1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Số: 106/TTr-Về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông

26 741 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Ðánh giá toàn diện tình hình các trường phổ thông trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Ðào tạo GD&

Trang 1

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Thanh tra Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 106/TTr

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004

HƯỚNG DẪN

Về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông

và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông

Ðể triển khai thực hiện Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ÐT ngày 30 tháng 3

năm 2004 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo về Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, Thanh tra Bộ hướng

dẫn chi tiết về nghiệp vụ thanh tra như sau:

Phần thứ nhất Thanh tra toàn diện trường phổ thông

A Các vấn đề chung

I Mục đích yêu cầu

1 Ðánh giá toàn diện tình hình các trường phổ thông trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu

với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ

Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục.

2 Qua thanh tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, đôn đốc việc tuân

thủ các quy định của pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy

ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa hoạt động giáo dục Ðồng thời, kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc nâng

cao hiệu lực quản lý giáo dục

II Nội dung thanh tra

1 Ðội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên

- Số lượng, chất lượng đội ngũ

- Danh hiệu thi đua, giáo viên (GV) giỏi các cấp

2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng

- Bàn ghế, đồ dùng dạy học, sách, thiết bị thực hành, thí nghiệm, tình hình trang bị và

sử dụng máy vi tính, việc kết nối mạng internet và việc khai thác, sử dụng phục vụgiảng dạy, học tập, công tác quản lý

- Sân chơi, bãi tập, dụng cụ thể dục thể thao (TDTT), khu vực vệ sinh, khu để xe, khuvực bán trú (nếu có)

- Diện tích khuôn viên và thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất đai

- Cảnh quan trường học: cổng trường, tường rào, vườn hoa, cây xanh, vệ sinh họcđường, môi trường sư phạm

- Kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy

3 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

Trang 2

3.1 Kế hoạch phát triển giáo dục.

- Thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh từng lớp, khối lớp và toàn trường

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và tham gia xoá mù chữ

- Thực hiện Quy chế tuyển sinh

- Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Thực hiện Quy chế mở trường, lớp ngoài công lập

3.2 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức trong và ngoài giờ lênlớp

- Hoạt động của các đoàn thể

- Hoạt động của GV chủ nhiệm

- Việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.3 Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hoá.

- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các môn văn hoá

- Chất lượng giảng dạy của GV qua dự giờ thăm lớp

- Kết quả học tập của học sinh

3.4 Chất lượng các hoạt động giáo dục khác.

Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch các hoạt động giáo dục lao động, hướngnghiệp và dạy nghề; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng; giáo dục ngoài giờ lênlớp

4 Công tác quản lý của hiệu trưởng

4.1 Xây dựng kế hoạch năm học.

4.2 Quản lý cán bộ, GV, nhân viên.

- Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên

- Quản lý kỷ luật lao động, việc tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm, việc thựchiện đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho GV, nhân viên

- Việc thực hiện kiểm tra nội bộ của nhà trường theo quy định:

Mỗi năm học, hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn diện ít nhất 1/3 tổng số GV vàtất cả GV còn lại được kiểm tra theo chuyên đề Xem xét hồ sơ kiểm tra và việc xử lýkết quả kiểm tra của hiệu trưởng

- Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, nhân viên theo quy định

4.3 Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.

- Công tác quản lý hành chính: việc cập nhật, soát xét, quản lý các loại hồ sơ, sổ sáchtheo quy định của Ðiều lệ nhà trường

- Quản lý thu, chi, sử dụng các nguồn tài chính; xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sởvật chất và thiết bị trường học

4.4 Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, GV, nhân viên, học

sinh và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường do Bộ GD&ÐT

ban hành

4.5 Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phương và

công tác xã hội hoá giáo dục

4.6 Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.

- Số lượng học sinh (so với đầu năm học: tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân)

- Khen thưởng, kỷ luật học sinh

- Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lưu ban, bỏ học vàdanh sách học sinh được lên lớp

Trang 3

- Quản lý, hướng dẫn việc học thêm theo quy định, tránh quá tải.

