Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu dài trên thế giới, khi nền sản xuất phát triển chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ thống ngân hàng đã được hình thành. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hàng hoá một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mặt khác cũng chính là do mục đích sinh lời của Ngân hàng cho nên ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và phát triển.
1 | P a g e CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM 1.1.1Khái niệm NHTM Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu dài trên thế giới, khi nền sản xuất phát triển chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ thống ngân hàng đã được hình thành. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hàng hoá một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mặt khác cũng chính là do mục đích sinh lời của Ngân hàng cho nên ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế, ngân hàng có thể được định nghĩa qua nhiều khái niệm khác nhau, tuỳ thuộc vào các chức năng, dịch vụ, vai trò mà chúng thực hiện qua nền kinh tế. Vấn đề được đặt ra là các yếu tố này ngày càng thay đổi và không ngừng hoàn thiện, hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính như: các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, bưu điện….đều có khuynh hướng kinh doanh như một ngân hàng, từ đó có rất nhiều quan điểm khác nhau về ngân hàng. Xu hướng hiện nay người ta quan niệm về NHTM đó là Ngân hàng thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Dù được xem xét dưới nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại có thể 2 | P a g e nói “NHTM là thuật ngữ chỉ các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh thoán và thực hiện nhiều chức năng chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào đó trong nền kinh tế”. 1.1.2 Vai trò của NTHM Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là bộ máy tuần hoàn của cả nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu hệ thống ngân hàng mạnh. Như vậy đòi hỏi ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá tiền tệ hạch toán kinh doanh, tất cả mọi giao dịch kinh doanh của các tổ chức kinh tế đều thông qua thị trường: Lao động, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ và thị trường tiền tệ tài chính. Vốn tiền tệ là sự khởi đầu của mọi loại hình doanh nghiệp đồng thời là kết quả sản xuât kinh doanh , vì vậy NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó được ví như huyết mạch của nền kinh tế. NHTM Việt Nam đã huy động nguồn vốn đáng kể cả nội tệ và ngoại tệ, tăng trưởng đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTM Việt Nam góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn. Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng thì vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn, với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh. Hiện 3 | P a g e NHTM đang từng bước mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, đời sống như nghiệp vụ dịch vụ tại nhà, internetbanking, hệ thống thanh toán thẻ, ATM…Và NHTM Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới chi nhánh lan rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước cùng với đội ngũ cán bộ ngân hàng đông đảo và chuyên nghiệp. Chính vì vậy NHTM có vai trò hết sức to lớn, đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối với tiết kiệm của dân cư, đối với tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Để mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường, đảm bảo an toàn và nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh của các NHTM phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá, tiến bộ khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.3 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.3.1 Ngân hàng là loại hình trung gian tài chính làm nhiệm vụ thu hút tiền gửi và tiết kiệm trong nền kinh tế Trong nền kinh tế hiện đại có nhiều loại định chế tài chính khác nhau ra đời. Song chức năng thu hút tiền gửi và đặc biệt là thu hút tiền gửi không kỳ hạn luôn là chức năng đặc trưng của các ngân hàng. Trong hầu hết hệ thống tài chính dường như chỉ có các ngân hàng mới được thực hiện việc mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng tiền gửi cho khách hàng. Các cá nhân có các khoản tiền giành giụm mà chưa sử dụng, các doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức mở các 4 | P a g e tài khoản như: tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm…Mục đích gửi tiền có thể là khác nhau nhưng tựu chung lại là để an toàn và hưởng lãi suất đối với các khoản tiền gửi, hay hưởng một số dịch vụ khác… 1.1.3.2 NHTM cấp tín dụng cho các tác nhân trong nền kinh tế Có thể nói tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng truyền thống và là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng hiện đại ngày nay. Nhờ thế mạnh huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua việc nhận tiền gửi hay tiền vay, các ngân hàng sử dụng số tiền ấy để cho vay các cá nhân, các tổ chức kinh tế cần vốn để đầu tư các nhu cầu như: mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định, đầu tư nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu tiêu dùng…và đa dạng các nhu cầu khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển muôn hình muôn vẻ: tín dụng thấu chi, tín dụng trung dài hạn, tín dụng chiết khấu, tín dụng thuê mua…Vốn tín dụng của các ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…góp phần đẩy mạnh đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư. 1.1.3.3 NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Chức năng này xuất phát từ chính chức năng đầu tiên của ngân hàng là nhận tiền gửi. Các cá nhân, tổ chức kinh tế trên cơ sở mở các tài khoản tiền gửi thanh toán hay các tài khoản tiền gửi phục vụ giao dịch khi có nhu cầu thanh toán có thể uỷ quyền cho Ngân hàng thực hiện thay mình… Theo quan điểm luật pháp ở hầu 5 | P a g e hết các nước thì chỉ có các ngân hàng mới được phép mở tài khoản thanh toán hay các tài khoản giao dịch cho khách hàng mà không một định chế nào được phép làm điều này. 1.1.3.4 Chức năng tạo tiền của NHTM Thông qua chức năng về tín dụng và chức năng thanh toán giúp cho các NHTM có khả năng tạo tiền. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào NHTM, thông qua quá trình cho vay bằng chuyển khoản trong một hệ thống NHTM, số tiền gửi ban đầu có thể được nhân lên gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu. Điều này chỉ có thể thực hiện ở một hệ thống ngân hàng chứ không thực hiện được ở một ngân hàng. Số lượng tiền được nhân lên bao nhiêu lần là phụ thuộc vào số nhân tiền, mà số nhân tiền lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng, tỷ lệ dự trữ dư thừa… Hệ số mở rộng tiền tệ của NHTM được thể hiện như sau: R H 1 = Trong đó: H: hệ số tạo tiền; r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc Như vậy việc mở rộng tiền của NHTM phải được thực hiện trên cơ sở sự kết hợp giữa nghiệp vụ cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đây đòi hỏi các ngân hàng luôn phải cố gắng làm tốt công việc hiện đại hoá hệ thông thanh toán và giúp khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ này một cách thường xuyên hơn. 6 | P a g e Chức năng tạo tiền của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, việc số tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên nhiều lần sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện các khoản cho vay trên tài khoản của khách hàng. Việc tăng doanh số cho vay này sẽ giúp cho ngân hàng tăng doanh thu một cách đáng kể, tăng hiệu quả của công việc sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Mỗi chức năng tạo ra cho NHTM một ưu thế nhất định trong hoạt động kinh doanh của nó, tuy nhiên như ta đã biết hoạt động của ngân hàng luôn đi kèm với những rủi ro cho nên song song với việc thực hiện các chức năng đó NHTM luôn phải tìm cách để hạn chế những nhược điểm của nó để thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Ngân hàng mình. 1.1.4 Những đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.4.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của các NHTM hàm chứa nhiều rủi ro, cụ thể là: - Rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi cho khoản vay hoặc là việc thanh toán gốc và lãi không đúng hạn. Trong thực tế, việc khách hàng không trả được nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất cứ ai vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, rủi ro tín dụng là một rủi ro cố hữu mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đối mặt 7 | P a g e - Rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến động. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất là ngân hàng không có sự cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ hay sự mất cân xứng giữa khối lượng tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Có hai loại rủi ro lãi suất là rủi ro tái tài trợ tài sản nợ và tái đầu tư tài sản có. - Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản là nguy cơ mất khả năng chi trả của ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền. Đối với các tổ chức tài chính nói chung, các NHTM nói tiêng thì có rủi ro thanh khoản là xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả. Bởi rủi ro thanh khoản có tính chất lan truyền, nếu người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản thì sẽ đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. - Rủi ro ngoại hối: rủi ro ngoại hối là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi duy trì các tài sản nợ và tài sản có bằng ngoại tệ ở trạng thái trường hay đoản về loại ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ. - Rủi ro hoạt động ngoại bảng: rủi ro hoạt động ngoại bảng là các loại hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ tính chất hoạt động này là các Ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng ngay đến vốn kinh doanh nên đã khuyến khích các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, điều này có thể đưa đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. - Rủi ro công nghệ và hoạt động: rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản 8 | P a g e đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo được khoản tiết kiệm trong chi phí đã dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ công nghệ bên trong ngừng hoạt động. 1.1.4.2 Ngân hàng lấy đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ Có thể nói, ngân hàng đã kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ với đặc tính xã hội hoá cao, tính cảm ứng và tính nhạy cảm với mọi thay đổi trong nền kinh tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản phân biệt lĩnh vực ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh khác.Giá cả trong kinh doanh ngân hàng chính là lãi suất. Sự vận động lên hoặc xuống của lãi suất bao hàm, ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau. Sự biến động của lãi suất có tác dụng điều tiết cân bằng thị trường và tín hiệu thông báo, hướng dẫn và người tiêu dùng trong các hành vi kinh tế của họ. Lãi suất cũng là một trong các yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng hiệu quả nhất. Do vậy, tất cả các NHTM trong thực tiễn hoạt động hàng ngày đều xây dựng cho mình biểu lãi suất hợp lý để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mình trên thị trường. 1.1.4.3 Nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động kinh doanh chính là nguồn vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn dài hạn và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đặc điểm của nguồn vốn này là ngân hàng không có quyền sở hữu và đáp ứng những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng mà ngân hàng 9 | P a g e được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để cho vay hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác. 1.1.4.4 Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước Tình hình phát hành, lưu thông và giá trị của tiền tệ có ảnh hưởng sâu rộng đến tổng thể nền kinh tế, hơn nữa đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn những lĩnh vực kinh doanh khác.Do đó, một mặt đòi hỏi phải có sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư. Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như để có thể tạo ra các dịch vụ toàn diện cho ngân hàng, luôn đòi hỏi phải duy trì tính ràng buộc về mặt kỹ thuật và về mặt tổ chức, có thể cho các ngân hàng tự thiết lập hay do các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Tính hệ thống không chỉ đơn thuần là do yêu cầu có sự thống nhất về kỹ thuật nghiệp vụ trên phạm vi ngày càng rộng mà nó còn được bổ sung bởi nhu cầu phải hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng về thanh khoản vốn khả dụng, về chia sẻ rủi ro để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống và nền kinh tế. 1.2 VỐN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HUY ĐỘNG VỐN 1.2.1 Vốn của NHTM 1.2.1.1Vốn tự có (VTC) VTC của NHTM là toàn bộ những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, 10 | P a g e thuộc sở hữu của ngân hàng hoặc được quyền sử dụng như vốn chủ sở hữu hay những khoản vốn được duy trì lâu dài và thường xuyên tại các ngân hàng mà ngân hàng được phép sử dụng để bù đắp trong quá trình hoạt động. VTC là những khoản vốn chỉ được phép hoàn trả cho chủ sở hữu sau khi ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ có bảo lãnh trong trường hợp bị thanh lý hay bị phá sản. VTC của ngân hàng thường không giống nhau hoàn toàn đối với các loại hình có tư cách pháp lý và hình thức sở hữu khác nhau. Các ngân hàng được tổ chức dưới hình thức công ty khác với ngân hàng tư nhân, quốc doanh… nhưng dù có được tổ chức khác nhau thì hầu hết các ngân hàng, nhất là các NHTM chia VTC thành hai bộ phận chính đó là: VTC cơ bản hay còn gọi là vốn pháp định - vốn điều lệ và VTC bổ sung. VTC cơ bản là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hang do pháp luật quy định. Khác với vốn pháp định (vốn cơ bản), vốn điều lệ là vốn do cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định. VTC cơ bản là phần vốn tự có thực có trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng để đảm bảo ngân hàng hoạt động một cách bình thường, có đầy đủ đặc điểm như nêu ở trên, thường không có thời điểm đáo hạn. VTC bổ sung là phần vốn thực có tăng thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. VTC bổ sung bao gồm: + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số VTC ban đầu + Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh [...]... về số lượng và nâng cao hiệu quả trong quá tình sử dụng tài sản Một yếu tố đang là vấn đề hàng được quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng đó là chi phí Trong khi đó chi phí trong hoạt động huy động vốn là một bộ phận chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng Công tác kế toán huy động vốn phản ánh được một cách chính xác chi phí huy động vốn cho dù ngân hàng đã trả... loại vốn, nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn ngân hàng Kế toán nghiệp vụ huy động vốn ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời nguồn vốn của ngân hàng ở từng thời điểm Mặt khác, kết hợp với công tác kế toán ở nghiệp vụ khác sẽ cho thấy sự vận động của lượng tiền ngân hàng huy động được Điều này giúp cho nàh lãnh đạo ngân hàng quản lý chặt chẽ tài sản của mình, thiếu hụt về số. .. để tồn tại và phát triển ngân hàng luôn cần phải thích nghi với môi trường kinh doanh Môi trường bao gồm nhiều yếu tố đan xen ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, nhưng về cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn được phân theo hai nhóm: 1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 1.4.1.1Hành lang pháp lý Khi các ngân hàng thực hiện... một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số ngân hàng đặc biệt như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu… Các 15 | P a g e ngân hàng trên được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước và nước ngoài, còn các ngân hàng khác thì chỉ được phát hành ở nước ngoài Tuy nhiên đây là loại hình huy động vốn lãi suất cao, vì vậy nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn. .. của khoa học công nghệ ngân hàng đã và đang cung cấp một danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng 1.4.2Nhóm nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bao gồm: hình thức huy động vốn của ngân hàng, chính sách lãi suất huy động, năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn Sự ảnh... ngân hàng Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uy tín ngày càng cao Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh 1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào thì để hoạt động kinh... nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn ngân hàng huy động nhiều hay ít quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng và đây là mảng kinh doanh chủ yếu mang lại lợi ích cho ngân hàng Vốn như một tấm đệm giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ Nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn sẽ tạo ra uy tín lớn cho ngân hàng, tạo niềm tin cho công. .. tin về nguồn vốn huy động được của ngân hàng do bộ phận kế toán cung cấp còn là nhân tố có vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng vì nó tạo cho người gửi tiền sự tin tưởng, tạo hình ảnh về qui mô hoạt động của ngân hàng 1.3.2Khái quát kĩ thuật kế toán huy động vốn tại NHTM 1.3.2.1 Tài khoản sử dụng Các tài khoản tiền gửi, tiền vay 40 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước... phải có vốn vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động là “đi vay để cho vay” Cho nên nguồn vốn đối với ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng, vốn thực hiện một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động của ngân hàng, trong đó nguồn vốn mà ngân hàng đi huy động chiếm... vụ cho việc thu chi cao Tuy nhiên, đối với ngân hàng thì đây lại là nguồn vốn có chi phí huy động (tính bằng lãi suất) thấp Càng huy động được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi loại này thì tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng cao, dịch vụ ngân hàng phát triển và nguồn vốn (tính theo kết số dư) lại là ổn định - Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi vào ngân hàng với mục đích an . với mỗi loại vốn, nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn ngân hàng. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời nguồn vốn của ngân hàng ở từng. động huy động vốn là một bộ phận chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Công tác kế toán huy động vốn phản ánh được một cách chính xác chi phí huy động vốn cho dù ngân. Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số ngân hàng đặc biệt như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu… Các 15 | P a g e ngân hàng trên được phép