Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình và công trình cấp nước sạch Chương 2: giám sát thi công và các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng XDCT Chương 3: Công tác ng
Trang 1Đại học Thủy lợi, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, khoa Công trình cùng các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập chương trình Cao học tại trường Đại học Thủy lợi, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này
Trong khuôn khổ luận văn, do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, và thời gian
có hạn nên trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả không tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Văn Quý
Trang 32 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết quả dự kiến đạt được 3
CH ƯƠNG 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình và công trình cấp n ước sạch .4
1.1 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình[11] 4
1.1.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình[12] 5
1.1.3 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình[12] 6
1.1.4 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình[13] 6
1.2 Đặc điểm công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 8
1.3 Những khái niệm cơ bản về quản lý dự án xây dựng công trình 12
1.3.1 Khái niệm và nội dung quản lý dự án xây dựng[13] 12
1.3.2 Mục tiêu của quản lý dự án XDCT 12
1.3.3 Nguyên tắc quản lý dự án XDCT[12] 13
1.3.4 Các hình thức quản lý dự án[12] 13
1.4 Hiện trạng công tác quản lý các dự án cấp nước sạch ở tỉnh Bắc Ninh 14
1.4.1 Tổ chức quản lý các dự án cấp nước sạch tỉnh Bắc Ninh 14
1.4.2 Công tác quản lý chất lượng các dự án cấp nước sạch 14
1.4.3 Công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 15
CH ƯƠNG 2: Giám sát thi công và các ph ương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng XDCT 19
2.1 Mở đầu 19
2.2 Giám sát thi công XDCT 19
2.2.1 Khái niệm về giám sát thi công XDCT[8] 19
2.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện giám sát thi công[4] 20
2.2.3 Phương pháp giám sát thi công[8] 24
Trang 42.2.7 Giám sát công tác hoàn thiện[8] 32
2.3 Các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thi công xây dựng công trình 36
2.3.1 Phương pháp khảo sát đánh giá tại hiện trường[8] 36
2.3.2 Các phương pháp thí nghiệm xác định cường độ bê tông kết cấu công trình [10] 37
2.3.3 Phương pháp phá hoại mẫu 41
2.3.4 Phương pháp rót cát 43
CH ƯƠNG 3: Công tác nghiệm thu công trình xây dựng 46
3.1 Khái niệm về công tác nghiệm thu CTXD 46
3.2 Nội dung của công tác nghiệm thu CTXD[3] 46
3.2.1 Nghiệm thu công việc xây dựng 46
3.2.2 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng 48
3.2.3 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng 49
3.2.4 Nghiệm thu công tác xây lắp[2,8] 51
3.2.5 Nghiệm thu công tác bê tông [2,8] 52
3.2.6 Nghiệm thu công tác cốt thép[2,8] 52
3.2.7 Nghiệm thu công tác hoàn thành công trình[2,8] 53
CH ƯƠNG 4: Giám sát và nghiệm thu các công tác chính trạm cấp nước sạch xã Song Hồ 58
4.1 Giới thiệu tóm tắt trạm cấp nước sạch xã Song Hồ 58
4.1.1 Vị trí công trình 58
4.1.2 Mục tiêu của công trình 58
4.1.3 Nhiệm vụ của công trình 58
4.1.4 Quy mô của công trình 59
4.2 Giám sát nghiệm thu công tác nền móng công trình nước sạch 61
4.2.1 Kiểm tra vật liệu đầu vào 61
4.2.2 Giám sát thi công và nghiệm thu nền móng 62
4.3 Giám sát thi công và nghiệm thu công tác xây dựng phần thô nhà điều hành 67
Trang 54.4.1 Công tác giám sát trước khi lắp đặt máy bơm 69
4.4.2 Lắp đặt máy bơm 70
4.4.3 Lắp đường ống hút, xả 70
4.4.4 Căn chỉnh lại máy bơm 71
4.5 Vận hành thử nghiệm 71
4.5.1 Chuẩn bị 71
4.5.2 Chạy thử không tải 72
4.5.3 Chạy thử có tải 72
4.5.4 Nghiệm thu hoàn thành 73
4.6 Giám sát thi công và nghiệm thu lắp đường ống nước sạch 73
4.6.1 Giám sát thi công lắp đường ống nước sạch 73
Các bước thử áp lực đường ống 75
4.6.2 Nghiệm thu đường ống 79
4.7 Đánh giá chung về công trình 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……….…83
Trang 6Bảng 2.1: Bảng tính đổi α 42
Bảng 2.2: Bảng tính đổi β 42
Bảng 4.1:Sai lệch cho phép của móng máy bơm 75
Bảng 4.2: Sai lệch cho phép khi căn chỉnh bệ đỡ máy bơm 75
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các dự án cấp nước sạch tỉnh Bắc Ninh 14
Hình 4.1:Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước 60
Hình 4.2: Quy trình thử áp lực 77
Trang 7ĐTXDCT: Đầu tư xây dựng công trình
UBND: Uỷ ban nhân dân
DAĐTXDCT: Dự án đầu tư xây dựng công trình DAĐT: Dự án đầu tư
VSMT: Vệ sinh môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày Con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu thiếu nước Đặc biệt nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những chỉ số quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Việc đưa nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường sống không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe người dân, mà còn ổn định và từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia trọng điểm của cả nước đã được Quốc hội phê duyệt trong giai đoạn 2011-2015 Mục tiêu của chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 là tất cả các cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày Với chiến lược này, nhiều công trình cấp nước sạch đã được đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương Tuy nhiên, không ít hệ thống công trình cấp nước sạch hoạt động xuống cấp nhanh, hiệu
