1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề tốt nghiệp phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần mai linh “

90 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 416,37 KB

Nội dung

chuyên đề tốt nghiệp phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần mai linh “

Luận văn cuối khóa LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy hội song cũng rất nhiều rủi ro và thách thức, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để hoà nhập và thích ứng với môi trường mới đầy cạnh tranh. Mà muốn tồn tại không cách nào là phải huy động mọi nguồn lực sẵn của mình kết hợp với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho hiệu quả nhất. Điều bản của hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện nay là làm sao được lợi nhuận cao nhất, vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu định lượng, là đòn bẩy kinh tế kích thích các doanh nghiệp vươn lên, là nguồn tài chính bản để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lợi nhuận và các biện pháp hiệu quả đẻ nâng cao lợi nhuận, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu: “Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội” Nội dung để tài gồm 3 chương: Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội Chương III: Phương hướng phát triển và các biện pháp gia tăng lợi nhuận của công ty Mặc dù đã nhiều cố gắng song do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài luân văn này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy và cac chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Khoa, các thầy giáo trong bộ môn và các chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Vũ Thị Nguyên 1 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa CHƯƠNG I: LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 1.1.1 Lợi nhuận doanh nghiệp Khái niệm Theo Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt đéng kinh doanh. Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Từ góc độ của doanh nghiệp, thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Nội dung lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: * Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. • Lợi nhuận từ hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ: Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ: Lợi nhuận hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ; 2 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa = DTT - Doanh thu thuần = - Các khoản giảm trừ (nếu có) Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: - Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trị giá hàng trả lại và thuế gián thu. - Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Doanh thu HĐTC gồm: tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu từ đóng góp cổ phần, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi, chênh lệch lợi do tỷ giá hối đoái, Chi phí HĐTC là chi phí cho những hoạt động trên. 3 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Luận văn cuối khóa Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC * Lợi nhuận khác. Là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Thu nhập khác gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ), thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác. Ý nghĩa của lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thể hiện ở chỗ: Lợi nhuận tác động tới tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp tồn tại và phát triển hay không đều quyết định là 4 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòi hỏi quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu bản nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận còn là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước thu một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư xây dựng sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước thực hiện điều tiết lợi ích trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau do nó những hạn chế nhất định: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, những nhân tố thuộc về chủ quan, những nhân tố khách quan và sự bù trừ lẫn nhau. Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ làm cho việc so sánh lợi nhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan toàn diện. Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn thể lớn hơn nhưng doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn nhưng công tác quản lý tốt hơn. 5 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận. 1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả kinh doanh giữa các thời kỳ trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất càng cao (tức là mức doanh lợi càng cao) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. nhiều cách xác định tỷ suất lợi, mỗi cách nội dung kinh tế riêng để đánh giá kết qua trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận thường dùng: * Tỷ suất lợi nhuận vốn Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trước thuế hoặc sau thuế với toàn bộ số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân). Công thức xác định: P(Pr) Tsv = x 100% V đk + V ck V bq V bq = 2 VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi. VLĐ gồm: Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm. Trong đó: Tsv: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn). 6 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa P(Pr): Là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ. Vbq: Là tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ VCĐbq: Vốn cố định bình quân. VLĐbq: Vốn lưu động bình quân Vđk: Số vốn kinh doanh đầu kỳ. Vck: Số vốn kinh doanh cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (hoặc lợi nhuận ròng). Do đó, tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng vốn hiệu quả nhất hay mang lại nhiều lợi nhuận từ số vốn tham gia kinh doanh nhỏ nhất. * Tỷ suất lợi nhuận giá thành. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Công thức xác định: P(Pr) T sg (%) = x 100% Z tb Trong đó: Tsg: là tỷ suất lợi nhuận giá thành Zơtb: là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. P(Pr): là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ. 7 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa Công thức xác định: P (Pr) Tst (%) = x 100% T Trong đó: Tst (%): Tỷ suất lợi nhuận doanh thu P (Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cụ thể: trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và số vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh doanh trong kỳ. Công thức xác định: Pr Tsh(%) = x 100% Vcsh Trong đó: Tsh(%) : Là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Vcsh : Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng của đồng vốn chủ, cụ thể: nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Do đó: Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu vốn quan tâm nhất. Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn thể xác định doanh lợi vốn đi vay, doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong những trường hợp cần thiết. 