Thiết bị Fujitsu 7500 em tìm hiểu được sử dụng trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM do công ty viễn thông liên tỉnh khu vực 2VTN2 quản lý.Thiết bị này cung cấp các chức năng như:ghép kênh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay mạng viễn thông nước ta đang được mở rộng và hiện đại hóa để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ từ khách hàng.Công nghệ mạng truyền tải quang ra đời đã đáp ứng các nhu cầu về tốc độ,băng thông rộng, và công nghệ ghép kênh bước sóng WDM ra đời Bên cạnh đó các thiết bị viễn thông đang khai thác trên mạng, được trang bị hiện đại,chúng rất phong phú và đa dạng.Muốn hiểu rõ về các thiết bị này cần phải có thời gian nghiên cứu về lý thuyết và tìm hiểu cách vận hành và bảo dưỡng thiết bị.Trong thời gian yhwcj tập tại VTN2 em đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về thiết bị truyền dẫn quang Fujitsu 7500
Thiết bị Fujitsu 7500 em tìm hiểu được sử dụng trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM do công ty viễn thông liên tỉnh khu vực 2(VTN2) quản lý.Thiết bị này cung cấp các chức năng như:ghép kênh bước sóng mật độ cao,khếch đại đường truyền,xen/rớt bước sóng
Với nôi dung thực tập chính là:
o Tìm hiểu hệ thống truyền dẫn sử dụng thiết bị Fujitsu do VTN2 quản lý
o Tìm hiểu cấu trúc và chức năng củaFujitsu 7500
o Vận hành và bảo dưỡng thiết bị
Do vốn kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo cuả em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của các thầy
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô ở Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã trang bị cho em những vốn kiến thức để có thể hoàn thành bài báo cáo này
Em cũng xin cám ơn thầy Nguyễn Văn Lành đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em
Em xin gửi lời cám ơn đến các anh ở công ty VTN2 đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty
Sinh viên thực hiện
Lê Anh Tuyền
SVTH : Lê Anh Tuyền LỚP : L11CQVT01-N Trang 1
Trang 2GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
Công ty viễn thông liên tỉnh có tên quốc tế là Vietnam Telecom National(VTN),là một đơn vị trực thuộc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam(VNPT)
Được thành lập năm 1990,có 3 trung tâm viễn thông khu vực ở 3 miền Bắc,Trung,Nam
Tại Việt Nam,VTN là công ty cung cấp hạ tầng mạng viễn thông lớn nhất,đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền mạng thế hệ sau NGN,với thị phần lên tới 60% trong thị trường viễn thông cả nước
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển,VTN tự hào là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực viễn thông đường trục tại Việt Nam.VTN sở hữu,vận hành và khai thác một hạ tầng truyền dẫn quang hiện đại sử dụng các công nghệ truyền dẫn và cấu trúc mạng tiên tiến:SDH,OTN,DWDM,ASON/GMPLS với dung lượng các tuyến phía bắc 700Gbps,phía Nam 700 Gbps,tuyến trục Bắc-Nam 360 Gbps
Với các dịch vụ 1080,1900,1719 đã có từ trước thì sự ra đời các dịch vụ như:dịch
