Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Để có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận và có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường cho phong trào quần chúng thì Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người. Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nỗi lên, dâng cao và lan rộng khắp nơi các nước. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến , nên các phong trào trên đều thất bại. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiêu biểu cho con đường đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến phải nói đến đó là phong trào Cần Vương với sự lãnh đạo của người anh hùng Tôn Thất Thuyết, nhưng phong trào này nhanh chóng bị thất bại bởi chế độ phong kiến đã quá lỗi thời lạc hậu. Tiếp đó là cuộc khỏi nghĩa nông dân của người anh hùng Hoàng Hoa Thám đã làm cho quân Pháp nhiều phen mất vía, nhưng phong trào này không đấu tranh vì mục đích dân tộc hay dân chủ mà chỉ vì người dân Yên Thế bị áp bức bóc lột quá tàn bạo của bọn thực dân nên đứng lên đấu tranh chứ hoàn toàn không có đường lối hay một tiền đề cơ sở lý luận nào. Vì thế phong trào mau chóng kết thúc bằng sự kiện bạo động đầu độc lính Pháp tại Hà Nội. Bước sang thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân …nhưng do bất cập lịch sử, nên không tránh khỏi thất bại. Với hai đại diện tiêu biểu: Thứ nhất là đường lối cứu nước theo khung hướng dân chủ tư sản của cụ Phan Bội Châu. Ông chủ trương học Đế Quốc Nhật Bản vì ông cho rằng Nhật Bản – Việt Nam có nhiều đặc điểm chung của nước Đông Á, Ông chủ trương cho sinh viên qua Nhật Bản để du học mở ra phong trào Đông Du, nhưng Ông lại không tính đến Nhật Bản là nước Đế Quốc, đặc điểm lớn của các nước đế quốc là xâm chiếm thuộc địa. Hành động của Phan Bội Châu cơ hồ đã đưa Việt Nam vào nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Phong trào nhanh chóng thất bại. Đại diện thứ hai đó là Phan Châu Trinh, Ông chủ trương mở phong trào “khai dân trí, trấn dân trí, vị nhân sinh”. Nhưng phương pháp của ông lại là cầu tiến ý Pháp, hành động đó Hồ Chí Minh nhận xét khác nào “Xin Pháp rủ lòng thương”, nên phong trào nhanh chóng thất bại. Từ đó, chấm dứt con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đứng trước thực tế thất bại của các phong trào yêu nước, Hồ Chí Minh nhận thức rằng ở họ đều thiếu một đường lối cách mạng, chưa đủ lý luận để soi sáng cho cuộc đấu tranh vệ quốc. Tình hình đó cho thấy phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải theo một con đường mới. Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Từ nhỏ, Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương, cùng với những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường mới để cứu nước, cứu dân. Trang 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh còn học được tư tưởng “thân dân” từ người cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Sau này, những kiến thức học được từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia đình và môi trường sống, Hồ Chí Minh tiếp thu và kế thừa: truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, vốn văn hóa Quốc học,và Người đã được truyền thụ một trình độ Hán học vững vàng và tiếp đó đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại Trường Quốc học Huế. Khi bôn ba trên đường cứu nước Hồ Chí Minh vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Hồ Chí Minh đã thông thạo các biểu ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ. Người đã là giàu trí tuệ của mình bằng tinh hao văn hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông, Tây. Những tư tưởng lý luận đầu tiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh học được. Thứ nhất, tư tưởng “lấy dân làm gốc” người học được từ các vị tiền bối đi trước, đặc biệt trong câu nói bất hủ của Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (trích Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi) Lịch sử đã chứng minh rất rõ cho chân lý đó. Nhà Hồ tồn tại trong một thời gian ngắn (1400 - 1404) qua hai đời vua Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương, nhà Hồ nhanh chóng thất bại trước quân Minh không phải do vua tôi nhà Hồ là một lũ ngu, bất tài mà trái lại Hồ Quý Ly là một nhà chính trị đầy mưu mô, thủ đoạn – một nhà cải cách kinh tế rất giỏi. Con trai Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trùng được xem là ông tổ của nghề đúc súng thần cơ của Việt Nam, con trai thứ Hồ Hán Thương là người rất giỏi trong việc thiết kế những lũy quân sự nhưng sự tài ba đó không đủ để đánh đuổi kẻ thù. