1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thanh tra hoat dong su pham

4 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,77 KB

Nội dung

Để chứng minh rõ lòng yêu nước của nhân dân ta tác giả đã dựa vào luận cứ cụ thể nào?. Lòng yêu nước trong quá khứ của nhân dân ta như thế nào?. Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận

Trang 1

Giáo án thanh tra hoạt động sư phạm

Người dạy : Nguyễn Thị Vân

Lớp : 7C - Tiết 3

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

- Hồ Chí Minh -

A Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức: - Giúp HS hiểu và phân tích được nội dung vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm nghệ thuật trình bày dẫn chứng Nhớ được câu chủ đề Một số câu có hình ảnh so sánh Một số câu tiêu biểu cho phong cách nghị luận của tác giả

- Tích hợp phần TV câu đặt biệt và TLV “ Bố cục bài nghị luận”

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu phân tích bố cục

3 Giáo dục: HS tình yêu quê hương đất nước

B Chuẩn bị: Phương pháp : Vấn đáp, phân tích, tổng hợp

Giáo viên: SGK, SGV, giáo án

Đồ dùng : chân dung HCM

HS: Xem bài trước ở nhà

C Lên lớp:

1 ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS tham gia học tập

2 Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là văn nghị luận?

3 Bài mới: Giới thiệu bài mới.

HĐ1:

GV hướng dẫn cách đọc

GV đọc mẫu -> HS đọc

GV treo chân dung Bác Hồ

Yêu cầu HS tự giới thiệu về tiểu sử BH theo cách

biết của HS -> GV chốt ý chính và bổ sung thêm

HS đọc chú thích ( sgk)

HS đọc chú thích ( phần từ khó) sgk va giải thích 1

số từ

? Xác định thể loại văn bản

I Ti ếp xúc văn bản:

1 Đọc:

2 Chú thích:

a.Tác giả - Tác phẩm:

* HCM ( Bác Hồ) sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 3/ 9/ 1969 Quê Nam Đàn-Nghệ An

* Bài văn trích trong báo cáo chính trị của chủ tịch HCM tại đại hội lần thứ II ( tháng 2/1951 ) của đảng lao động VN

b.từ khó:

3.Th ể loại : Nghị luận:

4 Bố cục: 3 phần

Trang 2

?Văn bản được chia làm mấy phần? Tương ứng với

mỗi phần là nội dung gì

HĐ2:

HS đọc phần 1 và giới thiệu từ

Nồng nàn: là trạng thái t/c sôi nỗi mãnh liệt

Nồng nàn yêu nước: là tình yêu nước ở độ mãnh liệt

chân thành

? Để chứng minh cho nhận định “ dân ta … yêu

nước” tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào ? sắp xếp

thành trình tự ra sao ?

? Ngôn từ nào được tác giả lặp lại nhiều ? ( nó)

? Thuộc từ loại nào ? ( Đại từ )

? Ngoài ra còn từ loại nào ?

(Đtừ : kết thành, lướt qua, nhấn chìm)

? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn?

Nghệ thuật so sánh có tác dụng như thế nào?

? Đặt trong bố cục của bài nghị luận này, đoạn mở

đầu có vai trò và ý nghĩa gì ?

HĐ3:

HS đọc 2+3 ( phần 2)

? Để chứng minh rõ lòng yêu nước của nhân dân ta

tác giả đã dựa vào luận cứ cụ thể nào ?

( lòng yêu nước trong hai thời kì)

? Lòng yêu nước trong quá khứ của nhân dân ta như

thế nào? Ưùng với đoạn nào ? ( từ lịch sử ta -> dân

tộc anh hùng )

? Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta ? ( từ

đồng bào ta -> lòng nồng nàn yêu nước )

? Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng

những chứng cứ ls nào?

? Vì sao tác giảlại khẳng định “ chúng ta có quyền

tự hào …” ( Đây là thời đại gắn liền các chiến công

hiểm hách trong lịch sử )

? Tác giả đưa ra các dẫn chứng theo phương pháp va

trình tự nào ?

lòng yêu nước

Phần 2: Tiếp -> nồng nàn yêu nước

CM những biểu hiện của lòng yêu nước

Phần 3: Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta

II Phân tích:

1 Nhận định chung về lòng yêu nước:

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

- Nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn … lũ cướp nước

-> Sắp xếp theo trình tự thời gian

=> Với nghệ thuật so sánh, ngôn từ tiêu biểu đã gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn

- Đoạn đầu tạo luận điểm chính cho cả bài Qua đó bày tỏ nhận xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta

2 Những biểu hiện của lòng yêu nước:

- Được thể hiện rất rõ ràng trong hai thời kì ( Qúa khứ – ngày nay)

- Lòng yêu nước trong quá khứ biểu hiện qua các

cuộc kháng chiến “ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung.”

- Tác giả dùng phương pháp liệt kê được theo trình tự thời gian

Trang 3

? Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay biểu

hiện rõ nhất là đoạn “ Đồng bào ta ngày nay-> yêu

nước “?

Hãy xác định vị trí và vai trò của câu ?

Câu “ Đồng bào … ngày trươc” là câu mở đoạn

Câu “ Những cử chỉ … yêu nước” là câu kết đoạn

? Để chứng minh lòng yêu nước đó tác giả đã viết 3

câu văn làm sáng tỏ điều gì ?

GV cho HS tìm hiểu dẫn chứng cụ thể

? Trong mỗi câu văn đó các dẫn chứng được sắp xếp

theo cách nào ? ( liệt kê dân ca)

? Được trình bày theo mô hình nào ?

? Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như

thế nào

? Đoạn văn này được viết bằng cảm xúc nào của tác

giả ( ngưỡng mộ lòng yêu nước của nhân dân ta )

HĐ4:

-Trước khi đề ra nhiệm vụ BH đã phân tích sâu

những biểu hiện của lòng yêu nước Đó là biểu hiện

gì? Được so sánh bằng những hình ảnh như thế nào?

? Hình ảnh so sánh này có tác dụng gì ?

? Em hiểu tn là lòng yêu nước được giấu kín và lòng

yêu nước được trình bày ?

( không nhìn thấy và có nhìn thấy được)

? Ta thấy được gì ở phong cách củaBH?

? Em có nhận xét gì về cách kết thúc vấn đề của tác

giả trong bài nghị luận này ?

HĐ5:

HS khái quát nội dung và nghệ thuật của bài

GV: bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc – được lí lẽ

- Tác giả muốn làm sáng tỏ biểu hiện của lòng yêu nước

+ Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước Từ các cụ già tóc bạc -> ghét giặc.

+ Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động

yêu nước “ Tù những chiến sĩ … của mình”

+ Mọi nghề nghiệp tầng lớp đều có lòng yêu nước

“ Từ những nam nữ … chính phủ”

- Các sự vật và con người được sáp xếp theo mô hình liên kết “ Từ … đến”

- Liên kết chặt chẽ với nhau nhằm nêu rõ chủ đề -> Đó thể hiện sự đồng tâm nhất trí, thể hiện khối đoàn kết dân tộc tất cả đều biểu lộ lòng yêu nước

=> Với nét nghệ thuật tiêu biểu liệt kê được theo mô hình, tác giả nhằm khẳng định và thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta

3 Nhiệm vụ của chúng ta:

- Tác giả so sánh tinh thần yêu nước với các thứ quý

-> Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Từ đó Bác đề ra nhiệm vụ của cán bộ đảng viên cần đặt biệt chú ý tới biện pháp ( giấu kín) để làm cho tinh thần yêu nước của mọi người điều được thực hành vào công việc

=> Bài nghị luận được kết thúc thật sâu sắc và tinh tế Cách kết thúc như vậy thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của tác giả: giản dị, rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể, thuyết phục

III Tổng kết:

Ghi nhớ: ( sgk trang 2)

Trang 4

thống nhất với nhau.

HĐ6:

HS làm – GV chữa

IV Luyện tập:

Viết đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình từ - đến ( k 5 -> 6 câu)

4 Củng cố: GV hệ thống nội dung bài

? Là một người dân yêu nước, khi học xong bài này em phải làm gì ?

5 Dặn dò: Học bài – làm bài tập tiếp phần luyện tập

Chuẩn bị bài : Câu đặc biệt

Ngày đăng: 23/05/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w