1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHỔ TỬ NGOẠI – KHẢ KIẾN TRONG QUAN HỆ CẤU TRÚC HỢP CHẤT VÀ MÀU SẮC CỦA HỢP CHẤT PHỨC

17 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHỔ TỬ NGOẠI – KHẢ KIẾN TRONG QUAN HỆ CẤU TRÚC HỢP CHẤT VÀ MÀU SẮC CỦA HỢP CHẤT PHỨC 1.Sự chuyển mức năng lượng khi kích thích electron -Khi phân tử hấp thu bức xạ UV – Vis: Các electron hóa trị bị kích thích năng lượng chuyển từ trạng thái cơ bản → trạng thái kích thích. → phổ thu được gọi là phổ UV – Vis hay phổ electron. -Mỗi trạng thái electron ứng với một đường cong thế năng U (r) và do đó ứng với một giá trị xác định của tần số dao động riêng của phân tử. Tần số dao động thay đổi khi chuyển từ trạng thái electron cơ bản sang trạng thái electron kích thích bởi vì hệ số lực đàn hồi K thay đổi. Những mức năng lượng quay cũng thay đổi vì khoảng cách giữa các hạt nhân r o và momen quán tính I thay đổi. Mỗi đường cong thế năng của một trạng thái electron ứng với một tập hợp riêng những mức dao động và những mức quay khác nhau. Ở mỗi trạng thái đó, năng lượng toàn phần của phân tử trong sự gần đúng bậc nhất có thể biểu diễn bởi tổng của năng lượng electron, năng lượng dao động và năng lượng quay. -Vì trạng thái electron của phân tử thay đổi, nhưng trạng thái dao động và quay cũng không thay đổi đồng thời, ta sẽ thu được phổ electron – dao động – quay mà thường chỉ gọi tắt là phổ electron của phân tử. Thực ra, mỗi vạch riêng rẽ của phổ electron có tần số cho bởi biểu thức: V = v el + v dđ + E q Đại lượng v el được xác định bởi biến thiên năng lượng electron của phân tử thường lớn hơn v dđ vài chục lần và lớn hơn v vq hàng nghìn lần. -Nếu không xét đến các mức năng lượng quay thì các mức năng lượng electron, năng lượng dao động của phân tử hai nguyên tử được biểu diễn bởi các đường cong thế năng như hình vẽ bên dưới. Đường cong II (ứng với trạng thái electron bị kích thích) tuy vẫn có cực tiểu nhưng kém sâu hơn và xòa rộng hơn đường cong I ứng với trạng thái cơ bản. Khoảng cách cân bằng r 0 ứng với trạng thái kích thích cũng lớn hơn r 0’ ở trạng thái cơ bản. Điều đó có nghĩa là trạng thái kích thích II tuy vẫn là một trạng thái bền ( vì có cực tiểu) nhưng kém bền hơn trạng thái cơ bản I. Liên kết giữa hai nguyên tử ở trạng thái II yếu hơn ở trạng thái I. Hình 1:Giản đồ năng lượng của phân tử hai nguyên tử và phổ tương ứng của các mức chuyển - Những phép tính chi tiết cho thấy mỗi sự chuyển trạng thái của electron xảy ra rất nhanh cỡ 10 -15 đến 10 -16 giây,còn mỗi chu kỳ dao động của hạt nhân thì vào cỡ 10 -12 đến 10 -13 giây. Như vậy, trong khoảng thời gian kích thích electron, hạt nhân mới chỉ đi được một khoảng cách vào khoảng một phần nghìn biên độ hoặc bé hơn thế, do đó ta có thể xem như hạt nhân đứng yên. Do vậy, ta có thể chấp nhận rằng vị trí và tốc độ dao động của hạt nhân không thay đổi trong khoảng thời gian electron chuyển từ mức năng lượng này lên mức năng lượng khác trong phân tử. Đây là nội dung cơ bản của nguyên lý Frang – Conđơn. Ở nhiệt độ thường, đa số các phân tử ở vào mức dao động v = 0 nên ta xét sự chuyển trạng thái electron từ mức dao động cơ bản đó. Theo nguyên lý Frang – Conđơn, sự chuyển từ trạng thái cơ bản I lên trạng thái kích thích II phải được chỉ bằng các mũi tên thẳng đứng đảm bảo cho khoảng cách giữa các hạt nhân là không đổi, vì thông thường thì r o > r o , nên mũi tên xuất phát từ trung điểm của dao động v = 0 không gặp đường cong II tại điểm ứng với v , =0, mà tại điểm ứng với v , > 0 , chẳng hạn v , =2 như hình trên. Theo cơ học lượng tử, khi phân tử ở trạng thái dao động cơ bản thì hàm sóng và mật độ xác suất có giá trị cực đại ở trung điểm của dao động, nghĩa là ở vị trí r = r o . Như thế sự chuyển dịch từ v = 0 đến v , =2 (0 2) ở hình trên phải có xác suất lớn hơn tức có cường độ lớn hơn sự chuyển dịch khác (0 01; 03 ….). Khác với quang phổ hồng ngoại mà ở đó chỉ có các chuyển mức v = mới được phép, ở quang phổ electron mọi chuyển mức ứng với các giá trị đều có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là các vạch ứng với giá trị khác nhau của có cường độ so sánh được với nhau. Vì thế phổ electron ứng với các chuyển mức năng lượng ở hình a) sẽ có dạng như hình b). -Nhìn chung, nếu r o , càng lớn hơn r o thì cường độ cực đại của đám dao động sẽ ứng với sự chuyển dịch có v càng lớn, nghĩa là ở phía tần số càng cao. Chỉ khi r o , = r o , tức là khi khoảng cách cân bằng giữa các hạt nhân ở trạng thái kích thích và trạng thái cơ bản là như nhau thì chuyển dịch từ v = 0 lên v , = 0 mới có cường độ lớn nhất. Trường hợp này ít xảy ra. - Có những chuyển dịch lượng tử dẫn đến phần của đường cong kích thích nằm trên mức năng lượng phân li ( đường nét đứt ở hình a). Khi đó phổ hấp phụ không chứa các vạch gián đoạn nữa mà sẽ hoàn toàn liên tục ( phần tô đen ở hình b). Việc xác định ranh giới giữa phần gián đoạn và phần liên tục của phổ cho phép tính được năng lượng phân li của phân tử với độ chính xác cao. - Trong thực tế, ta thường thấy phổ electron có dạng những đường cong với một vài cực đại mà ít khi thấy được cấu tạo dao động của vân phổ như ở hình b. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều đó. Ngoài những nguyên nhân bên trong như sự tổ hợp giữa các mức năng lượng electron, năng lượng dao động và quay của các trạng thái electron khác nhau của phân tử mà một mà một phân tử được xem xét ở trên còn có những nguyên nhân bên ngoài như ảnh hưởng của dung môi,nhiệt độ và cả độ phân giải khi đo phổ nữa. Do những lí do trên, đối với phổ electron thông thường người ta chỉ quy kết được nguồn gốc các vân hấp thụ thuộc chuyển mức giữa các trạng thái electron nào mà ít khi có thể chỉ rõ những mức độ dao động đó. 2. Các kiểu chuyển mức electron 2.1. Các kiểu chuyển mức electron -Ở trên ta đã xét sự chuyển electron từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích về phương diện năng lượng. Đó là sự chuyển từ mức năng lượng thấp lên một mức năng lượng cao hơn. Trong phân tử, các electron ở trên các obitan khác nhau ( không liên kết, phản liên kết) ứng với các mức năng lượng khác nhau. Khi xét chi tiết, tùy thuộc vào mỗi phân tử cụ thể, có thể có các obitan 1 , 2 , …, 1 , 2 … với các mức năng lượng khác nhau. Mỗi trạng thái electron đều được mô tả bằng những đường