Thầy Tuấn- THPT CAO BÁ QUÁT NÚI THÀNH- QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ TNPT – MÔN SINH Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1: Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là A. 5’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 3’.B. 5’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 3’. C. 3’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 5’. Câu 2: Trên một mạch của gen có 150 Ađênin và 120 Timin. Gen nói trên có 20% Guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là : A. A = T = 180; G = X = 270 B. A = T = 270; G = X = 180 C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360 Câu 3: Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ: A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau). B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ). C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG). D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin). Câu 4: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc gián đoạn. D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. Câu 5: Đột biến gen làm biến đổi A. số lượng phân tử ADN. B. số lượng, thành phần hoặc trình tự sắp xếp các gen. C. số lượng, thành phần hoặc trình tự 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. D. cấu trúc và số lượng NST. Câu 6: Một gen xảy ra đột biến điểm làm giảm đi 2 liên kết H 2 . Đột biến này thuộc dạng A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. thêm 1 cặp nuclêôtit. C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại. Câu 7: Mỗi crômatit có bề ngang là A. 1400 nm. B. 30 nm. C. 11 nm. D. 700 nm. Câu 8: Trên một cặp NST chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ABC●DEFGHIK và abc●defghik. Qua một số thế hệ, từ NST này đã hình thành 4 NST là: 1. ABC●EFGDHIK. 2. ABC●FEDGHIK. 3. ABC●DEfGHIK. 4. ABC●DFGEHIK. NST hình thành do đột biến đảo đoạn NST là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 1 gen qui định. Khi cho dòng thuần chủng thân cao lai với dòng thân thấp thì F 1 thu được 100% cây thân cao tứ bội. Khi cho F 1 lai với cây có kiểu gen Aaaa thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 là A. 1AAA:5AAa:5 Aaa:1aaa. B. 1 AAAa : 5 AAaa : 5 Aaaa : 1aaaa. C. 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa : 1 Aaaa. D. 1 AAAA : 5 AAAa : 5 AAaa : 1Aaaa Câu 10: Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau : Ung thư máu ở người (1) ; Máu khó đông ở người (2) ; Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3) ; Hội chứng Tơcnơ (4) ; Bạch tạng ở người (5) ; Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6) ; Hội chứng Đao (7) ; Hội chứng Claiphentơ (8) ; Mù màu ở người (9) ; Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến cấu trúc NST gồm: A. (1), (6). B. (1), (6), (10). C. (2), (3), (5), (9) và (10). D. (4), (7) và (8). Câu 11: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ A. các kiểu hình giống P. B. các kiểu hình khác P. C. của1loại giao tử hoán vị và1loại giao tử không hoán vị. D. các loại giao tử mang gen hoán vị. Câu 12: Trong thí nghiệm của Menđen,F 2 tự thụ phấn ở từng kiểu gen của F 2 thì không cho F 3 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: A. 3 trội : 1 lặn. B. 100% trội. C. 100% lặn. D. 1 trội : 1 lặn Câu 13: Mức phản ứng của một tính trạng A. do kiểu gen quy định. B. do môi trường quy định. C. không chịu ảnh hưởng của kiểu gen. D. không chịu ảnh hưởng của môi trường . Câu 14: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen quy định. Cho tự thụ phấn cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F 2 như sau: 178 cây hoa đỏ và 141 cây hoa trắng. Có thể giải thích kết quả này như sau: A. Nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen sẽ cho hoa đỏ, còn nếu thiếu cả 2 alen trội A và B sẽ cho hoa trắng và các kiểu gen khác đều cho hoa vàng. B. Gen B quy định hoa đỏ, gen b quy định hoa trắng. Gen A át chế sự tạo sắc tố đỏ của gen B nên hoa có màu trắng. C. Gen B quy định hoa đỏ, gen b quy định hoa trắng. Gen a khi đồng hợp át chế sự tạo sắc tố đỏ của gen B (gen A không át chế) nên hoa có màu trắng. D. Nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen sẽ cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trắng. Câu 15: Ở người, gen a nằm trên NST X (ở đoạn không tương đồng với NST Y) quy định bệnh mù màu, alen tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây sinh ra con mù màu với xác suất 25%? A. X A X A x X a Y. B. X A X a x X a Y. C. X A X a x X A Y. D. X a X a x X A Y. Câu 16: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là A. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen. B. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen. C. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong nguyên phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen. D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong nguyên phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen. Câu 17: ở lúa gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: chín sớm, b: chín muộn, các gen liên kết hoàn toàn trên cặp NST thường .phép lai nào dưới đây cho kết quả 68 thân cao, chín sớm; 70 thân cao, chín muộn? A. ab Ab ab Ab × B. ab ab aB Ab × C. ab Ab ab aB × D. ab ab ab AB × Câu 18: Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn từ thí nghiệm lai phân tích A. ruồi cái F 1 mình xám, cánh dài với mình xám, cánh cụt. B. ruồi cái F 1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. C. ruồi đực F 1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. D. ruồi đực F 1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh dài. Câu 19: Trong 1quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec, tần số tương đối giữa alen A : a là 1:2 . Nếu A trội hoàn toàn so với a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối có tỉ lệ phân li kiểu hình là A. 3 : 1. B. 4 : 5. C. 1 : 1. D. 2 : 1. Câu 20: Quần thể giao phối nào sau đây cân bằng ? A. 16%AA + 50%Aa + 34%aa. B. 25%AA + 39%Aa + 36%aa C. 16%AA + 48%Aa + 36%aa. D. 9%AA + 10%Aa + 81%aa. Câu 21: Ưu thế lai F 1 chỉ sử dụng vào mục đích kinh tế, không sử dụng làm giống vì A. ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. B. tần số các alen thay đổi qua các thế hệ. C. F 1 có ưu thế lai cao. D. con lai F 1 không sinh sản được. Câu 22: Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người? A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người. B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người. C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. D. Thuần hoá một chủng Ecôli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người. Câu 23: Quy trình lai TB sinh dưỡng (xôma) : A. dung hợp các TB trần khác loài à loại bỏ thành TB àtạo cây lai. B. dung hợp các TB trần khác loài à tạo cây laià loại bỏ thành TB của cây lai. C. loại bỏ thành TB xôma à dung hợp các TB trần khác loàià tạo cây lai. D. cho lai 2 loài bố, mẹ à loại bỏ thành TB của cây con à nhân giống vô tính bằng TB xôma tạo cây lai. Câu 24: Liệu pháp gen là gì? A. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay kiểu gen B. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay gen. C. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách phục hồi gen. D. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách đưa bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành Câu 25: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật ? A. Cánh bướm và cánh dơi B. Tay người và vây cá C. Tay người và cánh dơi D. Cánh dơi và cánh ong mật. Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên? A. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. Chỉ có đột biến gen mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. Đột biến , di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến , di- nhập gen , chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên . C. Đột biến , chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên . D. Đột biến , di-nhập gen , các yếu tố không ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên. Câu 28: Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hóa nhỏ là: A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, và biến động di truyền. B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và di-nhập gen. C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên. Câu 29: Vì sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở? A. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất , là nơi hạn chế diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ B. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản chưa nhỏ nhất , là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . C. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất , là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . D. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản chưa nhỏ nhất , hạn chế diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ. Câu 30: Lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài phổ biến ở nhóm sinh vật: A. Động vật B. Thực vật bậc cao C. Thực vật bậc thấp và nấm D. Vi sinh vật Câu 31: Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp . B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp . C. Chọn lọc chống lại alen lặn . D. Chọn lọc chống lại alen trội . Câu 32: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của: A. thực vật hạt trần, chim và thú. B. thực vật hạt trần, côn trùng, chim và thú. C. thực vật có hoa, côn trùng, chim và thú. D. thực vật có hoa, chim và thú. Câu 33: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 34: Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có A. các phần thò ra to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới B. các phần thò ra nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. C. các phần thò ra nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. D. các phần thò ra to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. Câu 35: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới. A. Khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. Mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. Hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. Tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. Câu 36: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ Câu 37: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 38: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ Câu 39: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? A. 10% B. 50% C. 70% D. 90% Câu 40: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã HẾT . NST chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ABC●DEFGHIK và abc●defghik. Qua một số thế hệ, từ NST này đã hình thành 4 NST là: 1. ABC●EFGDHIK. 2. ABC●FEDGHIK. 3. ABC●DEfGHIK. 4. ABC●DFGEHIK. NST. Thầy Tuấn- THPT CAO BÁ QUÁT NÚI THÀNH- QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ TNPT – MÔN SINH Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1: Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là A. 5’mã hóa à điều. 9: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 1 gen qui định. Khi cho dòng thu n chủng thân cao lai với dòng thân thấp thì F 1 thu được 100% cây thân cao tứ bội. Khi cho F 1 lai với cây có kiểu gen