Các phương pháp tính giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu 289 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 50 - 52)

Giá xuất khẩu được xác định dựa vào những căn cứ chủ yếu sau đây: - Chi phí mua hàng đầu vào

- Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Giá hiện hành của sản phẩm trên thị trường

- Giá hàng hoá tương ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường - Cầu thị trường

- Các chính sách xuất khẩu do nhà nước quy định - Chính sách nhập khẩu của Mỹ và quốc tế

Tuỳ theo từng mặt hàng, thị trường, chiến lược của công ty mà xác định xem yếu tố nào là quan trọng nhất trong việc xây dựng giá xuất khẩu.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính giá xuất khẩu nhưng phổ biến vẫn là hai phương pháp giá FOB và giá CIF.

- Giá FOB:

+ Giá FOB được công ty xây dựng khi hàng hoá được thoả thuận là giao nhận tại cảng Việt Nam.

+ Công thức tính:

Giá FOB = Giá mua hàng + lãi ngân hàng + chi phí quản lý + thuế XNK + thuế thu nhập doanh nghiệp + chi phí lưu thông vận chuyển + mức lãi dự kiến. Phương pháp tính giá này có ưu điểm là an toàn, doanh nghiệp không phải chịu những rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hay lưu thông sản phẩm trên thị trường.

- Giá CIF:

+ Giá CIF được công ty xác định khi khách hàng yêu cầu hàng hoá được giao nhận tại cảng do bên mua quy định.

+ Công thức tính:

Giá CIF = Giá FOB + chi phí vận chuyển tới cảng của bên mua + chi phí bảo hiểm.

Các phương pháp cũng có thể thay đổi tuỳ theo từng thời điểm và thị trường khác nhau.

Trái ngược với giá FOB, phương pháp tính giá CIF có độ rủi ro cao hơn vì công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm trong quá trình vận chuyển tới cảng của bên mua.

Trong cả hai phương pháp trên, đối với những công ty nào có sản phẩm bị đánh “thuế chống bán phá giá” khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì cũng phải cộng thêm khoản thuế này vào công thức tính giá xuất khẩu chung.

Hiện nay, theo quy định của Mỹ về việc mua “bond” hay nộp tiền ký quỹ hàng năm đối với các doanh nghiệp của Mỹ nhập khẩu thuỷ sản từ những doanh nghiệp hay quốc gia đang bị áp thuế chống bán phá giá thì doanh nghiệp xuất khẩu là người phải chịu khoản chi phí này. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý xem xét việc có nên đưa khoản chi phí này khấu trừ dần vào giá xuất khẩu sản phẩm hay không.

Một phần của tài liệu 289 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w