quả hoạt động thấp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân là do công tác giám sát, nghiệm thu chưa được chặt chẽ đúng theo quy định trong ĐTXDCT
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ khi chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được triển khai, theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, trong 5 năm từ năm
2008 đến năm 2013 có hàng chục công trình cấp nước sạch được triển khai thi công xây dựng Các công trình thi công hoàn thành và đưa vào bàn giao sử dụng đúng thời gian, đạt chất lượng và phát huy hiệu quả chỉ chiếm 80% còn lại hầu hết các dự
án đều thi công chậm tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình không đảm bảo, một phần nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do công tác giám sát
và nghiệm thu công trình cấp nước sạch chưa được quan tâm đúng mức Do vây, trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức
Trang 9nhiều hội nghị tập huấn công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch
để nâng cao sự hiểu biết về công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch Kết quả là công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại chưa khắc phục được hết
Để giải quyết triệt để vấn đề tồn tại này cần phải có đề xuất giải pháp mang tính khoa học, tuân thủ theo pháp luật, vận dụng phù hợp với điều kiện xây dựng công trình tại địa phương
Sau thời gian nghiên cứu tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, tác giả luận văn
đã xây dựng đề tài nghiên cứu, giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Việc nghiên cứu này để chỉ ra những bất cập trong công tác giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch Từ đó đưa ra đề xuất hợp lý cho việc giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch để tránh đươc những tổn thất về chi phí, tránh được sự cố công trình đáng tiếc không đáng xảy ra, nhằm đưa công trình vào sử dụng có hiệu quả, ổn định
2 Mục tiêu của đề tài
Nắm được nội dung và tổ chức công tác giám sát thi công, nghiệm thu trong giai đoạn xây dựng công trình để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu
quả đầu tư dự án xây dựng
Nắm được phương pháp đánh giá chất lượng công trình xây dựng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá công tác giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn thi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 4 chương:
Trang 10Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình và công trình cấp nước sạch
Chương 2: giám sát thi công và các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng XDCT
Chương 3: Công tác nghiệm thu công trình xây dựng
Chương 4: Giám sát và nghiệm thu công tác lắp đặt thiết bị trạm cấp nước sạch
Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu liên quan về giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5 Kết quả dự kiến đạt được
Đánh giá đúng thực trạng vể công tác giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Đưa ra giải pháp hợp lý về công tác giám sát thi công và nghiệm thu công trình cấp nước sạch để áp dụng cho các công trình sau đạt chất lượng và hiệu
quả
Trang 11CHƯƠNG 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình
và công trình cấp nước sạch
1.1 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình[11]
- “ Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định Dự án đầu tư xây dựng bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”
- Đặc điểm một dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các vấn đề sau: + Kế hoạch: Tính kế hoạch được thể hiện qua việc xác định rõ mục tiêu và
dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể được hoàn thành
+ Tiền: Là vốn bỏ ra để xây dựng công trình
+ Thời gian: Là thời gian cần thiết để thực hiện dự án
+ Công trình xây dựng: Là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác
Trang 12Công trình xây dựng có thể bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình Công trình xây dựng có đặc điểm:
+ Các công trình xây dựng có mục đích để phục vụ cuộc sống con người khi
nó là các công trình xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn,…;
+ Các công trình xây dựng có mục đích là phương tiện của cuộc sống khi nó
là các công trình xây dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi…
1.1.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình[12]
• Đối với chủ đầu tư
- DAĐTXDCT là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không
- DAĐTXDCT là công cụ để tìm đối tác đầu tư cho dự án
- DAĐTXDCT là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn
- DAĐTCDCT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án
- DAĐTXDCT là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