- Quản lý học 2 buổi / ngày (nếu có) và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

4.7 Phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể quần chúng.

II Phương pháp thanh tra

1 Kế hoạch thanh tra

Các Sở GD&ÐT, Phòng GD&ÐT cấp huyện, mỗi năm học tiến hành thanh tra toàndiện từ 20% - 25% tổng số các trường, đơn vị trực thuộc, bảo đảm 5 năm mỗi trườngđược thanh tra toàn diện ít nhất một lần

2 Lực lượng thanh tra

- Bố trí trưởng đoàn thanh tra

Ðối với đoàn của Phòng GD&ÐT: lãnh đạo Phòng hoặc chuyên viên phụ trách côngtác thanh tra

Ðối với đoàn của Sở GD&ÐT: lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Thanh tra Sở

- Số lượng đoàn viên đoàn thanh tra, thời gian thanh tra được xác định theo qui mônhà trường, theo bậc học, cấp học trong khoảng từ 5 đến 15 người, là thanh tra viêncủa Sở GD&ÐT và cộng tác viên thanh tra

- Thời gian thanh tra tiến hành từ 3 đến 5 ngày

- Hình thức thanh tra: thành lập đoàn thanh tra và tiến hành thanh tra có báo trướchoặc thanh tra đột xuất, do cấp ra quyết định thanh tra quy định

- Cần tổ chức đoàn thanh tra gọn, nhẹ, số lượng đoàn viên vừa phải tiến hành trongthời gian phù hợp, cần chuyên môn hoá các thành viên của đoàn thanh tra theo từngnội dung để tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác

3 Trình tự, thủ tục thanh tra

3.1 Chuẩn bị.

- Tập hợp những thông tin về nhà trường để dự kiến những nội dung cần thanh tra vànhững vấn đề cần đi sâu, không nhất thiết trường nào cũng phải thanh tra tất cả cácnội dung (cần xác định những nội dung nào đã có đủ thông tin và hồ sơ cần thiết đểlàm căn cứ để đánh giá)

- Lập kế hoạch thanh tra: yêu cầu, nội dung, phương pháp thanh tra, thành phần đoàn,thời gian thanh tra

- Thông báo với nhà trường và địa phương (trừ thanh tra đột xuất)

- Quyết định thành lập đoàn, họp đoàn thông qua kế hoạch thanh tra và phân côngnhiệm vụ cho từng thành viên

- Chuẩn bị mẫu biên bản, đề kiểm tra chất lượng văn hoá, phiếu thăm dò, phiếu trắcnghiệm, phiếu khảo sát

- Chuẩn bị kinh phí và phương tiện cho đoàn thanh tra

3.2 Tiến hành thanh tra.

3.2.1 Trưởng đoàn công bố Quyết định thanh tra, thông báo kế hoạch làm việc củađoàn

3.2.2 Nghe hiệu trưởng báo cáo tình hình nhà trường và việc thực hiện nhiệm vụnăm học

3.2.3 Ðoàn thanh tra chia thành các bộ phận kiểm tra các nội dung sau:

+ Về đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên;

Trang 4

3.2.4 Từng bộ phận tiến hành thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá, trao đổi nhữngnội dung cần tư vấn, thúc đẩy với đối tượng thanh tra.

3.2.5 Ðoàn thanh tra hội ý để tổng hợp kết quả kiểm tra của các bộ phận, và thốngnhất các nội dung sau đây:

- Kết quả kiểm tra

- Kết quả đánh giá

- Nội dung tư vấn

- Nội dung thúc đẩy

3.2.6 Làm việc với nhà trường và các cơ quan có liên quan: trao đổi và thông báo kếtquả kiểm tra, đánh giá, những nội dung cần tư vấn, thúc đẩy

3.3 Kết thúc thanh tra.

- Hoàn thành văn bản kết luận thanh tra

- Tập hợp hồ sơ thanh tra: biên bản kiểm tra của các bộ phận có chữ ký của cán bộthanh tra và đại diện của đối tượng được thanh tra, các hồ sơ liên quan

3.4 Sau khi thanh tra.

- Thông báo kết quả thanh tra bằng văn bản gửi đối tượng thanh tra, cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan.

- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra, trong trường hợp cần thiết cóthể tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra

B Các nhiệm vụ cụ thể

I Kiểm tra

Kiểm tra là phản ánh thực trạng tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhàtrường và công tác quản lý của hiệu trưởng, đối chiếu thực trạng đó với quy định củaÐiều lệ nhà trường và các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiệntiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy

1 Kiểm tra về đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên

1.1 Nội dung kiểm tra.

- Cán bộ, GV, nhân viên: đủ, thiếu, trình độ đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn, tỷ lệgiữa các môn, danh hiệu thi đua, GV giỏi các cấp

- Ðối với các trường ngoài công lập, phải bảo đảm tỷ lệ GV cơ hữu, GV thỉnh giảngtheo quy định tương ứng với từng bậc học, cấp học

1.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra hồ sơ về cán bộ, GV, nhân viên, hồ sơ thi đua, khen thưởng, xácminh báo cáo của hiệu trưởng

2 Kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1 Nội dung kiểm tra.

Theo quy định về cơ sở vật chất và thiết bị trong Ðiều lệ nhà trường, cần chú ý tậptrung vào những nội dung sau:

- Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng

- Bàn ghế, đồ dùng dạy học, sách, thiết bị, dụng cụ TDTT, sân chơi, bãi tập, khu vực

vệ sinh, khu để xe, khu vực bán trú (nếu có): đủ, thiếu, qui cách, chất lượng, bảoquản, hiệu quả sử dụng

- Diện tích khuôn viên so với chuẩn quy định, quy hoạch và thủ tục pháp lý về quyền

Trang 5

- Ðối với trường ngoài công lập, chú ý yêu cầu tối thiểu về quy mô theo quy định tại

Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.

2.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cơ sở vật chất thực tế tại trường để xác minh báocáo của hiệu trưởng

3 Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ

3.1 Kế hoạch phát triển giáo dục.

3.1.1 Nội dung kiểm tra

- Thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh từng lớp, khối lớp và toàn trường

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và tham gia xoá mù chữ

- Thực hiện Quy chế tuyển sinh

- Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban

- Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Thực hiện Quy chế mở trường, lớp ngoài công lập

3.1.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

Hồ sơ, sổ sách liên quan: các phiếu điều tra, bảng thống kê phổ cập giáo dục, sổ gọitên ghi điểm, sổ đăng bộ, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ chuyển trường

3.2 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.1 Nội dung kiểm tra

- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục đạo đức trong và ngoài giờ lênlớp

- Hoạt động của các đoàn thể

- Hoạt động của GV chủ nhiệm

- Việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức chohọc sinh, huy động nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục

- Kết quả giáo dục đạo đức học sinh: thể hiện qua xếp loại đạo đức, số học sinh bị kỷluật, số học sinh cá biệt, số học sinh nghiện ma tuý

3.2.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra việc giảng dạy, thực hiện chương trình, kết quả học tập bộ môn giáo dụccông dân (đối với trung học), môn đạo đức (đối với tiểu học)

- Hồ sơ về công tác chủ nhiệm (của BGH và GV chủ nhiệm)

- Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Sổ nghị quyết của các đoàn thể có liên quan

- Sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh

- Quan sát nền nếp học sinh: trong và ngoài giờ học, sinh hoạt tập thể

- Thông qua tiếp xúc với học sinh để đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức

3.3 Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hoá.

3.3.1 Nội dung kiểm tra

- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục các bộ môn văn hoá

- Chất lượng giảng dạy của GV qua dự giờ thăm lớp, phong trào đổi mới phươngpháp dạy học, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học củaGV

- Kết quả học tập của học sinh: học sinh giỏi, đại trà, tỷ lệ tốt nghiệp, vào đại học, caođẳng, vào các lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10)

3.3.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra hồ sơ ít nhất 50% tổng số GV của trường, do đoàn thanh tra chỉ định, mỗi

GV phải có đủ các loại hồ sơ theo quy định, cần chú ý tập trung kiểm tra kỹ những hồ

sơ cụ thể sau đây:

Trang 6

+ Bài soạn: số lượng, chất lượng bài soạn, đối chiếu với phân phối chương trình vàcác yêu cầu của một giáo án; việc tổ chức quản lý của nhà trường, tổ chuyên môn đểđảm bảo GV soạn đủ giáo án trước khi lên lớp.

+ Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, bài kiểm tra củahọc sinh, sổ theo dõi thí nghiệm thực hành để đánh giá việc thực hiện chương trình,chế độ kiểm tra, cho điểm, trả bài kiểm tra theo quy định; việc thực hiện thí nghiệmthực hành theo quy định, việc khai thác những thiết bị hiện có và tham gia làm đồdùng dạy học của GV

- Công tác quản lý của nhà trường trong việc dạy bù, dạy thay của GV

- Việc thực hiện kế hoạch hoàn thành chương trình các bộ môn văn hoá đối với cáckhối lớp, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp đúng quy định của Bộ, lưu ý phát hiện tìnhtrạng tăng hoặc giảm số tiết, dạy trước chương trình, kiểm tra không đủ số điểm theoquy định

- Kiểm tra hồ sơ về công tác quản lý chuyên môn của nhà trường, các tổ chuyên môn

và các bộ phận liên quan để nắm được tình hình thực hiện kế hoạch, biện pháp chỉđạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn; chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyênmôn

+ Nếu không kết hợp với thanh tra toàn diện GV, đoàn thanh tra phải dự giờ kiểm tramỗi GV ít nhất 1 tiết

+ Lấy kết quả thanh tra GV hoặc kết quả xếp loại giờ dạy của ít nhất 30% tổng số GV

ở tất cả các bộ môn (đối với THCS, THPT), ở các khối lớp (đối với TH) để làm căn

cứ đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường

- Ðánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường phải căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ

sơ, kết quả dự giờ trên lớp có tham khảo thêm phong trào viết kinh nghiệm sáng kiến,phấn đấu trở thành GV giỏi các cấp

- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:

+ Việc đánh giá của GV: cho điểm bài kiểm tra (hoặc nhận xét kết quả đối với mônhọc không cho điểm), điểm tổng kết học kỳ và tổng kết cả năm học

+ Kết quả lên lớp, lưu ban, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, vàocác lớp đầu cấp so với tình hình chung của địa phương

+ Kết quả các đội tuyển thi học sinh giỏi

- Trường ngoài công lập thực hiện chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học theoquy định của Ðiều lệ nhà trường tương ứng, bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độchương trình quy định cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dụctoàn diện cho học sinh; không dạy bớt, dạy dồn; thực hiện thời gian học tập theo biênchế năm học như các trường công lập cùng cấp học, bậc học Riêng trường trung học

cơ sở, trung học phổ thông được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/nămhọc, nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyểnsinh vào cấp học, bậc học cao hơn

Trang 7

3.4 Chất lượng các hoạt động giáo dục khác.

- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch các hoạt động giáo dục lao động,hướng nghiệp và dạy nghề; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng; giáo dục ngoàigiờ lên lớp (hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao,nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năngkhiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá; các hoạt độnggiáo dục về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; các hoạt động lao động công ích;các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứatuổi học sinh)

- Việc thực hiện và kết quả đạt được về các mặt: lao động, hướng nghiệp và dạynghề; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng; giáo dục ngoài giờ lên lớp

4 Kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng

Theo Ðiều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài cônglập, cần chú ý kiểm tra các nội dung sau:

4.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

4.1.1 Nội dung kiểm tra

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ và hàng tháng của hiệu trưởng,việc tổ chức thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra sổ nghị quyết của nhà trường vàcác tổ, nhóm chuyên môn, tổ hành chính - quản trị, các bộ phận có liên quan Các giải

pháp của hiệu trưởng để thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong hoạt động của nhà trường.

4.1.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

Cần kiểm tra kế hoạch của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ, nhóm chuyênmôn, về nội dung kế hoạch, chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện, tính khả thi, phù hợpthực tiễn của kế hoạch

4.2 Quản lý cán bộ, GV, nhân viên.

4.2.1 Nội dung kiểm tra

- Việc phân công, sử dụng đội ngũ GV, nhân viên hợp lý có hiệu quả

- Việc quản lý kỷ luật lao động, trách nhiệm công tác, thực hiện chủ trương đường lốicủa Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của các thành viên

- Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường của hiệu trưởng

+ Kế hoạch kiểm tra: mỗi năm học hiệu trưởng phải tổ chức tiến hành kiểm tra toàndiện ít nhất được 1/3 tổng số GV và tất cả số GV còn lại được kiểm tra theo chuyên

đề Về cách kiểm tra toàn diện GV, thực hiện theo hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra

hoạt động sư phạm của GV (phần thứ 2 của văn bản này).

+ Hồ sơ kiểm tra, kết quả kiểm tra, việc xử lý kết quả kiểm tra

- Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, GV và nhân viên theo qui định củaNhà nước

- Những chủ trương và biện pháp để giúp cho cán bộ, GV, nhân viên được học tập,bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn;

4.2.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

- Nghe hiệu trưởng báo cáo về việc phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ, GV, nhânviên, đánh giá về việc quản lý kỷ luật lao động, chấp hành chủ trương đường lối củaÐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của các thành viên

- Xem kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường của hiệu trưởng: đảm bảo yêu cầu về nộidung, chỉ tiêu kiểm tra và cách tổ chức thực hiện; các hồ sơ kiểm tra theo quy định;kết quả kiểm tra và việc sử dụng kết quả kiểm tra vào việc đánh giá cán bộ, GV, nhânviên, công tác thi đua khen thưởng

Trang 8

4.3 Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.

4.3.1 Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra công tác quản lý hành chính

Sổ đăng bộ; số gọi tên và ghi điểm; học bạ học sinh; sổ ghi đầu bài; sổ theo dõi phổcập giáo dục; sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; sổ nghị quyết của nhà trường;

sổ kiểm tra, đánh giá GV về công tác chuyên môn; sổ quản lý tài sản; sổ quản lý tàichính; sổ theo dõi công văn đi, công văn đến; hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ thi tốt nghiệp;

sổ khen thưởng kỷ luật học sinh

- Thu, chi, quản lý tài chính; xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bịtrường học

- Yêu cầu các loại hồ sơ phải đầy đủ, cập nhật về nội dung, được bảo quản tốt, đúngquy định

- Việc tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, các chủ trươngbiện pháp của nhà trường để góp phần khắc phục những khó khăn, hạn chế làm cho

cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, có chất lượng tốt

4.3.2 Phương pháp tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định

- Kiểm tra việc thu, chi các khoản ngoài ngân sách, việc huy động sự đóng góp củanhân dân

4.4 Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, GV, nhân viên, học

sinh; thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Việc tham gia xây dựng kế hoạch của các thành viên trong nhà trường

- Việc bảo đảm nguyên tắc công khai

- Việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, GV, nhân viên vàhọc sinh

4.5 Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục.

- Những kết quả cụ thể trong công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên và vớichính quyền địa phương;

- Các biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục và kết quả đạt được

4.6 Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh:

- Nắm số lượng học sinh, số học sinh chuyển trường

- Khen thưởng, kỷ luật học sinh

- Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách lưu ban, danh sách lên lớp

- Quản lý việc dạy thêm, học thêm

4.7 Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể.

Lưu ý:

- Phương pháp tiến hành kiểm tra từ nội dung 4.4 đến nội dung 4.7:

+ Sau khi nghe báo cáo của hiệu trưởng, tiến hành kiểm tra hồ sơ theo quy định trongÐiều lệ nhà trường;

+ Ðoàn thanh tra tiếp xúc với cấp uỷ, chính quyền địa phương, đại diện Công đoàn,Ðoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Ðội, các tổ trưởng chuyên môn, Ban Ðại diện cha

mẹ học sinh, Ban Thanh tra nhân dân, một số GV và học sinh thông qua trao đổi trựctiếp hoặc bằng phiếu khảo sát

- Nội dung cần trao đổi khi tiếp xúc với từng đối tượng:

+ Ðối với cấp uỷ và chính quyền địa phương: xem xét vai trò của nhà trường trongviệc góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, việc tham gia các phongtrào về bảo vệ trật tự an ninh, an toàn giao thông (bảo vệ an toàn đường sắt, nếu có)phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia phổ cập giáo dục và xoá mù chữ trong phạm vi

Trang 9

cộng đồng, phát huy vai trò của nhà trường đối với việc xây dựng nếp sống văn hoá,

sự phát triển khoa học công nghệ ở địa phương

+ Ðối với tổ chức chính trị: trao đổi về mối quan hệ lãnh đạo, phối hợp để thực hiệnnhiệm vụ, sự hỗ trợ của hiệu trưởng cho hoạt động của các đoàn thể

+ Ðối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: trao đổi về mối quan hệ, vai trò của Ban đốivới các hoạt động giáo dục của nhà trường

+ Ðối với Ban Thanh tra nhân dân: trao đổi việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường,công tác quản lý của hiệu trưởng, việc thực hiện chính sách, pháp luật, mối quan hệgiữa Ban thanh tra nhân dân với hiệu trưởng

+ Ðối với GV và học sinh: có thêm thông tin về việc thực hiện các nhiệm vụ của nhàtrường, đặc biệt là công tác quản lý của hiệu trưởng

II Ðánh giá

Ðánh giá là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và việc quản lýcủa hiệu trưởng theo các quy định của cấp trên có tính đến bối cảnh địa phương vàđiều kiện thực tế của nhà trường

Việc đánh giá phải đạt hai yêu cầu sau đây:

- Khẳng định những mặt mạnh và những yếu kém, hạn chế của nhà trường;

- Xếp loại nhà trường để khẳng định mức độ đạt được so với yêu cầu chung

- Xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo 4 mức: tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.

Khi đánh giá, cần lấy ý kiến của chính quyền địa phương, của GV, học sinh và cha

mẹ học sinh nhưng lấy kết quả kiểm tra trực tiếp làm căn cứ chủ yếu

2 Tiêu chí đánh giá từng nội dung

2.1 Ðánh giá về đội ngũ.

Tốt: đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên đảm bảo đủ số lượng theo quy định, hợp lý về số

lượng giữa các môn, có 100% GV đạt chuẩn và có 70% được xếp loại khá, tốt trở lên,không có GV không đạt yêu cầu, không có cán bộ, GV, nhân viên vi phạm kỷ luật

Khá: đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên đủ về số lượng Có từ 90% đến dưới 100% GV

đạt chuẩn và 50% đến dưới 70% được xếp loại khá, tốt, không có GV chưa đạt yêucầu, tỷ lệ giữa các bộ môn tương đối hợp lý, không có cán bộ, GV, nhân viên vi phạm

kỷ luật

Ðạt yêu cầu: đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên đủ về số lượng, có từ 80% đến dưới 90%

GV đạt chuẩn, và 30% đến dưới 50% được xếp loại khá, tốt, có không quá 5% xếploại chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ GV ở một số môn còn chưa thật hợp lý

Chưa đạt yêu cầu: những trường hợp còn lại.

Chú ý: đối với những địa phương còn khó khăn về GV, nội dung này không đánh giá

xếp loại chỉ nhận xét để ghi nhận thực trạng.

2.2 Ðánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tốt: có đủ cơ sở vật chất và thiết bị theo quy định của Ðiều lệ nhà trường, chất lượng

tốt, có quy hoạch hợp lý, có môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp

Trang 10

Chú ý: đối với những địa phương còn nhiều khó khăn khách quan, có thể xếp loại tốt

đối với những trường có nhiều biện pháp tích cực nổi bật, có hiệu quả cao trong việcxây dựng, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất đạt kết quả cao so với điều kiệnchung ở địa phương (phạm vi tỉnh đối với THPT, huyện đối với THCS, TH)

Khá: cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản đủ theo quy định của Ðiều lệ nhà trường, có chất

lượng khá, quy hoạch hợp lý, đảm bảo môi trường sư phạm, cảnh quan tương đốisạch, đẹp

Chú ý: với những địa phương còn có khó khăn khách quan có thể xếp loại khá đối

với những trường có biện pháp tích cực trong việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng cơ sởvật chất đạt kết quả khá so với điều kiện chung ở địa phương

Ðạt yêu cầu:

Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu:

- Trường phải có tường bao quanh, cổng trường;

- Có đủ phòng học để học 2 ca / ngày;

- Sân chơi, bãi tập;

- Khu vệ sinh, khu để xe;

- Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng;

- Ðủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập ở mức tối thiểu;

- Có thư viện, phòng thiết bị

Chưa đạt yêu cầu: cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu tối thiểu, chất lượng thấp.

2.3 Ðánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ.

2.3.1 Ðánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục

Tốt: thực hiện đúng, đủ các quy định theo kế hoạch, có nhiều biện pháp tích cực đạt

kết quả cao trong việc tham gia phổ cập giáo dục theo quy định, tham gia xoá mù chữtrong cộng đồng, đạt chỉ tiêu được giao

Khá: thực hiện đúng, đủ các quy định theo kế hoạch, tham gia phổ cập giáo dục,

tham gia xoá mù chữ trong cộng đồng đạt chỉ tiêu được giao

Ðạt yêu cầu: cơ bản thực hiện đúng các quy định theo kế hoạch, tham gia phổ cập

giáo dục, tham gia xoá mù chữ trong cộng đồng có cố gắng nhưng kết quả đạt đượcchưa cao

Chưa đạt yêu cầu: không thực hiện được yêu cầu tối thiểu, kết quả thấp.

2.3.2 Ðánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giảng dạy các mônvăn hoá và các hoạt động giáo dục khác

Xếp theo từng mặt giáo dục, mỗi mặt xếp như sau:

Tốt: chấp hành đầy đủ, đúng quy định, có nhiều biện pháp tích cực có hiệu quả, kếtquả chất lượng giáo dục đạt cao so với yêu cầu chung hoặc trong phạm vi địaphương

Khá: chấp hành đầy đủ và đúng các quy định, kết quả chất lượng giáo dục đạt tươngđối cao so với yêu cầu chung hoặc trong phạm vi địa phương

Ðạt yêu cầu: chấp hành tương đối đủ các quy định, các yêu cầu tối thiểu về các biệnpháp giáo dục, kết quả giáo dục đạt mức trung bình so với yêu cầu chung hoặc trongphạm vi địa phương

Chưa đạt yêu cầu: không chấp hành đầy đủ các quy định và các yêu cầu tối thiểu vềcác biện pháp giáo dục, kết quả giáo dục thấp

2.3.3 Xếp loại chung về việc thực hiện các nhiệm vụ (nội dung 3)

Tổng hợp xếp loại 4 nhiệm vụ nói ở mục A.II.3 (3.1, 3.2, 3.3, 3.4) để xếp loại chungviệc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường được xếp loại nào thì 3 nội dung 3.2, 3.3

và 3.4 đều phải được xếp loại đó trở lên, nội dung 3.1 có thể thấp hơn 1 bậc

Trang 11

2.4 Ðánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng.

Tốt:

- Thực hiện tốt việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch có hiệu quả, công tác kiểmtra, quản lý tài chính, tài sản, thực hiện dân chủ hoá; các yêu cầu khác làm đầy đủtheo quy định

- Kết quả giáo dục của trường loại tốt hoặc đã làm chuyển biến chất lượng từ đạt yêucầu lên khá; các nội dung về điều kiện như phân công, sử dụng đội ngũ, xây dựng, sửdụng, bảo quản cơ sở vật chất và kế hoạch phát triển giáo dục của trường đạt loại khátrở lên

Khá:

- Thực hiện đầy đủ việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch có hiệu quả, công táckiểm tra, quản lý tài chính, tài sản và thực hiện dân chủ hoá đạt kết quả khá, các yêucầu khác làm đầy đủ theo quy định

- Kết quả chất lượng giáo dục, đào tạo của trường đạt loại khá hoặc đã làm chuyểnbiến chất lượng từ chưa đạt yêu cầu lên đạt yêu cầu; các nội dung về phân công sửdụng đội ngũ, cơ sở vật chất và kế hoạch phát triển giáo dục của trường đạt yêu cầutrở lên

Ðạt yêu cầu:

- Thực hiện đầy đủ việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, công tác kiểm tra, quản

lý tài chính, tài sản và thực hiện dân chủ hoá không có sai sót lớn Việc phân công, sửdụng đội ngũ, bảo quản cơ sở vật chất đạt yêu cầu

- Kết quả chất lượng giáo dục của trường đạt yêu cầu, các nội dung về đội ngũ, cơ sởvật chất và kế hoạch phát triển có thể chưa đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu:

- Các nội dung: kế hoạch, kiểm tra, quản lý tài chính, tài sản, thực hiện dân chủ hoáđạt thấp

- Chất lượng giáo dục chưa đạt yêu cầu

3 Xếp loại nhà trường

Tốt: thực hiện các nhiệm vụ của trường và công tác quản lý của hiệu trưởng xếp loại

tốt, 2 nội dung còn lại phải xếp loại khá trở lên

Cụ thể: nội dung 3 và 4 xếp loại tốt, nội dung 1 và 2 xếp loại khá trở lên

Khá: thực hiện các nhiệm vụ của trường và công tác quản lý của hiệu trưởng xếp loại

khá trở lên, 2 nội dung còn lại xếp loại đạt yêu cầu trở lên

Cụ thể: nội dung 3 và 4 xếp loại khá trở lên, nội dung 1 và 2 xếp loại đạt yêu cầu trởlên

Ðạt yêu cầu: thực hiện các nhiệm vụ của trường và công tác quản lý của hiệu trưởng

được xếp loại đạt yêu cầu trở lên, 2 nội dung còn lại có thể chưa đạt yêu cầu

Cụ thể: nội dung 3 và 4 xếp loại đạt yêu cầu trở lên, nội dung 1 và 2 có thể xếp loạichưa đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu: các trường hợp còn lại.

Trang 12

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra và đánh giá, phân tích nguyên nhân khách quan, chủquan của những thành công và hạn chế.

- Xác định mục tiêu cho từng mặt hoạt động của trường, chỉ rõ mặt mạnh, thuận lợicần phát huy và những yếu kém phải khắc phục

- Xác định và lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện các mục tiêu trên

- Ðề xuất những biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng

- Lựa chọn phương pháp tư vấn

2.2 Trao đổi với nhà trường, chính quyền địa phương, kiến nghị với cơ quan chủ

quản và các cơ quan liên quan

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì việc trao đổi làm cho nhà trường chấp nhận những lờikhuyên và kiến nghị với cơ quan chủ quản, các cơ quan liên quan

Ðể làm tốt công tác tư vấn, cần dựa vào:

- Các kết quả kiểm tra, đánh giá, các văn bản chứa đựng các quy định quản lý liênquan đến nội dung kiểm tra, đánh giá;

- Kinh nghiệm thành công và các biện pháp quản lý của các trường khác có hoàncảnh tương tự;

- Kinh nghiệm của cán bộ thanh tra

3 Những vấn đề cần quan tâm tư vấn

- Các biện pháp chỉ đạo, tổ chức và quản lý giáo dục đạo đức, giảng dạy, học tập cácmôn văn hoá và các hoạt động giáo dục khác để đạt kết quả tốt hơn;

- Công tác xây dựng kế hoạch của trường và các bộ phận;

- Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường;

- Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục;

- Công tác quản lý tài chính, tài sản;

- Vấn đề phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, xây dựng khối đoàn kết;

- Kinh nghiệm khai thác, xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất;

- Hồ sơ của nhà trường và các bộ phận: chú ý nội dung, yêu cầu cần đạt của từng loại

2 Công việc cụ thể

2.1 Chuẩn bị.

- Phát hiện và lựa chọn những kinh nghiệm của trường và của hiệu trưởng

- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị với nhà trường, với cơ quan quản lý giáo dục cấptrên, với chính quyền các cấp trong việc đầu tư xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất củanhà trường, điều chỉnh, bổ sung các chủ trương chính sách, các quy định về quản lýcho phù hợp với thực tế giáo dục của cơ sở

2.2 Làm việc với nhà trường.

- Khẳng định các kinh nghiệm của nhà trường, khuyến khích động viên nhà trường vàhiệu trưởng phân tích, tổng hợp kinh nghiệm, hỗ trợ hiệu trưởng xây dựng "tiềmnăng" tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong hoạt động quản lý

- Phổ biến các kinh nghiệm: phân tích các kinh nghiệm tương tự, trao đổi, tìm kiếmnhững giải pháp cho những tình huống đang đặt ra của trường

- Trao đổi thống nhất với nhà trường về các vấn đề cần kiến nghị

Trang 13

2.3 Thông tin đến các cơ quan có liên quan các nội dung nói trên (thông qua báo cáo

thanh tra)

3 Những nội dung cần chú ý kiến nghị

- Công tác kế hoạch hoá của hiệu trưởng

- Quản lý, sử dụng đội ngũ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV và công tác quản lý của hiệu trưởng đểđảm bảo GV thực hiện đúng quy chế chuyên môn

- Việc hoàn thiện các loại hồ sơ, sổ sách

- Các vấn đề cụ thể trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục và công tác quảnlý

- Quản lý, xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất

- Công tác xã hội hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường

- Quản lý tài chính, tài sản

- Với cơ quan quản lý cấp trên về chế độ chính sách, việc đầu tư cơ sở vật chất, tàichính

Những kiến nghị của đoàn thanh tra đối với nhà trường cần được Thanh tra Sở (đốivới trường THPT), Phòng GD&ÐT (đối với trường TH, THCS) theo dõi việc thựchiện, khi cần thiết có thể kiểm tra việc thực hiện những kiến nghị đó

Phần thứ 2 thanh tra hoạt động sư phạm của Giáo Viên phổ thông

A Các vấn đề chung

I Mục đích yêu cầu

Ðánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của GV để tư vấn biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyênmôn; xác định một trong những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng,đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV một cách hợp lý

Hoạt động thanh tra phải đạt hai yêu cầu sau đây:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy.

- Xem xét hoạt động của GV, phát hiện tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triểncác khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót

II Nội dung thanh tra

1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm

- Trình độ nắm yêu cầu của chương trình, nội dung giảng dạy, nắm kiến thức, kỹnăng cần xây dựng cho học sinh

- Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục

2 Việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục

- Soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định

- Kiểm tra và chấm bài theo quy định

- Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

- Bảo đảm thực hành thí nghiệm

- Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn

- Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ

- Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Ngày đăng: 28/04/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w