trí. Bằng nhiều hình thức, biện pháp củng cố và phát huy hiệu quả phổ cập Giáo dục đúng độ tuổi ở bậc tiểu học ở tiêu chuẩn 1 và 2 đối với PCGD bậc THCS cao hơn quy định của công văn 6170 của BGD&ĐT từ 5% trở lên. 2. Nâng cao chất lượng PCGDTHCS và PC bậc Trung học: -Nâng cao hiệu quả Phổ cập giáo dục THCS ở tiêu chuẩn 2, bằng nhiều hình thức động viên học sinh hoàn thành chương trình THCS tiếp tục theo học bậc THPT, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường dạy nghề để tiến tới hoàn thành PCGD bậc trung học trong thời gian tới. II. Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện PCGDTHCS: 1. Chỉ tiêu: BCĐ PCGD-CMC xã Duy Nghĩa phấn đấu đưa ra chỉ tiêu PCGDTHCS năm 2010 đạt như sau: - Tỉ lệ 6 tuổi vào học lớp 1: 100% - Tỉ lệ trẻ 11-14 tốt nghiệp tiểu học: 99% trở lên - Tỉ lệ học sinh TNTH vào học lớp 6: 100% - Tỉ lệ học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS: 98% trở lên - Tỉ lệ thanh thiếu niên 15-18 có bằng TN THCS: 88% trở lên 2. Kế hoạch thực hiện: Hiện nay BCĐ PCGD-CMC nỗ lực cùng các ban ngành đoàn thể trong địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm 2010 vào đầu năm. - Từ tháng 01 đến tháng 6 tiến hành xác lập các loại hồ sơ liên quan đã có minh chứng, có số liệu. - Tháng 8 tiến hành tổ chức điều tra xác minh lại, thiết lập và hoàn chỉnh các loại hồ sơ. - Tháng 9 tiến hành xử lý, thống kê số liệu, tự kiểm tra đánh giá và lập báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu PCGDTHCS Bằng nhiều biện pháp nâng cao các tiêu chuẩn và hoàn thành trong tháng 10 và lập hồ sơ đề nghị BCĐPCGD-CMC huyện về kiểm tra đối chiếu với chỉ tiêu để công nhận. Từ đó có cơ sở phấn đấu tiếp tục đạt PCGD bậc trung học trong năm 2011. III. Các giải pháp thực hiện PCGD THCS: -Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, vai trò và trách nhiệm của UBND xã, Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục - Chống mù chữ xã Duy Nghĩa và các trường của nhiều cấp học trong toàn xã. -Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để mọi tầng lớp trong nhân dân hiểu rõ hơn nữa về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng về công tác PCGD. Quán triệt các ban ngành đoàn thể trong địa phương tham gia và hưởng ứng để cùng nhau thực hiện một cách có hiệu quả. -Tổ chức tốt việc phân công phân nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Thường xuyên tổ chức họp BCĐ để đánh giá, kiểm tra mức độ hoàn thành để đối chiếu với kế hoạch phân tích nguyên nhân và có giải pháp thực hiện. -Tiến hành vận động các đối tượng bỏ học các năm trước ra tiếp tục lớp. Đặc biệt là quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn đồng thời huy động các lực lượng xã hội, các nhà hảo tâm tham gia đóng góp giúp đỡ cho các đối tượng nói trên nhằm nâng cao các tiêu chuẩn một cách bền vững. * Đối với các cơ sở giáo dục trong toàn xã: -Tiếp tục tham mưu với Ban Chỉ Đạo PCGD-CMC địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCGDTH ĐĐT-PCGDTHCS và PCGDTrH năm 2010. -Tổ chức huy động học sinh bỏ học các năm trước ra lớp, có kế hoạch tuyển sinh đầu cấp đạt 100%. -Tiếp tục bằng nhiều biện pháp duy trì sĩ số học sinh đang học tại trường, tổ chức dạy phụ đạo cho các đối tượng học sinh yếu, kém tránh tình trạng học sinh bỏ học vì học yếu. -Tăng cường công tác quản lý, coi trọng việc giáo dục toàn diện. Tích cực đẩy mạnh và cải tiến phương pháp dạy học không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. -Chỉ đạo các tổ chức Đội,Đoàn trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ có nội dung phong phú hơn nhằm lôi cuốn học sinh tham gia đông đủ một phần cũng giảm được nguy cơ học sinh bỏ học. -Xây dựng kế hoạch quy hoạch mạng lưới trường lớp cho mỗi bậc học, tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, quang cảnh sư phạm, hồ sơ chuyên môn phấn đấu trong thời gian đến số trường đạt chuẩn Quốc gia như sau: + Trường tiểu học số 1 Duy Nghĩa, 1 trường MGBC Đạt chuẩn giai đoạn 1 vào năm 2010. + Trường Tiểu học số 2 Duy Nghĩa đạt chuẩn vào năm 2012. + Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đạt chuẩn gia đoạn 2 vào năm 2014. Trên đây là bản báo cáo quá trình thực hiện mục tiêu PCGDTHCS của xã Duy Nghĩa từ năm 2001 đến 2009 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCGDTHCS - THPT trong thời gian đến . Ban chỉ đạo PCGD-CMC xã Duy Nghĩa kính mong các cấp lãnh đạo góp ý kiến để công tác PCGDTHCS - THPT của địa phương ngày càng có hiệu quả hơn. Nơi nhận TM. BAN CHỈ ĐẠO -UBND huyện Duy Xuyên TRƯỞNG BAN -PGD&ĐT Duy Xuyên Để BC -BCĐPCGD-CMC huyện Duy Xuyên -UBND xã Duy Nghĩa -Các trường TH-THCS trong xã -Lưu BCĐ Nguyễn Hoàng Diệu . thực hiện PCGDTHCS; - Căn cứ kế hoạch PCGD- CMC của xã Duy Nghĩa và Nghị Quyết của Đảng Bộ xã Duy Nghĩa. Nay Ban Chỉ Đạo PCGD- CMC xã Duy Nghĩa báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu PCGD THCS. để tiến tới hoàn thành PCGD bậc trung học trong thời gian tới. II. Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện PCGDTHCS: 1. Chỉ tiêu: BCĐ PCGD- CMC xã Duy Nghĩa phấn đấu đưa ra chỉ tiêu PCGDTHCS năm 2010 đạt. giáo dục trong toàn xã: -Tiếp tục tham mưu với Ban Chỉ Đạo PCGD- CMC địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCGDTH ĐĐT-PCGDTHCS và PCGDTrH năm 2010. -Tổ chức huy động học sinh bỏ học các