1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUANG PHỔ HỌC RAMAN

24 841 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HCM KHOA VẬT LÝ BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG LỚP CAO HỌC QUANG HỌC KHOÁ 21 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUANG PHỔ HỌC RAMAN ( Chap I, I.1 – I.9 Raman Spectroscopy ) HVTH : PHẠM ĐĂNG KHOA GVHD : TS. NGUYỄN VĂN ĐỊNH I.1 LỊCH SỬ QUANG PHỔ RAMAN. Năm 1928, bằng những công cụ rất thô sơ, Chandrasekhra Venkata Raman khám phá ra hiện tượng tán xạ Raman và nó được mang tên ông.Cụ thể, ông sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn kích thích, kính viễn vọng làm Collector để thu nhận ánh sáng tán xạ và đôi mắt của ông được dùng làm Detector. Sau này, nhận thấy dùng ánh sáng mặt trời làm nguồn kích thích là không hiệu quả vì cho chùm tán xạ Raman yếu,người ta đã tập trung nghiên cứu phát triển các nguồn kích thích. Đầu tiên,người ta sử dụng ánh sáng của đèn: Helium, Bismuth, Zn, để làm nguồn kích thích nhưng cũng không đạt yêu cầu về cường độ chùm sáng. Vào những năm 1930, người ta bắt đầu sử dụng đèn Hg để cho phổ Raman. Đến năm 1962, sự phát minh ra tia Laser với đặc tính đơn sắc và cường độ cao đã mở ra thời kì phát triển cực thịnh cho quang phổ Raman. Người ta đã nghiên cứu sử dụng một số loại Laser khác nhau để làm nguồn kích thích cho tán xạ Raman. Các loại Laser được sử dụng thời đó là Laser Ar + (351,1 – 514,5 nm), Kr + (337,4 – 676,4 nm) và gần đây nhất là Laser rắn Nd-YAG (1064 nm) với Laser này thì hiện tượng Huỳnh Quang do các dịch chuyển điện tử xuất hiện đồng thời và che phổ Raman sẽ được loại trừ một cách đáng kể. Sau khi kích thích mẫu cho ra tán xạ Raman thì bước kế đến là vấn đề ghi nhận phổ phát ra, để làm được việc này,cũng giống phương pháp ghi phổ thông thường, người ta cũng dùng các kính ảnh ghi nhận phổ. Vào năm 1950, nhân quang điện được thay thế kính ảnh thông thường. Vào những năm 1960, khi các thiết bị ghi nhận phổ đạt được một độ nhạy nhất định, người ta phát hiện ra và bắt đầu chú trọng vào việc nghiên cứu các hệ thống quang học có khả năng loại trừ ánh sáng nhiễu để thu được kết quả chính xác hơn. Và máy đơn sắc đôi được dùng thay thế vì khả năng loại trừ ánh sáng nhiễu mạnh hơn máy đơn sắc đơn gấp nhiều lần. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn dùng máy đơn sắc ba để tăng cường hơn nữa hiệu suất loại trừ ánh sáng nhiễu. Cũng vào những năm này, cách tử toàn ký cũng đã được sử dụng để tăng hiệu suất thu nhận ánh sáng tán xạ Raman trong các thiết bị quang phổ Raman. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, người ta có thể thu được phổ Raman bằng phương pháp biến đổi Fourier (FT-Raman). I.2 CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LƯỢNG VÀ PHỔ PHÂN TỬ. Hình 1.1 mô tả sự truyền theo phương z của bức xạ sóng điện từ phân cực. Nó bao gồm thành phần điện E (phương x) và thành phần từ H (phương y). Hai thành phần này vuông góc nhau. Chúng ta chỉ xét đến thành phần điện do các hiện tượng được đề cập đến trong khuôn khổ bài học không liên hệ đến hiện tượng từ. Cường độ điện trường (E) tại thời điểm t được cho bởi : E = E 0 cos2πυt Trong đó E 0 là biên độ và υ là tần số bức xạ. Khoảng cách giữa hai điểm cùng pha của 2 sóng kế tiếp nhau gọi là “bước sóng”, ký hiệu λ. Tần số υ là số lượng sóng trong khoảng đường mà ánh sáng truyền trong 1 giây : (Hz) Thông số thứ 3 được dùng trong phổ dao động là “số sóng”, ký hiệu là : (cm -1 ) Ta thấy số sóng và tần số là hai đại lượng khác nhau. Nếu một phân tử tương tác với một trường điện từ thì có thể sẽ có sự truyền năng lượng của trường cho phân tử khi điều kiện Borh về tần số được thoả mãn, tức là: ΔE = E 2 – E 1 = hυ = hc Trong đó ΔE là hiệu số năng lượng giữa hai trạng thái lượng tử. Khi phân tử nhận năng lượng ΔE sẽ nhảy lên trạng thái kích thích tương ứng và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn sau đó bức xạ năng lượng và quay trở về trạng thái ban đầu được gọi là dịch chuyển bức xạ. Nếu phân tử mất năng lượng ΔE do va chạm phân tử thì được gọi là dịch chuyển không bức xạ. Độ lớn ΔE phụ thuộc vào nguồn gốc sự dịch chuyển. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến sự dịch chuyển dao động mà chúng có thể quan sát được trong vùng Hồng Ngoại (IR) hoặc phổ Raman. Những dịch chuyển này xuất hiện trong vùng 10 4 - 10 2 cm -1 và chúng được tạo ra do sự dao động của các hạt nhân cấu tạo nên phân tử. Phổ Raman quan hệ rất mật thiết với các dịch chuyển điện tử. Do đó, chúng ta cần phải biết sự liên hệ giữa các trạng thái điện tử và dao động. Mặt khác, phổ dao động của các phân tử nhỏ ở trạng thái khí thể hiện những cấu trúc quay tinh tế. Cho nên, chúng ta cũng cần phải biết sự liên hệ giữa các trạng thái dao động và quay. Hình 1.3 mô tả ba loại dịch chuyển của phân tử hai nguyên tử. I.3 DAO ĐỘNG CỦA PHÂN TỬ HAI NGUYÊN TỬ. Chúng ta tiến hành xét sự dao động của phân tử có 2 nguyên tử mà trong đó hai nguyên tử được nối với nhau bằng 1 liên kết hoá học. Gọi m 1 ,m 2 ,r 1 ,r 2 lần lượt là khối lượng và khoảng cách từ khối tâm đến các nguyên tử được xét. Do đó “r 1 +r 2 ” là khoảng cách cân bằng ; x 1 và x 2 là độ dịch chuyển của từng nguyên tử tính từ vị trí cân bằng. Do sự bảo toàn khối tâm ta được các hệ thức sau : m 1 r 1 = m 2 r 2 m 1 (r 1 + x 1 ) = m 2 (r 2 + x 2 ) Từ hai phương trình trên ta được : x 1 =( ) x 2 Theo lý thuyết cổ điển, liên kết hoá học trên được xem như là một lò xo tuân theo định luật Hook mà trong đó lực hồi phục f được mô tả dưới dạng sau : F = -K(x 1 + x 2 ) Suy ra : Định luật II Newton cho các nguyên tử dao động có dạng : Nhân lần lượt 2 vế của 2 pt trên cho và sau đó cộng từng vế của 2 pt ta được : Tương đương : Với : q = Nghiệm có dạng : q=q 0 sin(2πυ 0 t + φ) Với tần số : Thế năng (V) được định nghĩa như sau : dV = -Fdq = Kq.dq Từ đó : Động năng (T) : Năng lượng toàn phần : E = V + T = 2π 2 = const Hình 1-4 là đường biểu diễn thế năng V theo q. Có dạng Parabol. Ta nhận thấy E = T tại q = 0 và E = V tại q = ta gọi hệ thống dao động này là dao động tử điều hoà. Trong cơ học lượng tử, sự dao động của phân tử 2 nguyên tử có thể được xem như là chuyển động của 1 hạt đơn lẻ có khối lượng và thế năng của nó được mô tả như trên. Phương trình Schrodinger của một hệ thống như vậy có dạng sau : Nếu là đơn trị, hữu hạn, liên tục thì các trị riêng có dạng: Tần số dao động là : υ = Trong đó đại lượng “ v ” là số lượng tử dao động, v = 0, 1, 2, 3 các hàm riêng tương ứng là : Trong đó : Là các đa thức Hermite bậc v. Từ dó ta có các trị riêng và hàm riêng tương ứng sau : V = 0, , V = 1, Cần lưu ý tần số theo cơ học lượng tử cũng giống như tần số theo cơ cổ điển. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác nhau đáng lưu ý giữa hai quan điểm này : + Theo quan điểm cổ điển thì năng lượng E = 0 khi q = 0. Trong cơ học lượng tử trạng thái năng lượng thấp nhất ứng với số lượng tử dao động v = 0 có năng lượng (năng lượng điểm không) mà nó là kết quả của nguyên lý bất định Heisenberg. + Năng lượng của 1 dao động tử điều hoà có thể thay đổi một cách liên tục trong cơ học cổ điển. Trong cơ học lượng tử năng lượng chỉ có thể thay đổi gián đoạn theo đơn vị hυ. + Trong cơ học cổ điển, sự dao động chỉ giới hạn trong Parabol vì T sẽ âm khi > trong khi đối với cơ học lượng tử, xác suất tìm thấy q bên ngoài Parabol là khác không do hiệu ứng đường hầm. Đối với một dao động tử điều hoà, khoảng cách giữa hai mức liên tiếp luôn bằng nhau và bằng h. Nhưng trong thực tế điều này không hoàn toàn đúng đối với phân tử vì thế năng của nó không có dạng hoàn toàn Parabol và được mô tả một cách gần đúng bởi hàm thế Morse, có dạng sau : V = D e Trong đó D e là năng lượng phân ly. Nếu phương trình Schrodinger được giải với hàm thế này ta sẽ thu được các trị riêng có dạng : E v = hcω e (v + 1/2) - hcω e χ e Trong đó ω e là số sóng hiệu chỉnh cho tính phi điều hoà và ω e χ e là độ phi điều hoà. Từ phương trình trên ta thấy các mức năng lượng của dao động tử phi điều hoà không còn cách đều nhau nữa, khoảng cách giữa các mức giảm khi v tăng. Theo cơ học lượng tử,đồi với một dao động tử điều hoà, các dịch chuyển chỉ có thể xảy ra khi chúng thoả mãn điều kiện Δv = . Nhưng với dao động tử phi điều hoà thì các dịch chuyển thoả mãn Δv = , gọi là các hoạ tần cũng khó có thể xảy ra. Trong các dịch chuyển thoả mãn Δv = thì dịch chuyển ứng với v = 0 – 1 được gọi là dịch chuyển cơ bản sẽ xuất hiện rất mạnh trong phổ Hồng Ngoại và phổ Raman. I.4 NGUỒN GỐC PHỔ RAMAN Hình 1.7: Sự khác nhau về cơ chế giữa phổ Raman và phổ hồng ngoại Như ta biết, các dịch chuyển dao động có thể quan sát được trong vùng phổ IR hoặc phổ Raman. Trong phổ IR, ta có thể đo được sự hấp thụ ánh sang hồng ngoại do mẫu như là một hàm của tần số. Phân tử hấp thu năng lượng E hv∆ = từ nguồn IR tại mỗi dịch chuyển dao động. Cường độ hấp thụ IR được xác định bởi định luật Lambert-Beer: 0 cd I I e ε − = Trong đó I 0 và I lần lượt là cường độ của chùm ánh sang tới và chùm ánh sang truyền qua, ε là hệ số hấp thụ phân tử. Còn c và d lần lượt là nồng độ của mẫu và bề rộng của mẫu. Trong phổ hồng ngoại, người ta thường vẽ độ truyền qua phần trăm(T) theo số sóng ( v : ) : 0 (%) 100 I T x I = Chú ý rằng T(%) không tỷ lệ với c. Đối với việc phân tích định lượng, người ta thường sử dụng đại lượng năng suất hấp thu (A) được định nghĩa như sau: 0 log I A cd I ε = = Nguồn gốc phổ Raman khác đáng kể so với phổ IR. Trong quang phổ Raman, mẫu được chiếu xạ bởi chùm laser cường độ mạnh trong vùng tử ngoại-khả kiến ( 0 v ) và chùm ánh sáng tán xạ thường được quan sát theo phương vuông góc với chùm tia tới. Ánh sáng tán