- DAĐT là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự
án
• Đối với các nhà tài trợ cho dự án
- DAĐT là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự
án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ
• Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
duyệt và cấp giấy phép đầu tư
Trang 13- Là căn cứ pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu
tư trong quá trình thực hiện dự án
1.1.3 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình[12]
- Tính khoa học
+ Số liệu thông tin: phải đảm bảo chính xác và trung thực
+ Phương pháp lý giải: Các nội dung trong dự án không được tách rời nhau mà phải nằm trong một khối thống nhất Qúa trình phân tích lý giải phải logic và chặt chẽ
+ Phương pháp tính toán: Thường khối lượng tính toán trong một dự án thường rất lớn, nên khi tính toán cần đơn giản nhưng đảm bảo tính chính xác
- Tính pháp lý: Dự án phải phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước
- Tính thực tiễn: thể hiện ở việc ứng dụng và triển khai dự án trong thực tế Các nội dung trong dự án không được chung chung mà phải căn cứ vào điều kiện thực tế
- Tính thống nhất: Lập và thực hiện dự án là một quá trình phức tạp Đó không chỉ là việc của chủ đầu tư mà còn liên quan đến nhiều bên như cơ quan quản
lý nhà nước, nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát…
- Tính phỏng định: Các nội dung, tính toán về chi phí, quy mô dự án có tính
dự trù, dự báo Thực tế khi dự án đi vào triển khai thường không đúng với dự báo, thậm chí còn khác xa so với dự báo
1.1.4 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình[13]
Một DAĐTXDCT thường có 3 giai đoạn, đó là: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng
1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn này là:
- Nghiên cứu thị trường, sự cần thiết phải đầu tư, địa điểm để đầu tư dự kiến quy mô đầu tư, phân tích lựa chọn về công nghệ kỹ thuật, hình thức đầu tư, xác đinh
sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn
Trang 14- Đối với các dự án quan trọng của quốc gia thì chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua
Nội dung báo cáo bao gồm:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân
kỳ đầu tư nếu có
- Với những công trình không cần lập dự án đầu tư thì sẽ phải lập báo cáo kinh tế- kĩ thuật
-Với những dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư phải lập dự
án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, và trước khi lập dự án đầu tư thì phải lập báo cáo kinh tế kĩ thuật
2) Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Xin xây lắp và mua sắm thiết bị
- Giao đất và thuê đất để xây dựng công trình
- đền bù giải phóng mặt bằng
- Thiết kế công trình và lập tổng dự toán
- Xin giấy phép xây dựng
- Đấu thầu
-Thực hiện thi công xây dựng công trình
3) Giai đoạn kết thúc xây dựng
- Nghiệm thu bàn giao công trình
Trang 15- Đưa công trình vào sử dụng
- Bảo hành công trình
- Quyết toán vốn đầu tư
1.2 Đặc điểm công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống và sinh hoạt của con người
Hiện nay, do sự phát triển của công nghiệp hóa, nguy cơ ô nhiễm và can kiệt nguồn nước sạch là rất cao Ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều làng nghề, nước thải từ các làng nghề và các khu công nghiệp đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước Nguồn nước người dân khu vực nông thôn hiện nay đang sử dụng chủ yếu từ các ao, hồ, bể chứa nước mưa
và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan Nếu nguồn nước không bảo đảm vệ sinh
sẽ gây thì nguy cơ mắc các bệnh dịch là rất cao Chính vì thế, vai trò của nước sạch
ở các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết
Cùng với định hướng rõ ràng và những thành công đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua làm cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rất nhiều Cùng với sự phát triển đó nhu cầu sử
dụng nước sạch và VSMT của người dân ngày một tăng lên Tuy vậy thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh vẫn chỉ ở mức trung bình so với các địa phương khác trong cả nước Chính vì vậy Bắc Ninh rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước
về lĩnh vực KT – XH nói chung và lĩnh vực nước sạch và VSMT nói riêng Do đời
sống của nhân dân còn thấp nên việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh
hoạt và VSMT nông thôn địa phương gặp rất nhiều khó khăn Ngoài nguồn vốn của trung ương và các địa phương, khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT thì nguồn vốn đóng góp của nhân dân địa phương đóng vai trò quyết định
Do vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của nước sạch và VSMT để người dân có ý thức và tụ đầu tư các công trình nhỏ lẻ với sự trợ giúp
một phần của địa phương Nhà nước chỉ có năng hỗ trợ một phần kinh phí để xây
dựng các công trình cấp nước tập trung tại những nơi có nhu cầu sử dụng nước sinh
Trang 16hoạt và VSMT cấp bách và hỗ trợ các đối tượng chính sách, các gia đình và các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện phát triển KT – XH của tỉnh
• Mặt tích cực
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tình hình nước sạch và VSMT của tỉnh Bắc Ninh đã được cải thiện khá nhiều Theo số liệu thống kê hết năm 2011, toàn tỉnh có 93,39% dân số nông thôn
đã được sử dụng nước hợp vệ sinh với nhiều loại hình: nước máy, nước mưa, nước giếng khoan…, trong đó hơn 83% dân số nông thôn sử dụng nước HVS từ các công trình nhỏ lẻ và 10,39% dân số nông thôn sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung
- Đến hết năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 30 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó có 24 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 6 công trình đang thi công
- Nhiều công trình đạt hiệu quả cao, với gần 100% số người đã sử dụng nước sạch, điển hình là các trạm cấp nước xã Trung Kênh, xã Tân Lãng (huyện Lương Tài), xã Trí Quả (huyện Thuận Thành), Thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên phong)
- Giảm thiểu các bệnh liên quan đến nguồn nước
• Nh ững tồn tại và nguyên nhân
1.Do chủ Quan
- Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân một số nơi trên địa bàn tỉnh còn hạn chế trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường xung quanh Những hạn chế trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, các chất thải công nghiệp, sự lạm dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã và đang gây ra ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại nguồn tài nguyên Hiện nay ở khu vực nông thôn các hộ gia đình vẫn đang sử dụng nhiều loại hình cung cấp nước, chưa đảm bảo và khó kiểm soát theo tiêu chuẩn về chất lượng nước và VSMT
Trang 17- Công tác tuyên truyền về nước sạch và VSMT chưa được chú trọng; Sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của các cấp, các ngành chưa được tập trung; Thiếu kinh phí thực phục vụ công tác truyền thông; Thiếu cán bộ truyền thông, đặc biệt là các cán bộ có năng lực; Kỹ năng truyền thông, công tác chuyền tải thông tin còn hạn chế; Công tác giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông chưa được chú trọng; thiếu
sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, sự tham gia của cộng đồng, đối tượng hưởng lợi; Phương pháp chuyền tải thông tin, nội dung truyền thông chưa phù hợp phong tục, tập quán của người dân
2.Do khách quan
- Điều kiện tự nhiên ở một số vùng không cho phép khai thác nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt vì nguồn nước bị nhiễm mặn, trong khi nguồn nước mặt cũng rất hạn chế chủ yếu là các sông nội địa
- Thị trường nước sạch và VSMT chưa hình thành rõ, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế
- Đối tượng phục vụ của dự án là người dân nông thôn nghèo, dẫn đến các địa phương có dự án đang thi công chưa có đủ vốn đối ứng, do vậy việc thi công nhiều công trình còn gặp nhiều khó khăn; Thậm chí một số địa phương do điều kiện kinh tế của người dân còn thấp, cụ thể:
+ Tổng mức đầu tư: 326.050 triệu đồng
+ Tổng vốn đã đầu tư: 113.656 triệu đồng (đạt 35%)
Trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: 105.403 triệu đồng;
+ Vốn địa phương và dân đóng góp: 6.590 triệu đồng;
+ Tổng vốn cần đầu tư tiếp: 212.394 triệu đồng;
Như vậy nguồn vốn đầu tư còn thiếu và bị chậm (đạt 35%) so với tổng mức đầu tư Do đó, tỷ lệ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung vẫn còn thấp so với mục tiêu của dự án đề ra
Trang 18- Đơn giá bán nước thực tế hiện nay do UBND xã quy định bao gồm các khoản: tiền lương (14%), tiền điện (44%), tiền hóa chất và các vật tư xử lý khác (22%), chi phí sửa chữa nhỏ (20%) Đơn giá bán nước bình quân của các trạm cấp nước 2.250 đ/m3 Mô hình này có những tồn tại:
+ Giá bán nước thấp, nên thu hồi vốn đầu tư khó thực hiện, không khuyến khích được các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn vào các dự
án cấp nước sạch nông thôn;
+ Công trình xuống cấp, không có nguồn vốn sửa chữa lớn dẫn đến tính hiệu quả và bền vững của dự án còn hạn chế
- Từ năm 2009 trở về trước: các công trình nước sạch sau khi hoàn thành đều bàn giao cho UBND xã hưởng lợi quản lý và vận hành; Mô hình này có những tồn tại:
+ Thể chế hoạt động và quyền tự chủ về tài chính không rõ ràng; Quyền lợi
và trách nhiệm của ban quản lý vận hành không được phân định cụ thể;
+ Nội quy, qui chế hoạt động của ban quản lý xã và tổ chức quản lý vận hành
ở thôn chưa đầy đủ Kinh phí hoạt động không được hoạch toán độc lập mà phải thông qua sự quản lý và điều tiết của ngân sách UBND xã;
+ Hầu hết công nhân quản lý, vận hành chưa qua đào tạo chuyên môn; thiếu công cụ và phương tiện kiểm tra, xử lý xảy ra sự cố trong quá trình vận hành;
+ Mức lương công nhân thấp (trung bình 500.000 đ/tháng) nên không gắn bó trách nhiệm của người công nhân với công việc, chưa khuyến khích người công nhân học tập và nâng cao trình độ tay nghề
- Một số địa phương do phong tục tập quán của người dân nông thôn còn lạc hậu, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng nước sạch và VSMT