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời đúng như Hồ Nguyên Trùng đã nói khi Hồ Quý Ly tập hợp bá quan văn võ tìm cách chống giặc Minh: “Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo”. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần vì thế lòng dân oán hận, kèm theo trong cải cách kinh tế lại tập trung vào giai cấp địa chủ, phú hào làm giàu cho giai cấp này, trong khi đó người nông dân chiếm đa số thì chịu tô cao, thuế nặng. Điều đó lại làm cho lòng dân thêm oán hận, khi nhà Minh xâm lược lợi dụng lấy lên lá cờ “Phù Trần diệt Hồ” lấy được lòng dân vì thế nhà Hồ nhanh chóng thất bại. Đến với Khổng Tử người sáng lập ra nho giáo người lại bắt gặp tư tưởng lấy nhân dân làm gốc qua đó câu nói nổi tiếng của Khổng Tử: “Dân vi quí, xã tắc thứ trị, quân vi khanh”và người đã nâng lên một tầm cao mới đó là “Trung với nước, hiếu với dân”. “Trong bầu trời này không gì quý bằng sức mạnh của nhân dân, không sức mạnh nào bằng sức mạnh toàn dân…” sau này dân gian đã truyền nhau câu nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Người còn học được ở Khổng Tử việc đề cao văn hóa lễ nghĩa, coi trọng việc giáo dục đạo đức, sau này người cũng từng nói: Trang 2 “Khi ngủ ai cũng như lương thiện Tĩnh dậy phân ra kẻ thù dữ, hiền Hiền, dữ đâu phải do tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà ra” Người đặc biệt coi trọng đến đạo đức, trong tác phẩm “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” người nói: “Trời có bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông Đất có bốn phương Đông-Tây-Nam-Bắc Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành Đất Thiếu một Đức thì không thành người” Mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Hồ Chí Minh đã nhận xét rằng: “Khổng Tử là người mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội”. Người đã khai thác Nho giáo, lực chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “chỉ có những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Đến với phật giáo Người học được tư tưởng “Đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn” và tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân. Nhưng Hồ Chí Minh không học nguyên si mà nâng lên một tầm cao mới, nếu phật giáo cho rằng cán nguyên của chủ nghĩa cá nhân là lòng tham nếu muốn xóa bỏ nó phải tu tâm, dưỡng tính, đến với Hồ Chí Minh người lại đề ra phương pháp đấu tranh cụ thể, người phân hóa thành hai lạo sỡ hữu và tư hữu, cái nào nên bỏ, cái nào nên khuyến khích. Phật giáo đã đi vào đời sống tinh thần của dân tộc và nhân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho ngèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tương Hồ Chí Minh. Người học được trong cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn một khẩu hiệu: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” sau này người đã nâng cao lên trong câu nói bất hủ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Là người luôn tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Người còn học được tư tưởng lý luận trọng người hiền tài đây là truyền thống quý báu từ xa xưa của dân tộc Việt Nam. Nếu trước kia chúng ta có một “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thị Nhậm kêu gọi chí sĩ trong cả nước ra giúp vua giúp nước thì đến với Hồ Chí Minh người đặc biệt chú trọng đến nhân tố con người. Người đã quan tâm mở lớp đào tạo các cán bộ, làm nòng cốt cho Đảng. Và sau này, Người còn viết thư kêu gọi từng làng, từng xã tiến củ người hiền tài ra giúp Chính Phủ mới. Sau khi đã tìm tòi, nghiên cứu rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm, những tư tưởng lý luận ban đầu ở phương Đông người tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những tư tưởng, lý luận phương Tây để bổ sung vào kho tàng lý luận của mình. Trang 3 Người đi tới các nước tư bản lớn: Anh, Pháp, Mỹ … để nghiên cứu cách mạng Tư sản. Khi đến với nước Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776. Sau này Người đã phát triển quyền đó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả dân tộc. Nội dung này được nâng cao lên một tầm cao mới trong Tuyên ngôn độc lập Việt Nam năm 1945. Và Người cũng đặc biệt quan tâm đến khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, mà hồi còn ở quê nhà người đã từng nghe ở Pháp có khẩu hiệu này, Người muốn xem bản chất đằng sau những chữ đó trên chính nước Pháp có nghĩa là gì mà tại sao họ lại áp bức, bóc lột người Việt Nam. Nước Pháp là nơi có ý nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời của Hồ Chí Minh. Người đã hấp thu tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Nhờ sự rằng luyện trong các phong trào công nhân, Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Trên con đường cứu nước, Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thòi đại, Đông và Tây, vừa thâu hái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển. Ngày 18-6-1919, Người gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam đòi những quyền lợi kiêm tốn nhất của người dân An Nam. Bản yêu sách như một quả bom nỗ giữa thủ đô Pari, nhưng bản yêu sách đã giúp người hiểu rõ bộ mặt thật của các nhà chính trị tư bản, những gì họ nói chỉ là mị dân, ngu dân đúng như Lênin nói: “Hội nghị Vecxai thực chất là hội nghị ăn cướp” và người nhận ra rằng muốn giải phóng dân tộc mình phải dựa vào chính sức của dân tộc mình là chính. Trên đoạn đương tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các nước bị áp bức thì trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng thành công nhất, triệt để nhất. là cuộc cách mạng đầu tiên giải phóng nhân dân lao động được lên làm chủ mình. Từ đó Hồ Chí Minh đã tìm hiểu nguồn gốc về sự thắng lợi của cuộc cách mạng này và từ đó người đã bắt gặp được chủ nghĩa Mac-Lênin. Tháng 7-1920 Hồ Chí Minh đọc được bản luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân Đạo Pháp, người sung sướng đến phát khóc vì người biết rằng đây là con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa. Từ đây người hoàn toàn tin theo Lênin – tin theo con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định chắc chắn: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Người đã tìm được đường lối cứu nước: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới xã hội cộng sản tức là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tháng 3-1919, tại Đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin sáng lập Quốc tế ba, cũng từ đây, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế ba (Quốc tế cộng sản) cột mốc đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm đến chủ nghĩa Lênin và khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết cách mạng nhất và chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Lênin”. Hồ Chí Minh khẳng định V.I.Lênin là người “đã đặt cơ sở cho một kỷ nguyên mới, thực sự cách mạng trong các nước thuộc địa”. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa Mac-Lênin trên khổ xe yêu nước vào Việt Nam mà trên thực tế Hồ Chí Minh đã có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với Trang 4 điều kiện ở Việt Nam cụ thể ở một số nét sau: nếu chủ nghĩa Mac-Lênin đề cao đấu tranh giai cấp thì xem xét tình hình thực tế Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lấy giải phóng dân tộc làm tiền đề để giải phóng giai cấp, thành lập riêng ở Việt Nam một Đảng đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa Lênin như cái cẩm nang thần kỳ và V.I.Lênin cùng những lời dạy của Người luôn có mặt trong cuộc chiến đấu chống lại sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Đồng thời do cố gắng vận dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, “nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã giành được những thắng lợi to lớn”. Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin và rút ra những vấn đề sau: - Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, con đường do giai cấp công nhân lãnh đạo. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. - Giải phóng dân tộc Việt Nam là vấn đề trên hết, trước hết, Độc lập dân tộc phải gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng”. - Giải phóng dân tộc là cơ sở, tiền đề cho giải phóng giai cấp, giải phóng con người một cách triệt để nhất. - Giữ vững độc lập dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập dân tộc khác. Con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh khẳng định chính là con đường Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội đó là sự kế thừa và phát huy tinh thần độc lập dân tộc của Việt Nam trong thời đại mới. Đây là đóng góp to lớn nhất của Hồ Chí Minh không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả các dân tộc thuộc địa, loài người tiến bộ trên thế giới. Bằng sự kết hợp có chọn lọc tinh hoa văn hóa Đông – Tây, Kim – Cổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và tích lũy những tư tưởng lý luận để tạo nên một hệ thống tư tưởng lý luận đầy đủ nhất, thời đại nhất bằng việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930), và trực tiếp soạn thảo ra các văn kiện: “Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và điều lệ tóm tắt của Đảng”, đầu tiên của Đảng soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Các văn kiện này, cùng vơi hai tác phẩm Người hoàn thành và sản xuất trước đó là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Kách Mệnh (1927), đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường cứu nước đúng đắng cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng quần chúng, vạch ra chiến lược và sách lược đúng đắng cho dân tộc đưa phong trào quần chúng đi đến thắng lợi. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận chủ tịch Hồ Chí Minh còn có khả năng đi trước, dự báo, cho phong trào quần chúng. Trang 5 Từ xưa tới nay những người có khả năng dự báo trước chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Các nhà khoa học xưa nay đều cho rằng người có khả năng này phải có một trí tuệ uyên bác, tinh thông lý số. Đất nước Trung Hoa có một cuốn sách tương truyền là có thừ thời cổ đại được gọi là “Kinh dịch” được tạo thành từ Hà Đồ và Lạc Thư tương truyền những ai có thể tinh thông kinh dịch thì sẽ biết được nhiều quy luật của trời đất, đoán được trước vận mệnh. Ở Việt Nam ngoài một số thiền sư có khả năng dự đoán trước vận mệnh mà đại diện tiêu biểu đó là nhà sư Vạn Hạnh. Nói đến khả năng tiên đoán chúng ta phải kể đến nhà tiên ti số một là Nguyễn Bỉnh Khiêm, người không những được biết tới ở Việt Nam mà ngay cả xư thần Trung Hoa cũng phải thốt lời khen ngợi: “An Nam nhất số lý Trình Tuyền” (Người giỏi số lý ở An Nam chỉ có trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) Với những lời sấm truyền về thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 “Đầu thu gà gấy xôn xao Trăng sưa sáng tỏ soi vào Thăng Long” Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã tiên đoán “Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết hoa tàn Trục đáo dương đầu mà vĩ Hồ binh bát vận nhập Tràng An” Giải thích: Cửu cửu là 81 năm tính từ khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp với hiệp ước Patơnot (1864) sau 81 năm thì thực dân Pháp bị đánh bại “Hoa tàn” chỉ giác phương Tây. Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tiên tri chính xác số lượng quân vào tiếp quản Thủ đô, mang tên lính cụ Hồ. “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” Nhà thơ Đỗ Mục Trung Quốc có một câu thơ rất nỗi tiếng “Đông phong bất dữ chu Lang Tiện Đồng tước xuân phân tỏa nhị kiều” (tạm dịch: gió đông mà không cứu chu du thì hai cô Kiều đã bị nhốt vào đến đồng tước) Hai câu thơ trên nói về một sự kiện trấn động trong lịch sữ Trung Hoa vào thời Tam quốc diễn nghĩa, để thực hiện hoài bão giúp Lưu Bị chia ba thiên hạ Khổng Minh đã sang Đông Ngô, thực hiện kế sách liên ngô chế Tào làm nên trận xích bích lịch sữ, kế hoạch đánh Tào Tháo đã được chuẩn bị đầy đủ đó là cách đánh bằng hỏa công, nhưng trên biển vào mùa đó thì không có gió đông nếu không có gió đông thì không thực hiện được kế hoạch. Chu Du đô đóc thủy quân của Đông Ngô vì thế mà ốm