vụ hội nghị truyền hình,dịch vụ kênh thuê riêng.dịch vụ mạng riêng ảo WAN,dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình,dịch vụ nhắn tin cố định 4xxx cũng đã đánh dấu một bước chuyển mình của VTN trên cơ sở ổn định,giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống,phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng,phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Hiện nay với bốn nút chuyển mạch tại Hà Nội,Đà Nẵng,Hồ Chí Minh và Cần Thơ mạng viễn thông thế hệ mới NGN với công nghệ truyền dẫn SDH,DWDM dung lượng tuyến trục đã lên 240Gbps(tháng 6/2010) bắt nhịp với nền kinh tế thị trường.VTN đã không ngừng học hỏi và năng động hóa trong hàng loạt dịch vụ như:
o Tổ chức xây dựng,quản lý,vận hành,khai thác mạng lưới,dịch vụ viễn thông đường dài,làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông các tỉnh trong nước và cửa ngõ quốc tế
o Tư vấn,khảo sát,thiết kế,xây lắp các công trình chuyên ngành viễn thông,xuất-nhập khẩu,kinh doanh thiết bị-vật tư chuyên ngành viễn thông.Trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực 2(VTN2-Vietnam Telecom National Center of Zone 2) là đơn vị hoạt động chuyên ngành viễn thông trực thuộc VTN.VTN2 được giao nhiệm vụ quản lý,khai thác mạng viễn thông liên tỉnh trên phạm vi các tỉnh của khu vực phía Nam.Đến nay mạng lưới đã có sự phát triển nhảy vọt về quy mô cũng như kỹ thuật không thua kém các nước tiên tiến trong khu vực.Các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của trung tâm luôn dành được sự tin cậy của khách hàng và qua đó đã tạo nên vị trí của VTN2 trên thị trường viễn thông
VTN2 bao gồm các chức năng sau:
• Tổ chức xây dựng,quản lý,vận hành,khai thác mạng lưới viễn thông liên tỉnh
SVTH : Lê Anh Tuyền LỚP : L11CQVT01-N Trang 2
Trang 3• Cung cấp các dịch vụ viễn thông liên tỉnh.
• Xây lắp,bảo trì các thết bị chuyên ngành thông tin liên lạc
Cùng với sự ra đời của các dịch vụ phong phú,chất lượng cao như:dịch vụ điện thoại thẻ trả trước,dịch vụ thoại miễn phí đường dài,dịch vụ dữ liệu ,cùng với sự tận tình của đội ngũ cán bộ,nhân viên của VTN2 đã thuyết phục được những khách hàng khó tính nhất.Những công ty như Mobi,Vina,Hàng Không,Đường Sắt,Ngân Hàng,Điện Lực hoàn toàn tin cậy vào mạng lưới truyền dẫn của VTN2,đảm bảo thông suốt trong hoạt động liên lạc,kinh doanh khắp cả nước
SVTH : Lê Anh Tuyền LỚP : L11CQVT01-N Trang 3
Trang 4CHƯƠNG 1 : TỔ CHỨC MẠNG CÁP QUANG TẠI VTN2
1.1 Sơ lược về tổ chức mạng truyền dẫn quang:
Hiện nay tổ chức mạng truyền dẫn tại VTN2 gồm có 5 hệ thống truyền dẫn chính như sau: 2 tuyến trục Bắc Nam ( thiết bị Ciena ( Nortel) ), hệ thống truyền dẫn phía Nam thiết bị Fujitsu, 2 hệ thống truyền dẫn thành phố ( Metro Link ) thiết bị Alcatel tại HCM và CTO
Về tuyến trục: sử dụng 2 tuyến đường trục (backbone) 120G và 240G, dựa trên nền tảng của thiết bị Nortel (Ciena) : LH1600, CPL Hai tuyến trục này kết nối các vùng miền Bắc, Trung, Nam của cả nước Năm 2003, tuyến đường trục LH1600 20G (8 bước sóng 2.5G ) được triển khai đến nay dung lượng được nâng cấp lên 120G gồm
12 bước sóng 10G Năm 2008 tuyến đường trục DWDM mới sử dụng thiết bị Nortel CPL được lắp đặt với dung lượng lúc đầu là 80G sử dụng 8 bước sóng 10G, đến năm
2010 tuyến đường trục này được mở rộng nâng lên 240G(8 bước sóng 10G và 4 bước sóng 40G) Thiết bị sử dụng trong hệ thống tuyến trục LH1600 gồm thiết bị LH1600,
