Sự ra đời của dịch vụ E-Banking – Ngân hàng điện tử là kết quả tất yếu của quá trìnhphát triển công nghệ thông tin.Dịch vụ E-banking cung cấp các sản phẩm ngân hàng thôngqua phương tiện
Trang 1Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TpHCM, ngày 27 tháng 03 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 2Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
NHẬN XÉT CỦA ĐẠI DIỆN CÔNG TY/CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……… TpHCM, ngày 27 tháng 03 năm 2013
Đại diện công ty/cơ quan thực tập
Trang 3Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Mục lục
Danh sách bảng v
Lời nói đầu 1
Chương 1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.1.2 Thành tích đạt được 3
1.1.3 Định hướng phát triển 4
1.1.4 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sacombank 5
1.1.5 Phân tích SWOT 6
Chương 2 Thực trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking và phát triển thị trường tại Sacombank 9
2.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ E-Banking 9
2.1.1 Khái niệm chung 9
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ E-Banking tại Việt Nam 10 2.1.3 Các hình thức của dịch vụ E-Banking 10
2.1.4 Đối tượng tham gia dịch vụ E –Banking 12
2.1.5 Ưu nhược điểm của dịch vụ E-Banking 13
2.2 Sự cần thiết phải ứng dụng E-Banking tại Việt Nam 16
2.2.1 Do xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế 16
2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng 17
2.2.3 Thu nhập từ E-Banking làm tăng thu nhập cho ngân hàng 17
2.3 Thưc trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking tại Sacombank 18
2.3.1 Dịch vụ ngân hàng qua máy ATM 18
2.3.2 Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet 22
2.3.3 Các dịch vụ khác 22
2.4 Đánh giá công tác ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Sacombank 23
2.4.1 Hạn chế 23
2.4.2 Thuân lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường E-Banking tại Sacombank 24
Chương 3 Một số giải pháp phát triển dịch vụ E-Banking tại Sacombank trong thời gian tới 30
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ E-Banking tại Sacombank 30
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ E-Banking tại Sacombank 31
3.2.1 Giải pháp về công nghệ 31
3.2.2 Giải pháp về an toàn và bảo mật 32
3.2.3 Giải pháp về chiến lược phát triển thị trường 33 3.3 Các kiến nghị với CP, NHNN trong việc quản lý hoạt động E-Banking
40
Trang 4Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Kết luận 41 Tài liệu tham khảo 42
Trang 5Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Danh sách bảng
Bảng 1-1.Một số giải thưởng Sacombank đạt được trong năm 2012 3
Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank 6
Bảng 2-1.Phí giao dịch của các loại hình dịch vụ 13
Bảng 2-2 Tốc độ tăng trưởng thẻ của Sacombank giai đoạn 2009-2012 18
Bảng 2-3 Biểu phí phát hành và phí thường niên các loại thẻ của Sacombank (Nguồn: www.sacombank.com.vn ) 21
Trang 6Lời nói đầu
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây, tình hìnhhoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nóiriêng dần chuyển biến và cung cấp nhiều ứng dụng để tăng cường tính tiện ích cho kháchhàng Sự ra đời của dịch vụ E-Banking – Ngân hàng điện tử là kết quả tất yếu của quá trìnhphát triển công nghệ thông tin.Dịch vụ E-banking cung cấp các sản phẩm ngân hàng thôngqua phương tiện điện tử và internet đã rất phát triển và quen thuộc với khách hàng sử dụngdịch vụ ngân hàng trên thế giới.Tại Việt Nam, E-Banking cũng dần trở nên quan trọng và
là một trong những ưu tiên phát triển của các Ngân hàng hiện đại
Trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại nước ta, Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng có quá trình phát triển lâu dài,khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và đặc biệt là điều kiện tiếp xúc và xây dựng được hệ thốngcông nghệ thông tin hiên đại hướng tới các chuẩn của một ngân hàng hiên đại đạt tiêuchuẩn quốc tế Chính vì thế, có thể nói Sacombank là một trong những ngân hàng tại ViệtNam đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử ( E-Banking)tại Việt Nam
Trong quá trình thực tập tại Sacombank, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu về các sản
phẩm E-Banking, vì thế em chọn đề tài: “ Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)” làm đề tài của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –
Sacombank
Chương II: Thực trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking và phát triển thị trường tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –Sacombank
Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín trong thời gian tới
Trang 7Tên giao dịch quốc tế: Sai gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: Sacombank
Logo doanh nghiệp:
Là một trong số ít ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập sớm nhất tạiTP.HCM, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và dễ biến động, Sacombank đãkiên trì khắc phục những tồn tại cũ, từng bước củng cố hoàn thiện, không ngừng đổi mới
để phát triển và hiện nay được đánh giá là một trong số các ngân hàng TMCP có doanh sốhoạt động cao ở TP.HCM