Nhiều công trình đạt hiệu quả cao, với gần 100% số người đã sử dụng nước sạch, điển hình là các trạm cấp nước xã Trung Kênh, xã Tân Lãng (huyện Lương Tài), xã Trí Quả (huyện Thuận Thành), Thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên phong)
• Mục tiêu trung tâm trung nước sạch tỉnh đề ra
Trang 19Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế với số lượng từ 60 lít/ngày.người trở lên;
1.3 Những khái niệm cơ bản về quản lý dự án xây dựng công trình
1.3.1 Khái niệm và nội dung quản lý dự án xây dựng[13]
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện trong suốt vòng đời dự án nhằm đạt được mục tiêu đề
ra
Quản lý dự án gồm 3 nội dung chủ yếu:
- Lập kế hoạch: Là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian
- Giám sát các công việc dự án nhằm đạt được mục tiêu đã định
1.3.2 Mục tiêu của quản lý dự án XDCT
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án XDCT là: Dự án phải hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, dự án đạt được chất lượng cao trong giới hạn nguồn lực và điều kiện tự nhiên của dự án Đồng thời đạt được hiệu quả đầu tư cao, đảm bảo an toàn và môi trường
Trang 201.3.3 Nguyên tắc quản lý dự án XDCT[12]
- Nguyên tắc cơ bản: Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh an toàn xã hội, an toàn môi trường, phù hợp với các quy định về chính sách pháp luật hiện hành
- Nguyên tắc cụ thể:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước sẽ quản
lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng công trình từ việc lập dự án đầu tư, quyết định đầu tư,lựa chọn nhà thầu, thiết kế, thi công đến nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
+ Đối với các dự án doanh nghiệp sử dụng vôn tín dụng do nhà nước bảo lãnh thì nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư còn doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện dự án và quản lý dự án
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư sẽ tự quyết định hình thức
và nội dung quản lý dự án
1.3.4 Các hìn h thức quản lý dự án[12]
Hiện nay ở nước ta có 2 hình thức quản lý dự án:
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
- Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án Ban quản lý dự án lập ra phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý theo yêu cầu của chủ đầu tư Ban quản
lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số việc mà ban quản lý không đủ điều kiện, năng lực thực hiện, nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư
2 Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án:
Chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực tổ chức quản lý Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tổ chức tư vấn quản lý Tổ chức tư vấn quản lý có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo đúng hợp đồng
đã ký
Trang 211.4 Hiện trạng công tác quản lý các dự án cấp nước sạch ở tỉnh Bắc Ninh 1.4.1 Tổ chức quản lý các dự án cấp nước sạch tỉnh Bắc Ninh
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các dự án cấp nước sạch tỉnh Bắc Ninh
Trong một dự án cấp nước: CĐT thành lập BQLDA để quản lý, tổ chức triển khai dự án theo kế hoạch được giao Thành phần quản lý một dự án cấp nước gồm: Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban,1 phó trưởng ban là trưởng phòng kế hoạch-kĩ thuật, một 1 phó trưởng ban là trưởng phòng tổ chức- hành chính, 1 cán bộ phòng kế hoạch, 1 cán bộ kĩ thuật, 1 cán bộ kế toán, 1 cán bộ văn thư
1.4.2 Công tác quản lý chất lượng các dự án cấp nước sạch
- Giám đốc trung tâm: là thủ trưởng cơ quan, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ đạo toàn bộ các mặt công tác của
CĐT BQLDA
Trưởng ban
P Kế hoạch- kĩ thuật
P Trưởng ban P.Trưởng ban
Nhân viên
Trang 22Trung tâm trong phạm vi toàn tỉnh Giám đốc trung tâm đồng thời là trưởng BQLDA
- Trưởng phòng kế hoạch - kĩ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm tra đôn đốc cán bộ thuộc phòng thực hiện công việc được phân công
- Cán bộ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc phụ trách thực hiện các công việc được giao Giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, theo dõi chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và VSMT trong khi thi công xây dựng công trình theo đúng Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Cán bộ kế hoạch: Có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch chương trình về cấp nước sạch và VSMT nông thôn trong toàn tỉnh, tổ chức việc lựa chọn nhà thầu, tổ chức thẩm định các dự án nước sạch
- Trưởng phòng Tổ chức – hành chính: giúp giám đốc công tác bố trí nhân
sự, tổ chức bộ máy của đơn vị; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra phát hiện, báo những hành vi vi phạm quy chế làm việc của Trung tâm
- Kế toán: Phụ trách công tác tài chính- kế toán – thống kê của trung tâm, quản lý, tiếp nhận vật tư, vốn và tài sản của đơn vị, xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và vốn thường xuyên
- Văn thư, thủ quỹ: Quản lý con dấu, quản lý thu, chi tiền, quản lý tiếp nhận vật tư, trang thiết bị của trung tâm
1.4.3 Công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Công tác giám sát và nghiệm thu công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch chương trình nước sạch và VSMT ở Bắc Ninh Nó có ảnh hưởng đến chất lượng CTXD cấp
Trang 23nước sạch, đến tiến độ xây dựng các công trình và hiệu quả ĐTXD các công trình cấp nước sạch
Qua triển khai các công trình cấp nước sạch và VSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có thể đánh giá chung như sau:
tư trên công trường là không thường xuyên, liên tục
- Về mặt kế hoạch: Trước khi công trình thi công, việc lập kế hoạch thường
là không rõ ràng, cụ thể dẫn đến hiệu quả đầu tư một số công trình thấp
- Về hiệu quả đầu tư: Một số công trình có hiệu quả đầu tư thấp Ví dụ như
dự án cấp nước sạch xã An Bình- huyện Thuận Thành có thời gian thi công từ năm
2008 đến 2010, nhưng đến thời điểm hiện tại công trình vẫn chưa được bàn giao; chất lượng công trình thấp, một số hạng mục khai thác không đạt hiệu quả theo thiết
kế, như công suất hiện tại của nhà máy là 540 m3/ngày đêm trong khi theo thiết kế công suất là 1400 m3/ngày đêm
Trang 242 Mặt tích cực:
Do thành phần tham gia nghiệm thu nhiều người, nhiều đơn vị nên việc nghiệm thu thường khách quan, làm rõ được những tồn tại và những công việc đã làm được của đơn vi thi công, chất lượng nghiệm thu thường đạt kết quả cao
Trang 25K ẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp theo logic có hệ thống, có chọn lọc
những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình như khái
niệm, vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình, yêu cầu và các giai đoạn thực
hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc điểm công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng các công trình cấp nước sạch trong toàn tỉnh, những vấn đề tồn tại, cách giải quyết, mục tiêu phấn đấu hoàn thành của trung tâm nước sạch đề ra đến năm 2020 Trong chương này, tác giả cũng nêu lên những vấn đề cơ bản về quản lý dự án xây dựng công trình như khái
niệm, nội dung, mục tiêu và nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các hình thức quản lý dự án xây dựng công trình ở nước ta hiện nay Qua đó phản ánh hiện trạng công tác tổ chức, công tác quản lý chất lượng các dự án cấp nước
sạch ở tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là công tác giám sát và nghiệm thu công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 26CHƯƠNG 2: Giám sát thi công và các phương pháp kiểm tra
- Để đảm bảo chất lượng thi công CTXD, các đơn vị tham gia dự án phải có trách nhiệm giám sát thi công công trình từ khi khởi công đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng
- Công tác giám sát trong quá trình thi công và kiểm tra đánh giá chất lượng CTXD là hai nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng tiến độ và chống thất thoát nguồn vốn của nhà nước
2.2 Giám sát thi công XDCT
2.2.1 Khái niệm về giám sát thi công XDCT[8]
- Giám sát xây dựng gồm các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của những người tham gia công trình Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, chính sách, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa; lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích
- Hoạt động xây dựng, gồm các công việc: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà
thầu thi công xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát
- Giám sát thi công xây dựng công trình là một công việc trong hoạt động giám sát xây dựng, nhằm: Theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây
Trang 27dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
và các điều kiện kỹ thuật của công trình Giám sát thi công xây dựng giúp phòng
ngừa các sai sót dẫn đến sự cố hay hư hỏng công trình
2.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện giám sát thi công[4]
Điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ đầu tư:
1 Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác
2 Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện
3 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng
4 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
5 Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng
6 Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: a) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình; c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
d) Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
Trang 28đ) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
e) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công
7 Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
8 Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn
bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản
lý nhà nước yêu cầu
9 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
10 Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
11 Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn
12 Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này
13 Lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại Nghị định này
14 Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện một phần hoặc toàn