nặng, khi đó Khổng Minh đến nói với Chu Du hãy lập dàn cầu gió đúng ngày này, giờ này, theo dụ kiến ắc sẽ có gió, Chu Du không tin đòi Gia Cát Lượng phải thiết quân luật nếu không cầu được sẽ bị chém đầu và Khổng Minh đã chấp nhận. Đúng vào ngày giờ đó sau khi làm lễ tế gió Đông bỗng dưng kéo đến làm quân Đông Ngô vui mừng không xiết, Chu Du thấy Khổng Minh có tài sai thần, khiến quỉ am hiểu qui luật trời đất vì thế sai người lên giết Khổng Minh nhưng ông đã dự liệu trước, trước khi sang Đông Ngô đã tính chuyện này và bảo Triệu Tử Long trèo thuyền đến đón ông trở về Thục. Trang 6 Câu chuyện trên chỉ là một trong nhiều dự đoán thiên tài của nhà chính trị-quân sự Khổng Minh thời Tam Quốc những mẫu chuyện trên cho chúng ta thấy được thế nào là dự đoán và mức độ chính xác của nó chỉ một sai lầm nhỏ cũng dễ dàng đưa ta đến chỗ chết. Đến với chủ tịch Hồ Chí Minh ta cũng thấy được những dự báo, đi trước hết sức chuẩn xác nhờ có những nhân tố: - Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê bình tinh tường, sáng suốt trong việc nghên cứu tìm hiểu. - Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế. - Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, yêu thương những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất và đọc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào. Cùng với những năng lực bẩm sinh, những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa dân tộc và thời đại thành tư tưởng, lý luận đặc sắc của mình và có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường cho phong trào quần chúng. Từ thực tế tình hình cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo sự tất thắng của cuộc cách mạng Việt Nam. Ngay từ Cương lĩnh đầu tiên 1930 Người khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản là sự dự báo, dự đoán đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Trong bài Việt Nam quốc sử diễn ca, Bác dự báo năm 1945 cách mạng sẽ thành công. Trước khi đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, Bác dự báo Mỹ chỉ thua Việt Nam trên bầu trời Hà Nội Trong các bài thơ chúc tết của Bác (1968, 1969) là những dự báo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên cơ sở cuối bài thơ bao giờ cũng là lời kêu gọi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng và toàn dân tộc ta một hệ thống lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc về sự kế thừa và phát huy tinh thần độc lập dân tộc của Việt Nam trong thời đại mới, không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Người ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước tìm đến Chủ nghĩa Mác-Lênin và khẳng định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo Trang 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam, những giá trị lý luận và thực tiễn của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay với những thành tựu to lớn về lý luận và thực tiễn của hơn 25 năm đổi mới càng khẳng định cơ sở vững chắc những giá trị lý luận và thực tiễn của con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hiện thực. Chúng ta hoàn toàn có đầy đủ điều kiện, tiền đề để biến những hoài bão của Người trở thành hiện thực./. Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương Tám ở Pác Bó – Cao Bằng, Bác đã dự liệu thời cơ tổng khởi nghĩa là lúc Liên Xô thắng Đức; Mỹ, Anh, Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản. Cần thấy rằng, dự báo này đưa ra lúc Đức chưa tấn công Liên Xô, Nhật chưa tấn công vùng đất do Mỹ, Anh kiểm soát. Nhờ phán đoán tài tình như vậy nên Bác đã yêu cầu Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng đình chỉ chủ trương khởi nghĩa đầu năm 1944, đồng thời phát động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị để đón thời cơ. Ngày 01/01/1942, trên báo Việt Nam độc lập số 114, Trả lời câu hỏi: Năm nay tình hình thế giới và trong nước sẽ thế nào? Trong bài Năm mới, công việc mới Bác khẳng định: Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại; Anh, Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta độc lập tự do. Trên thực tế chúng ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa vào đúng thời cơ mà Bác đã dự