Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
185 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phá triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững. Hiện nay công tác kế toán trong các trường dần dần từng bước được đổi mới xong ở một số trường tổ chức hạch toán kế toán còn yếu. Từ chỗ các đơn vị được Nhà nước bao cấp hoàn toàn nguồn kinh phí nay chuyển sang đơn vị tự chủ về nguồn lực tài chính, tự đảm bảo một phần hoặc toàn phần chi phí cho các hoạt động thì các trường còn lúng túng trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thuế, liên doanh liên kết… Việc Ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, đội ngũ kế toán của một số trường còn chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc. Mặt khác, việc vận dụng các nghị định, thông tư của Nhà nước vào hạch toán các nghiệp vụ đôi khi còn bị động Nhận thức được điều đó nhà trường cũng dần dần phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên trong suốt 49 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường, chưa có luận văn hay luận án nào viết về tổ chức kế toán tại đơn vị. Qua khảo sát tác giả chỉ thấy có một số luận văn viết về khía cạnh quản lý tài chính. Chính vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là một nhu cầu tất yếu. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên”. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua tìm hiểu tại các thư viện, mạng internet đối với các nghiên cứu về đề tài tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các Trường Đại học, cao đẳng công lập, tác giả thấy tương đối ít. Có một số nghiên cứu trước đây về đề tài này như: Luận văn với Đề tài “Hồn thiện tổ chức hạch toán kế toán chi thường xuyên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân” năm 2010 của tác giả Lê Thị Huyền, Đề tài đã đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng tổ chức kế toán chi thường xuyên tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhưng Đề tài chưa đi sâu tìm hiểu hệ thống tài khoản, tổ chức chứng từ, sổ kế toán các khoản chi tại đơn vị mà tác giả nghiên cứu. Luận văn với Đề tài “Hồn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” năm 2011 của tác giả Phạm Thi Thu Hòa, Đề tài chỉ mới trình bày được nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung tổ chức kế toán nói chung. Mô tả được thực trạng kế toán tại đơn vị khảo sát. Nhưng chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích về tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức chứng từ, sổ kế toán tại đơn vị mà tác giả nghiên cứu. Luận văn với Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung” năm 2010 của tác giả Phạm Thị Băng Thanh chủ yếu mô tả, phân tích thực trạng quản lý tài chính và tổ chức kế toán tại đơn vị từ tổ chức bộ máy đến khâu lập chứng từ, tài khoản, ghi sổ kế toán, báo cáo tài chính. Nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức chứng từ, sổ kế toán tại đơn vị mà tác giả nghiên cứu. Xuất phát từ những tìm hiểu đó, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu vào các vấn đề chính như tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận đối với các Trường Cao đẳng nói chung, nghiên cứu thực tế tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói riêng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động nói riêng. Nghiên cứu thực trạng tổ chức chứng từ kế toán, thực trạng vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và công tác kiểm tra tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các kết luận, biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để có được những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn tác giả phải đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: - Tổ chức kế toán trong các Trường Cao đẳng bao gồm những nội dung gì? - Thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên được thực hiện như thế nào? - Hạn chế và đưa ra các giải pháp trong tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là gì? 1.5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả khảo sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2009 - 2011. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Với đặc thù đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng do đó đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát trực tiếp. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. - Nghiên cứu tại các sách giáo trình kế toán HCSN, các luận văn, luận án liên quan đến đề tài được công bố cơng khai, ……. - Để có các tài liệu thu thập liên quan đến phần thực trạng tác giả phải nghiên cứu các tài liệu của các trường như báo cáo phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, báo cáo tài chính, các sổ sách, các chứng từ cùng với các số liệu thống kê, kế toán khác. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đề tài đã có những đóng góp như sau: Về lý luận: Đề tài trình bày những cơ sở lý luận về tổ chức kế toán thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động nói riêng. - Về thực tiễn: + Đề tài mô tả và phân tích thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, từ đó nêu lên được những vấn đề còn tồn tại. + Đề xuất biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, cũng như điều kiện để thực hiện những biện pháp hoàn thiện đó. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THU, CHI SỰ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 2.1. Tổng quan về các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính 2.1.1. Khái niệm về trường cao đẳng công lập Ngày nay, các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân là những đơn vị không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nằm trong hệ thống đó có các trường cao đẳng công lập. Trường cao đẳng công lập là Trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực sự nghiệp nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý trong các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính * Nhiệm vụ của trường cao đẳng: - Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm cho mình và cho xã hội. - Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các loại hình dịch vụ khoa học, công nghệ và sản xuất; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. - Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính; quản lý giảng viên, cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục. - Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường. - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài sản theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục. - Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên nhà trường. - Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc. - Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý các cấp về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. - Công khai những cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính hàng năm của trường. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. * Quyền hạn và trách nhiệm của trường cao đẳng Trường cao đẳng được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự của trường. * Trách nhiệm dân sự của trường cao đẳng công lập Trường cao đẳng chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với quy định pháp luật. * Tổ chức quản lý trong các trường cao đẳng công lập Mỗi trường cao đẳng công lập đều có những nét đặc thù riêng, do đó để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các trường cao đẳng cần phải tổ chức tốt bộ máy quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng trường. 2.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính. 2.1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính. Chức năng chủ yếu của Trường cao đẳng công lập là thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu mà nhà nước giao. Cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm được lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao và các định mức của Nhà nước. Cơ chế quản lý tài chính này được áp dụng chủ yếu cho Trường cao đẳng công lập không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp. Còn cơ chế tự chủ tài chính thường được áp dụng cho một số Trường cao đẳng công lập có nguồn thu ổn định. Cơ chế tự chủ tài chính được lập dựa trên chức năng nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao. 2.1.3.2. Quy trình quản lý tài chính. Công tác quản lý tài chính tại các Trường cao đẳng công lập được thực hiện theo quy trình từ lập dự toán thu, chi NSNN đến việc tổ chức thực hiện dự toán thu, chi NSNN và cuối cùng là quyết tốn NSNN. Cụ thể như sau: - Lập dự toán thu, chi NSNN - Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi NSNN 2.2. Nội dung, nguyên tắc quản lý thu, chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính 2.2.1. Nội dung quản lý thu sự nghiệp Nguồn kinh phí của các trường cao đẳng công công lập bao gồm: - Ngân sách Nhà nước cấp. - Nguồn thu của trường. 2.2.2. Nội dung quản lý chi sự nghiệp. - Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. - Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, như nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định. - Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện theo cơ chế đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định. - Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với trường cao đẳng công lập. - Chi đầu tư phát triển. - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao; - Chi trả vốn vay, vốn góp. - Các khoản chi khác theo quy định. 2.2.3. Nguyên tắc quản lý thu, chi sự nghiệp - Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu mở đầu của một quá trình quản lý chi. Quản lý chi theo dự toán là cơ sở để đảm bảo cân đối thu – chi, tạo điều kiện chấp hành qui định thu, chi của Trường cao đẳng công lập, đồng thời giúp hạn chế tính tùy tiện của các Trường cao đẳng công lập sử dụng. - Nguyên tắc tiết kiệm, hiêu quả: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính. - Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về quản lý tài chính: Đối với các trường cao đẳng công lập có thu thực hiện tự chủ tài chính thì Trường chủ động xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và áp dụng qui chế trong việc sử dụng kinh phí và nguồn thu của Trường mình. 2.3. Tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu của tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính, cần dựa trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất, tổ chức kế toán phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo thực hiện đúng với luật kế toán, nghị định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước ban hành, trên cơ sở đó vận dụng phù hợp vào đơn vị để đảm bảo hạch toán kế toán chính xác Thứ hai, tổ chức kế toán phải bảo đảm tính thống nhất giữa kế toán và quản lý. Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động, khối lượng nghiệp vụ phát sinh, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ kế toán Trong quá trình tổ chức công tác kế toán, nhất là tổ chức bộ máy phải tùn thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Ngoài ra còn tuân thủ một số nguyên tắc khác như nguyên tắc chuyên môn và hợp tác hóa lao động, nguyên tắc hiệu qủa. 2.3.2. Nội dung tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp 2.3.2.1. Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi sự nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Tại các trường cao đẳng công lập, công việc kế toán thường được phân ra các phần hành và bộ máy kế toán thường được tổ chức thành các bộ phận công tác cụ thể như sau: Bộ phận kế toán vốn bằng tiền; Bộ phận kế toán tài sản, vật tư; Bộ phận kế toán thanh toán; Bộ phận kế toán nguồn kinh phí và các quỹ; Bộ phận kế toán các khoản thu; Bộ phận kế toán các khoản chi; Bộ phận kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính Nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành bao gồm: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. 2.3.2.2. Tổ chức công tác kế toán thu, chi sự nghiệp - Tổ chức chứng từ thu, chi sự nghiệp Căn cứ vào điều 4, khoản 7 Luật Kế toán “Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ hoặc vật mang tin về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành và làm căn cứ để ghi sổ kế toán”. Chứng từ kế toán chính là nguồn thông tin ban đầu rất quan trọng để tạo lập ra những thông tin tổng hợp tiếp theo nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Để đảm bảo cho số liệu kế toán có giá trị pháp lý, tính trung thực khách quan đòi hỏi mọi số liệu được ghi vào sổ kế toán phải được chứng minh bằng các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Hiện nay, tại các trường cao đẳng công lập, chứng từ tế toán nói chung và chứng từ kế toán thu, chi sự nghiệp nói riêng phải được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo Quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và chế [...]... định số 25/QĐ-CĐKTKT ngày 15/4/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên) : 3.2 Thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 3.2.1 Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi sự nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên áp dụng theo mô hình kế toán tập trung Bao gồm 5 cán bộ nhân viên: 1 kế toán trưởng... thấy có một số luận văn viết về khía cạnh quản lý tài chính Chính vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là một nhu cầu tất yếu Xác định được tầm quan trọng đó, tác giả nghiên cứu luận văn “Hồn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Kết cấu của luận văn được chia thành 4 nội... cho thấy tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên vận dụng tương đối chuẩn xác theo chế độ kế toán hiện hành - Tổ chức sổ sách kế toán thu, chi sự nghiệp Hệ thống sổ kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính Đối với sổ tổng hợp đơn vị mở theo tài khoản cấp 1 được quy định trong chế độ kế toán Còn đối với sổ chi tiết thì... thuật Điện Biên bao gồm: Danh mục sổ tổng hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên: mở sổ đầy đủ tương ứng với các TK theo quy định Qua nghiên cứu cho thấy tổ chức hệ thống sổ kế toán của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên tương đối đầy đủ về mặt số lượng, sổ chi tiết được mở tương đối đủ cho các đối tượng kế toán liên quan đến Trường - Tổ chức báo cáo kế toán thu, chi sự nghiệp Hệ... được công nhận nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, theo quyết định số 1973/QĐ-BGDĐT, ngày 09/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về việc Thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Điện Biên trên cơ sở trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên 3.1.2 Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên * Đặc điểm hoạt động: Tổ... lượng nghiệp vụ, đối tượng kế toán mà Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên xác định số lượng, nội dung sổ chi tiết để dễ dàng theo dõi, đối chi u Qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho thấy: Với khối lượng nghiệp vụ vừa phải, số lượng tài khoản không quá lớn, đơn vị chọn hình thức ghi sổ là Nhật ký – sổ cái Hệ thống sổ kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện. .. tra kế toán chỉ được thực hiện khi cú quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THU, CHI SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 3.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 10/11/1963: Trường nghiệp vụ Tài chính và Trường nghiệp vụ Kỹ thuật Nông nghiệp. .. tế - Kỹ thuật Điện Biên * Xây dựng cơ chế chi tiêu ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, Nhà trường được phép xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho các nội dung chi hoạt động thường xuyên tại Nhà trường Mức chi cụ thể có thể được xây dựng thấp, bằng hoặc cao hơn định mức chi của Nhà nước Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật. .. ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 4.1 Kết luận về thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 4.1.1 Ưu điểm Qua khảo sát thực tế tại đơn vị cho thấy Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đó thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán Kết quả được thể hiện như sau : Về quản lý tài chính: Bước đầu thực... môn; chi mua sắm sửa chữa lớn tài sản cố định và nhóm mục chi khác Nhìn chung mức chi cho sự nghiệp đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên ở các nhóm, mục chi đều có sự thay đổi đáng kể qua các năm Trong đó nhóm mục chi thanh toán cá nhân và nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn có sự gia tăng mạnh mẽ và chi m tỷ trọng cao trong tổng chi cho sự nghiệp đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - . toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 3.2.1. Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi sự nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. trọng cao trong tổng chi cho sự nghiệp đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. * Xây dựng cơ chế chi tiêu ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Là đơn vị sự nghiệp. câu hỏi sau: - Tổ chức kế toán trong các Trường Cao đẳng bao gồm những nội dung gì? - Thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên được thực