Trang 8Kể từ ngày thành lập, Sacombank đã đạt những bước tiến thật rõ rệt khi trở thành ngânhàng hàng đầu Việt Nam Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng côngnghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầukhách hàng Sự kiện Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứngkhoán Tp HCM ngày 12/7/2006 đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triểncủa thị trường tài chính Việt Nam Sacombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam niêm yết
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Ngân hàng đã khai trương chiến lược phát triển cácdịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động giao dịch biên mậu.Năm 2008 vừa qua ngân hàng
đã mở chi nhánh tại Lào và năm 2009 mở chi nhánh ở Campuchia
Những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ có 1 Hội sở và 3 chi nhánh nhưng vớitốc độ tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã tăng đến
419 chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kín 64 tỉnh và thành phố trong cả nước (quýI/2013) Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động nhiệt tình, mangtính chuyên nghiệp cao và luôn được bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũng như
kỹ năng phục vụ khách hàng Và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong điềuhành và quản trị đã đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt và đúng đắn đưaSacombank từ một ngân hàng có xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giaiđoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếutại vùng ven TP.HCM trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam
1.1.2 Thành tích đạt được
Năm 2012, Sacombank đã đạt được một số giải thưởng như sau:
Năm 2012
Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012 Global Finance
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012 The Asian Banker
Bảng 1-1.Một số giải thưởng Sacombank đạt được trong năm 2012.
Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba củaChủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sựnghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12năm 2011
Trang 9Bên cạnh đó Sacombank cũng tập trung vào việc phát triển và cải thiện hệ thống quản
lý khách hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác:
Tháng 4/2012, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từphiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩmdịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank
Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầutiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS)theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăngcường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến cáckhách hàng
(Nguồn: www.Sacombank.com )
1.1.3 Định hướng phát triển
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai nhiệm vụ củng cố và phát triển, đảm bảo hài hòa giữahai mục tiêu an toàn và hiệu quả, trong đó chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sởhữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành,đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, trong đó nhanhchóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách: tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và táicấu trúc danh mục tài sản và cơ cấu tài chính; hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục
mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần; triển khai cácsản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro Đồng thời hướng đến mục tiêu
lâu dài là: “Xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa năng và
chuyển dần hoạt động đầu tư sang các Công ty trực thuộc nhằm chuyên nghiệp hóa kinh doanh và phát huy sức mạnh của Tập đoàn Tài chính Sacombank”.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2013 sẽ vẫn tiếp tục khó khăn, thậm chí có mặt
sẽ còn khó khăn hơn năm trước, Sacombank cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch 2013với nhịp độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động vừa tầm để không tạo áp lực phá vỡ cácthiết chế về quản lý rủi ro, các mục tiêu về quản lý danh mục tài sản và cơ cấu tài chínhtrung và dài hạn đã dày công xây dựng cũng chính từ trong cơn khủng hoảng tài chính thếgiới vừa qua Trong những năm 2012 - 2013, Sacombank chủ trương tiếp tục giữ vữngquan điểm: AN TOÀN là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, đồng thời coi trọng mục tiêu HIỆU
Trang 10QUẢ, ỔN ĐỊNH và TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG Theo đó, mục tiêu cụ thể có thể đượcđiều chỉnh nhưng mục tiêu tổng quát vừa nêu nhất định sẽ không thay đổi, cho dù tình hìnhtới đây có thể có rất nhiều gam màu sáng hơn hiện nay.
1.1.4 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sacombank
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
điều lệ bình quân (ROC)
Trang 11tài sản bình quân (ROA)
-Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank.
(Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Sài Gòn Thương Tín quý IV/2012, Bản cáo bạch
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2010, www.sacombank.com.)
