1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ai đã cứu Phan Chu Trinh khỏi án trảm

6 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 94 KB

Nội dung

Ai đã cứu Phan Chu Trinh khỏi án "trảm quyết"? Cụ Lê Trinh sinh năm 1850 tại vùng quê làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và mất năm 1909. Bài viết đăng nhân 100 năm ngày mất của cụ năm 1999. Cụ đã từng làm quan triều Nguyễn thời Thành Thái và Duy Tân với chức Thượng thư bộ Lễ. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ cũng như nhiều quan lại khác thời phong kiến, tuy sử sách không viết gì để lại nhiều, nhưng qua một số tài liệu và sách trong những năm gần đây có đề cập tới cụ Phó bảng Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh. Với một tình cảm tri ân, ngưỡng mộ về tinh thần đối nhân xử thế của cụ qua chức trách thẩm quyền cũng như qua những chuyện xử sự với vua quan, bạn bè Phó bảng Lê Trinh Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 1 Chuyện thứ nhất là chuyện cụ Lê Trinh đã đấu lý với Khâm sứ Pháp để cứu sống chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh ra khỏi bản án “trảm quyết” (chém ngay) của thực dân Pháp đô hộ nước ta. Như chúng ta đã biết, vào năm 1908, sau một loạt các hoạt động chống Pháp, đặc biệt là sự hợp tác với trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội, nhân phong trào kháng thuế ở Quảng Nam, Toà Khâm sứ Pháp ở Huế đã vu cáo cụ Phan Chu Trinh là người chủ mưu và điện ra Hà Nội cho cảnh sát bắt ngay. Cụ Phan bị bắt ngày 3/3/1908, rồi giải vào Huế ngày 1/4/1908 để hỏi tội. Pháp lấy cớ làm áp lực buộc Nam triều phải xử án chém cụ Phan về tội khích động dân chúng chống lại Chính phủ Pháp. Ngày 4/4/1908, Hội đồng Cơ mật sau khi luận tội cụ Phan “mưu phản”, đã kết án: "Trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xã bất nguyên” (giam lại chém sau, đày đi xa nghìn dặm, gặp kỳ ân xá cũng không tha). Bản án gửi qua Toà Khâm, Pháp không chịu và yêu cầu phải làm lại theo mức “trảm quyết” (chém ngay). Vì Khâm sứ Pháp Lévecque cho rằng để xử tội Phan Châu Trinh phải áp dụng điều 223 về “tội làm loạn” mới đúng. Từ đó Lévecque luôn nhắc Phủ Phụ chánh “phải áp dụng đúng đắn văn bản pháp luật, không để cho những suy nghĩ khác chi phối, phải xem xét lại bản án ngay” . Nhưng với lương tri và dũng khí, Phủ Phụ chánh, đứng đầu là Cao Xuân Dục và Lê Trinh đã dám cưỡng lại lệnh Khâm sứ. Rút cục bản án thứ hai của Phủ Phụ chánh làm lại (sau khi đấu tranh với Lévecque), ngày 11/4/1908, vẫn chỉ xử Phan Châu Trinh với án: “trảm giam hậu”… Nghĩa là không chém ngay theo yêu cầu của Khâm sứ Pháp và để tránh sự đối phó áp lực quyền hành của Pháp, Thượng thư Lê Trinh cho thi hành ngay bản án: “giam lại, chém sau, đày đi xa…”. Ngày 14/4/1908, họ đưa cụ Phan xuống tàu ra Côn Đảo. Có tài liệu của ông Nguyễn Hùng (theo TLTK -4) nói rằng, lúc đầu họ định đưa cụ Phan ra nhà tù Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, nhưng Khâm sứ Pháp không chịu buộc phải đổi thành đày đi Côn Đảo. Cách thức xử lý của cụ Lê như đã nói trên, chúng ta đều thấy được rằng thật là tinh tế đúng nguyên tắc của pháp chế Nam triều mà cũng không sợ Khâm sứ Pháp nghi ngờ buộc tội đồng loã với kẻ phạm tội. Mặt khác, nếu cụ Lê chấp thuận ngay việc thực hiện yêu cầu của Khâm sứ Pháp đòi phải xử chém cụ Phan thì bản thân cụ Lê cũng chẳng khác gì những kẻ tay sai đắc lực “chỉ đâu đánh đấy” cho Pháp cả. Như thế thì làm cho các chí sĩ yêu nước càng thêm hận thù, khinh bỉ một đại thần Thượng thư bộ Lễ như cụ. Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 2 Cụ Lê Trinh cũng như cụ Cao Xuân Dục đều biết rằng Phan Chu Trinh là một nhà yêu nước, thương dân. Cho nên cụ Lê Trinh tuy làm việc cho triều đình Nhà Nguyễn dưới áp chế của Khâm sứ Pháp nhưng vẫn khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Hơn nữa, có thời gian Phan Chu Trinh làm Thừa biện bộ Lễ lúc Lê Trinh làm Thượng thư Bộ này, Lê Trinh từng biết tài và chí hướng của thuộc hạ là ông Phan. Do đó cụ Lê Trinh không nỡ lòng nào mà thi hành ngay lệnh của quan toà Pháp phải chém ngay một chí sĩ yêu nước thương dân như mình. Vì vậy, cụ Lê Trinh nghĩ cách hợp tình, hợp lý vận dụng theo quyền hành của một Phụ chính đại thần đầu triều thay vua giải quyết công việc triều chính (không đơn thuần là Thượng thư Bộ Lễ) và đã quyết định ngay thực thi bản án mà không để cho bọn Pháp trở tay chèn ép đòi chém cụ Phan Chu Trinh. Khâm sứ Pháp đành phải chịu. Cuối cùng cụ Phan Chu Trinh đã thoát chết và chuyển án đi đày ở đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo sau này). Qua đây ta thấy rằng cụ Lê Trinh đã nghĩ cách đối phó với quan Toà Pháp một cách khôn khéo dựa vào thẩm quyền của một Phụ chính đại thần Nam triều mà Khâm sứ Pháp không thể bác bỏ được. “Giam đó, chém sau” cũng là tội chém, nhưng không phải chém ngay theo yêu cầu của Pháp. Một cách vận dụng pháp luật thật mềm dẻo có tình có lí mà bọn Pháp không thể làm gì được. Đó là một cách xử thế về đối sách chính trị sắc sảo của cụ Lê Trinh. Đồng thời cũng thấy được cái tư tưởng của cụ Lê Trinh cũng xích gần lại với tư tưởng của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần vương. Có thể nói rằng cả cụ Cao Xuân Dục (Thượng thư Bộ Học) và cụ Lê Trinh (Thượng thư Bộ Lễ) đã ăn ý với nhau nên đã ra sức bảo vệ cụ Phan Chu Trinh, bảo lưu án cũ và cuối cùng Khâm sứ Pháp phải chấp nhận. Cụ Lê Trinh muốn cứu cụ Phan Chu Trinh nên dục Phủ Phụ chánh làm án nhanh và đưa cụ ấy đi đày quyết không cho Pháp trở tay thay đổi ý. Vì cụ Lê Trinh đã rút kinh nghiệm khi xét xử Trần Quý Cáp, thay vì đưa cụ Cáp về Huế để vua duyệt thì bọn Pháp đã bí mật giết hại cụ ở Nha Trang. Cách giải quyết của Phủ Phụ chánh cho thấy cụ Lê Trinh cũng như một số cụ trong bộ Lễ dù bị buộc làm việc cho Pháp song vẫn một lòng vì dân tộc, một lòng đứng về phía những hạt nhân của phong trào Cần vương yêu nước. Chuyện thứ hai là việc Nam triều và Khâm sứ Pháp bàn việc lập ngôi vua mới sau khi vua Đồng Khánh qua đời cũng nhờ đề xuất khéo léo của cụ Lê. Sau khi vua Đồng Khánh mất ngày 27 tháng Chạp năm Mậu Tý (28/1/1888), Triều đình Nhà Nguyễn ở Huế và Khâm sứ Pháp Rheinart chọn đưa Bửu Lân lên ngôi (1/2/1888) và đặt niên hiệu Thành Thái. Về sau, vua Thành Thái tỏ rõ thái độ chống đối với các quan chức cai trị người Pháp đã làm cho Chính phủ Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 3 bảo hộ ngày càng thấy lo lắng và họ thấy cần phải truất phế nhà vua “bất trị” này. Vào ngày 12/7/1907, Khâm sứ Pháp chính thức ép buộc vua Thành Thái thoái vị và quản chế rồi đày đi viễn xứ. Hội đồng Phụ chánh cùng Toà Khâm sứ Pháp đã họp nhiều lần bàn chọn người kế vị, nhưng ý kiến chưa thống nhất. Phía Pháp đề nghị hoàng thân Nguyễn Phước Bửu Đảo (con Đồng Khánh là người có tiếng thân thiện với Pháp), Hội đồng Phụ chánh tìm cái cớ là nhiều đình thần không muốn đặt lên ngai vàng một người “vô hậu” (tuyệt tự-không có con trai nối dõi) nên họ bác bỏ. Nam triều có ý kiến đưa Cường Để lên thay ngôi Thành Thái, nhưng Khâm sứ Pháp phản đối, vì cho rằng Cường Để cũng như Phan Bội Châu đều tỏ ý chống Pháp. Trong lúc đang bàn bạc đưa vị này, chọn vị nọ chưa ngã ngũ thì Thượng thư Lê Trinh đưa ra ý kiến: nên chọn một người con nhỏ tuổi của vua Thành Thái, rồi vẫn duy trì Hội đồng Phụ chánh để giúp ấu vương cai trị đất nước (chỉ thuộc xứ Trung kỳ). Khâm sứ Pháp chấp thuận ý kiến đó vì cho rằng một đứa bé mới 7 tuổi lên làm vua thì chẳng có gì đáng lo ngại cả, Hội đồng Phụ chánh sẽ sẵn sàng ủng hộ. Như vậy, cụ Lê đã làm được lòng cả đôi bên Nam triều và Pháp. Thế là hoàng tử Vĩnh San (con trai thứ 5/19 con trai) được chính thức chọn lên ngôi vị vua vào ngày 5/9/1907, đặt niên hiệu là Duy Tân. Phủ Phụ chánh lúc này gồm có Cao Xuân Dục (bộ Học), Lê Trinh (bộ Lễ), Tôn Thất Hân (bộ Hình), Huỳnh Côn (bộ Hộ), Nguyễn Hữu Bài (bộ Lại) và hoàng thân Miên Lịch. Trong thời gian phụng sự cho nhà vua Duy Tân còn nhỏ, thượng thư bộ Lễ Lê Trinh rất quan tâm đến việc học hành và trí đức làm người quân vương, khiêm nhường với mọi người, nguyên tắc với pháp lý, tận tuỵ với công việc. Cụ Lê Trinh được vua Duy Tân đặc biệt yêu mến, tin cậy. Trong bài chế ngày 23 tháng Chín năm Duy Tân thứ 3 thăng cho ông thực thụ chức Hiệp biện đại học sĩ lãnh Lễ bộ thượng thư, có đoạn ghi (đã dịch): “ Yêu mến nghĩ đến ông họ Lê chức Phụ chính đại thần Lễ bộ thượng thư, xuất thân khoa bảng; rường cột quốc gia. Nổi tiếng ở đời, trải tới chức quan trọng yếu; gặp thời thoả chí, từng qua thử thách khó khăn. Lại làm việc nơi Dung đài; bèn bày mưu trong Hựu phủ; Thanh liêm, ngay thẳng, nhân tài xưa sánh Di Quỳ; cần mẫn rõ ràng, tướng nghiệp trước như Bính Nguỵ… Ta lúc tuổi thơ, kinh đương ngôi bá; Tháo gỡ khó khăn, đã có công lao phò tá; ân cần dạy dỗ, lại còn giúp đỡ học hành. Đã mến yêu nhiều nên ban hàm lớn. Nay chuẩn thăng cho ông được thực thụ Vinh Lộc đại phu, Hiệp Biện đại học sĩ…”. Năm 1909, được tin cụ Lê Trinh qua đời đột ngột, nhà vua sai làm bài văn tế và cử quan đại thần đến đọc trước linh cữu tại từ đường họ Lê ở quê quán. Trong Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 4 đó có đoạn: “Yêu mến nghĩ đến Lê Trinh làm chức Phụ chính đại thần, Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lễ bộ thượng thư: Ngoài mặt uy nghi, trong lòng tài giỏi. Cung Nam bẻ quế; bảng phụ cỡi rồng. Đông Các Mai khoe; Hàn Lâm phượng đậu…”. Chuyện thứ ba là đối với những nhà Nho gặp hoàn cảnh gia đình khó khăn, cụ Lê Trinh cũng rất quan tâm giúp đỡ chí tình, chu đáo. Năm 1905, khi ông Nguyễn Sinh Huy (còn gọi Nguyễn Sinh Sắc) đem hai đứa con là Nguyễn Tất Đạt (tức Nguyễn Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (là Nguyễn Sinh Cung) từ Nghệ An vào Huế theo học. Lúc bấy giờ ông Cao Xuân Dục và ông Lê Trinh đều khuyên ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy nên ra làm quan để có điều kiện cho hai con ăn học. Khi ông Huy đưa hai con vào Huế theo “Tây học” thì Thượng thư Lê Trinh và Cao Xuân Dục có lời khuyên: “Dưới con mắt của người Tây, dân ta đỗ đại khoa mà không ra làm quan thì ắt là làm loạn”. Do đó, sau một thời gian ngắn, ông Huy được Thượng thư Cao Xuân Dục và Lê Trinh bố trí cho đi làm quan để yên thân không bị bọn Pháp nghi ngờ gây khó khăn cho ông Huy. Lúc đầu ông Huy làm quan ở Bộ Học, năm 1906 thì ông Huy được sang làm quan chức ở Hàn Lâm viện (theo châu bản triều Nguyễn đề ngày 6/6/1906). Sau đó được ông Lê Trinh bàn với ông Cao Xuân Dục điều ông Lê Trinh đến Bộ Lễ nhậm chức thừa biện để thay thế chỗ trống của Phó bảng Phan Chu Trinh. Hai con của ông Huy được thi vào học trường Pháp-Việt Đông Ba Huế một cách yên ổn. Trong thời gian này, cụ Lê Trinh rất quan tâm bố trí cho ông Huy một căn nhà của dãy trại gần cửa Đông Ba, cũng gần với tư gia của Thượng thơ Lê Trinh để tiện bề cụ Lê quan tâm giúp đỡ họ. Sau vụ chống thuế có Nguyễn Tất Thành con ông Sắc tham gia, ông Sắc bị Pháp buộc phải rời Huế vào làm Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định) như một cuộc đi đày (1/7/1909). Thượng thư Lê Trinh, một con người cương trực, có tài có đức, có tính khiêm nhường, biết trọng người, trọng ta. Tuy làm việc cho Nam triều dưới quyền của Chính phủ Bảo hộ Pháp nhưng luôn luôn thể hiện một quan đại thần công minh, chín chắn, không xu thời, ông làm việc rất nguyên tắc và tinh tế; biết vận dụng nhu và cương trong mọi tình huống sự việc cho phù hợp với tình hình thực tế; biết cách đối nhân xử thế một cách hợp lý, hợp tình làm cho các quan lại Nam triều và Khâm sứ Pháp đều phải trọng phục. Tuy ông không phải là một nhà hoạt động cách tân yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám… nhưng ông luôn có ý thức bảo vệ công lý và lợi ích của nhân dân và đất nước một cách công minh chính đáng trên tâm thức chính thống của của một trí thức Nho giáo. Có thể nói rằng cụ Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 5 Phó bảng Lê Trinh là một nhân vật lịch sử đáng quý trọng, tôn vinh của đất nước Việt Nam. Theo Nguyễn Hồng Trân(Xưa và Nay) * Tiêu đề do Bee đặt Tài liệu tham khảo: 1.Lê Ngân: “Phó bảng Lê Trinh” đăng trong tạp chí Huế Xưa & Nay, số 62 -2004. 2.Phó bảng Lê Trinh: Sách “Bích Phong di khảo”, NXB Thuận Hoá, Huế, 2006. 3.Hồ Trung Tú: Bài “Mỗi thời đều có cái khó riêng” đăng trong nguyệt san Tia sáng tháng 5/2001. 4.Nguyễn Hùng: “Vì sao nhà chí sĩ Phan Chu Trinh thoát được án chém”- theo báo Công an nhân dân ngày 4/3/2005. 5.Nguyễn Trường Uy: “Một tấm lòng son với đất nước” đăng trong tạp chí Kiến thức ngày nay, số 393 (10/7/2001). 6.Nguyễn Hoàn: “Thượng thư Lê Trinh, người tôn vua Duy Tân và xử cho Phan Châu Trinh thoát khỏi án chém” đăng trong báo Quảng Trị ngày 1/12/2004, và số ngày 3/12/2004. Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 6 . và cụ Lê Trinh (Thượng thư Bộ Lễ) đã ăn ý với nhau nên đã ra sức bảo vệ cụ Phan Chu Trinh, bảo lưu án cũ và cuối cùng Khâm sứ Pháp phải chấp nhận. Cụ Lê Trinh muốn cứu cụ Phan Chu Trinh nên. và đã quyết định ngay thực thi bản án mà không để cho bọn Pháp trở tay chèn ép đòi chém cụ Phan Chu Trinh. Khâm sứ Pháp đành phải chịu. Cuối cùng cụ Phan Chu Trinh đã thoát chết và chuyển án. Trinh Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn 1 Chuyện thứ nhất là chuyện cụ Lê Trinh đã đấu lý với Khâm sứ Pháp để cứu sống chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh ra khỏi bản án trảm quyết” (chém ngay) của thực

Ngày đăng: 24/05/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w