cong thế năng riêng. Như vậy, có thể xảy ra nhiều kiểu chuyển mức electron từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Sau đây sẽ xét các kiểu chuyển mức hay gặp: Hình 2: Năng lượng tương đối của các mức chuyển -Theo cơ học lượng tử, quỹ đạo electron bao gồm: Orbital liên kết , Orbital phản liên kết Orbital không liên kết n (N;O;S) → electron thuộc orbital nào sẽ mang tên tương ứng của orbital đó. -Sự chuyển e - từ trạng thái cân bằng → trạng thái kích thích tương ứng sự chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức cao: +Chuyển mức N→ V: là sự chuyển electron từ trạng thái liên kết lên trạng thái phản liên kết có năng lượng cao hơn. Chuyển mức N V đối với electron là chuyển mức * , đối với là *. Hình 2 cho thấy chuyển mức * ứng với E nên thường được thể hiện ở vùng tử ngoại xa.Chuyển mức * ứng với giá trị E nhỏ nên có thể thấy ở vùng tử ngoại gần hoặc vùng khả kiến khi có nhiều electron liên hợp với nhau. Mức N→ V Gồm: .:vùng tử ngoại xa, Thường được quan sát ở vùng tử ngoại xa. Thường được quan sát ở vùng tử ngoại xa. Chuyển mức * Ứng với sự hấp thu của các hợp chất hữu cơ no chỉ chứa liên kết . Khi số C tăng, λ CĐ tăng một ít. VD: ankan, cycloankan, ancol, + Chuyển mức * : :vùng tử ngoại gần + vùng khả kiến (ngược chuyển mức n) .:vùng tử ngoại gần + vùng khả kiến (ngược chuyển mức n) Thông thường được quan sát ở vùng tử ngoại gần hoặc vùng khả kiến. Ứng với sự hấp thu của các chất hữu cơ không no có chứa liên kết , vòng thơm … VD: benzen, toluen, etylen, hexen… + Chuyển mức N Q: là sự chuyển e - từ trạng thái không liên kết n chuyển lên trạng thái phản liên kết có năng lượng cao hơn. Đó là chuyển mức gặp ở các phân tử có chứa các nguyên tử với các cặp electron chưa tham gia liên kết ( như nguyên tử halogen, oxi, nitơ, lưu huỳnh…). Có hai loại chuyển mức N Q là: . n *: vùng tử ngoại. Ví dụ: CH 3 OH . n * : vùng tử ngoại gần + vùng khả kiến. Ví dụ: CH 2 OH=O Cả hai chuyển mức đều được đặc trưng bởi cường độ thấp. +Chuyển mức N→ R: là sự chuyển electron từ trạng thái cơ bản lên trạng thái lên trạng thái rất cao theo hướng ion hóa phân tử. Chuyển mức này đòi hỏi năng lượng rất lớn nên được thể hiện ở vùng tử ngoại xa.Phổ thu được trong trường hợp này thường dùng để xác định năng lượng ion hóa phân tử. Chẳng hạn đã xác định được năng lượng ion hóa đối với metan là 13.1 ev,đối với etan là 11 – 12 ev . +Chuyển mức kèm theo chuyển điện tích : ngoài những chuyển mức năng lượng mà ở đó electron bị kích thích một cách định vị thuộc phạm vi một nhóm nguyên tử, còn có những chuyển mức mà trong đó electron chuyển từ một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử này đến một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử khác. Người ta gọi đó là chuyển mức kèm theo sự chuyển điện tích. Nói đúng hơn, trong kiểu chuyển mức này đã xảy ra sự chuyển dịch electron giữa các obitan phân tử định vị ở các nguyên tử khác nhau. Kết quả của chuyển mức kèm theo sự chuyển dịch điện tích là sự xuất hiện các vân hấp thụ mạnh ở vùng tử ngoại và vùng khả kiến. Phổ thu được vẫn thuộc loại phổ hấp thụ electron nhưng còn được gọi là phổ chuyển dịch điện tích. Sự hấp thụ kèm theo chuyển dịch điện tích thường hay gặp ở các hợp chất vô cơ và phức chất. Chính sự chuyển electron từ ligan vào các obitan trống của ion trung tâm đã giải thích sự xuất hiện các vân hấp thụ mạnh ở vùng tử ngoại của nhiều phức chất của các kim loại chuyển tiếp. Ở các phức phân tử như quinhidron sự chuyển electron lại xảy ra giữa hai phân tử: Đối với metyl pyridin iodua, sự chuyển mức kèm theo sự chuyển điện tích được mô tả như sau: Trạng thái cơ bản Trạng thái kích thích + Chuyển mức d-d: Phổ hấp thụ electron cũng như màu sắc của các phức kim loại chuyển tiếp được giải thích thỏa đáng nhờ áp dụng thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử. Theo các thuyết này, ở trạng thái tự do, 5 obitan d của ion kim loại có năng lượng như nhau nhưng khi tạo phức, dưới tác dụng của các ligan chúng bị tách ra thành các nhóm có năng lượng khác nhau. Sở dĩ phức của các kim loại chuyển tiếp có khả năng hấp thụ bức xạ ở vùng khả kiến ( có màu) là do sự chuyển mức electron giữa các mức năng lượng d bị tách ra bởi trường phối tử. Chuyển mức này gọi là chuyển mức d – d. Chuyển mức d – d thường có cường độ nhỏ. 2.2. Phân biệt các kiểu chuyển mức electron Sự quy kết các vân hấp thụ khi trong phân tử có nhiều electron có khả năng bị kích thích không phải dễ dàng. Có khi phải nghiên cứu đặc tính của vân hấp thụ khi dùng ánh sáng phân cực. Thông thường để phân biệt các kiểu chuyển mức electron người ta dựa vào cường độ hấp thụ và ảnh hưởng của dung môi đến giá trị max (gọi là hiệu ứng dung môi). Trong thực tế người ta thường nghiên cứu vùng tử ngoại gần và vùng khả kiến do đó hay gặp các chuyển mức * , n * ,d – d và chuyển mức chuyển điện tích. Có một số nét đặc trưng có thể dùng để phân biệt các kiểu chuyển mức đó. - Chuyển mức n * có những đặc điểm sau: +Chuyển mức n * có hệ số hấp thụ mol nhỏ, thường ít khi vượt quá 10 3 . Ví dụ: ở các xetnol vân n * ở 270 – 350 nm có từ 10 – 100. +Cực đại(λ max) của vân n * chuyển dịch về về phía bước sóng ngắn( chuyển dịch xanh) khi chuyển từ dung môi không phân cực ( như hexan, heptan…) sang các dung môi phân cực mạnh hoặc có khả năng tạo liên kiết hidro( như methanol, etanol…). Thường thì hiệu ứng dung môi này vào khoảng 5 – 20 nm. Hợp chất λ max () trong heptan (nm) λ max (*) trong methanol (nm) CH 3 CHO 291 285 CH 3 COCH 3 277 270 CH 3 COC 2 H 5 278 272 C 6 H 5 COC 6 H 5 348 333 Xiclopentanol 300 288 Xiclohepxanol 290 283 Xicloheptanol 292 283 CH 3 NO 2 275 272 C 2 H 5 NO 2 277 274 CH 3 CSNH 2 358 325 Hiệu ứng dung môi đối với sự chuyển mức n * Dung môi phân cực làm giảm λ max ( chuyển dịch xanh) đối với chuyển mức n * là do đã hạ thấp năng lượng của trạng thái cơ bản và làm tăng năng lượng của trạng thái kích thích. Thực vậy, các phân tử dung môi phân cực phan bố xung quanh phân tử chất tan sao cho sao cho tương tác lưỡng cực của chúng là cực đại. Sự solvat hóa như vậy đã làm giảm năng lượng của trạng thái cơ bản. Ở trạng thái kích thích, momen lưỡng cực của phân tử định hướng không giống nhau ở trạng thái cơ bản, thời gian phân tử bị kích thích rất ngắn, các phân tử dung môi không kịp thay đổi sự