289 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển chung của đất nước, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội) cũng đang trên đà đổi mới và đi lên nhanh chóng. Từ khi được tách ra khỏi Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex Việt Nam) và hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần thì công ty đã đạt được kết quả bước đầu như: sản lượng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng tăng, tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng tại một số thị trường chính như Nhật Bản, EU. Bên cạnh đó công ty cũng xúc tiến việc tìm kiếm và mở rộng thêm những thị trường mới như : Hàn Quốc, Nam Phi, Nga .Tuy nhiên công ty cũng gặp phải một số khó khăn, rào cản khi xuất khẩu sang một số thị trường trọng điểm trong đó có thị trường Mỹ. Cũng như một số công ty khác trong toàn ngành thuỷ sản Việt Nam, năm 2005 sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của công ty đã bị Mỹ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Do phải chịu một mức thuế cao hơn nên sản phẩm của công ty không có tính cạnh tranh cao tại thị trường Mỹ và hầu như công ty không (hoặc ít) xuất sang thị trường này trong hai năm trở lại đây. Thị trường thuỷ sản Mỹ là một thị trường lớn, sức tiêu thụ cao nên việc bị loại bỏ khỏi thị trường này là một khó khăn lớn trong quá trình phát triển của công ty trong tương lai. Việc tìm cách tháo gỡ khó khăn trên là một vấn đề cấp thiết của công ty hiện nay. Với mong muốn góp một phần công sức của mình trong việc cải thiện tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ” Vũ Thị Bích Marketing 46A 1 Chuyên đề tốt nghiệp 2- Mục đích nghiên cứu Với phạm vi và nội dung của đề tài này, tôi muốn gợi mở một số biện pháp nhằm tìm kiếm cơ hội giúp sản phẩm của công ty có thể xâm nhập và đứng vững tại thị trường Mỹ trong thời gian sắp tới. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ trong vòng 5 năm trở lại đây (2001-2005). 4- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, duy vật biện chứng. Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu và các chữ viết tắt thì kết cấu đề tài gồm có 3 phần chính sau: Chương 1: Thị trường thuỷ sản Mỹ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà Nội vào thị trường Mỹ Chương 3: Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Seaprodex Hà Nội vào xuất khẩu vào thị trường Mỹ Vũ Thị Bích Marketing 46A 2 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1 THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 1.1.1. Khái quát về nền kinh tế Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, với tổng diện tích là 9.631.418 km2, chiếm 6,2 diện tích toàn cầu và dân số là 295,7 triệu người (năm 2005). Mỹ là một nước liên bang với 50 bang trong đó có 48 bang nằm liền kề với nhau trong phần lục địa Bắc Mỹ và hai bang nằm bên ngoài là Alaska và Hawai. Kể từ giữa thế kỷ XIX nước Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc trong việc phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, trở thành cường quốc kinh tế số một của thế giới. Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2005, GDP của Mỹ ước đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 28% tổng GDP của toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trung bình 4,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ năm 2005 đạt 42.000 USD. Mỹ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thờì cũng là một trong ba nước thành viên sáng lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Mỹ đã có quan hệ buôn bán với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 20005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ ước đạt 2.570 tỷ USD bằng 20% GDP. Các bạn hàng lớn và quan trọng của Mỹ là Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Mêhicô Nền kinh tế của Mỹ rất mạnh và đóng vai trò chi phối nền kinh tế thế giới trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, y tế, giáo dục .Tuy nhiên, hiện nay mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng thể hiện trong cán cân thương mại với các nước khác. Năm 2005, thâm hụt cán cân thương mại Vũ Thị Bích Marketing 46A 3 Chuyên đề tốt nghiệp hàng hoá quốc tế của Mỹ là 716,7 triệu USD tăng 17,5% so với năm 2004 và chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc. Trong những năm tới ưu tiên trong chính sách ngoại thương của Mỹ là tăng cường việc khai phá và mở rộng những thị trường xuất nhập khẩu mới tiềm năng, trong đó có Việt Nam. Có thể nới với sự đa dạng về chủng tộc của dân Mỹ, thu nhập bình quân đầu người cao, sức mua lớn và tâm lý thích tiêu dùng của người dân thì Mỹ trở thành một thị trường khổng lồ cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ; tạo nên sức hút mạnh mẽ từ các nước xuất khâu trên toàn thế giới. 1.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995.Tháng 12 năm 2ô1 hiệp định thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực. Gần đây nhất, ngày 20/12/2006 Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTA) với Việt Nam. Đây được coi là một mốc son quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã không ngừng phát triển trong thời gian vừa qua. Kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều giữa hai nước đã tăng tử 220 triệu USD năm 1994 lên 9,5 tỷ USD vào năm 2006. Hiện nay Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên 8,5 tỷ USD năm 2006. Nếu tính riêng về xuất khẩu thì hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua chủ yếu gồm: dệt may, giày dép, đồ gỗ, thuỷ sản, nông sản . Vũ Thị Bích Marketing 46A 4 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản Mỹ Mỹ là một trong những quốc gia có nguồn lợi thuỷ hải sản rất phong phú vàđa dạng. Nhờ vào hệ thống quản lý khoa học và hiện đại của nhà nước đối với các nguồn lợi trên mà ngành thuỷ sản Mỹ cũng rất phát triển. Mỹ tập trung vào khai thác và nuôi trồng các loại thuỷ hải sản có giá trị cao, mang lại lợi nhuận lớn và rất được ưa chuộng tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Xu hướng trong những năm tới của ngành thuỷ sản Mỹ là hạn chế hoạt động đánh bắt đồng thời tăng cường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản đang ngày càng cạn kiệt như hiện nay. 1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản Mỹ là nước có đường bờ biển dài tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với trữ lượng thuỷ hải sản rất phong phú. Bên cạnh đó với sự trợ giúp của khoa học kĩ thuật hiện đại nên hoạt động khai thác thuỷ sản của Mỹ diễn ra rất sôi động và đạt năng suất cao. Các sản phẩm đánh bắt chủ yếu là cá và tôm. Hạm tàu cá của Mỹ được phân bố hợp lý ở cả 3 tuyến ven bờ, xa bờ và viễn dương, được trang bị máy móc hiện đại tối tân với đội ngũ thợ thuyền và thuỷ thủ tay nghề cao. Hạm tàu cá của Mỹ có trên 30000 tàu với tổng trọng tải đăng ký trên 1,6 triệu tấn. Trong các sản phẩm cá khai thác thì cá Hồi là một trong những mặt hàng đem lai doanh thu cao nhất. Mỹ là nước đứng thứ hau thế giới về sản lượng cũng như giá trị khai thác cá Hồi chỉ sau Nhật Bản. Sản lượng khai thác chủ yếu tập trung ở hai loài là: cá Hồi bắc Thái Bình Dương và cá Hồi Đỏ Thái Bình Dương. Hoạt động khai thác tôm cũng diễn ra sôi động không kém với đội tàu đánh bắt xa bờ rất hiện đại. Sản phẩm khai thác chủ yếu là tôm he nâu và tôm he bạc. Tôm hùm là nguồn lợi quý hiếm của Mỹ và được bảo vệ đặc biệt. Mỹ là nước khai thác tôm hùm lớn thứ hai trên thế giới sau Canada. Hoạt động Vũ Thị Bích Marketing 46A 5 Chuyên đề tốt nghiệp khai thác tôm hùm của Mỹ chủ yếu diễn ra ở vùng biển phía đông Đại Tây Dương. Từ năm 1980 trở lại đây sản lượng khai thác tôm hùm của Mỹ liên tục tăng, chiếm 68% sản lượng tôm hùm khai thác của thế giới. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Mỹ chiếm 6% tổng sản lượng của thế giới, đứng thứ 5 sau các nước Trung Quốc, Pêru, Chi lê, Nhật Bản. Trong những năm gần đây sản lượng khai thác thuỷ sản nói chung của Mỹ có xu hướng giảm dần do chính sách hạn chế của Nhà nước nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản và môi trường biển. 1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Mỹ là một trong 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất thế giới. Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ rất chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian tới Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và không chú trọng tới việc tăng sản lượng. Trong vòng 10 năm từ 1990 đến 1999 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của Mỹ chỉ tăng có 1,3 lần (từ 350000 tấn lên 460000 tấn). Bảng 1.1: Sản lượng nuôi trồng của ngành thuỷ sản Mỹ Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng (1000 tấn) 460 468 479 497 544 558 563 Giá trị (triệu USD) 798 887 935 866 806 786 779 Nguồn: CFA ( Casfish Farmers of America) - Hiệp hội Cá nheo Mỹ (2006) Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Mỹ tập trung chủ yếu vào một số loài có nhu cầu cao trên thế giới như cá nheo (chiếm trên 60% sản lượng nuôi trồng), cá hồi (12%), tôm nước ngọt (7%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, vẹm, hàu) chiếm khoảng 5%, các loài thuỷ sản khác chỉ chiếm khoảng 15%. Trong những năm tới, các nhà nuôi trồng thuỷ sản Mỹ sẽ tập trung vào sản xuất, nuôi trồng các loại sản phẩm sạch đang rất được ưa chuộng hiện nay. Vũ Thị Bích Marketing 46A 6 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản Chế biến thuỷ sản là hoạt động quan trọng nhất của ngàng thuỷ sản Mỹ. Mạng lưới các cơ sở chế biến thuỷ sản có mặt ở khắp nơi với tổng số khoảng 1300 cơ sở. Các cơ sở này đều được trang bị máy móc rất hiện đại với năng lực vào khoảng 740000 tấn thuỷ sản mỗi năm. Ngành chế biến thuỷ sản Mỹ vừa là để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vừa để xuất khẩu. Do người tiêu dùng Mỹ ưa dùng các sản phẩm tinh chế và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nên các cơ sở chế biến thuỷ sản chú trọng áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các sản phẩm chế biến chủ yếu bao gồm: sản phẩm tươi và đông lạnh, thuỷ sản đóng hộp và các sản phẩm phi thực phẩm (sản phẩm kỹ thuật). 1.3. Tình hình nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ 1.3.1. Tình hình tiêu thụ một số loại sản phẩm thuỷ sản chính tại Mỹ - Tôm: là mặt hàng thuỷ sản được ưa thích nhất tại Mỹ và có khối lượng tiêu thụ rất lớn và cao hơn hẳn so với các loại thuỷ sản khác. Trong khi đó khả năng nuôi trồng và khai thác tôm tự nhiên của Mỹ là rất thấp. Vì vậy, trong nhiều năm qua nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho thị trường Mỹ chủ yếu là hàng nhập khẩu. Mỗi năm Mỹ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Mỹ và chiếm 37% giá trị nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản. - Cá ngừ: thị trường Mỹ hàng năm tiêu thụ khoảng 1/3 trong tổng số 2,2 tỷ hộp cá ngừ được bán ra trên toàn thế giới. Cá ngừ hộp không đắt và dễ chế biến nên tiêu thụ rất mạnh. Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa thích cá ngừ tươi sống hơn. - Cá hồi, cua biển và một số loại thuỷ sản khác: cá hồi, cua biển là hai loại thuỷ sản cao cấp có giá trị cao và tiêu thụ ổn định trên thị trường Mỹ. Cá da trơn, cua ghẹ, trai sò . ngày càng tiêu thụ mạnh. Vũ Thị Bích Marketing 46A 7 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1.2: 10 sản phẩm tiêu thụ hàng đầu tại thị trường Mỹ Đơn vị: pound/người STT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Sản phẩm Mức tiêu thụ Sản phẩm Mức tiêu thụ Sản phẩm Mức tiêu thụ 1 Tôm 3,7 Tôm 4 Tôm 4,2 2 Cá ngừ hộp 3,1 Cá ngừ hộp 3,4 Cá ngừ hộp 3,3 3 Cá hồi 2,02 Cá hồi 2,219 Cá hồi 2.154 4 Cá minh thái 1,557 Cá minh thái 1,706 Cá minh thái 1,277 5 Cá da trơn 1,103 Cá da trơn 1,137 Cá da trơn 1,091 6 Cá rô phi 0,658 Cá tuyết 0,644 Cá tuyết 0,696 7 Cua/ghẹ 0,568 Cua/ghẹ 0,609 Ngao/nghêu 0,626 8 Cá tuyết 0,545 Cá rô phi 0,541 Cua/ghẹ 0,603 9 Ngao/nghêu 0,401 Ngao/nghêu 0,525 Cá dẹt 0,471 