Chiến lược của công ty Seprodex Hà Nội xuất khẩu vào Mỹ

Một phần của tài liệu 289 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 45 - 48)

Hiện nay, đối với tất cả các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đều có hai chiến lược cạnh tranh cơ bản là cạnh tranh bằng giá và cạnh tranh bằng sự khác biệt của sản phẩm. Chiến lược cạnh tranh bằng giá thường sử dụng biện pháp giá bán sản phẩm thấp nhằm thu hút được sự chú ý và khuyến khích hành động mua do đánh được vào tâm lý thích giá thấp của khách hàng. Chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt của sản phẩm là cạnh tranh sử dụng sự khác biệt về công dụng, đối tượng sử dụng, đề tài, mẫu mốt, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm...

Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam, công ty Seaprodex Hà Nội là những người đến sau tại thị trường Mỹ so với các công ty xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan...Những người đến trước họ đã chiếm lĩnh được một chỗ đứng tốt và vững chắc tại thị thị trường này. Vì vậy để có thể cạnh tranh tốt tại thị trường Mỹ, công ty phải chứng minh cho các nhà nhập khẩu của Mỹ về khả năng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng, đảm bảo đúng thời gian giao hàng và đặc biệt là giá bán phải thấp hơn các nhà xuất khẩu khác. Đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ trước đến nay đều sử dụng giá cả là công cụ cạnh tranh chính. Điều đó xuất phát từ thực tế điều kiện sản xuất tại nước ta là có giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu rồi rào... Tuy nhiên, cũng chính việc áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng giá với việc sử dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp cộng với việc các doanh nghiệp của chúng ta chưa quản lý được các chi phí trong quá trình sản xuất nên đã dẫn đến việc sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam và nhiều loại mặt hàng khác như dệt may, giày dép...đã bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ. Và hầu hết các doanh nghiệp đều bị áp một mức thuế chống bán phá giá khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Trước tình hình thực tế trên ban lãnh đạo công ty Seaprodex Hà Nội đã vạch ra một chiến lược cạnh tranh riêng và cụ thể cho thị trường Mỹ trong thời gian tới. Theo đó công ty sẽ sử dụng cả hai công cụ cạnh tranh là giá và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc thực hiện hai chiến lược cạnh tranh này sẽ không diễn ra đồng thời mà theo một quy trình cụ thể. Quy trình đó được chia làm hai giai đoạn chính là:

- Giai đoạn 1: sử dụng chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Trong tình hình hiện nay công ty vẫn đang bị áp thuế chống bán phá

giá khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ làm cho giá bán cuối cùng của sản phẩm của công ty tại Mỹ là khá cao so với sản phẩm cạnh tranh của các nước khác. Bên cạnh đó hiện nay các nhà nhập khẩu của Mỹ cũng rất cảnh giác với sản phẩm của các công ty có giá bán thấp, chi phí không rõ ràng minh bạch... nên họ không coi giá cả thấp là tiêu chuẩn hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp. Vì vậy công ty sẽ tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư dây chuyền công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất hiện tại nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà nhà nhập khẩu về chất lượng, khả năng cung cấp đơn hàng với số lượng lớn và ổn định lâu dài. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của công ty so với câc công ty xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng như trên thế giới.

- Giai đoạn 2: sử dụng chiến lược cạnh tranh bằng giá, cụ thể ở đây là giá bán sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã thu hút được các nhà nhập khẩu và khách hàng bằng chất lượng sản phẩm công ty sẽ giảm dần giá bán sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Điều này thực hiện được là do công ty sử dụng lợi thế kinh tế về quy mô. Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới công nghệ nuôi trồng, chế biến sản phẩm và quản lý sản xuất chi phí đơn vị sản phẩm vẫn còn khá cao. Tuy nhiên sau khoảng 3 đến 5 năm công ty sẽ đạt được công suất tối đa, có kinh nghiệm quản lý tốt nhờ đó chi phí tính trên đơn vị sản phẩm là thấp. Nhờ đó công ty có thể giảm giá bán sản phẩm đến tay khách hàng.

Trong quá trình thực hiện chiến lược cạnh tranh trên còn phải tính toán đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như tại Mỹ. Đặc biệt là phải chú ý đến sự thay đổi trong môi trường luật pháp, chính sách của Mỹ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu nói chung và đối với mặt hàng thuỷ sản nói riêng.

Một phần của tài liệu 289 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w