dethithu tốt nghiệp(KPB)03 1/ Thể đột biến là: a Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể b Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể c Tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể bị đột biến d Tập hợp các phân tử ADN bị đột biến 2/ Đột biến gen phát sinh do các nguyên nhân sau: a Sốc nhiệt, hoá chất b Rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong tế bào, cơ thể c Tia tử ngoại, tia phóng xạ d Cả 3 câu a. b và c 3/ Đột biến giao tử là đột biến phát sinh: a Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng b Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục c Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô d Ở trong phôi 4/ Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen đó sau đột biến sẽ bằng: a 2352 b 2353 c 2350 d 2347 5/ Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? (1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb a (1), (3), (6) b (4), (5), (6) c (2), (4), (5) d (1), (2), (3) 6/ Bệnh nào sau đây do đột biến mất đoạn NST ở người? a Mù màu b Máu không đông c Ung thư máu d Hồng cầu hình liềm 7/ Người ta ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để lập bản đồ gen của người a Mất đoạn b Lặp đoạn c Đảo đoạn d Cả 3 câu a, b và c 8/ Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? a Lặp đoạn NST b Đảo đoạn NST c Mất đoạn NST d Chuyển đoạn NST 9/ Người ta tiến hành lai giữa 2 cây thuốc lá có kiểu gen như sau: P : aaBB X AAbb. Kiểu gen của con lai trong trường hợp con lai được đột biến tứ bội thành 4n a AAaaBBbb b AAaBBb c AAaBb d AAaaBBb 10/ Yếu tố nào qui định kiểu hình của một cá thể sinh vật: a Sự tương tác kiểu gen với môi trường cụ thể b Ảnh hưởng của môi trường c Tổ hợp gen trong hợp tử d Bố mẹ truyền đạt qua con đường sinh sản hữu tính 11/ Đặc điểm nào không phải của thường biến? a Là các biến dị định hướng b Không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống c Có thể di truyền được cho các thế hệ sau d Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài 12/ Kĩ thuật cấy gen thường không sử dụng để tạo: a chất kháng sinh b hoocmon sinh trưởng c thể đa bội d hoocmon insulin 13/ Những loại ezim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp: a Amilaza và ligaza b ARN - polimeraza và peptidaza c ADN - polimeraza và amilaza d Recstrictaza và ligaza 14/ Trong kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên qui mô công nghiệp, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E. coli và: a E. coli có tốc độ sinh sản nhanh b E. coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao c E. coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh d môi trường dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức tạp 15/ Hiện tượng bất thụ do lai xa có liên quan đến giảm phân ở cơ thể lai là do: a Sự không tương hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử b Sự không tương đồng giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội của 2 loài c Sự không tương đồng giữa bộ NST của 2 loài về hình thái và số lượng d Tất cả giải đáp đều đúng 16/ Tại sao trong chăn nuôi và trồng trọt để cải thiện về năng suất thì ưu tiên phải chọn giống? a Vì kiểu gen quy định mức phản ứng của tính trạng b Vì các biến dị di truyền là vô hướng c Vì giống quy định năng suất d Tất cả đều đúng 17/ Năm 1927 .đã sửa chữa tính bất thụ ở cây lai thu được trong lai xa bằng cách tứ bội hóa các tế bào sinh dục: a Lysenkô b Cácpêsênkô c Muller d Missurin 18/ Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau: a Tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần b Tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần c Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dầnd Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần 19/ Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào? a Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động b Liều lượng và cường độ của các tác nhân c Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động d Tất cả các yếu tố trên 20/ Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau? a Lai khác giống b Lai khác dòng c Lai gần d Lai xa 21/ Kimura ( 1971) đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên nghiên cứu: a về những biến đổi trong cấutrúccủa axit nuclêic b về những biến đổi trong cấutrúccủa ADN c về những biến đổi trong cấutrúccủa các phân tử prôtêin d về những biến đổi trong cấutrúccủa hêmôglôbin 22/ Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hoá là: a sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài b sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên c sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động d sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan tới tac dụng của chọn lọc tự nhiên 