10 0,317 Điệp 0,33 Cá rô phi 0,332 Tổng 15,5 16,3 16,6 Nguồn: Trung tâm thông tin - Bộ Thương Mại (2005) 1.3.2. Sản lượng nhập khẩu · Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ là thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn. Sự thâm hụt thương mại thuỷ sản (thể hiện trong bảng 1) đã tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1990 lên 3,9 tỷ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thuỷ sản của nước này. Trong cơ cấu nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ ta sẽ nhận thấy rõ sự chênh lệch, khác biệt giữa các sản phẩm cũng như thị trường nhập khẩu khác nhau. Nó chủ yếu tập trung vào một số loại sản phẩm chính như tôm . và từ các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới như Trung Quốc . Bảng 1.3: Giá trị thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ. Đơn vị: nghìn USD Năm Nhập khẩu Xuất khẩu 1990 5.573.241 3.019.861 1991 5.999.580 3.281.746 Vũ Thị Bích Marketing 46A 8 Chuyên đề tốt nghiệp 1992 6.024.064 3.582.545 1993 6.290.233 3.179.474 1994 7.043.431 3.229.585 1995 7.141.428 3.383.589 1996 7.080.411 3.177.858 1997 8.138.840 2.850.311 1998 8.578.766 2.400.338 1999 9.407.307 2.945.014 2000 10.453.251 3.055.261 2001 10.150.160 3.319.600 2002 10.121.262 3.119.651 2003 11.095.475 3.266.487 Nguồn : Thống kê nghề cá của FAO Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) trong năm 2003, tăng 0,7 pound so với năm 2002. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Năm 1992, Hoa Kỳ nhập 6,02 tỷ USD, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ thấp hơn Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 Hoa Kỳ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. Năm 1999, tổng nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản đạt giá trị 9,3 tỷ USD. Các nhà cung cấp châu Á đã chiếm 40% thị phần trong giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ. Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm 17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2001 là 10,15 tỷ USD, năm 2002 là 10,12 tỷ USD. 1.3.3. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu Người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thuộc nhiều nguồn gốc và tầng lớp, rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở Hoa Kỳ cũng rất đa dạng cả về chất lượng cũng như số lượng, có phần dễ tính hơn, không quá khắt khe như châu Âu và Nhật Bản. Hoa Kỳ nhập hơn 100 mặt Vũ Thị Bích Marketing 46A 9 Chuyên đề tốt nghiệp hàng thuỷ sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất, với đủ loại giá cả khác nhau. Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ năm 2003 Nguồn: Báo cáo thường niên Bộ Thương Mại Mỹ (2003) - Tôm: Là mặt hàng ưa thích nhất tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 37% giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Chỉ tính riêng năm 2001, giá trị nhập khẩu tôm tươi, đông lạnh và chế biến đạt 3,6 tỷ USD. Hoa Kỳ nhập khẩu 19 loại sản phẩm tôm khác nhau, nhưng chỉ có 3 sản phẩm cho giá trị lớn nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm vỏ bỏ đầu. Tiêu thụ tôm của người Mỹ năm 2002 đạt mức kỷ lục 3,7 pound/ người, vượt cả cá ngừ vốn là sản phẩm thuỷ sản có lượng tiêu thụ cao nhất trong nhiều năm liền (2,9 pound/ người). Năm 2002, nhập khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 3,8 tỷ USD, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu. Tôm hùm ngày càng được người Mỹ ưa chuộng và là một trong những sản phẩm thuỷ sản cao cấp. Giá trị nhập khẩu tôm hùm năm 2000 đạt mức kỷ lục 870 triệu USD, đứng hàng thứ ba về giá trị và chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Riêng nhập khẩu tôm hùm đông nguyên con đạt 530 triệu Vũ Thị Bích Marketing 46A 10 [...]