đoán, giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Tháng 02/1942, Bác biên soạn cuốn Lịch sử nước ta theo hình thức diễn ca. Cuối tác phẩm có mục Những năm tháng quan trọng ghi những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, sự kiện cuối cùng, Bác viết: 1945 - Việt Nam độc lập. Trong hồi kí của mình, đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết về dự định sẽ hỏi Bác vì sao Bác biết trước năm 1945 Cách mạng Việt Nam sẽ thành công, nhưng rồi công việc bận rộn nên chưa hỏi được thì Bác đã mất. Trong khi các nguyên thủ của phe Đồng minh họp tại Têhêran (năm 1943), dự tính rằng, phải đến năm 1946 mới có thể hoàn toàn đánh bại lực lượng phát xít, kết thúc chiến tranh, thì lịch sử lại diễn ra đúng như tiên đoán của Người. Tháng 5/1945, phát xít Đức đầu hàng, Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chớp thời cơ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, mùa xuân năm 1947, Bác Hồ đã chỉ thị cho bộ đội phải anh dũng, kiên trì chiến đấu và gây cơ sở trong đồng bào các dân tộc Tây Bắc, phải “đem được lá cờ đỏ sao vàng cắm trên đất Điện Biên Phủ”. Tháng 6-1949, viết tác phẩm “Giấc ngủ 10 năm”, lấy bút danh Trần Lực, Bác Hồ đã dự đoán chiến thắng Điện Biên Phủ” trận cuối cùng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp” và trận ấy “hơn một vạn giặc chết và bị thương”. 5 năm sau, ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, quân dân ta chiến thắng, dự báo của Bác, thêm một lần nữa, lại đúng. Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng ngay lúc đó, Bác đã chỉ rõ thắng lợi này mới chỉ là bước đầu và cảnh báo rằng, đế quốc Mỹ sẽ nhảy vào thay thế Pháp ở Đông Dương, Người nhận định: Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Trên cơ sở đó chúng ta đã chủ động về chiến lược, tích cực chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm 1960, trong Diễn văn lễ mừng Quốc khánh 2/9/1960, có đoạn viết: Trong lúc chúc mừng ngày Quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà. Bác gạch dưới trong bản thảo các chữ chậm lắm là 15 năm nữa. Đúng 15 năm sau, mùa xuân 1975, với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất như tiên đoán diệu kỳ của Người. Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bác đã tiên liệu: Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Trang 8 Từ kinh nghiệm ở Triều Tiên, trước khi thua, Mỹ đã ném bom hủy diệt Bình Nhưỡng, Bác đã dự báo: Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Thực tế, tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chỉ sau khi thất bại nặng nề trong trận Điện Biên Phủ trên không, ý chí xâm lược bị đập tan, Mỹ mới chịu ký kết Hiệp định Paris, thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút hết quân về nước. Tháng 5/1969, trong bản “Di chúc” thiêng liêng Bác Hồ để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta năm 1969, Người viết: còn vài năm nữa sẽ giải phóng miền Nam. Đúng 6 năm sau, ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc thống nhất, đất nước hoàn toàn độc lập. Là một thiên tài dự báo, một lãnh tụ vũ đại của dân tộc ta, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, Bác Hồ được vinh danh trên đất nước ta và trên thế giới.Vì sao Hồ Chí Minh đưa ra được những dự báo chính xác như vậy? Đó chính là kết quả tư duy khoa học của một lãnh tụ vĩ đại, là sự vận dụng tài tình những nguyên lý của phép biện chứng Mác-xít vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại với tình hình trong nước để chỉ ra quy luật vận động phát triển tất yếu của cách mạng thế giới và nước ta./. Trang 9 . tịch Hồ Chí Minh còn học được tư tưởng “thân dân” từ người cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Sau này, những kiến thức học được từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng. văn hóa nhân loại. Người là tư ng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông, Tây. Những tư tưởng lý luận đầu tiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh học được. Thứ nhất, tư tưởng “lấy dân làm gốc” người. cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường cứu nước đúng đắng cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, thành lập chính Đảng