Thông qua các chỉ số tài chính trong 3 năm gần nhất của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín, ta nhận thấy một số vấn đề sau:
- Năm 2012 vừa qua là năm biến động rất lớn của Sacombank, thông qua hoạt động
thâu tóm, tình hình hoạt động của Ngân hàng cũng bị tác động sâu sắc Lợi nhuận giảmmột nửa, các chỉ số tài chính khác đều có xu hướng giảm
- Lượng vốn huy động của Sacombank vẫn được duy trì ổn định trong năm qua cho
thấy lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng
- Dư nợ cho vay tăng, tăng trưởng tín dụng trong năm vừa qua là 19% cho thấy tình
hình phát triển ổn định của Ngân hàng
- Sự thay đổi trong bộ máy quản trị và các tin đồn xuất hiện liên tục trên báo chí và
mạng xã hội tạo ra sự xáo trộn nhất định trong một số hoạt động của Ngân hàng khiếncho doanh thu cũng như lợi nhuận không thể duy trì như năm trước đó
1.1.5 Phân tích SWOT
a Điểm mạnh (Strengths):
Năng lực tài chính:Sacombank là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ cao
(10.740 tỷ đồng) và vốn chủ sở hữu 13.525 tỷ đồng (tháng 3/2013) Với lợi thế về vốnđiều lệ giúp cho ngân hàng đáp ứng quy định về an toàn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn kịp
Trang 12thời cho các doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu cao đáp ứng nhu cầu đầu tư một cách kịpthời Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cao tạo tính an toàn cho Ngân hàng vì không phải chịugánh nặng nợ vay vì mọi nhu cầu vốn đã có vốn chủ sở hữu tài trợ.
Mạng lưới hoạt động: 419 điểm giao dịch/ 64 tỉnh tỉnh thành Với mạng lưới
rộng khắp giúp đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và cá nhân và huy động đượckhối lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng Mục tiêu của Sacombank là trở thành Ngânhàng bán lẻ hàng đầu Đông Nam Á vì thế Sacombank ngày càng mở rộng các điểm giaodịch để đáp ứng mọi nhu cầu vốn cũng như gửi tiết kiệm trong dân chúng Không nhữngthế Ngân hàng còn mở rộng giao dịch ra nước ngoài như Trung Quốc, Châu Âu,…để cóthể tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài
Bộ máy quản trị điều hành: Hệ thống quản trị, điều hành có chuyên môn và kinh
nghiệm Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn tốt
Áp dụng nhiều công nghệ mới:
Hiện nay, Sacombank đã nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24 lên phiên bản R11 trêntoàn hệ thống trong và ngoài nước Ngoài ra, từ năm 2008, Sacombank đã đưa vào hoạtđộng Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại có chức năng quản lý hạ tầng máy chủ vàmạng, đảm bảo hoạt động xuyên suốt, an toàn và hiệu quả của toàn Ngân hàng Tháng4/2011 vừa qua, Sacombank đã triển khai thành công dự án giải pháp kho dữ liệu tập trung(Data Warehouse) hỗ trợ công tác dự báo, phân tích và ra quyết định kinh doanh trong thờigian nhanh nhất
b Điểm yếu (Weaknesses)
Rủi ro thanh khoản:
Hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam tính theo các tiêu chuẩn quốc tế
là rất thấp Một định giá chính xác các khoản tái cấp vốn gần đây dưới hình thức trái phiếukho bạc (không giao dịch được) và các khoản nợ quá hạn bao gồm cả các khoản cho vaytheo chỉ định sẽ khiến tình hình khó khăn hơn Đồng thời việc tăng mạnh các nguồn vốn cóthể gây nên sự sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng và đe dọa khả năng tồn tại của các ngânhàng
Sự thay đổi quyền lực tại Sacombank trong thời gian qua cũng như sự thay đổi
cơ cấu tại nhiều phòng ban trong Ngân hàng khiến cho hoạt động Ngân hàng gặp một số
Trang 13khó khăn nhất định cũng như đòi hỏi tinh thần nhân viên cống hiến và tập trung cao hơn
để mau chóng thích nghi với sự thay đổi này
c Cơ hội (Opportunities)
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là tăng trưởng ổn định trong những năm sắp đếnnhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tưnhân, những cải cách của nền kinh tế nhà nước và những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh
tế toàn cầu
Cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại: với việc gia nhập kinh tế toàn cầu giúp
Hệ thống ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đadạng về chủng loại và nhiều tiện ích cho khách hàng
d Thách thức (Threats)
Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập:
Cùng với việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phầnSacombank phảichịu sự cạnh tranh từ phía ngân hàng quốc doanh về quy mô vốn và mạnh lưới hoạt động,
cơ sở vật chất và sự hỗ trợ của nhà nước
Bên cạnh đó quá trình gia nhập quốc tế Sacombank còn chịu sự cạnh tranh từ phía cácngân hàng nước ngoài về vốn và công nghệ
Sự cạnh tranh của các sảm phẩm dịch vụ thay thế:
Sự phát triển của thị trường vốn, công ty bảo hiểm và các hình thức tiết kiệm bưu điện,
…ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân về dịch vụ ngân hàng
Ảnh hưởng từ những tin đồn và tin xấu của thị trường khiến cho hoạt độngNgân hàng nói chung và Sacombank nói riêng gặp nhiều bất lợi trong việc kinh doanh
Trang 14Chương 2
Thực trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking và phát triển thị
trường tại Sacombank
2.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ E-Banking
2.1.1 Khái niệm chung
a Khái niệm về thương mại điện tử
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển một cách mạnh mẽ.Đi cùngvới nó là sự tác động tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là một trongnhững ngành chịu ảnh hưởng khá lớn Có thể nói thương mại điện tử là cơ sở cho sự hìnhthành và phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử (E-Banking) tạo qua sự tác động qua lạilẫn nhau
Thương mại điện tử
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử (tên Tiếng Anh là Electronic - Commerce, tênviết tắt là E-Commerce) là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phươngtiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinhdoanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân Thương mại điện tử là việc tiến hànhhoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin
số hóa
Trong ngành ngân hàng, thương mại điện tử được biết đến với tên gọi Dịch vụ ngânhàng điện tử (E-Banking) Nói cách khác dịch vụ ngân hàng điện tử là việc ứng dụngthương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng Trong những năm gần đây, thương mại điện
tử đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ và đa dạng các hoạt động của ngân hàng
e Khái niệm về dịch vụ E-Banking
E-Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử Bao gồm các dịch vụ mà ngân hàng cung cấpcho khách hàng thông qua các kênh liên lạc thông tin điện tử, kể cả qua mạng Internet
Trang 152.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ E-Banking tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vào năm 1994 khi dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán”bắt đầu triển khai cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thì cũng là lúc bắt đầu cónhững ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.Song phải cho tới năm 2002, dịch vụ ngân hàng điện tử mới thực sự được sử dụng ở nước
ta Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những đơn vị tiên phong trongviệc ứng dụng dịch vụ E-Banking thông qua việc xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụngcông nghệ thông tin theo đinh hướng tập trung có sự hợp tác của nhiều tổ chức trong vàngoài nước Kết quả của quá trình này là việc ra đời sản phấm SCB Online vào tháng 4năm 2003 Sau thành công của Sacombank, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã pháttriển và cung cấp các sản phẩm E-Banking cho khách hàng của mình Các sản phẩm nàyđang ngày một hoàn thiện để có thể cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, ngân hàng và
cả nền kinh tế nước nhà
2.1.3 Các hình thức của dịch vụ E-Banking
a Dịch vụ ngân hàng qua máy ATM
ATM (Automatic Teller Machine) là máy giao dịch tự động có thể coi như một điểmứng tiền mặt điện tử Ở đây chủ thẻ có thể rút tiền mặt, nạp tiền vào tài khoản và sử dụngcác dịch vụ khác như chuyển khoản hay thanh toán các hóa đơn dịch vụ do ngân hàng càiđặt Đây là hình thức trợ giúp cho khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính chophép mà không cần phải tới ngân hàng bằng cách sử dụng các máy tính tự động được đặt ởnhững khu vực phù hợp thuận tiện cho khách hàng
Để rút tiền, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card)
và nạp mã số nhân dạng cá nhân (Personal Identity Number- PIN) Máy rút tiền sẽ tự độngtruyền dữ liệu về ngân hàng phát hành để chứng thực chủ thẻ và giao dịch thẻ Đây là dịch
vụ ngân hàng điện tử ra đời đầu tiên và được ứng dụng phát triển mạnh mẽ nhất trên thếgiới cho tới nay
f Dịch vụ ngân hàng tại nhà ( Home Banking hay PC Banking )
Đây là loại hình dịch vụ chỉ thực hiện giao dịch với ngân hàng từ máy tính của kháchhàng Loại hình này xuất phát từ xu hướng khả năng phổ cập của máy tính cá nhân (PC –Personal Computer) Với Home Banking các giao dịch giữa khách hàng với ngân hàngđược tiến hành qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng
Trang 16chứ không phải mạng toàn cầu Internet Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải trang bịmáy tính với cấu hình phù hợp, modem, đường truyền điện thoại truy cập và đặc biệt phải