... giá trị xuất của công ty Định hướng trong các năm tới của công ty là tập trung mọi nỗ lực cho các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng phát triển thêm các thị trường mới như: thị trường Nam Phi, Hàn Quốc Ngoài ra công ty cũng chuyển Vũ Thị Bích Marketing 46A Chuyên đề tốt nghiệp 29 hướng hoạt động sang thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước về mặt hàng thuỷ sản... các nhà phân phối thuỷ sản Mỹ bao gồm 300000 nhà hàng và 26000 cửa hàng bán lẻ trong nước Hệ thống phân phối hàng thuỷ sản trên thị Vũ Thị Bích Marketing 46A Chuyên đề tốt nghiệp 14 trường Mỹ được chia làm hai loại: thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ Đặc trưng của phân phối hàng thuỷ sản ở Mỹ là chịu sự chi phối của công đoàn bán lẻ thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu và sự phát triển. .. tại thị trường Mỹ, trung bình hàng năm đạt doanh số khoảng 13 tỷ USD Hệ thống phân phối thuỷ sản bán lẻ của Mỹ được vận hành như sau: thuỷ sản có nguồn gốc nước ngoài hoặc các sản phẩm chế biến tại Mỹ được phân phối đến các công ty thương mại lớn, hệ thống siêu thị, các nhà nhập khẩu hoặc các đại lý lớn Từ các đại lý thuỷ sản này lại đến các nhà hàng lớn Vũ Thị Bích Marketing 46A Chuyên đề tốt nghiệp. .. Vũ Thị Bích Marketing 46A Chuyên đề tốt nghiệp 17 Chương 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY SEPRODEX HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1 Tổng quan về công ty Seaprodex Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. .. ngoài Các cửa hàng, đại lý trong nước Các cửa hàng, đại lý tại nước ngoài Khách hàng Trong các nhà nhập khẩu thì thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 70% sản lượng xuất khẩu của công ty Khi xuất sang thị trường Nhật công ty thông qua một số nhà phân phối lớn trong đó lớn nhất là công ty Nichirei Đây là bạn hàng truyền thống quen thuộc từ nhiều năm nay của công ty khi thâm nhập tại thị trường. .. phát triển của ngành công nghiệp nhà hàng 1.4.1 Kênh bán buôn Kênh bán buôn của thị trường thuỷ sản Mỹ được đảm nhiệm bởi những công ty thuỷ sản hàng đầu Thông qua hệ thống bán buôn hàng thuỷ sản được cung cấp cho trên 1300 cơ sở chế biến thuỷ sản trên toàn quốc và hệ thống siêu thị, các đại lý lớn, các nhà phân phối chính và các nhà bán lẻ Quá trình vận hành và điều phối hàng thuỷ sản tại thị trường Mỹ... khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng đáng kể Vũ Thị Bích Marketing 46A Chuyên đề tốt nghiệp 36 Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhảy vọt Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của. .. 14,6 2006 2600 15 Sản phẩm của công ty hiện nay đã có mặt ở rất nhiều thị trường khác nhau trên thế giới trong đó nhiều nhất là thị trường Nhật Bản chiếm tỉ lệ 70,7% tổng giá trị xuất khẩu của công ty, tiêp đến là các thị trường EU (6,6%), Hồng Kông (6,6) và các thị trường khác là 18,18% Hình 2.3 : Kênh phân phối sản phẩm của Seaprodex Hà Nội Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm: tôm chiếm... độ hấp dẫn của thị trường: Thị trường Mỹ rất rộng lớn và tiềm năng với tất cả các loại sản phẩm và các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới Vì vậy, tất cả đều coi thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng ở hiện tại hoặc là mục tiêu hướng đến trong tương lai Do đó mức độ cạnh tranh tại thị trường này với tất cả các loại sản phẩm là rất gay gắt 2.2.1.2 Hệ thống tiêu thụ Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ... hệ thống bán lẻ thuỷ sản Mỹ là hệ thống siêu thị và các nhà hàng - Bán qua hệ thống siêu thị: hệ thống siêu thị tiêu thụ trên 40% giá trị bán lẻ hàng thuỷ sản Hàng thuỷ sản tại các siêu thị rất đa dạng và phong phú, không chỉ có hàng thuỷ sản đông lạnh mà còn có sản phẩm tươi sống thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng - Bán qua hệ thống các nhà hàng, nhà hàng công cộng và dịch vụ ăn nhanh: thuỷ sản bán . khẩu của công ty vào thị trường Mỹ nên tôi đã chọn đề tài Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị. Marketing 46A 13 Chuyên đề tốt nghiệp trường Mỹ được chia làm hai loại: thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Đặc trưng của phân phối hàng