Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn lao của nhân loại. Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhà nước đầu tiên của người việt cổ. Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trên phương diện kinh tế - xã hội cũng như mĩ thuật. Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuật Đông Sơn
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý Do Chọn Đề Tài
Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn laocủa nhân loại Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhànước đầu tiên của người việt cổ Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trênphương diện kinh tế - xã hội cũng như mĩ thuật Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuậtĐông Sơn
Mĩ thuật Đông Sơn tượng trưng cho thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí đặcsắc nhất với kĩ thuật chạm khắc Đây là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng- trốngđồng Đông Sơn Nó là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéoléo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kĩ thuật luyện kim đồng thau bảnđịa, nền văn hoá đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á
Chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn là nơi hội tụ những truyền thống văn hóa,
xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - NhàNước Hùng Vương
Qua đó ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chạm khắc trong mĩthuật Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chính vì thế tôi chọn đềtài này nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình về l
Ý nghĩa của các hoa văn va các kĩ thuật chạm khắc trên trông đồng
Ứng dụng các hoạ tiết cổ vào trong các môn học của mình như trang trí, tạomẫu,đồ hoạ nghành thời trang
Bảo tồn và phát huy tinh hoa của dân tộc
Mở rộng kiến thức hiểu rõ văn hoá của người Việt cổ
4 Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan tới nghệ thuật chạm khắc trong mĩthuật Đông Sơn
Tìm hiểu những ứng dụng các hoa văn chạm khắc với các nghành nghệthuật,nghành kiến trúc, nội thất,đồ hoạ đặc biệt là nghành thời trang mình đang học
Đề xuất các biện pháp gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc
Trang 24.Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.Phương pháp nghien cứu thực tiễn.Phương pháp phân tích ,tổng hợp.Phương pháp so sánh
Trang 3
B PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ Sở Lý Luận
1.1.Khái quát chung về nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn
Mĩ thuật Ðông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đến đỉnh cao về tạo dáng.Người cổ Ðông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công
cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật Trống đồngÐông Sơn - một nhạc khí cổ - là tác phẩm tiêu biểu nhất độc đáo nhất đặc trưng chothời kì này.Với kĩ thuật chạm khắc tinh xảo mang tinh hoa truyền
Trang 4thống của dân tộc Ở đó có vẻ đẹp về hình dáng, tỉ lệ và các hoa văn trang trí đượccách điệu cao, phong phú về thể loại
Trống đồng được cấu tạo gồm ba phần: mặt trống tròn, tang trống hình phộng,cong tròn đầy, ôm gọn mặt trống, thân trống thon và chân hơi choãi tạo dáng vữngchãi cho trống Để làm được điều này đòi hỏi phải có một kĩ thuật cao
Trống đồng kín 3 mặt
Hoa văn trang trí đều đặn cả trên mặt lẫn chung quanh thân trống Giữa tang vàthân trong trống có những cặp quai, trống có đường cắt dọc từ mặt đến đáy chia thành
2 phần đều nhau Mặt trong của trống là một khối tròn liền nhau
Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật này các nhà nghiên cứu cho rằng, trống đồngđược chế tạo bằng cách đúc, tức là không phải gò, rèn, đục đẽo hay là cách gia côngnào khác Và nó có thể diễn ra các bước sau:
Tạo mẫu: Muốn đúc một vật to nhỏ nào đó đều Phải có mẫu Vật mẫu làm bằngđất! Đất là một nguyên liệu dễ tìm, dễ chế tác, dễ trang trí từ chi tiết cụ thể nhất.Nhưng xét thật kỹ các dấu vết đúc, nhất là ở bốn quai trống thì có thể thấy rằng vậtmẫu làm bằng sáp ong là có khả năng hơn cả, vì sáp ong là nguyên liệu có nhiều ởnước ta, sáp ong có thể dùng nhiều lần tái sử dụng, dùng sáp ong sẽ lợi về kinh tế, lại
ưu việt hơn về mặt kỹ thuật so với các nguyên liệu khác Ưu thếcủa sáp là có thể đúcquai liền với thân
Giai đoạn tiếp theo là làm khuôn
Tạo khuôn: Khuôn được làm bằng một loại đất Được chọn lọc và pha trộn vớinhiều vật liệu khác gồm: đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đất quang, đất bờ yến,đất áp, đất nghiền, đất giáp, đất giấy, đất thao
Trang 5Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trấu, rơm, giấy nhưng cơ bảnvẫn giống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bền, nhẹ, xốp dễ thoát hơi,mềm dễ ấn để in rõ hoa văn Sau khi các loại đất đã được chuẩn bị, người thợ sẽ đắpvào thân 2 mảnh khuôn Do khuôn có 2 mảnh, nên hiện nay trên thân trống còn hiện
rõ hai đường chỉ đúc, khi ráp khuôn chạy suốt từ thân đến ngang mặt trống, cắt trốnglàm hai nửa cân xứng Mặt trống là một mảnh khuôn riêng Đến đây, việc làm khuôn
đã hoàn tất
Tiếp đến là sấy khuôn và sửa khuôn: Sau khi đã sửa lại hoa văn, cho khuôn vàothan củi đốt nóng dần, không dùng lửa vì hơi nước bay nhanh sẽ gây ra hiện tượngnứt nẻ Sấy khuôn đến khi màu đất gần như gạch mới thôi Khuôn đã khô có thể ráplại để rót, lúc này cần xem kỹ lại khuôn, chỗ nào nút, vỡ thì dùng đất lót sửa lại chocẩn thận rồi mới ráp khuôn Sau đó rót khuôn - đúc đồng