định hướng cho phù hợp với momen lưỡng cực của phân tử ở trạng thái kích thích đã làm tăng năng lượng của trạng thái kích thích. Các dung môi tạo liên kết hidro với chất tan thường gây sự chuyển dịch mạnh vân hấp thụ n * về phía sóng ngắn. Điều đó một mặt là do dung môi đã tạo liên kết với chính đôi electron n hấp thụ bức xạ trong chuyển mức đang xét. Mặt khác, ở trạng thái kích thích electron chỉ còn một electron nên liên kết bị yếu đi, nó không thể làm giảm năng lượng của trạng thái kích thích như đãlàm đối với trạng thái cơ bản. Trường hợp phân tử có nhiều hơn một đôi electron n thì sự tạo liên kết hidro đối với electron này sẽ gây hiệu ứng cảm ứng đối với đôi electron kia và do đó dẫn đến sự chuyển dịch xanh. +Vân n * thường bị triệt tiêu trong môi trường axit mạnh. Đó là sự proton hóa hoặc sự tạo thành sản phẩm cộng đã liên kết đôi electron n. Ví dụ trường hợp metyl pyridine iodua. + Việc gắn các nhóm đẩy electron vào nhóm mang màu chứa electron n cũng thường làm cho vân n * chuyển dịch về phía sóng ngắn. - Chuyển mức * thường có cường độ lớn,giá trị vào khoảng 10 3 – 10 5 . Ngược với chuyển mức n * , khi chuyển sang dung môi phân cực mạnh, hoặc khi đưa các nhóm đẩy electron vào phân tử thì vân phổ ứng với chuyển mức * sẽ dịch chuyển về phía sóng dài ( chuyển dịch đỏ). - Chuyển chuyển điện tích mức d – d và chuyển mức thường xuất hiện ở vùng tử ngoại hoặc vùng khả kiến. Chuyển mức d – d đặc trưng bởi hệ số hấp thụ mol rất nhỏ còn chuyển mức chuyển điện tích lại có lớn. Vị trí của vaanhaasp thụ ứng với chuyển mức chuyển điện tích thay đổi theo khả năng Solvat hóa của dung môi;trong những dung môi Solvat hóa tốt, cực đại hấp thụ chuyển dịch về phía sóng ngắn. Chẳng hạn, từ dung môi là Izo – octan sang methanol giá trị λ max đối với muối metyl pyridine iodua giảm đi 135 nm. 3. Quy tắc chọn lọc trong phổ electron -Theo tính toán lý thuyết, cường độ hấp thụ ứng với mỗi chuyển mức electron được biểu diễn bởi thông số sau: = 0.87.10 20 .Pa Ở đây P là xác xuất chuyển( nhận giá trị từ 0 đến 1) a là diện tích hứng bức xạ của hệ số hấp phụ. Hệ số hấp thụ được hiểu là phần phân tử hấp thụ bức xạ tức là nhóm mang màu (chromophore). Một Cromopho (chromophore) thông thường có chiều dài 10A 0 và nếu xác suất chuyển là 1 sẽ có ε vào cỡ 10 5 . Đó là giá trị ε cao nhất đối với các Cromopho trung bình, còn đối với các Cromopho dài hơn thì giá trị có thể vượt quá 10 5 . Trong thực tế những chuyển mức được cho phép luôn có ε lớn hơn 10 4 , còn các chuyển mức có xác suất thấp thường có ε nhỏ hơn 10 3 . Công thức trên cũng cho thấy Cromopho càng dài thì cường độ hấpthụ càng lớn. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chuyển. Trước hết có các quy tắc chọn lọc mà theo đó chuyển mức hoặc là được phép hoặc là bị cấm. Đối với phổ dao động các quy tắc chọn lọc là tương đối đơn giản. Đối với các chuyển mức electron, các quy tắc chọn lọc là phức tạp nhiều vì chúng là hàm của tính chất đối xứng và độ bội của cả trạng thái cơ bản và cả trạng thái kích. Ta sẽ không đi sâu vào việc thiết lập các quy tắc lựa chọn mà chỉ nên tóm tắt nội dung của chúng. + Tất cả các hàm sóng