Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa4 Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan điểm và ý đồ đồng nhất hóa các giá trị văn hóa, các chuẩn mực xã hội theo một mô hình nào đó tự cho là kiểu mẫu đối với toàn bộ thế giới đang tồn tại và trở thành vấn đề tập trung chú ý của nhiều quốc gia, với những phản ứng khác nhau. Tại hội nghị của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 diễn ra từ ngày 13-10 đến 3-11-2001 tại Pari, vấn đề tôn trọng sự đa dạng văn hóa với lòng khoan dung, tránh tư tưởng áp đặt do UNESCO đề xuất đã thu hút sự quan tâm của toàn thể đại hội đồng. Điều này cho thấy tất cả các dân tộc đều ý thức khá sâu sắc rằng tôn trọng bản sắc của từng nền văn hóa là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong khi phấn đấu vì một thế giới chung sống hòa bình. Tuy nhiên, cũng từ đây lại đặt ra vấn đề có ý nghĩa không kém phần quan trọng nữa là, để thực hiện tốt quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, tạo cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thì trước hết nền văn hóa của mỗi dân tộc phải mang dấu ấn và sức sống riêng, vì thực tế "sự linh hoạt chỉ mang lại hiệu quả khi nó được tiến hành trên cái ổn định". Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại. Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa. Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần "soi đường cho quốc dân đi", tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgíc của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là "kho tài nguyên vô tận" để khơi đậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho. Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hóa của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp. Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá trị nhân bản là "chất liệu", là "sự nghiệp trăm năm của văn hóa", mà văn hóa phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa. Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng". Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống. . Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa4 Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan điểm và ý đồ đồng nhất hóa các giá trị văn hóa, các chuẩn mực xã hội theo một. trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại. Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa. Người. cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là " ;Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tư ng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được