Ngày xưa, ông cha ta chưa có phương tiện hiện đại, nhưng căn cứ vào cách tính:trọng lượng của vật đúc bằng cách cân lượng sáp ong tiêu hao khi làm mẫu Cứ 100grsáp phải cho 10kg đồng vào lò Từ đó, cho biết trọng lượng đồng phải nấu cho trốnglàbao nhiêu Đồng nẩu chảy rót đùn từ đáy lên đỉnh khuôn - rót như thế, nước đồngchỉ lên dến tang trống là đặc lại Vì vậy, có thể dùng một lúc hai cách: rót ngang hôngtang trống và rót trực tiếp vào đạo hơi trên mặt trống Khi rót hết khả năng của ốngrót tang trống (ống rót tang đã đầy nước đồng thì tiếp tục đưa nước đồng lên mặtkhuôn để rót vào mặt trống) Như vậy, có 4 đạo ở hông tang trống (mỗi khuôn 2 đạo)
và 7 đạo rót ở mặt trống
Dựa vào trọng lượng sáp để tính trọng lượng đồng cần nấu Mỗi nồi chỉ nấuđược 30kg đến 40kg là vừa sức người khiêng Khi đồng đã chảy loãng, chuyển ra cácnồi chuyên nhỏ để đổ vào 4 đạo rót ở ngang hông Sau đó, lại đổ vào nồi nhỏ nữa để
đổ vào mặt trống Trong suốt quá trình rót khuôn nước đồng trong lò chính luôn luôngiữ ở nhiệt độ cao để có thể tiếp ứng các nồi chuyên được thuận tiện Sau khi, thựchiện đầy đủ quá trình rót, phải đợi nguyên liệu đồng nguội tự nhiên trong vài ngàymới gỡ khuôn Đúc trống xong còn phải sửa chữa: tẩy nhẹ nhàng, khéo léo các đạorót cho khỏi bị sứt và dính vào thành trống, đục các bavớ ở chỗ tiếp giáp các mối rápkhuộn Đến đây là hoàn tất việc đúc đồng
Ngoài sự tạo dáng thì tổ tiên chúng ta còn thể hiện tài năng sáng tạo trong trangtrí với các diện hoa văn trang trí trên mặt và thân trống, các hình trang trí thể hiệnnhiều mặt cuộc sống sinh hoạt thời Đông Sơn
1.2 Hoạ Tiết Chạm Khắc T rong Mĩ Thuật Đông Sơn
1.2.1 Hoạ Tiết Trên Trống Đồng Ngọc Lũ
Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long ĐộiSơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam Trống do một cụ già tìm được khi đắp đêsông Hồng và đưa về để ở chùa làng Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế
Trang 6giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất Trốngnày cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang tríbằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống
Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màuxanh ngả sang xám Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình,thân thon, đế choãi Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổigiữa mặt và tang trống Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chiathành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng Các hoạ tiết trên trống khắc hoạ
toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cồ
Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chiathành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực
Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đây là mảng hoa văn chủ đề
mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình vềcuộc sống ấm no hạnh phúc Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng,vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tínhchất làm nền cho hoa văn hiện thực
Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời củanhững cư dân trồng lúa nước, khoảng cách giưa các ngôi sao là hoạ tiết hình lôngcông, sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khácnhau
Trang 7Các vòng 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ Các vòng 2, 4, 7, 9, 13 và 14
là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến Vành 3 là những chữ gẫy khúc nốitiếp Vòng 12 và 16 là văn răng cưa Vòng 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vậtdiễu hành xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ
Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim
Hình nhà: Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiếntrúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, haiđầu và ở giữa có kê thang để lên sàn Nhà mái tròn thường có một người hoặc không cóngười đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên Nhà mái tròn có thể liên quan đến tínngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ" Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại
có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở" Hai góc mái có những đường hồi hoavăn trang trí Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt Nó
là cội nguồn của những ngôi đình Việt Ngoài ra còn cho ta thấy tiết khí trong năm Tiết đông chí :
Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, cóhai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồinhỏm dậy Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng Góctrái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức
Trang 8Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngàyđông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới
“ngồi dậy” Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc Tiết hạ chí :
Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí
Ta gặp những cái nhà sàn ấy Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống Vợ
nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, khôngđược phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi
vợ con nó Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta !
Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầugối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gìnhư hai viên sỏi Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹchúng đi làm việc ngoài đồng áng
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
Câu ca dao này về sau mới có Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàncảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định
cư Hình vẽ đã nói lên thực rõ
Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửamặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng Hình
vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bậnviệc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng ?