có chương trình phần mềm cài đặt trên máy tương thích với phần mềm cung cấp dịch vụcủa ngân hàng Khách hàng phải đăng kí số điện thoại và chỉ số điện thoại này mới đượckết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng Khách hàng sẽ quay số trực tiếp bằngcách sử dụng bàn phím trên máy tính để kết nối với trung tâm cung cấp dịch vụ qua đườngđiện thoại thông thường Sau khi được chứng thực (ngân hàng kiểm tra số PIN hoặc mậtkhẩu giao dịch), khách hàng có quyền thực hiện các giao dịch với ngân hàng từ máy tính
cá nhân như chuyển tiền, xem số dư trên tài khoản, thư tín dụng
g Internet Banking
Đây là loại hình dịch vụ hiên đại và khá mới mẻ cho phép khách hàng có thể giao dịchvới ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàngcho là phù hợp nhất Do đó, khách hàng có thể giao dịch 24h/ngày, 7ngày/tuần, tại nhàriêng hoặc ở văn phòng Sự ra đời của dịch vụ này thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúcđẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cảkhách hàng lẫn ngân hàng và cho xã hội nói chung Để sử dụng dịch vụ này khách hàngcần máy tính, modem, đường truyền điện thoại truy cập Với Internet banking khách hàng
có thể mua hàng ở các website khác và thực hiện thanh toán với ngân hàng, kiểm tra thôngtin và thực hiện các giao dịch khác
h Mobile Banking
Do số lượng người sử dụng điện thoại ngày càng tăng (vào khoảng trên 148 triệu thuêbao vào cuối năm 2012) thì thị trường di dộng là một thị trường đầy tiềm năng cho loạihình dịch vụ này Bên cạnh việc tiến hành giao dịch và chuyển tiền giữa các tài khoản,dịch vụ này chủ yếu được sử dụng để nhận các thông tin thị trường cập nhật nhất đặc biệt
là giá cả chứng khoán và ngoại hối
i Dịch vụ ngân hàng qua điên thoại cố định
Khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ này sẽ được ngân hàng cấp mã số và mậtkhẩu.Với dịch vụ này khách hàng có thể tiến hành giao dịch với ngân hàng thông qua điệnthoại cố định bằng cách sử dụng các phím bày trên điện thoại để nạp mã số nhận dạng cánhân (PIN) hoặc mật khẩu truy nhập (password) Sau đó khách hàng làm theo chỉ dẫn của
hệ thống trả lời tự động,
Trang 17Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể nghe các thông tin về tài khoản, tỉ giá hối đoái,lãi suất, giá chứng khoán, các sản phẩm dịch vụ mới, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định
kì, các yêu cầu thanh toán định kì… Các thông tin này được cập nhật liên tục, đầy đủ24/24h, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí khi giao dịch với ngân hàng.Đây là dịch vụ kênh phân phối hiệu quả mà ngân hàng không cần dành nhiều thời gian tậptrung khai thác
2.1.4 Đối tượng tham gia dịch vụ E –Banking
a Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đối tượng cung cấp trực tiếp các dịch vụ E –Banking và là tổchức trung gian hỗ trợ hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử Có thể nói đã xuất hiện mộtcuộc cách mạng trong ngành tài chính ngân hàng khi dich vụ E-Banking ra đời Hiện naynhững dịch vụ ngân hàng truyền thống với qui trình thủ tục phức tạp và ít linh hoạt đãkhông còn hấp dẫn đối với người tiêu dùng và không mang lại nhiều khoản lợi nhuận lớn.Hơn nữa sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng và hệ thống máy tính đã đem tới mộttín hiệu khả quan cho các ngân hàng thương mại khi ứng dụng thương mại điện tử tronglĩnh vực ngân hàng Sự ra đời của dịch vụ này là cơ hội lớn giúp ngân hàng giảm chi phígiao dịch, tăng khả năng sinh lời, hiệu quả lao động và tối ưu hóa nguồn lực
j Khách hàng
Tham gia dịch vụ E-Banking có hai nhóm đối tượng khách hàng:
- Tổ chức kinh tế, định chế tài chính, tín dụng, doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh
- Khách hàng cá nhân
So với nhóm khách hàng là các tổ chức và doanh nghiệp, thì nhóm khách hàng cá nhân
có những đặc điểm tâm lí khá khác biệt như: mang nặng tâm lí rủi ro khi giao dịch tiền bạcvới ngân hàng, mang nặng tâm lí ngại phiền phức thủ tục giao dịch với ngân hàng, ngạigiao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập với người có thu nhập cao, và mặc cảmgiao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập không cao Vì thế giao dịch với kháchhàng cá nhân có những đặc điểm khác biệt:
Đặc điểm giao dịch với khách hàng cá nhân là có số lượng tài khoản và số hồ
sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp
Trang 18Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giaodịch không thuận tiện Vì thế các ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh giao dịch hoặcđầu tư giao dịch online rất tốn kém.
2.1.5 Ưu nhược điểm của dịch vụ E-Banking
a Đối với khách hàng
Ưu điểm
Có thể nói ích lợi lớn nhất mà dịch vụ E-Banking đem lại cho khách hàng đó là sự tiệnlợi, đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch về giá cả, lãi suất,các thông tin về tài khoản của mình hay khi thực hiện các giao dịch như thanh toán tiền,chuyển tiền, ủy nhiêm chi Tuy nhiên, với ngân hàng điện tử thì những công việc trên trởnên đơn giản hơn rất nhiều chỉ cần với một cái click chuột, mọi thông tin sẽ xuất hiện vàgiao dịch sẽ được thực hiện trong chốc lát Không chỉ có vậy, tất cả các giao dịch sẽ đượctiến hành mọi lúc mọi nơi, tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng Nếu như các sản phẩmngân hàng truyền thống bị giới hạn bởi không gian và thời gian thì E-Banking lại có thểgiải quyết được hạn chế đó Chính sự tiện ích của dịch vụ này đã giúp khách hàng tiết kiệmđược thời gian và khoản chi phí giao dịch
Lợi thế này của E-Banking, họ có thể tiết kiệm các khoản chi phí đi lại và chi phí giaodịch Với E-Banking, họ có thể tiết kiệm được 90% so với phí giao dịch truyền thống vàthời gian giao dịch qua Internet bằng 7% so với giao dịch qua fax và bằng 0,5/1000 thờigian giao dịch qua đường bưu điện
St
t
1 Giao dịch qua nhân viên ngân hàng 1,07
2 Giao dịch qua điện thoại 0,54 (tiết kiệm 50%)
4 Giao dịch qua Internet 0,015 (tiết kiệm 99%)
Bảng 2-3.Phí giao dịch của các loại hình dịch vụ.
(Nguồn: http://www.icb.com.vn)Với việc có thể tiến hành kiển tra tài khoản của mình vào bất cứ thời điểm nào và bất
cứ nơi đâu, khách hàng có thể lập kế hoạch, cân đối chi tiêu và quản lý tài sản của mình tốthơn với một công cụ trợ giúp là mạng Internet hoặc điện thoại
Hạn chế
Trang 19Ngoài những thuận lợi mà E-Banking mang lại, loại hình dịch vụ này vẫn còn tồn tạinhững vấn đề mà người sử dụng cần quan tâm để hoàn thiện dịch vụ này hơn nữa Đó là:
Việc giao dịch diễn ra giữa khách hàng với ngân hàng bị lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính, thiết bị điện tử và mạng Để sử dụng được dịch vụ này ngoài việc ngân hàng phải đầu
tư về cơ sở vật chất, cở sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết thì còn đòi hỏi khách hàngmuốn tham gia giao dịch cũng cần đầu tư những thiết bị tối thiểu như PC cá nhân, các chiphí và thiết bị nối mạng Bên cạnh những chi phí này khách hàng tham gia giao dịch cầnphải nắm được những kiến thức và những thao tác cơ bản nhất về máy tính So với giaodịch trực tiếp tại ngân hàng thì đây có thể coi là một hạn chế lớn nhất vì bất cứ một kháchhàng nào cũng có thể tham gia giao dịch trong phương thức giao dịch truyền thống màkhông cần phải trang bị cho mình những hiểu biết và kiến thức về máy tính và mạng
Mức độ an toàn của các giao dịch thông qua mạng Đây là vấn đề lo ngại và gây cản
trở lớn nhất đối với khách hàng Đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì các chứng
từ, giấy tờ sẽ là bằng chứng có tính xác thực và thuyết phục lớn hơn so với các chứng từđiện tử Hơn nữa với những chứng từ thật được khách hàng cầm trong tay sẽ tạo cho họniềm tin và sự yên tâm hơn so với mọi cam kết được thể hiện trên chứng từ ảo Đồng thờinguy cơ khách hàng bị lộ thông tin và gặp rủi ro với tài khoản của mình khá cao nếu ngânhàng không chú trọng tới những giải pháp bảo mật tiên tiến và có những biện pháp phòngngừa chặt chẽ
Nhu cầu giao dịch trực tiếp tại ngân hàng bị hạn chế Khi thực hiên dịch vụ này mọi
thông tin, hướng dẫn luôn được hiển thị một cách đầy đủ, chính xác giúp cho các giao dịchđược thực hiện nhanh chóng Tuy nhiên máy tính không có khả năng giải đáp mọi thắcmắc của khách hàng như một cán bộ nghiệp vụ có trình độ của ngân hàng Khách hàngcũng không thể được hướng dẫn cụ thể, thỏa mãn được mọi yêu cầu, thắc mắc từ đơn giảnđến phức tạp khi làm việc với máy tính đồng thời có những thông tin khách hàng có thểhiểu sai lệnh hoặc không hiểu
k Đối với ngân hàng
Trang 20giao dịch, bán hang tiếp thị, cho phí đi lại… Với công cụ là E-Banking, khách hàng có thểgiao dịch với ngân hàng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày 24/24h, và các giao dịch này làgiao dịch của khách hàng với hệ thống máy tính Vì thế, ngân hàng có thể cắt giảm sốlượng nhân viên và chi phí nhân công Đồng thời, ngân hàng sẽ không tốn chi phímarketing như giao dịch truyền thống khi họ có thể tiếp thị, quảng cáo về các sản phẩmthông qua website của ngân hàng tới các khách hàng khi họ sử dụng E-Banking Như vậynhững chi phí như bán hàng và tiếp thị sẽ được cắt giảm Vì vậy, ngân hàng có thể tăngđược nhịp độ quay vòng vốn đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa tiền tệ, trao đổi tiền –hàng tạo điều kiện cho vốn chu chuyển nhanh thuận lợi, qua đó nâng cao doanh thu và lợinhuận.
Phạm vi hoạt động được mở rộng: Do tính chất của E-Banking mà mọi giao dịch đều
thực hiện qua mạng vì thế nó không bị hạn chế bởi không gian và thời gian Giờ đây cácngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt đông của mình mà không cần thiết lập các trụ sở,chi nhánh cũng như nhân viên Do đó thuận lợi cho việc quản lý tình hình hoạt động củangân hàng
Các dịch vụ được cung cấp, phân phối tốt hơn và đối tượng khách hàng được mở rộng:
Trước đây các giao dịch với ngân hàng chỉ được tiến hành trực tiếp thì nay E-Banking cóthể phân phối các sản phẩm thông qua nhiều kênh như Internet, điện thoại… Do đó mọigiao dịch đều được tiến hành với tốc độ cao, nhanh chóng, liên tục, tiết kiệm được thờigian cho các ngân hàng và khách hàng Với E-Banking, khách hàng của ngân hàng khôngcòn bị giới hạn trong phạm vị địa lí nữa mà được mở rộng ra, ở bất cứ đâu mọi khách hàngđều có thể làm việc được với ngân hàng của mình
Bên cạnh đó, với đặc tính nhanh chóng, chính xác, E-Banking sẽ giúp các ngân hàngnhanh chóng và đối phó được với những biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnhcác chi phí, tỉ giá, lãi suất Do đó sẽ hạn chế đươc rủi ro do biến động về giá cả của thịtrường
Hạn chế
Chi phí đầu tư lớn: Để ứng dụng được hoạt động E-Banking trong ngân hàng đòi hỏi
một khoản đầu tư khá lớn như đầu tư về cơ sở hạ tầng vật chất công nghệ, máy móc, phầnmềm, đào tạo nguồn nhân lực… Không chỉ có vậy, các chi phí để duy trì và phát triển hệ
Trang 21thống sau này cũng là một khoản lớn Vì thế chỉ những ngân hàng lớn có khả năng tàichính mới có thể triển khai và ứng dụng E-Banking.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại: Dịch vụ E-Banking sẽ trở nên hoạt động
không hiệu quả và mắc nhiều lỗi nếu các phần mềm mới hiên đại lại không tương thích vớicác thiết bị công nghệ thông tin đang vận hành hoặc quá cũ Vì thế mà đầu tư vào các thiết
bị này là rất cần thiết để tạo ra một cơ sở hạ tầng thông tin phù hợp, đồng bộ
Rủi ro lớn: Rủi ro trong giao dịch và hoạt động nếu trong quá trình vận hành có sự gian
lận hoặc lỗi trong xử lý, gián đoạn hệ thống
2.2 Sự cần thiết phải ứng dụng E-Banking tại Việt Nam
2.2.1 Do xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế
Năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới - WTOtrở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, bêncạnh những lợi ích được hưởng thì Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết củaWTO đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng,các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi đáp ứng các yêu cầu trong môi trườngcạnh tranh toàn cầu cũng như trong cơ cấu của nền kinh tế tri thức Vào WTO, các ngânhàng Việt Nam phải đối mặt với việc cạnh tranh công bằng với các ngân hàng nước ngoàirất mạnh về tiềm lực tài chính, lợi thế về mặt công nghệ, kinh nghiệm và chuyên nghiệptrong quản lý và tổ chức
Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ đi kèm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đạiđang là xu hướng chung cả các ngân hàng trên thế giới Chính vì thế E-Banking ra đời làmột kết quả tất yếu nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa - hiện đại hóa trong lĩnh vựcngân hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu hách hàng để chiếm lĩnh thị trường
Để không đánh mất những cơ hội trước những thách thức và yêu cầu của WTO vàkhông tụt hậu so với thế giới, việc các ngân hàng Việt Nam cần phải sớm hiện đại hóa,triển khai và ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử phải được thực hiên nhanh chóng Cóthể nói, dịch vụ E-Banking là cầu nối để các ngân hàng hòa nhập với hệ thống ngân hàngtoàn cầu, và với nền kinh tế thế giới
2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng
Việc sự cạnh tranh với các quốc gia có tiềm lực tài chính lớn trên thế giới khi Việt Namgia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu là điều không thể tránh khỏi Tại Việt Nam E-
Trang 22Banking còn là một khái niệm khá mới mẻ với số lượng khách hàng còn rất nhỏ bé và đốitượng người sử dụng hầu như chỉ là những doanh nghiệp, thương nhân và người dân thànhthị Đồng thời ngân hàng điện tử mới chỉ ở mức đơn giản, các ngân hàng vẫn chưa khaithác được hết tính năng của nó Những tiện ích do E-Banking đem lại tại các ngân hàngViệt Nam mới chỉ giới hạn trong việc tra cứu thông tin, còn những dịch vụ hỗ trợ chothanh toán thương mại điện tử vẫn ứng dụng hạn chế, thậm chí nhiều ngân hàng vẫn cònđang thử nghiệm dịch vụ này Trái ngược với các ngân hàng Việt Nam, E-Banking đangđược khai thác rất triệt để và chuyên nghiệp tại các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tạiViệt Nam như HSBC, ANZ, Citi Bank.
Với hơn 35 ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng này chiếmkhoảng 10% thị phần so với tổng số các ngân hàng trong nước, tuy nhiên họ lại có tiềm lựctài chính và số vốn lớn gấp nhiều lần so với nền kinh tế Việt Nam với các dịch vụ cung cấpchuyên nghiệp, đa dạng, chất lượng trên một nền tảng công nghệ tiên tiến hiện đại
Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ như vậy, việc nâng cấp tính năng cho các sản phẩm Banking, đa dạng hóa tiện ích sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là điềukiện không thể thiếu nếu các ngân hàng Việt Nam muốn cạnh tranh với các ngân hàngnước ngoài khác và xa hơn nữa là hội nhập với nền kinh tế thế giới
E-2.2.3 Thu nhập từ E-Banking làm tăng thu nhập cho ngân hàng
Việc ứng dụng E-Banking là một cuộc cách mạng về khả năng cung cấp dịch vụ củangành ngân hàng và đựoc coi là một trong những thành công của ngành Do các dịch vụđược cung cấp qua các phương tiện điện tử và hệ thống mạng với thủ tục đơn giản nhanhchóng đã giúp cả ngân hàng và khách hàng tiết kiệm được các khoản chi phí rất lớn so vớihình thức giao dịch truyền thống Hơn thế nữa, do áp dụng loại hình này, bên cạnh việcgiảm chi phí còn giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng Một
ví dụ điển hình của lợi ích này là cùng với sự gia tăng số lượng các mày rút tiền ATM tạiViệt Nam là khả năng thu hút vốn và gia tăng lợi nhuận cho ngành ngân hàng ngày càngcao Do sự tiện ích mà các máy ATM đem lại giúp khách hàng có thể rút tiền mặt tại bất kìđâu, bất kì lúc nào đã thu hút được rất nhiều khách hàng gủi tiền vào ngân hàng Như vậy,các ngân hàng đã tạo ra thêm được một kênh huy động vốn rất hiệu quả
Cụ thể tại Sacombank, đây là một trong những ngân hàng có số lượng máy ATM và sốlượng thẻ phát hành lớn nhất cả nước thì với trên 450 000 tài khoản cá nhân sử dụng thẻ
Trang 23Passport Plus đã nâng số lợi nhuận lên gần 3000 tỷ VND Khoản thu này từ việc phát hànhthẻ, tạo ra cho ngân hàng kênh huy động vốn nhanh với lãi suất đầu vào là thấp nhất (lãisuất áp dụng cho sử dụng tài khoản trong thẻ là không kì hạn, bằng ¼ so với lãi suất tiếtkiệm theo phương thức gửi tiền trực tiếp tính theo năm)
2.3 Thưc trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking tại Sacombank
2.3.1 Dịch vụ ngân hàng qua máy ATM
Bảng 2-4 Tốc độ tăng trưởng thẻ của Sacombank giai đoạn 2009-2012.
Sacombank là ngân hàng có lượng thị phần thẻ (tín dụng, thanh toán, trả trước) pháttriển mạnh nhất tại TP.HCM Ngoài ra Sacombank rất năng động trong việc PR, Marketingtới người tiêu dùng khuyến khích dùng thẻ Sacombank để thanh toán mua hàng Cácchương trình tích điểm tại nơi có biểu tượng Sacombank Plus với nhiều ưu đãi giảm giálớn, mua hàng trả góp với lãi suất bằng 0%, Plus Day…
Với thẻ ghi nợ nội địa, khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi qua ATM, POS cóbiểu tượng Sacombank và biểu tượng của Banknetvn, Smartlink, VNBC trên toàn quốc