8 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. Lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề lợi nhuận được quan tâm hơn bao giờ hết và sự gia tăng lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Điều này được xuất phát từ những lý do sau: Xuất từ vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản xuất và phân phối theo kế hoạch của Nhà nước nên vai trò của lợi nhuận không được phát huy và bản thân doanh nghiệp cũng không thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động lãi hay lỗ đều nộp vào ngân sách hoặc được ngân sách Nhà nước cấp. Ngày nay, trong chế thị trường sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, nhiều thành phần kinh tế ra đời cùng với sự xoá bỏ bao cấp với thành phần kinh tế Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt thì chỉ bằng cách kinh doanh lãi thì doanh nghiệp mới thể tồn tại và phát triển được. Phần lợi nhuận còn lại sau khi bù đắp các chi phí sẽ là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp tái sản xuất, đầu tư mở rộng và đáp ứng những nhu cầu khác. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nguồn tích luỹ chủ yếu là từ lợi nhuận thu được. Lợi nhuận vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động tới việc hoàn thiện và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lợi nhuận cao và ổn định thì uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, mở rộng được thị trường và liên kết với nhiều đơn vị khác. 9 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa Bên cạnh đó, việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả (có lãi) sẽ nộp thuế cho NSNN, làm tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, không sự bao cấp về vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự khẳng định mình trên thương trường cũng như trong nền kinh tế. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh, làm ăn lãi, vốn tích lũy hàng năm phải tăng lên. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đã từng bước thích nghi; biết tìm ra những hướng đi đúng đắn và từng bước làm ăn hiệu quả. Trên sở đó thể tự tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Chưa linh hoạt trong việc xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn còn một số doanh nghiệp còn chậm thích ứng với chế thị trường dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Nhà nước và nhà quản lý cần quan tâm, các chính sách để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tiễn cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau. Điều này đặt ra vấn đề tháo gỡ dần sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp trong nước để kích thích tính sáng tạo, tự chủ của các doanh nghiệp đồng thời xóa bỏ tính ỷ lại của một số doanh nghiệp 10 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 [...]... hệ làm ăn tốt đẹp với công ty như: Công ty đường Biên Hoà (cung cấp đường), công ty TNHH Nhân Nghĩa (sắn lát), công ty TNHH Hải Phương (gạo), công ty thuỷ tinh Hải Phòng (chai) Đây đều là những công ty lớn, tuy các sản phẩm này mang tính thời vụ cao nhưng do thực hiện tốt công tác dự trữ, bảo quản nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho công ty vẫn rất ổn định, tạo điều kiên thuận lợi để công ty hoạt động,... dựng các công trình công cộng Với thời gian gấp rút, trong vòng một năm, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty - Ngày 6/12/2006, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) Sau khi cổ phần công ty đã phải đối mặt với bao khó khăn của thời kỳ đầu thực hiện cổ phần hóa... kinh doanh của công ty thiếu, để đảm bảo sản xuất kinh doanh công ty phải dùng nhiều biện pháp để tăng tốc độ quay vòng vốn, vay vốn ngân hàng để hoạt động Trong khi đó các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất lại phải chuẩn bị theo mùa vụ như các loại hoa quả, sắn lát… - Công ty chưa bộ phận chuyên về phân tích và quản lý tài chính nên việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều... ngành nghề kinh doanh để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp - Chú trọng tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp để tài chính doanh nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những tư vấn giá trị, kịp thời đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp 19 SV: Vũ... tài chính đều dựa vào trên cán bộ chuyên ngành kế toán hiện đang làm các công tác quản lý, nhiều lúc còn dựa vào các kinh nghiệm tích luỹ Nếu công ty cán bộ chuyên trách về tài chính sẽ giúp việc quản lý về tài chính được tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn trong đó vốn lưu động 2.2.2 Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội Tài sản và nguồn vốn là những yếu... sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí quyết công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực 31 SV: Vũ Thị Nguyên - Lớp: K42/11.01 Luận văn cuối khóa của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được những thành công đáng tự hào 2.2 Tình hình kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội 2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong những... của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn và nghiệp vụ * Các phòng ban chức năng: - Văn phòng: Tham mưu cho giám đốc về tiền lương, nhân sự, hành chính, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng - Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền... được người dân ưu chuộng và tin dùng Năm 1993, theo nghị định NĐ388/CP của chính phủ, nhà máy Rượu Hà Nội dược nâng cấp và đổi tên thành Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt Nam theo quyết định số 443 - CNn/TCLĐ ngày 7/5/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ: Tên doanh nghiệp : Công ty CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI Tên giao dịch : HALICO (Hanoi Liquor Company) Địa chỉ... kinh doanh: Từ năm 1993, nhà máy rượu với các phân xưởng được nâng cấp thành công ty rượu với các thành viên Công ty là đơn vị hạch toán độc lập đày đủ tư cách pháp nhân, thực hiện cả sản xuất, kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu trực tiếp Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập Mọi công việc hạch toán đều do phòng kế toán của công ty thực hiện Các xí nghiệp thành viên của công ty gồm... Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam tạo cho công ty tiền đề để xây dựng và phát triển khẳng định vị trí của mình - Công ty một đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ, năng động, sáng tạo yêu nghề Đây là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng là động lực cho những thành quả của công ty trong thời gian vừa qua Công . II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội được thành lập. kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. kinh doanh để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Chú trọng tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp

Ngày đăng: 25/05/2014, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w