Vòng 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chimbay, một tốp 6 con và một tốp 8 con Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái
Đó là hình vẽ những con vật tương trưng Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào
Trang 9đêm trăng sáng Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuốitháng từ 22 đến 30 cũng không trăng Những đêm ấy không đi săn thú được Và sau
đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm
Vòng 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay Chimbay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặcvạc; chim đậu có nhiều loại Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống,phần đông là chim ngậm mồi Các con chim đậu đều có đuôi ngắn
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn
để lại khi đúc trống
Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vòng hoa vănhình học, các vòng 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là vănrăng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vành 3 và 4 là hoa vănvòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song
Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xengiữa các thuyền là hình chim đứng Chim có từ 1 đến 3 con Đứng giữa thuyền làngười chỉ huy cầm trống đang điều khiển Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũkhí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần Mỗi thuyền đều có mộtngười cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim Trên sànthuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủybinh đánh xa Ngoài ra, trên khoảng giữa hai thuyền có một con chó đứng nghểnh
Trang 10.Hoạ tiết này chứng minh cho tathấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.
Phần dưới của tang trống là ba vòng hoa văn hình học
Chân trống không có trang trí
Qua các mô típ chạm khắc trên trống đã tái hiện cho chúng ta thấy nền văn hoá
và những văn minh của xã hội Lạc Việt
1.2.2 Chạm Khắc Trên Thạp Và Thố
Thạp là loại hình di vật được phát hiện khá nhiều và khá tiêu biểu trong vănhoá Đông Sơn Thạp là một trong những đồ đựng của cư dân Đông Sơn, ngoài ra nócòn dược dùng trong nghi thức chôn cất người chết Thạp đồng Đào Thịnh được pháthiện vào năm 1961 tại xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, thạp có đầy đủ cảthân và nắp Đây là chiếc thạp có kích thước lớn nhất phát hiện từ trước cho đến nay
Thạp được trang trí từ nắp cho tới chân với hai mô típ chủ đạo: hình người, độngvật và hình học Nắp thạp trang trí bốn khối tượng người gồm bốn cặp trai gái đang
Trang 11giao phối Trai thì tóc xoã, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, gái thì bận váy ngắn.
Bộ phận sinh dục nam giới được nhấn mạnh rõ nét Có thể người xưa có ý đồ khi đặtcác khối tượng ở vị trí trang trọng, trung tâm để nói lên khát vọng sinh sôi, sự phồnthịnh của con người và vạn vật Ngoài ra, trên nắp thạp còn trang trí 8 hình chim mỏdài chia thành bốn đôi bay ngược chiều kim đồng hồ và một số hoa văn dạng hìnhhọc Thân thạp có hình khắc sâu chiếc thuyền mũi cong có nhiều người mặc y phụccài lông chim đứng trên sàn thuyền Giữa lòng thuyền dựng một pháo đài, trên có mộtngười đang cầm cung trong tư thế sẵn sàng chiến đấu Những người còn lại đều đứngtrên sàn thuyền với các loại vũ khí: cung, giáo, lao, rìu chiến, dao găm theo thứ tự ai
sử dụng vũ khí đánh xa thì đứng đằng trước, vũ khí đánh gần đứng giữa và vũ khíphòng vệ đứng sau cùng, ngoài hoa văn trang trí người và thuyền, thân thạp còn trangtrí một số hoa văn động vật như: chim đang bay, cá sấu cặp đôi và nhiều băng hoa vănhình học hình dáng, cấu trúc con thuyền cũng như sức chở và sự bố trí binh lực trênthuyền đã phản ánh cho chúng ta thấy kỹ thuật đóng thuyền ở thời kỳ này rất pháttriển và có lẽ ở thời kỳ này, chiến tranh cũng đã trở thành một hiện tượng phổ biến Thạp đồng Đào Thịnh đã cho thấy cư dân Đông Sơn đã tỏ rõ bản lĩnh quân sựvững vàng, tài năng chiến đấu không chỉ trên bộ mà còn thạo cả thuỷ chiến
1.3 Kĩ Thuật Tạo Hình Trong Chạm Khắc
Người Việt cổ đã biết dùng kĩ thuật đồ hoạ trang trí vào trong chạm khắc , sửdụng cô đọng mang tính cách điệu cao các hình khối, đường cong nét thẳng tạo nhữnghoạ tiết cảnh vật sinh động
Thủ pháp tạo hình phong phú cùng những đừơng nét rắn rỏi thanh thoát,chắc tayxen kẽ những nét cong tạo sự mềm mại cần thiết, đúc chìm đúc nổi để miêu tả sắc độđậm nhạt sáng tối của những khối lồi lõm và còn có thể điểm tô bằng mảng chấm ,những vòng tròn, gạch nghiêng song song
Trong kĩ thuật tạo hình trên trống , tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếutrên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi Nghệ nhân đã xây dựnghình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bêntrong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối Hình ảnh con người luônđược diễn tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải Về mặt bố cục, tất
cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống Đặc biệt, phần tạohình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống cóngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng Còn trong