Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

4 322 0
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nền văn hoá mới Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thì văn hoá là một nguồn lực tinh thần để chống ngoại xâm. Chính trị có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Văn hoá phải chịu sự lãnh đạo của chính trị, văn hoá vừa là hạt nhân của chí trị vừa là mục tiêu của chính trị. Văn hoá phải lấy kinh tế làm nền tảng để tạo điều kiện cho văn hoá phát triển. Văn hoá sẽ cải biến bộ mặt xã hội ở nước ta bởi vì văn hoá nâng cao dân trí, xoá bỏ các hủ tục. Văn hoá sẽ là động lực thúc đẩy sự hiểu biết giữa các dân tộc và làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, điều này có nghĩa là văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị, như một động lực hết sức quan trọng. Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Về tính chất của nền văn hoá cũng được điều chỉnh nhiều lần. Nền văn hoá trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được Đảng ta và Hồ Chí Minh xác định có ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Điều này đã được nêu ra khá sớm trong Đề cương văn hoá năm 1943 của Đảng. Khi đặt vấn đề phải xây dựng nền văn hoá mới của một nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã nói rõ: Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu văn hoá tư tưởng hiện đại; Nay nước ta đã có độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, Hồ Chí Minh khẳng định phải: Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất độc lập, khoa học và đại chúng. Ở Tây phương hay đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Giao lưu là để làm giàu cho văn hoá Việt Nam chứ không để mất gốc, lệ thuộc trong giao lưu. Phải lấy văn hoá dân tộc làm gốc Tính chất dân tộc của nền văn hoá còn được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng những khái niệm khác như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, để nhấn mạnh hơn nữa cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của văn hoá dân tộc. Biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Cần xây dựng phát triển thuần phong, mỹ tục cần quan tâm đến truyền thống yêu nước, sống có tình nghĩa, bảo vệ vốn quý về kho học, nghệ thuật, tiếng nói, chữ viết, truyền thống lịch sử. Khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục những gì tốt đẹp còn loại bỏ những gì không tốt. 1 Đến năm 1992, trong bản Hiến pháp mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính chất của nền văn hoá lại được xác định là dân tộc, hiện đại, nhân văn. Dù có những thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng vẫn bao hàm trong đó tính dân tộc, tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng. Đây chính là sự nối tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tính chất của nề văn hoá được đề ra trong thời kỳ trước, đã được cô đúc lại một cách ngắn gọn. Vấn đề chính là hiểu cho đúng nội hàm của những khái niệm đó để thúc đẩy công cuộc xây dựng nền văn hoá mới Việt nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là XHCN, là biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, xây dựng nền văn hoá với hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc sẽ làm cho văn hoá Việt Nam trở thành một nền văn hoá ngang tầm thời đại, phục vụ tích cực cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loai. Đó cũng chính là thực hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển biện chứng của văn hoá, cũng như quan điểm “có vay, có trả” trong văn hoá. Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chức năng của văn hoá mới có thể quy tụ vào ba chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn về tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng cao quý ấy phải được tiến hành thường xuyên, vì tư tưởng, tình cảm của con người luôn chuyển biến theo hoạt động thực tiễn của xã hội. Việc bồi dưỡng ấy lại phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời sống tinh thần của mỗi người và của cả dân tộc. Hai là, nâng cao dân trí. Noi đế văn hoá là phải nói đế dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân, của mỗi công dân. Trình độ đó phải từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động của mỗi người, nhằm phục vụ cho mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, điều mà Đảng ta xác định hiện nay là mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những hiểu biết đó bao gồm nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, thực tiễn Việt Nam và thế giới Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình Muốn tham gia vào việc tạo ra giá trị văn hoá, đồng thời biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội, mỗi người không những cần phải có những tư tưởng và tình cảm lớn, những biểu hiện ngày càng được nâng cao, mà còn phải có những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách 2 lành mạnh trong cuộc sống. Phải biến những tư tưởng, tình cảm lớn thành phẩm chất và phong cách con người mới sử dụng được kiến thức để tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hoá cho xã hội và biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá xã hội. Với những đặc trưng không giống với chính trị và kinh tế, văn hoá hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ cái hiện có vươn tới cái lý tưởng, từ cái chưa hoàn thiện vươn tới cái hoàn thiện luôn luôn ở phía trước, đặc biệt là việc hoàn thiện bản thân của mỗi người. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng văn hoá hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Bởi vì, chúng ta đang phải giải quyết các mối quan hệ sau: Mối quan hệ giữa: kinh tế tế thị trường với văn hoá; bản sắc dân tộc với giao lưu quốc tê; truyền thống với hiện đại; cá nhân với tập thể. Xây dựng văn hoá phải bắt đầu từ mỗi con người với tư cách là chủ thể của văn hoá. Đó là những con người được bồi dưỡng, giáo dục về nhiều mặt và phải được rèn luyện, trưởng thành trong hoạt động thực tiễn, trong sinh hoạt cùng với những cộng đồng nhất định. Con người trước hết phải gắn với gia đình và tập thể mà mình hoạt động, sinh oạt. Vì vậy việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, những tập thể văn hoá - đơn vị, làng bản, xã ấp, phố phường văn hoá - là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với mỗi nhà, mỗi gia đình phải xây dựng co được gia phong nghiêm chỉnh, làm cho gia đình không phải chỉ là một tổ ấm của tình cảm ruột thịt, mà còn là nơi hun đúc nhân cách, nhân phẩm của mỗi thành viên trong suốt cuộc đời. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập về kinh tế, giao lưu về văn hoá giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Tình hình đó đang mở ra thời cơ lớn để thâu hoá những tinh hoa văn hoá, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Làm thế nào để mở rộng giao lưu văn hoá, hội nhập mà không đánh mất cái bản sắc của mình? Phải lấy bản sắc văn hoá dân tộc làm nền tảng, làm bảng lĩnh. Nền tảng có chắc, bản lĩnh có vững vàng thì mới tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại được đúng đắn; mới chắc lọc được những gì thực sự là tinh hoa, vức bỏ những gì là phế thải của bất cứ loại phản văn hoá nào từ bên ngoài. Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hoá, koa học hiện đại, để phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cấi xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở. Khôi phục lễ hội, tôn tạo đình chùa, miếu mạo, những di tích văn hoá lịch sử và cách mạng, suy tôn các anh hùng liệt sĩ, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, đề cao văn hoá làng xã, văn hoá dòng họ cũng là những hình thức để tạo ra rào chắn nhằm chống lại sự xâm nhập ồ ạt của văn hoá ngoại lai. Tuy nhiên, ngay trong việc này cũng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cũ mà xấu thì phải bỏ, cũ mà phiền phức thì phải sửa; mới mà hay thì phải làm; mới mà dở, hoặc không phù hợp với con người Việt Nam thì không tiếp nhận. 3 Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, khả năng chuyển tải tức thời mọi thông tin tới bất kỳ điểm nào ở trên trái đất. Lợi dụng thành tựu này, các “đế quốc văn hoá” đang nhân danh quyền con người để áp đặt cho các dân tộc những thị hiếu và lối sống theo quan điểm của họ. Các thế lực thù địch của CNXH cũng đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ hoá về chính trị”, “tự do hoá về kinh tế” để thổi lên những luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng gây mất niềm tin vào tương lai của CNXH Phương pháp mà Hồ Chí Minh nêu ra để xây dựng nền văn hoá mới là phải xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hoá, phải thường xuyên biểu dương, cổ vũ những tấm gương đó, phải tạo những phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, làm cho văn hoá mới ngày càng thấm sâu vào đời sống của nhân dân, làm cho đời sóng ngày càng trở thành đời sống có văn hoá. Vì vậy, phải ra sức đẩy mạnh các phong trào “người tốt, việc tốt”, “dạy tốt học tốt”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”, “xây dựng thuần phong mỹ tục” làm cho các phong trào thi đua ấy thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc xây dựng đời sống văn hoá của xã hội ta. Đối với bất cứ phong trào quần chúng nào cũng phải khắc phục tình trạng có phát mà không có động, động lúc đầu nhưng càng về sau càng im ắng, càng hình thức chủ nghĩa, khi nào nhớ đến mới “đẩy mạng” một cách qua loa, đại khái; không sơ kết, tổng từng bước để nâng cao cuộc vận động. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh đã hội tụ đủ các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đỏi mới. Từ Hồ Chí Minh đã toả ra một thứ văn hoá không phải chỉ ở quá khứ và hiện đại, mà còn là một nền văn hoá của tương lai, và là di sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Đó là những giá trị mà Hồ Chí Minh, đại diện cho dân tộc Việt Nam đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loại. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng chúng ta trên con đường xây dựng nề văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Minh Xuân Theo website Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi,24/06/2008 4 . trả” trong văn hoá. Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chức năng của văn hoá mới có thể quy tụ vào ba chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn về tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình. tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng. Đây chính là sự nối tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tính chất của nề văn hoá được đề ra trong thời kỳ trước,. sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm

Ngày đăng: 26/05/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan