o Nhập sách thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách,…o Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản,… • Quản lí mượn - trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, ph
Trang 1KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN: TIN HỌC 12 THỜI GIAN: 45’
Câu 1: Giả sử xây dựng một CSDL để quản lí mượn/trả sách ở thư viện Theo em cần phải lưu trữ những
thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư (3đ)
Câu 2: Hãy kể tên các loại thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 3: Trong quản lí học sinh dự kì thi tốt nghiệp, theo em có thể khai báo kiểu dữ liệu gì cho mỗi thuộc
tính sau đây? (2đ)
• Số báo danh
• Họ và tên
• Ngày sinh
• Điểm nghề
• Địa chỉ
Câu 4: Hãy kể tên các đối tượng cơ bản trong Access? Loại đối tượng nào nhất thiết phải có? (3đ)
S
T
SỐ CÂU HỎI ĐIỂM
HÌNH THỨC CÂU HỎI (Tự luận/ Trắc nghiệm)
Mức độ khó Hiểu
1
Biết 2
Vận dụng 3
Đáp án:
Câu 1
(3đ)
Để xây dựng một CSDL để quản lí mượn, trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ các thông
tin sau:
• Thông-tin-độc-giả: Mã độc giả, họ và tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại, ngày mua thẻ,
ngày hết hạn;
• Thông-tin-sách: Mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, NXB, số lượng;
• Mượn-trả-sách: Mã mượn trả, mã độc giả, mã sách, sô sách mượn, ngày mượn, ngày
hẹn trả, tình trạng sách…
• Vi phạm: Mã mượn trả, lí do vi phạm, số tiền phạt
Để đáp ứng được nhu cầu quản lí của thủ thư, hệ quản trị CSDL cần thực hiện các công
việc sau:
• Quản lí thông tin độc giả: Thêm độc giả, loại bỏ độc giả, thay đổi thông tin độc giả,
cho phép độc giả đăng nhập hệ thống,…
• Quản lí sách:
0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ
0.25đ
Trang 2o Nhập sách (thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách),…
o Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản,…
• Quản lí mượn - trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, phiếu phạt,…
• Chức năng thống kê- báo cáo:
o Thống kê sách trong thư viện: Sách mượn nhiều nhất, sách đã hết;
o Thống kê sách được mượn, được trả
• Bảo mật hệ thống: Phân quyền cho các nhân viên (thủ thư, độc giả,…)
0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ
Câu 2
(2đ)
Các thao tác trên CSDL có thể phân thành các nhóm sau đây:
• Thao tác với cấu trúc dữ liệu: Khai báo tạo lập dữ liệu mới (định nghĩa dữ liệu:
khai báo cấu trúc, thiết lập quan hệ,…), cập nhật cấu trúc dữ liệu
Ví dụ: Tạo một bảng điểm HS của một lớp, ta có thể chèn thêm một cột “ Kết quả” vào
CSDL Lớp;
• Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu Các thao tác này chỉ tác động lên nội dung dữ
liệu
Ví dụ: Trong CSDL “Quản lí HS”, ta có thể nhập thêm thông tin của HS mới, xóa bỏ
thông tin về HS đã chuyển trường, thay đổi điểm của HS nếu nhập sai,…
• Khai thác thông tin: Tìm kiếm, sắp xếp dữ liệu và kết xuất báo cáo.
Ví dụ: Yêu cầu “Hãy cho biết những HS đạt học lực loại giỏi (điểm trung bình >=8.0)”
Để giải quyết bài toán này, người dùng nhập vào điều kiện : “ Điểm trung bình >= 8.0 “
Khi đó, hệ quản trị CSDL sẽ tìm kiếm, chọn lọc và hiện thông tin những HS thỏa mãn
điều kiện trên
0.5đ 0.25đ
0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ
Câu 3
(2đ)
Có thể khai báo kiểu dữ liệu cho mỗi thuộc tính như sau:
• Số báo danh: Text hoặc Number hoặc AutoNumber;
• Họ và tên: Text;
• Ngày sinh: Date/Time;
• Điểm số: Number.
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ
Câu 4
(3đ)
Các loại đối tượng cơ bản trong Access: Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo
• Bảng (Table): là đối tượng cơ sở, được dùng để lưu trữ dữ liệu Mỗi bảng chứa
thông tin về mọt chủ thể xác định và bao gồm các bản ghi là các hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó
• Mẫu hỏi (Query): là đối tượng cho phép kết xuất thông tin từ một hoặc nhiều
bảng Các mẫu hỏi cũng có thể dùng để tạo bảng mới từ các dữ liệu trong một hoặc nhiều bảng đã có
• Biểu mẫu (Form): là đối tượng giúp cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin một
cách thuận tiện Các biểu mẫu được dùng để trình bày theo ý muốn các dữ liệu được truy xuất từ các bảng hoặc các mẫu hỏi
• Báo cáo (Report): là đối tượng được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các
dữ liệu được chọn và in ra
Trong CSDL, bảng (Table) là loại đối tượng nhất thiết phải có
0.5đ 0.5đ 0.5đ
0.5đ 0.5đ 0.5đ