xạ bao gồm hai loại : một được gọi là tán xạ Rayleigh, rất mạnh và có tần số giống với tần số chùm tia tới ( 0 v ); loại còn lại được gọi là tán xạ Raman, rất yếu( 5 10 − : chùm tia tới) có tần số là 0 m v v± , trong đó m v là tần số dao động phân tử. Vạch 0 m v v− được gọi là vạch Stockes và vạch 0 m v v+ gọi là vạch phản Stockes. Do đó, trong quang phổ Raman, chúng ta đo tần số dao động ( m v ) như là sự dịch chuyển so với tần số chùm tia tới ( 0 v ). Khác với phổ hồng ngoại, phổ Raman được đo trong vùng tử ngoại-khả kiến mà ở đó các vạch kích thích (laser) cũng như các vạch Raman cùng xuất hiện. Theo lý thuyết cổ điển, tán xạ Raman có thể được giải thích như sau : Cường độ điện trường E của sóng điện từ (chùm laser) dao động theo thời gian có dạng: 0 0 cos 2E E v t π = Trong đó, 0 E là biên độ dao động và 0 v là tần số laser. Nếu một phân tử hai nguyên tử được chiếu bởi ánh sang này thì một momen lưỡng cực điện sẽ xuất hiện do cảm ứng có dạng sau : 0 0 cos 2P E E v t α α π = = Trong đó α là hằng số tỷ lệ được gọi là hệ số phân cực. Nếu phân tử dao động với tần số m v , thì sự dịch chuyển q của hạt nhân có dạng sau : 0 cos 2 m q q v t π = Trong đó 0 q là biên độ dao động. Với biên độ dao động nhỏ, α là hàm tuyến tính theo q. Do đó, chúng ta có thể viết : 0 0 q q α α α   ∂ = + +  ÷ ∂   Suy ra : 0 0 0 0 0 0 0 0 cos2 cos2 cos2P E v t E v t qE v t q α α π α π π   ∂ = = +  ÷ ∂   0 0 0 0 0 0 0 cos2 cos2 .cos2 m P E v t q E v t v t q α α π π π   ∂ = +  ÷ ∂   [ ] 0 0 0 0 0 0 0 0 1 cos2 cos2 ( ) cos 2 ( ) 2 m m P E v t q E v v t v v t q α α π π π   ∂ = + + + −  ÷ ∂   Theo lý thuyết cổ điển, số hạng thứ nhất mô tả một lưỡng cực dao động mà nó bức xạ tần số 0 v (tán xạ Rayleigh); số hạng thứ hai là tương ứng với tán xạ Raman với tần số 0 m v v+ (phản Stockes) và 0 m v v− (Stockes). Nếu 0 q α   ∂  ÷ ∂   bằng không thì sự dao động không thể tạo ra phổ Raman. Nói chung, để có phổ Raman thì tỷ số này phải khác không. Trong phổ IR, chúng ta quan sát được dịch chuyển v=0 1 ở trạng thái cơ bản của điện tử. Trong phổ Raman bình thường, vạch kích thích ( 0 v ) được chọn sao cho năng lượng của nó là thấp hơn nhiều so với trạng thái kích thích của điện tử. Đường chấm chấm mô tả trạng thái ảo để phân biệt nó với trạng thái kích thích thực. Như ta biết, mật độ phân tử ở trạng thái v=0 là lớn hơn rất nhiều ở trạng thái v=1(định luật phân bố Maxwell-Boltzmann). Do đó, ở điều kiện thường các vạch Stockes (S) mạnh hơn vạch phản Stockes (A). Do cả hai đều cho thông tin giống nhau, nên người ta chỉ đo phần phổ Stockes. Hình 1.8: So sánh các mức năng lượng của phổ Raman thường, Raman cộng hưởng và huỳnh quang cộng hưởng Tán xạ Raman cộng hưởng (RR) xảy ra khi vạch kích thích được chọn sao cho mức năng lượng của nó nằm trên vùng kích thích điện tử. Ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn, các mức dao động được mở rộng tạo nên một vùng liên tục. Ở trạng thái khí, một vùng liên tục nằm trên một chuỗi các mức gián đoạn. Sự kích thích các vùng liên tục này tạo thành phổ RR làm tăng mạnh dãy Raman bắt nguồn từ sự dịch chuyển điện tử đặc biệt này. Thuật ngữ “tiền cộng hưởng” được sử dụng khi vạch kích thích (về năng lượng) nằm gần sát với trạng thái kích thích điện tử. Sự huỳnh quang cộng hưởng (RF) xảy ra khi phân tử được kích thích đến một mức gián đoạn của trạng thái kích thích điện tử. Sự huỳnh quang cộng hưởng được quan sát thấy ở các phân tử khí, chẳng hạn I 2 , Br 2 ,… Cuối cùng, phổ huỳnh quang được quan sát thấy khi phân tử ở trạng thái kích thích trở về mức dao động thấp nhất thông qua các dịch chuyển không bức xạ (về trạng thái trung gian) và sau đó mới phát ra bức xạ (khi dịch chuyển từ trạng thái trung gian này về trạng thái thấp nhất). Thời gian sống ở trạng thái kích thích trong phổ RR là rất ngắn ( 14 10 − : s) trong khi đó ở phổ RF và phổ huỳnh quang là dài hơn khá nhiều ( 8 5 10 10 s − − −: ). Hình 1.9: Phổ Raman của CCl 4 với bước sóng kích thích 1064nm I.5. CÁC THÔNG SỐ XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG Tần số dao động của một phân tử hai nguyên tử được cho bởi : 1 2 K v c π µ − = Phương trình trên cho chúng ta thấy rằng v − tỷ lệ với K nhưng tỷ lệ nghịch với µ . Để tính hằng số lực một cách thuận tiện người ta viết phương trình trên như sau : 2 2 2 4 e K c π ω µ = Ở đây tần số dao động( quan sát được) đã được thay bởi e ω để thu được hằng số lực chính xác hơn. Bằng cách sử dụng đơn vị milidyn/A 0 (mdyn/A 0 ) hay 10 5 (dyn/cm) cho K và đơn vị khối lượng nguyên tử (awu) cho µ , phương trình được viết lại như sau : 2 10 2 2 2 2 23 4(3,14) (3.10 ) ( ) 5,8883.10 . 6,025.10 e e K µ ω µω − = = Đối với HCl ta có 1 2,985 e cm ω − = và 0,9799 µ = . Do đó K=5,16.10 5 dyn/cm hay 5,16milidyn/A 0 . [...]... đổi I.8 SO SÁNH PHỔ RAMAN VÀ PHỔ HỒNG NGOẠI Mặc dù phổ Raman và phổ Hồng ngoại có khả năng cung cấp thông tin về các tần số dao động theo cách tương tự nhau, những mỗi cái đều có những ưu điểm và những nhược điểm riêng: - Nguyên tắc chọn lọc của phổ Raman và phổ IR khác nhau đáng kể Do đó, một số dao động này chỉ là Raman thì một số khác chỉ là Hồng ngoại, tức là một dao động có thể là Raman hay Hồng... học chứa các nhóm mang màu - Do đường kính của chùm laser thường là nhỏ (1 – 2mm) nên chỉ cần một lượng mẫu nhỏ là có thể thu được phổ Raman Đây là lợi điểm so với phổ Hồng ngoại trong trường hợp ta chỉ cần một lượng nhỏ mẫu (ví dụ như các chất đồng vị) - Nước là chất tán xạ Raman yếu, nên phổ Raman của các mẫu trong dung dịch nước sẽ bị ít ảnh hưởng bởi phổ dao động của nước Do đó, phổ Raman rất lý. .. này có thể tạo nên sự nung nấu cục bộ hay sự quang phân ly, đặc biệt trong nghiên cứu phổ Raman cộng hưởng mà ở đó tần số laser được điều chỉnh vào vùng hấp thu của phân tử - Một vài hợp chất sẽ phát huỳnh quang khi chiếu vào chúng chùm laser - Thu phổ quay và phổ dao động – quay với độ phân giải cao trong phổ Raman khó hơn là trong phổ Hồng ngoại Bởi vì phổ Raman được quan sát trong vùng tử ngoại – khả... phổ ta không cần phải thay đổi các chi tiết quang học Ngược lại, vùng phổ Hồng ngoại rất rộng, do đó, cần phải thay đổi các chi tiết quang học (cách tử, bộ tách chùm tia, kính lọc, detector, ) mới có thể ghi hết vùng phổ Hồng ngoại Bên cạnh những ưu thế nói trên so với phổ Hồng ngoại, phổ Raman cũng có một số nhược điểm sau: - Để quan sát được sự tán xạ Raman yếu ta phải sử dụng nguồn laser có công... chuẩn tắc của H2O I.7 CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN LỌC CHO PHỔ HỒNG NGOẠI VÀ PHỔ RAMAN Để xác định một dao động là hoạt động hồng ngoại (IR) hay hoạt động Raman, các quy tắc chọn lọc được sử dụng cho từng loại dao động chuẩn tắc (normal vibration) Do nguồn gốc của phổ Hồng ngoại và phổ Raman khác nhau đáng kể nên nguyên tắc chọn lọc của chúng cũng khác nhau Theo cơ học lượng tử, một dao động hoạt động Hồng ngoại... sinh học trong dung dịch nước Ngược lại, phổ Hồng ngoại bị ảnh hưởng nhiều bởi sự hấp thu rất mạnh của nước - Có thể thu được phổ Raman của các hợp chất hút ẩm hoặc nhạy khí bằng cách đặt mẫu vào một ống thủy tinh sau đó bịt kín lại Trong phổ Hồng ngoại, điều này không thể thực hiện được vì ống thủy tinh hấp thụ mạnh bức xạ hồng ngoại - Vùng phổ của phổ Raman từ 50 – 4000cm -1, do đó để ghi hết vùng phổ. .. phổ Raman khó hơn là trong phổ Hồng ngoại Bởi vì phổ Raman được quan sát trong vùng tử ngoại – khả kiến, nhưng trong vùng này rất khó thu được phổ có độ phân giải cao - Thiết bị Raman hiện đại đắt tiền hơn nhiều so với thiết bị FT-IR Quang phổ Raman và quang phổ Hồng ngoại có thể ứng dụng cho tất cả các trạng thái rắn, lỏng, khí và dung dịch Trong khi đó, nhiễu xạ tia X chỉ có thể ứng dụng cho trạng... = C, C – C trong phổ Raman là 3 : 2 : 1 Dao động biến dạng (bending) nói chung là yếu hơn dao động hóa trị trong phổ Raman - Việc đo tỷ số khử phân cực cung cấp cho chúng ta thông tin đáng tin cậy về sự đối xứng của dao động thường trong dung dịch Chúng ta không thể thu được thông tin như thế từ phổ Hồng ngoại của dung dịch mà ở đó phân tử định hướng một cách ngẫu nhiên - Sử dụng Raman cộng hưởng để... một dao động có thể là Raman hay Hồng ngoại Tuy nhiên, các dao động hoàn toàn đối xứng thì luôn luôn là Raman - Một vài dao động vốn yếu trong phổ Hồng ngoại lại mạnh trong phổ Raman Ví dụ như các dao động hóa trị (stretching) của các liên kết C ≡ C, C = C, P = P, S – S và C – S Nói chung, dao động Raman là mạnh nếu như liên kết là hóa trị, và dao động Hồng ngoại là mạnh nếu liên kết là ion (O – H, N...      Ma trận α xx α xy  α yx α yy α zx α zy  α xz   α yz  α zz   (1-47) được gọi là ma trận tensor phân cực Trong tán xạ Raman thường, tensor này là đối xứng, tức là αxy = αyx, αxz = αzx và αyz = αzy Theo cơ học lượng tử, dao động sẽ là hoạt động Raman nếu một trong các thành phần của tensor phân cực biến đổi trong suốt quá trình dao động Trong trường hợp các phân tử nhỏ, chúng ta dễ . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HCM KHOA VẬT LÝ BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG LỚP CAO HỌC QUANG HỌC KHOÁ 21 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUANG PHỔ HỌC RAMAN ( Chap I, I.1 – I.9 Raman Spectroscopy ) HVTH. 1 được gọi là dịch chuyển cơ bản sẽ xuất hiện rất mạnh trong phổ Hồng Ngoại và phổ Raman. I.4 NGUỒN GỐC PHỔ RAMAN Hình 1.7: Sự khác nhau về cơ chế giữa phổ Raman và phổ hồng ngoại Như ta biết,. tán xạ Raman trong các thiết bị quang phổ Raman. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, người ta có thể thu được phổ Raman bằng phương pháp biến đổi Fourier (FT -Raman) . I.2

Ngày đăng: 25/05/2015, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w