23/ Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng: a các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp sau nhiều thế hệ b quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau c thể hiện các đặc điểm đa hình d số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm 24/ Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là A : a ≈ 0,7 : 0,3 tần số tương đối A : a ở thế hệ sau là: a A : a ≈ 0,5 : 0,5 b A : a ≈ 0,7 : 0,3 c A : a ≈ 0,8 : 0,2 d A : a ≈ 0,75 : 0,25 25/ Quần thể cây bông phấn có 2.500 cây hoa đỏ(AA) : 6000 cây hoa hồng(Aa) : 1.500 cây hoa trắng( aa). Tần số của alen A là: a 0,15 b 0,60 c 0,25 d 0,55 26/ Quần thể gà có 410 con lông đen(BB), 580 con lông đốm(Bb), 10 con lông trắng (bb). Cấutrúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng: a 0,49BB : 0,21Bb : 0,09bb b 0,41BB : 0,58Bb : 0,10bb c 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb d 0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb 27/ Tần số tương đối của các nhóm máu trong quần thể là: A : 0,45; B:0,21; AB:0,3; O:0,04. Tần số tương đối của alen I A là: a 0,2 b 0,3 c 0,5 d 0,45 28/ Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn, những sinh vật xuất hiện trước đó do: a chọn lọc tự nhiên là nhân tố quyết định hướng tiến hoá của sinh giới b đột biến và biến di tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định c kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống thay đổi d chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại ngững dạng thích nghi nhất 29/ Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen a cách li sinh thái b cách li địa lí c cách li sinh sản d cách li di truyền 30/ Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: a làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định b phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể c làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột d qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. 31/ Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ? a tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp b tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen qua các thế hệ c tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian d tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp 32/ Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là: a biến dị đột biến b biến dị tổ hợp c vốn gen của quần thể d đột biến NST 33/ Ở cơ thể sống prôtêin đóng vai trò quan trọng trong: a cấu tạo của axit nuclêic b sự sinh sản c cấu tạo của enzim và hocmôn d hoạt động điều hoà và xúc tác 34/ Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học a sự xuất hiện các enzim b sự hình thành màng c sự tạo thành các côaxecva d hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic 35/ Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở: a kỉ thứ tư b kỉ pecmơ c kỉ phấn trắng d kỉ thứ ba 36/ Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là: a cá giáp b bò cạp tôm c tôm ba lá d ốc oanh vũ 37/ Trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố lao động đã không phát huy tác dụng vào giai đoạn: a người vượn b người hiện đại c người cổ d vượn người hoá thạch 38/ Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh: a vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người b người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi c người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch d quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống 39/ Bệnh máu khó đông do gen lặn trên X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh máu khó đông. Mẹ bình thường. Xác suất để họ có con trai bình thường là: a 12,5 % b 50% c 25 % d 75% 40/ trong phương pháp di truyền người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp a nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng b sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấutrúccủa gen c phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấutrúc NST d tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtêin do gen đó qui định ¤ Đáp án củađề thi:03 1[ 1]a . 2[ 1]d . 3[ 1]b . 4[ 1]d . 5[ 1]a . 6[ 1]c . 7[ 1]a . 8[ 1]d . 9[ 1]a . 10[ 1]a . 11[ 1]c . 12[ 1]c . 13[ 1]d . 14[ 1]a . 15[ 1]c . 16[ 1]d . 17[ 1]b . 18[ 1]b . 19[ 1]d . 20[ 1]c . 21[ 1]c . 22[ 1]b . 23[ 1]c . 24[ 1]b . 25[ 1]d . 26[ 1]d . 27[ 1]c . 28[ 1]b . 29[ 1]b . 30[ 1]d . 31[ 1]a . 32[ 1]a . 33[ 1]d . 34[ 1]d . 35[ 1]d . 36[ 1]a . 37[ 1]d . 38[ 1]d . 39[ 1]a . 40[ 1]c . . đổi trong cấu trúc của ADN c về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử prôtêin d về những biến đổi trong cấu trúc của hêmôglôbin 22/ Theo Đacuyn. để nghiên cứu cấu trúc của gen c phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc NST d tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua