1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài thuyết trình quản trị chiến lược về nghành bò sữa

50 2,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 413,96 KB

Nội dung

I) Khái niệm về chiến lược kinh doanh: Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó 1 cách tốt nhất, sao cho phát huy được những thế mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tranh hoặc giảm thiểu thiệt hại do

PHẦN 1: MỘT SỐ LÝLUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC I) Khái niệm về chiến lược kinh doanh: Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó 1 cách tốt nhất, sao cho phát huy được những thế mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tranh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài. II) Một số khái niệm liên quan: 1) Tầm nhìn: Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất mà tổ chức muốn đạt được.Cũng có thể coi tầm nhìn là bản đồ đường của tổ chức/công ty, trong đó thể hiện đích đến trong tương lai (5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa) và con đường mà tổ chức sẽ đi để đến được điểm đích đã định. Xác định và tuyên bố tầm nhìn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó tập trung kỳ vọng của một người trong tổ chức và động viên mọi nỗ lực của tổ chức để đạt được mục đích, sự nghiệp và lý tưởng cao cả. 2) Sứ mạng: Sứ mạng hay nhiệm vụ là một tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích, nó giúp phân biệt công ty này với công ty khác. Những tuyên bố như vậy còn được gọi là những triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những niềm tin của công ty 3) Mục tiêu: Mục tiêu có thể được định nghĩa là những thành quả xác định mà 1 tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ chính/ sứ mạng của mình. Page | 1 Việc xác định đúng các mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công của tổ chức, vì các mục tiêu chỉ ra phương hướng phát triển, đánh giá kết quả đạt được, cho thấy những ưu tiên phân bổ nguồn lực, hợp tác phát triển, cung cấp cơ sở để lập kế hoạch, làm căn cứ cho việc tổ chức, đánh giá hiệu quả… Các mục tiêu nên có tính thách thức, có thể đo lường được, hợp lý rõ ràng. Mục tiêu được coi là thiết lập tốt khi đáp ứng được các yếu tố sau (SMART) − S: thực tiễn − M: đo lường được − A: phân định rõ ràng, thể hiện được trọng tâm − R: khả thi những phải có tính thách thức − T: có thời hạn 4) Chính sách: Chính sách là công cụ thể hiện chiến lược, là phương tiện để đạt được các mục tiêu.Chính sách bao gồm các lời hướng dẫn, quy tắc và thủ tục được thiết lập để hậu thuẫn cho các nỗ lực đạt được các mục tiêu đã đề ra. III) Các cấp chiến lược: 1) Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi cả công ty. Các chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiến lược tăng trưởng: Là chiến lược cấp doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm sự tăng trưởng. Chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng sẽ bao gồm các mục tiêu: tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng số lao động, tăng thị phần theo quan điểm tăng trưởng theo qui mô. Chiến lược tăng trưởng theo chiều sâu sẽ tìm cách để đa dạng hoá loại hình sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Page | 2 Phương thức hành động cơ bản của chiến lược có thể là: − Phát triển đầu tư: mở rộng qui mô về vốn, lao động, công nghệ − Sát nhập các doanh nghiệp hoặc liên doanh liên kết − Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh Chiến lược ổn định Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo sự ổn định, tồn tại một cách vững chắc và giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược ổn định thường đầu tư thận trọng có trọng điểm, giữ vững danh mục sản phẩm hiện có, giữ nguyên thị phần. Chiến lược thu hẹp: Là chiến lược được lựa chọn khi mục tiêu của doanh nghiệp là bảo toàn lực lượng và tập trung sức mạnh vào những khâu xung yếu nhất nhằm tiếp tục đứng vững trên thị trường. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược bằng cách cắt giảm qui mô và độ đa dạng hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược hỗn hợp: Là chiến lược cấp doanh nghiệp theo đuổi đồng thời hai hoặc ba chiến lược: chiến lược ổn định, chiến lược tăng trưởng và chiến lược thu hẹp. Doanh nghiệp có thể kết hợp các chiến lược đó với nhau vì mỗi tổ chức bao giờ cũng là tổ chức đa mục tiêu. 2) Chiến lược cấp kinh doanh (SBU) Là chiến lược xác định doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào trong một ngành hàng kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực chiến lược cấp kinh doanh còn xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) độc lập tương đối với nhau và nội bộ doanh nghiệp. Mỗi SBU tự xác định chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình trong mối quan hệ thống nhất với toàn doanh nghiệp. Page | 3 Nếu doanh nghiệp là đơn ngành thì thông thường chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty. Các chiến lược cấp kinh doanh: Các chiến lược cạnh tranh: Các chiến lược cạnh tranh phân tích đồng thời hai yếu tố lợi thế cạnh tranh và phạm vi hoạt động của công ty/doanh nghiệp, hình thành nên ba chiến lược cạnh tranh tổng quát sau: Chiến lược chi phí thấp Chiến lược khác biệt hóa Chiến lược tập trung Khác biệt hóa sản phẩm Thấp (chủ yếu là giá cả) Cao Thấp hoặc cao Phân khúc thị trường Thấp Cao Thấp (một hoặc vài phân khúc) Thế mạnh đặc trưng Quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng Nghiên cứu và phát triển, bán hàng và marketing Bất kỳ thế mạnh nào (tùy thuộc vào chiến lược chi phí thấp hoặc khác biệt hóa) Các chiến lược thích ứng với sự thay đổi của thị trường (của đối thủ cạnh tranh) Chiến lược “người hộ vệ”: Là chiến lược theo đuổi sự ổn định, có hiệu quả bằng cách tạo ra các hàng rào về giá hay chiến lược sản phẩm nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ sản phẩm, ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ canh tranh. Chiến lược ”người tìm kiếm ”: Là chiến lược với mục tiêu mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh bằng tìm kiếm và tận dụng các cơ hội mới trên thị trường. Page | 4 Chiến lược ”người phân tích ”: Là chiến lược tìm cách giảm độ mạo hiểm tới mức tối thiểu bằng cách theo dõi, phân tích sự thành công và thất bại của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược ‘người phản ứng ”: Là chiến lược mà các quyết định của nó không ổn định, đối phó một cách nhất thời với những hành động của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này chỉ hướng vào những mục tiêu ngắn hạn. 3) Chiến lược cấp chức năng: Chiến lược cấp chức năng là chiến lược cấp thấp hơn chiến lược cấp kinh doanh, xây dựng cho từng bộ phận chức năng nhằm thực hiện chiến lược cấp kinh doanh. Bao gồm: − Chiến lược Marketing − Chiến lược nghiên cứu và phát triển − Chiến lược tài chính − Chiến lược phát triển nhân lực − Chiến lược phát triển sản xuất… Chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu. 4) Chiến lược toàn cầu: Trong điều kiện toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đường biên giữac ác quốc gia đang dần bị xóa mờ, để đối phó với hai sức ép cạnh trạnh: sức ép giảm chi phí và sức ép đáp ứng nhu cầu theo từng địa phương ngày càng có nhiều công ty mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia của mình. Vì vậy, xuất hiện cấp chiến lược thứ tư, chiến lược toàn cầu. Page | 5 Để thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, các công ty có thể sử dụng bốn chiến lược cơ bản sau: − Chiến lược đa quốc gia − Chiến lược quốc tế − Chiến lược toàn cầu − Chiến lược xuyên quốc gia IV) Các loại chiến lược: Có rất nhiều chiến lược với các tên gọi khác nhau. Theo quan điểm của Fred R.David thì ông chia các chiến lược thành bốn nhóm chính sau: 1) Nhóm chiến lược kết hợp: Nhóm gồm ba chiến lược: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau và kết hợp theo chiều ngang. Các chiến lược thuộc nhóm này cho phép một công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. 2) Nhóm chiến lược chuyên sâu: Nhóm gồm ba chiến lược: Tham nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. Đặc điểm của nhóm chiến lược này đòi hỏi tập trung nỗ lực để cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có. 3) Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động: Nhóm gồm ba chiến lược: đa dạng hóa hoạt động đồng tâm, đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang và đa dạng hóa hoạt động theo kiểu kết khối. 4) Nhóm chiến lược khác: Ngoài các chiến lược vừa nêu, các công ty cũng có thể theo đuổi các chiến lược khác như: liên doanh, thu hẹp hoạt động, cắt bỏ bớt hoạt động, thanh lý… hoặc chiến lược tổng hợp Page | 6 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VÀ SẢN XUẤT SỮA TẠI VIỆT NAM I)Ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam 1) Ngành chăn nuôi bò sữa Cơ cấu giống: Bò sữa Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian- tỷ lệ máu lai HF từ 50%;75% và 87.5%) chiếm gần 85% tổng số đàn sữa bò. Số lượng bò HF thuần chủng chiếm khoảng 14% tổng số đàn bò và 1% còn lại thuộc các giống khác như bò Ayshire; bò Brown Swiss; Bò Jersey. Số lượng bò sữa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong nước. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗi năm nước ta kim ngạch nhập khẩu bò sữa gấp 3.5 lần lượng xuất khẩu. Page | 7 Các khu vực chăn nuôi bò sữa: Năm 2008, việc chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở miền Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 83% tổng số đàn bò trong cả nước. Trong đó Tp.HCM với khoảng 69,500 con, chiếm 64% tổng số đàn bò cả nước. Tiếp theo đó là các tỉnh như Long An (5,157 con); Sơn La (4,496 con) và Hà Tây (3,567 con). Nước ta có 5 địa bàn chăn nuôi bò sữa trọng điểm là : huyện Ba Vì (Hà Nội); huyện Mộc Châu (Sơn La); Đà Lạt (Lâm Đồng), xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm-Hà Nội) và ngoại ô Tp.HCM. Phương thức và quy mô chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam: Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán. Hơn 95% số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ. Cả nước có khoảng 19,639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5.3 con/hộ. Trong đó phía nam là 12,626 hộ, trung bình khoảng 6.3 con/hộ và phía bắc có 7,013 hộ, trung bình khoảng 3.7 con/hộ. Chính điều này đang hạn chế việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động chăn nuôi bò sữa. Máy vắt sữa còn sử dụng hạn chế, chủ yếu ở các trang trại quy mô lớn. Đối với các trang trại quy mô nhỏ, tỷ lệ sử dụng máy vắt sữa khoảng 10%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm vú bò sữa cao ở các hộ kinh doanh nhỏ. Page | 8 Quy mô chăn nuôi hiện nay còn nhỏ khi chỉ có 384 hộ gia đình và công ty chăn nuôi có quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1.95%). Tuy nhiên, hiện đang có sự dịch chuyển về quy mô theo đó quy mô đàn dưới 5 con đang giảm dần và quy mô từ 5-10 con trở lên đang tăng. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đáp ứng đủ nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu. Dự kiến đến năm 2020, lượng thức ăn nhập khẩu gấp 3 lần so với hiện nay. Diện tích đất trồng cỏ còn thấp do quỹ đất ít ỏi và giá đất cao. Hiện cả nước có khoảng 45,000 ha diện tích đất trồng cỏ. Ước tính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng diện tích đất trồng cỏ lên 304,000 ha vào năm 2010; 430,000 ha vào năm 2015 và 526,000 ha vào năm 2020. Tuy nhiên, lượng cỏ cũng chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thức ăn thô xanh. Page | 9 Tốc độ tăng đàn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 đàn bò sữa vào khoảng 22.4%/năm, mức lớn nhất từ trước tới nay. Tổng số đàn bò sữa vào năm 2008 là khoảng 108,000 con. Mục tiêu của Việt Nam là nâng tổng số đàn bò sữa lên 200,000 con vào năm 2010; 350,000 con năm 2015 và 500,000 con vào năm 2020. Tốc độ tăng bình quân ước tính trên 11%/năm. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng suất sữa hàng hóa (chưa kể bê bú và sữa bỏ đi) của đàn bò nước ta vào năm 2015 là 4.45 tấn/chu kỳ và năm 2020 là 4.5 tấn/chu kỳ. Tuy nhiên, trong năm 2008 một số địa phương đã vượt cả năng suất dự kiến của năm 2020 nhờ kỹ thuật chăn nuôi, giống tốt. Ví dụ, năng suất bò thuần HF (nhập từ Úc) tại công ty sữa Tương Lai (Tuyên Quang) đạt 5.35 tấn/chu kỳ. Page | 10 [...]... nhà sản xuất Các loại sữa được phân loại theo tiêu chí như sau: sữa bột, sữa đặc và sữa nước Trong đó sữa nước gồm có: Sữa tươi nguyên liệu (100% sữa tươi nguyên chất, hoàn toàn không được pha thêm hoặc rút bớt chất gì); Sữa tươi tiệt trùng( nhà sản xuất có thể dùng 99% sữa tươi, 1% sữa bột, có thể cho thêm hương liệu, phụ gia, qui ra hàm lượng sữa khô không được dưới 11,5%); Sữa tiệt trùng (có thể... các vị trí chiến lược gần nông trại, cho phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài tra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, nhằm chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào Bên cạnh đó, công ty đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu... tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001-2010 có ý nghĩa rất quan trọng.Đây là chính sách mang ý nghĩa tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát triển của ngành sữa Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều chính sách khác liên quan đến việc phát triển giống bò, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn chăn nuôi thức ăn cho bò như: − Dự án “Phát triển giống bò sữa giai đoạn... SWOT: 1) Thuận lợi: − Năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tương đương với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á − Tỷ suất sinh lợi trong khâu sản xuất chế biến sữa cao − Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa và ngành sữa phát triển − Mức thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tạm thời cao hơn cam kết với WTO 2) Khó khăn: − Ngành chăn nuôi bò sữa còn khá mới, người nông dân... lượng sữa chưa cao Quy mô còn nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học công nghệ vào việc chăn nuôi bò sữa Page | 15 − 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí chăn nuôi cao − Hiện nay năng lực sản xuất sữa của khu vực chăn nuôi chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chế biến của các nhà máy nên ngành sữa nước ta vẫn còn phải nhập khẩu nguyên liệu sữa − Tỷ suất sinh lợi của khâu chăn nuôi bò sữa. .. nhân giống bò sữa cung cấp sản xuất − Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về quy định công tác khuyến nông, khuyến ngư − Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại Tóm lại: − Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cho các nhà máy sản xuất sữa trong nước... toàn chất lượng sữa là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ngành sữa Thời gian qua, các scandal như sữa có Melamine; sữa có chất thuốc súng, sữa tươi đóng hộp được pha từ sữa bột đang khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn − Theo cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm đến năm 2012 ở mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết khiến cho các sản phẩm sữa nhập khẩu cạnh... năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước.Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép Vinamilk duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp Đồng thời công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt Vinamilk cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand... sản lượng nhưng chỉ chiếm 18% về giá trị Giá sữa bột trong năm năm qua đã tăng tới 30 lần và chưa biết khi nào dừng lại Sữa nước là cuộc chiến chủ yếu giữa các nhà sản xuất trong nước Ngành hàng này đang chứng kiến sự gia tăng dần của phân khúc sữa tươi, đến nay đã chiếm đến 30%, 70% còn lại là sữa hoàn nguyên có nguyên liệu từ sữa bột Cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm sữa tươi thể hiện qua các chiêu... nguyên liệu sẽ tăng Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43% Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà với công việc của mình Người chăn nuôi bò sữa hầu như không có lợi nhuận, trong khi lại

Ngày đăng: 25/05/2015, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w