DX, OM4200, TN4T, TN1X, thiết bị sử dụng trong hệ thống tuyến trục CPL gồm các thiết bị CPL, OME6500, HDXc, OME-DD sử dụng công nghệ ghép kênh DWDM và SDH
Về hệ thống truyền dẫn trung kế - liên tỉnh phía nam sử dụng thiết bị Fujitsu, được triển khai lắp đặt năm 2008, đến nay hệ thống được mở rộng 2 lần, sử dụng kết hợp các bước sóng 10G và 40G, là hệ thống truyền dẫn liên tỉnh chính ở Phía Nam Với các node tập trung dung lượng có thể lên đến hàng trăm Gbps Thiết bị sử dụng trong
hệ thống này là thiết bị Fujitsu 7500, 4570, 4470, 4270 sử dụng công nghệ ghép kênh DWDM và SDH
Về truyền dẫn trong thành phố: VTN2 quản lý 2 hệ thống truyền dẫn tại Hồ Chí Minh và Cần Thơ để phục vụ cho nhu cầu dung lượng lớn tại các thành phố Thiết bị
sử dụng trong 2 hệ thống này là thiết bị Alcaltel 1830 và 1850 sử dụng công nghệ ghép kênh DWDM và SDH
Đối với đường trục 240G hiện nay,mạng truyền dẫn quang của VTN được chia ra làm 6 vòng Ring (từ Ring 7 đến Ring 12 ).Và VTN2 đang quản lý 2 vòng Ring tại phía Nam (Ring 11, Ring 12 ) Với mỗi vòng Ring được sử dụng các thiết bị truyền dẫn quang có dung lượng lớn tốc độ truyền dữ liệu sẽ nhanh hơn,và được bảo vệ theo chế
độ bảo vệ đường trong vòng Ring
1.2 Mạng truyền dẫn quang sử dụng thiết bị của Fujitsu:
Hiện nay thiết bị Fujitsu đang được lắp đặt và khai thác trên tuyến mạng Ring nối các tỉnh phía Nam do VTN2 quản lý.Hệ thống mạng này bắt đầu được khai thác vào năm 2009 và cho đến nay đã trở thành một mạng chủ lực duy trì thông tin liên lạc cho các tỉnh phía Nam.Trong đó có hai trạm trung tâm thực hiện chức năng quản lý,giám sát và điều hành
Trạm viễn thông 1 thuộc đài viễn thông Tp.HCM:quản lý các trạm từ miền Đông Nam Bộ đến Tiền Giang,Bến Tre
Trạm viễn thông Cần Thơ thuộc đài viễn thông Cần Thơ:quản lý các trạm từ Vĩnh Long,Đồng Tháp,Trà Vinh đến Cà Mau,Bạc Liêu
SVTH : Lê Anh Tuyền LỚP : L11CQVT01-N Trang 4
Trang 5Tuyến Ring miền Nam được chia làm 7 subnet:
o Subnet 13:Tp.HCM-Biên Hòa-Định Quán-Bảo Lộc-Lâm
Đồng-ĐăkLăk-ĐăkNông-Bình Phước-Bình Dương
o Subnet 14:Biên Hòa-Vũng Tàu-Xuân Lộc
o Subnet 15:Tp.HCM-Bình Dương-Tây Ninh
o Subnet 16:Tp.HCM-Long An-Tiền Giang-Bến Tre
o Subnet 17:Tiền Giang-Đồng Tháp-Vĩnh Long-Trà Vinh-Cần Thơ-An Giang
o Subnet 18:Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang-Hậu Giang
o Subnet 19:Cần Thơ-Kiên Giang-Hậu Giang-Cà Mau-Bạc Liêu-Sóc Trăng
Tổng chiều dài lên tới 3000 Km,phủ rộng toàn bộ miền Nam,đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các tỉnh phía Nam với nhau,cũng như kết nối thông tin liên lạc với tuyến trục Bắc-Nam.Góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cho các tỉnh phía Nam
Tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật,mục đích phân bố của các node trên hệ thống mạng mà các card mạng được sử dụng trên thiết bị Fujitsu cũng được thay đổi cho phù hợp với cấu trúc và chức năng riêng
SVTH : Lê Anh Tuyền LỚP : L11CQVT01-N Trang 5
Trang 6CHƯƠNG 2 : CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA FUJITSU 7500 2.1 Khái quát về thiết bị:
Thiết bị truyền dẫn quang FLASHWAVE 7500 là hệ thống truyền dẫn toàn cầu cho dịch vụ cung cấp linh hoạt băng thông rộng.Nó cung cấp các công nghệ tiên tiến nhất như:DWDM,Optical Hubbing,ROADM,và khả năng thiết kế mạng để cung cấp
và quản lý phát triển mạng lưới đô thị và khu vực.Hệ thống này hổ trợ cả ANSI và giải pháp theo tiêu chuẩn ETSI chứng nhận,cùng với cấu hình khác nhau để tối ưu hóa mạng lưới đô thị và khu vực cơ sở hạ tầng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
Trang 7Hệ thống FW-7500 bao gồm các cầu hình sau:
o Cấu hình Core:có đầy đủ các đặc điểm,gồm 40 kênh trên hệ thông DWDM.Các shelf trong cấu hình này được lắp trong rack 23 inch
o Cấu hình Small:dạng thu nhỏ,gồm 32 kênh hoặc 40 kênh trên hệ thống DWDM.Các shelf trong cấu hình này có thể được lắp đặt trong rack 19 inch hoặc rack 23 inch
o Cấu hình ETSI:dạng nhỏ gọn,gồm 40 kênh trên hệ thống DWDM tương thích với các tiêu chuẩn ETSI.Các shelf trong cấu hình này được lắp đặt trong rack ETSI chuẩn có chiều rộng 600 mm
o Cấu hình Extension:giá thành thấp,một shelf đơn cung cấp 16 tín hiệu băng hẹp thích hợp cho việc truyền dẫn DWDM.Trong cấu hình này shelf được lắp đặt trong rack 23 inch
2.2 Các loại cấu hình:
2.2.1 cấu hình Core:
Hệ thống FW-7500 cấu hình Core có các thành phần chính sau:
o Optical shelf (SHU3)
o Tributary shelf (SHU3)
o Shelf truy cập Lambda(nếu cần)
o Shelf bù tán sắc (SFD3),(nếu cần)
Một hệ thống cấu hình Core bao gồm 6 Optical shelves,10(2D-ROADM) hoặc 20 (WSS) Tributary shelves,6 LASs nếu không có bảo vệ đường quang Lightguard và 20 LASs nếu có bảo vệ đường quang và 6 DCM shelves
Các sợi quang giữa các Optical shelf và Tributary shelf được kết nối thông qua khối truy cập Lambda loại LAM5.Khối LAM5 chuyển đổi một cặp kết nối hướng khách hàng qua hướng mạng trên connector ribbon (MPO).Ngoài ra LAM5 còn có thể được kết nối giữa khối bảo vệ Lightguard và card giao tiếp đường dây quang (OLC) để cung cấp bảo vệ
Optical shelf bao gồm các khối quản lý,khuếch đại quang,ghép/tách bước sóng,xen/rớt tín hiệu,chuyển mạch bảo vệ và kết nối chéo giữa các ring
Tributary shelf bao gồm khối quản lý,đồng bộ,giao tiếp quang với khách hàng.LAS chuyển đổi điện/quang trên đường dây
Trang 8
Hình 2.1 Optical shelf Hình 2.2 Tributary shelf
Trang 9Hình 2.3 Khối truy xuất lambda
2.2.2 Cấu hình Small
Hệ thống FW-7500 cấu hình Small bao gồm các thành phần chính sau:
o Optical shelf (SHU2)
o Tributary shelf (SHU2)
o LAM/DCM shelf (FC9682SDL1)cho IPMA-LAM7 và DCMs,nếu cần
o Shelf truy cập lambda (FC9503LAS2) dùng cho khối IPXP-LAM1
o Shelf truy cập lambda (FC9682LAS2) dùng cho khối IPXP-LAM5
Các optical shelf chứa các khối quản lý nút mạng,khối khuếch đại,Mux/Demux,xen/rớt tín hiệu và các hoạt động chuyển mạch bảo vệ.Trong các ứng dụng 32 kênh cấu hình Small các optical shelf cũng có thể bao gồm các card giao tiếp đường dây quang (OLC) và khối đồng bộ(chỉ cần thiết khi khối Flexponder được sử dụng trong shelf)
Các Tributary shelf chứa các card giao tiếp đường dây OLC để cung cấp giao tiếp quang đến khách hàng và chứa khối quản lý shelf.Trong một vài ứng dụng nào đó,Tributary shelf có thể bao gồm các khối sau:
o Khối đồng bộ để hỗ trợ giao tiếp đường dây quang Flexponder
o Khối chuyển mạch HUB cho các ứng dụng WSS HUB 40-Ch
o Khối chuyển mạch trong các ứng dụng ROADM 32-Ch
LAS FC9683LAS2 chứa các khối LAM5 để kết nố các OLC với Optical shelf trong các ứng dụng WSS 40-Ch
LAS FC9503LAS2 chứa LAM1 để kết nối các OLC với Optical shelf trong các ứng dụng ROADM 32-Ch và FOADM
Trang 10
Hình 2.4 Optical shelf Hình 2.5 Tributary shelf
Hình 2.6 IPXP LAM1 trong khối truy suất Lambda FC9503LAS2
Trang 11Hình 2.7 IPMA-LAM5 trong khối truy suất Lambda FC9682LAS2
Trang 122.2.3 Cấu hình ETSI
Hệ thống FW 7500 cấu hình ETSI có các thành phần chính sau:
o Optical shelf (SHU4)
o Tributary shelf (SHU4)
o LAM/DCM shelf (SDL1)
o DCM shelf (SFD6)
Trong các ứng dụng ROADM 2 hướng hệ thốn bao gồm 1 Optical shelf,11 Tributary shelf và 1SDL1.Trong các ứng dụng HUB hệ thống bao gồm 2 Optical shelf,20 Tributary shelf và 2 SDL1.Trong các ứng dụng ILA hệ thống bao gồm 1 Optical shelf và 1 SDF6
Optical shelf chứa các khối quản lý nút mạng,khối khuếch đại tín hiệu quang,khối ghép/tách kênh,xen/rớt tín hiệu và các hoạt động chuyển mạch
Tributary shelf chứa các card giao tiếp đường dây OLC cung cấp giao diện quang cho khách hàng và chứa khối quản lý shelf.Trong các ứng dụng nhất định,Tributary shelf có thể bao gồm các khối sau:
- Khối đòng bộ để hỗ trợ giao tiếp đường dây quang Flexponder
- Khối chuyển mạch HUB cho các ứng dụng WSS HUB 40-Ch
- Khối ghép/tách nếu bộ khuếch đại Raman thay thế cho khối ghép tách từ Optical shelf
SDL1 shelf chứa khối truy cập Lambda (LAM) và khối bù tán sắc(DCM).Khối truy cập Lambda được dùng để kết nối tới giao tiếp đường dây(OLC),nằm trong Tributary shelf,với các thành phần Optical shelf.SDF6 shelf chứa khối bù tán sắc DCM trong các ứng dụng ILA
Trang 13Hình 2.10 SDL1 shelf
Trang 142.2.4 Cấu hình Extension
Hệ thống FW 7500 trong cấu hình Extension có cacs thành phần chính sau:
o Extension shelf (SHU3)
o Circuit Breaker Panel(CBP)(HA15B-0001-B361)
Hệ thống bao gồm 1 extension shelf và 1 CBP
Extension shelf chứa các nút quản lý,phần mềm sao lưu,hỗ trợ kênh giám sát quang OSC,khối đồng bộ và giao diện quang cho khách hàng
Trang 15Hình 2.11 Extension shelf
Trang 162.3.Cấu trúc phần cứng của FW 7500
2.2.5 Card NEM shelf processor
2.3.1.1 Chức năng:
Card xử lý (MPMA-SHP3) sử dụng để quản lý các phần tử mạng cho các FW
7500 NE ở các cấu hình Core,Small,ETSI và Extension;Tributary shelf cần một card
xử lý.Trong các cấu hình Core,Small,ETSI card xử lý nằm trên Optical shelf chính (OS1) sẽ làm việc như là card chử và việc quản lý NE được thực hiện thông qua thông tin giao tiếp và kết hợp giữa các nhóm card MPMA-SHP3.Card xử lý phải được gắn trên shelf ở vị trí MPMA-1
Các chức năng của card xử lý bao gồm việc xử lý tất cả các thông tin từ các card hoặc các khối trên shelf.Dựa trên việc xử lý đó,khối xử lý NEM sẽ cung cấp trạng thái
và các thông tin điều khiển đáp ứng lại bởi các lệnh truy cập bởi người sử dụng
Card xử lý làm việc với khối OSC hoặc khối OSC HUB trong các ứng dụng HUB
để xử lý và tạo ra dữ liệu cho card OSC.Ngoài ra nó cũng kết hợp với card OSC để cung cấp việc sao lưu và khôi phục bộ nhớ từ xa
Hình 2.12 Sơ đồ khối chức năng card xử lý MPMA-SHP3
Trang 17o Hỗ trợ lưu trữ và phục hồi bộ nhớ từ xa.
o Chuyển mạch bảo vệ quang
o Phát hiện và cảnh báo lỗi
o Giám sát và cảnh báo chất lượng hệ thống
2.3.1.3 Các tham số kỹ thuật:
TT Card Trọng lượng Công suất
tiêu thụ Dải bước sóng
Công suất phát tối đa
1 AMPA-M2C1 8.16 pound 41.6 watts 1531.89-1563.47 nm 19.9 dBm
2 AMPA-L2C1 8.16 pound 54.8 watts 1531.89-1563.47 nm 19.9 dBm
3 AMPA-ULC1 8.16 pound 54.8 watts 1531.89-1563.47 nm 19.9 dBm
Trang 182.2.6 OSC card (SCMA-SCC4)
2.3.2.1 Chức năng:
Card OSC(SCMA-SCC4) tạo ra và thu tín hiệu Ethernet-over-SONET được phát trên kênh giám sát quang(OSC) out-of-band.Card OSC cung cấp một tuyến thông tin quang giữa các phần tử mạng và thực hiện định tuyến các thông tin đến và đi từ bộ xử
lý trên các card OSC SCMA khác,từ các card xử lý NEM shelf và từ mạng LAN thông qua giao tiếp giám sát mạng OSS ở mặt lưng của shelf.Mỗi card OSC cung cấp việc xử
lý OSC 2 chiều cho mỗi hướng WDM
Card OSC cung cấp bộ nhớ không bị mất đi khi tắt nguồn(NVRAM) để lưu trữ phần mềm NE(firmware)
Hình 2.13 Sơ đồ khối chức năng của OSC SCMA-SCC4
Trang 19o Thiết lập địa chỉ và chức năng định tuyến cho thông tin từ OSC.
o Có bộ nhớ NVRAM để lưu trữ phần mềm hệ thống và cấu hình FW 7500
o Hỗ trợ download firmware
Ở hướng thu,card OSC (SCMA-SCC4) thu các gói tin OSC bên trong tín hiệu quang 0C-3 thông qua connector LC ở mặt trước của card và tín hiệu quang OC-3 được chuyển đổi sang tín hiệu STS-3C điện.Tín hiệu STS-3C được tách kênh (demultiplex),được xử lý mào đầu SONET và tách tải tin Ethernet
Ở hướng phát,tín hiệu STS-3C chứa dữ liệu OSC được chuyển đổi thành tín hệu quang OC-3 và phát thông qua connector LC ở mặt trước card
2 Công suất tiêu thụ cực đại 11.3 watts
3 Loại sợi quang giao tiếp SMF
4 Nhiệt độ chịu đựng -5 +500C
5 Tốc độ đường dây 155.52 Mbps
6 Mã đường dây Scrambled non-return to zero(NRZ)
8 Bước sóng trung tâm máy phát 1500 - 1520 nm
9 Công suất phát cực tiểu -0.3 dBm
10 Công suất phát cực đại 2.4 dBm
11 Bước sóng trung tâm máy thu 1500 - 1520 nm
12 Mức thu cực tiểu -36.0 dBm
Trang 20Trong cấu trúc Core và cấu trúc Extension,card OSC (SCMA-SCC4) phải được gắn tại khe 9 và 11 của Optical shelf.Trong cấu trúc Small và ETSI,card OSC (SCMA-SCC4) phải được gắn ở khe 13 và 15 của Optical shelf.Mỗi hướng quang WDM yêu cầu một card OSC.
2.2.7 Card khuếch đại APMA-xxC1
2.3.3.1 Chức năng:
Card khuếch đại APMA-xxC1 thực hiện cả tiền khuếch đại (preamplification) và khuếch đại hướng phát(postamplification)cho tín hiệu WDM
2.3.3.2 Đặc điểm tiền khuếch đại:
Làm nhiệm vụ tiền khuếch đại tín hiệu WDM thu được từ mạng và chuyển tín hiệu đa bước sóng này đén ngõ vào cho các card Mux/Demux,card WSS Core Switch
và card WSS HUB Switch hoặc card Broadcast HUB Interconnect trong cấu trúc Core
Làm nhiệm vụ tiền khuếch đại tín hiệu WDM thu được từ mạng và chuyển tín hiệu đa bước sóng này đến ngõ vào card Mux/Demux trong cấu trúc Small
Phân chia tín hiệu OSC từ tín hiệu WDM thu được từ mạng và chuyển tín hiệu OSC này đến card OSC SCMA-SCC4
Cung cấp bộ khuếch đại thu(RAMP) và giám sát các kết nối quang
Cung cấp các tín hiệu ngõ vào và ngõ ra cho các khối bù tán sắc DCM
Cung cấp chế độ điều chỉnh độ lợi tự động để tối ưu hóa tín hiệu đa bước sóng
Cung cấp chế độ giám sát công suất quang cho tín hiệu WDM thu được từ mạng
2.3.3.3 Đặc điểm khuếch đại hướng phát:
Làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu phát ra từ card WSS Core Switch trong cấu trúc Core và cấu trúc Small (40-Ch WSS) hoặc từ khối Mux/Demux trong cấu trúc Small 32-Ch
Chấp nhận tín hiệu OSC từ card OSC và kết hợp với tín hiệu WDM để phát ra mạng đến trạm đầu xa
Cung cấp bộ khuếch đại phát (TAMP) và giám sát các kết nối quang
Cung cấp giám sát công suất tín hiệu quang WDM đến từ card WSS Core Switch trong cấu trúc Core và Small (40-Ch WSS) hoặc tín hiệu đến từ card
Mux/Demux trong cấu trúc Small 32-Ch
Ngoài ra card khuếch đại APMA-xxC1 còn hỗ trợ chức năng OSC.Hướng thu
nó sẽ phân chia tín hiệu OSC từ tín hiệu WDM và định tuyến tín hiệu này đến card OSC thông qua connector OSC OUT ở mặt trước card.Ở hướng phát nó sẽ thu tín hiệu OSC từ card OSC và kết hợp với tín hiệu quang WDM trước khi truyền đến trạm kế tiếp.Card khuếch đại APMA-xxC1 có ba loại là:tầm ngắn(SL),tầm dài(LR) và tầm siêu dài(ULR)
Trang 21Hình 2.15 Sơ đồ khối chức năng của card khuếch đại APMA-M2C1.
2.3.3.4 Tiền khuếch đại đơn tầng hướng thu APMA-M2C1:
Card khuếch đại thu tín hiệu WDM từ mạng thông qua connector OPT IN ở mặt trước card.Công suất quang được giám sát và điều chỉnh tự động nhờ các suy hao thay đổi (VOA) bên trong card.Tín hiệu sau khi điều chỉnh công suất được đưa đến khối DCF để thực hiện bù tán sắc trước khi trở về lại card khuếch đại.Sau khi trở về card,tín hiệu được phân chia nhờ bộ splitter để tách tín hiệu ngoài band OSC.Tín hiệu OSC này được định tuyến đến card SCMA-SCC4 thông qua connector OSC OUT ở mặt trước của card
Tín hiệu WDM còn lại sau khi phân chia được đưa đến bộ tiền khuếch đại rồi phân chia thành 3 tín hiệu RAMP OUT để đến các khối khác nhau tùy váo từng ứng dụng
Trang 22Hình 2.16 Mặt trước card APMA-M2C1