trong phân tử đều được hình thành chẵn( kí hiệu là g) hoặc là lẻ (kí hiệu là u). Đối với các phân tử có tâm đối xứng, các chuyển mức g – u hoặc u – g là được phép,còn các chuyển mức g – g và u – u là bị cấm. Quy tắc này gọi là quy tắc chọn lọc theo tính chẵn lẻ. + Chuyển mức giữa các trạng thái có độ bội khác nhau là bị cấm. Chẳng hạn chuyển mức Singlet – Singlet là bị cấm do độ bội. Chuyển mức bị cấm do độ bội có không vượt quá 1. + Chuyển mức ở các phần tử không có tâm đối xứng thì phụ thuộc vào tính đối xứng của trạng thái đầu và trạng thái cuối. - Thường thì các vân phổ với nhỏ hơn 10 3 là kết quả của các chuyển mức bị cấm theo các mô hình đơn giản mà ta xây dựng nó. Ví dụ: chuyển mức n * đối với nhóm cacbonyl là bị cấm nhưng vẫn thể hiện ở gần 300 nm với từ 10 1 – 10 2 . Chuyển mức thuộc hệ electron của nhân benzene ở 145 nm là bị cấm. Chuyển mức d-d ở Ni( 2+ là bị cấm theo tính chẵn lẻ. 4. Sự hấp thu bức xạ và màu sắc của các chất -Nếu dung dịch hấp thu bức xạ vùng tử ngoại, ánh sáng trắng truyền suốt hoàn toàn đến mắt, dung dịch không màu. -Dung dịch có màu khi chứa cấu tử có khả năng hấp thu bức xạ vùng thấy được, do đó khi định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thu thấy được còn gọi là phương pháp so màu hay đo màu. -Dung dịch mẫu có nồng độ càng cao,khả năng hấp thu của mẫu càng mạnh, cường độ ánh sáng đến mắt càng yếu, dung dịch có màu càng sẫm. [...]... trúc phân tử mà đoán được màu sắc của chúng Tuy nhiên, cần chú ý rằng trong nhiều trường hợp màu sắc còn phụ thuộc vào cách sắp xếp các phân tử ở trạng thái tập hợp của chúng Chính vì vậy, các dạng tinh thể lỏng hoặc các dạng đa hình của cùng một chất có thể có màu sắc khác nhau 5 Ghi và biểu diễn phổ tử ngoại, khả kiến 5 1 Ghi phổ tử ngoại – khả kiến (UV – Vis) a Máy phổ UV – Vis Sơ đồ nguyên lí của. .. vùng khả kiến nhưng do vân hấp thụ trải rộng sang vùng khả kiến nên hợp chất vẫn có màu Tất nhiên, để có được sự hấp thụ thấy được ở vùng khả kiến thì λmax của chất cũng phải gần tới ranh giới của vùng khả kiến -Phương pháp phổ electron cho phép nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử và sự hấp thụ bức xạ do đó dẫn tới làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo và màu sắc của các chất, giúp ta dựa vào cấu. .. phổ UV – Vis của từng phần đó Thí dụ, sắc kí cho thấy hợp phần chính chiếm 97.5%, còn tạp chất chiếm 2.5% trong mẫu Sắc đồ LC – UV của mẫu phức chất dicloro(morpholin)(quinolin)platin(II) 5.2 Biểu diễn phổ tử ngoại – khả kiến Máy phổ UV – Vis ghi cho ta phổ UV – Vis dưới dạng sự phụ thuộc của độ hấp thụ A vào bước sóng λ, tức là đường cong A = f(λ).Vì A phụ thuộc vào nồng độ và chiều dày của lớp chất. .. được ở vùng tử ngoại xa (λ < 200nm) Các máy quang phổ UV – Vis thông thường điều ghi phổ trong vùng tử ngoại gần và vùng khả kiến (λ từ 200 – 800 nm), một số máy có thể đo tới cả vùng hồng ngoại gần tới λ = 1000 nm b Dung môi dung đo phổ tử ngoại – khả kiến Dung môi dung để đo phổ UV – Vis phải không hấp thụ ở vùng gần đo Để nghiên cứu vùng tử ngoại gần người ta dùng các dung môi như : n – hexan, xiclohexan,... Vết của tạp chất trong chất hữu cơ được phát hiện dễ dàng khi nó có cường độ hấp thu đủ lớn • Nhận biết chất và nghiên cứu cấu trúc Bằng cách so sánh phổ hấp thu của chất so với phổ hấp thu của chất trong thiên nhiên hoặc với mẫu chuẩn có thể cho kết luận về một sản phẩm tổng hợp • Phân tích hỗn hợp Các máy quang phổ uv-vis hiện đại có khả năng xác định các nồng độ riêng rẽ trong hỗn hợp gồm n cấu tử. .. niệm đậm màu, nhạt màu của dung dịch trong thực tế liên quan đến giá trị của chất hấp thụ và cả nồng độ của nó + Hiệu ứng đậm màu của dung dịch được đo bằng độ hấp thụ Sự chuyển dịch cực đại hấp thụ về bước sóng dài thì tăng + Hiệu ứng nhạt màu là hiệu ứng làm giảm cường độ hấp thụ là giảm • Hiệu ứng mang màu Một nhóm mang màu là một phần của một phân tử chịu trách nhiệm cho nó màu sắc Các màu sắc xuất... khả kiến (UV – Vis) với máy người ta được một hệ thống gọi là LC – UV ( sắc kí lỏng – tử ngoại) rất hữu hiệu trong việc phân tích nhanh các hỗn hợp chứa nhiều cặn bã nhỏ khó phân tích bằng các phương pháp khác Bằng cách sử dụng các cột sắc kí và các dung môi rửa giải thích hợp, phương pháp LC – UV cho ta biết mẫu nghiên cứu là chất sạch hay là hỗn hợp, hỗn hợp gồm mấy phần, hàm lượng tương đối và phổ. .. một máy phổ UV – Vis được trình bày ở hình sau: (4) (1) (2) (3) (5) (6) (7) Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lí máy phổ từ ngoại – khả kiến: 1- nguồn sáng; 2- bộ phận tạo đơn sắc; 3- bộ phân chia chùm sáng; 4- cuvet chứa dung dịch; 5- cuvet chứa dung môi; 6- detector; 7- computer Những bộ phận chủ yếu của máy phổ UV – Vis là: (1) – Nguồn phát bức xạ ( tử ngoại : đèn D2, khả kiến: đèn W/I2) (2) – Bộ tạo đơn sắc có... một chất hấp thụ tia màu đỏ thì ánh sáng còn lại sẽ cho ta cảm giác màu lục Ngược lại, chất đó hấp thụ tia màu lục thì đối với mắt ta nó sẽ có màu đỏ Trộn hai màu phụ nhau sẽ tạo ra ánh sáng trắng Tia bị hấp thụ Màu của các chất hấp thu (màu của tia còn lại) λ ( nm) màu 400-430 Tím Vàng lục Quan 430-490 hệ Xanh Vàng da cam giữa 490-510 tia bị Lục xanh Đỏ 510-530 Lục Đỏ tía hấp thụ 530-560 Lục vàng... Lục vàng Tím và màu 560-590 Vàng Xanh của chất 590-610 Da cam Xanh lục hấp thụ 610-630 Đỏ Lục -Cần lưu ý rằng giữa các tia màu cạnh nhau không có một ranh giới thẩ rõ ràng, mặt khác việc phân chia ánh sáng thành 7, 8 hay 9 màu còn tùy thuộc vào lăng kính và sự tinh tế của mắt người quan sát -Một chất có màu, ví dụ màu đỏ chẳng hạn là do nó đã hấp thụ chọn lọc trong vùng khả kiến theo một trong các điều . hợp phần chính chiếm 97.5%, còn tạp chất chiếm 2.5% trong mẫu. Sắc đồ LC – UV của mẫu phức chất dicloro(morpholin)(quinolin)platin(II) 5.2. Biểu diễn phổ tử ngo i – khả kiến Máy phổ UV – Vis ghi. mạnh ở vùng tử ngo i của nhiều phức chất của các kim lo i chuyển tiếp. Ở các phức phân tử như quinhidron sự chuyển electron l i xảy ra giữa hai phân tử: Đ i v i metyl pyridin iodua, sự chuyển. một trạng th i bền ( vì có cực tiểu) nhưng kém bền hơn trạng th i cơ bản I. Liên kết giữa hai nguyên tử ở trạng th i II yếu hơn ở trạng th i I. Hình 1:Giản đồ năng lượng của phân tử hai nguyên tử

Ngày đăng: 11/10/2014, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w