bộ các công việc nêu tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10, Khoản
13 Điều này và một số công việc khác khi cần thiết
Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu tư vấn giám sát theo yêu cầu của Hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
Điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1 Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trang 292 Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có)
3 Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan
4 Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình
5 Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm
an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác
6 Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng
7 Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng
8 Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết
kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường
9 Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố
10 Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định
11 Lập bản vẽ hoàn công theo quy định
Trang 3012 Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư
13 Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác
Điều 26 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng
1 Đảm bảo chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng theo tiêu chuẩn được công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của thiết kế
2 Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan tới sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo quy định về nhãn mác sản phẩm, hàng hóa
3 Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng
4 Thực hiện các thỏa thuận với bên giao thầu về quy trình và phương pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng trước và trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình cung ứng, sử dụng, lắp đặt trong công trình
Điều 27 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
1 Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác
2 Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ
của các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng
Trang 313 Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng
4 Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng
Điều 28 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
1 Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu có thỏa thuận riêng với chủ đầu tư trong hợp đồng
2 Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng
3 Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh
về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực
tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư
4 Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng
5 Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư
2.2.3 Phương pháp giám sát thi công[8]
Hiện nay ở các CTXD có nhiều phương pháp giám sát thi công nhưng có 3 phương pháp thường được áp dụng và có hiệu quả Đó là: Phương pháp giám sát và kiểm tra bằng trực quan, phương pháp giám sát và kiểm tra bằng thiết bị, dụng cụ và phương pháp kiểm tra bằng thí nghiệm
2.2.3.1 Phương pháp giám sát và kiểm tra bằng trực quan
Trang 32Thông quan việc quan sát, chứng kiến quá trình thi công , quá trình kiểm tra của người thi công xem hình dáng, màu sắc bề ngoài kết cấu để xác định chất lượng, kết cấu công trình, mức độ hoàn thiện về kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, trên cơ sở đó dựa vào tiêu chuẩn và hồ sơ thiết kế để đánh giá chất lượng công trình
2.2.3.2 phương pháp giám sát và kiểm tra bằng thiết bị, dụng cụ
Trong quá trình thi công, cán bộ giám sát phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình nhờ các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm tra như: dùng thước cuộn 5m và thước cuộn dài hơn để kiểm tra kích thước công trình, dùng máy thủy bình hoặc máy kinh vĩ để kiểm tra độ cao, dùng búa gõ để xác định âm thanh từ đó xác đinh độ đặc bên trong kết cấu, dùng đèn chiếu để soi những kết cấu bị che khuất, khó quan sát khi có nghi ngờ
2.2.3.3 phương pháp kiểm tra bằng thí nghiệm
Phương pháp kiểm tra bằng thí nghiệm là phương pháp kiểm tra nhờ các phương tiện thí nghiệm mới xác định được chất lượng công trình
Việc thuê các phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trên công trường được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật
Việc lựa chọn đơn vị thí nghiệm cần đảm bảo đơn vị ấy có tư cách pháp nhân
để tiến hành thử các chỉ tiêu cụ thể được quy định Những phòng thí nghiệm được dùng để kiểm tra phải được Bộ Xây dựng chứng nhận được phép hoạt động
2.2.4 Nội dung của công tác giám sát thi công[8]
Giám sát thi công gồm: giám sát khối lượng thi công, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động trên công trường, giám sát môi trường, giám sát và quản lý phòng chống cháy nổ
2.2.4.1 Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng công trình theo khối lượng của thiết kế được duyệt
Trang 33- Kỹ sư giám sát tính toán và xác nhận khối lượng thi công xây dựng mà nhà
thầu thi công xây dựng đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng
- Kỹ sư giám sát xem xét, xử lý, tính toán khối lượng phát sinh ngoài thiết kế,
dự toán xây dựng công trình được duyệt để chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư
để xem xét, quyết định
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình
+ Kỹ sư giám sát chịu trách nhiệm khi khai khống, khai tăng, khai không đúng
khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán nhằm mục đích vụ lợi
2.2.4.2 Giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình
- Kỹ sư giám sát phải kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập
tiến độ thi công xây dựng trước khi triển khai thi công xây dựng Tiến độ thi công xây
dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án được phê duyệt Kỹ sư giám sát sẽ phê duyệt kế hoạch tiến độ, sau khi kế hoạch tiến độ được duyệt, phải coi đó là
chỉ tiêu pháp lệnh và là một bộ phận của hợp đồng
Nội dung kiểm tra gồm:
• Danh mục các công việc đưa vào tiến độ
• Khối lượng từng loại công việc;
• Các giải pháp công nghệ và so sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật;
• Khối lượng lao động theo các loại công việc, loại nghề;
• Độ dài thời gian thi công hợp lý từng loại công việc và toàn bộ công trình
• Đánh giá độ tin cậy của tiến độ
- Kiểm tra việc lập tiến độ thi công xây dựng công trình cho từng giai đoạn, tháng, quỹ, năm đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài
Nội dung kiểm tra bao gồm:
Trang 34+ Các hệ số biến động không đều về nhân lực theo thời gian và số lượng;
+ Chỉ tiêu phối hợp về dây chuyền;
+ Hệ số nhịp nhàng trong thi công
+ Chỉ tiêu chuyên môn hóa trong thi công; hiệu quả kinh tế của việc quản lý và giám sát để rút ngắn thời gian xây dựng và đưa công trình vào sử dựng trước thời gian
- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập tiến độ thi công xây
dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện với tổng tiến độ của dự
án
- Theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình Nếu tiến độ thi công
của nhà thầu thi công không kịp tiến độ thi công được phê duyệt thì phải yêu cầu nhà
thầu thi công lập biện pháp để đuổi kịp tiến độ được phê duyệt
- Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn kéo dài
- Trong trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án
- Đề xuất chủ đầu tư xét thưởng theo hợp dồng cho nhà thầu thi công khi đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trong trình
- Đề xuất chủ đầu tư phạt và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ thi công gây thiệt hại
2.2.4.3 Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng
1 Kiểm tra các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây
dựng của nhà thầu thi công xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận
2.Yều cầu nhà thầu thi công xây dựng thể hiện công khai các biện pháp an toàn,
nội quy về an toàn trên công trường xây dựng để mọi người chấp hành Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn
3.Cùng với an toàn viên kiểm tra giám sát an toàn lao động trên công trường
Trang 354.Nhắc nhở nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường
5.Đề xuất để chủ đầu tư đình chỉ thi công xây dựng khi phát hiện nhà thầu thi công vi phạm về an toàn lao động Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc
phạm vi quản lý của mình quản lý thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
2.2.4.4 Giám sát môi trường xây dựng
- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm
bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm:
+ Các biện pháp chống bụi, chống ồn, rung và nhiễm độc
+ Các biện pháp chiếu sáng trong thi công và sản xuất vật liệu xây dựng
+ Các biện pháp làm vệ sinh phương tiện thi công khi vào, ra công trường và trên đường khi tham gia giao thông;
+Biện pháp xử lý phế thải và thu dọn hiện trường
- Đề xuất với chủ đầu tư đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường khi nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
- Kiểm tra nhà thầu thi công trong việc che chắn trên công trường, nhà thầu cung ứng vật tư che chắn trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường
2.2.4.5 Giám sát và quản lý phòng chống cháy nổ khi thi công xây dựng
Giám sát và quản lý phòng chống cháy nổ của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:
- Tổ chức học tập và hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chống cháy nổ trên công trường xây dựng, gồm:
+ Kỹ thuật vận hành các thiết bị phòng chống cháy nổ
+ Giới thiệu về một số biển báo và tín hiệu về cháy nổ
+ Giải pháp thoát nạn cho người trong điều kiện cháy nổ
Trang 36- Kiểm tra các biện pháp an toàn về điện và phòng chống cháy nổ cho các thiết
bị điện
- Kiểm tra các biện pháp phòng chống cháy nổ trên công trường:
+ Kiểm tra nguy cơ cháy trên công trường xây dựng
+ Kiểm tra biện pháp phòng cháy trên công trường xây dựng
+ Kiểm tra bảo quản vật liệu cháy trên công trường xây dựng
- Kiểm tra chặt chẽ các loại chất nổ, chất dễ cháy vào công trường
2.2.5 Giám sát công tác bê tông[2,8]
Công tác bê tông bao gồm các công viêc:
• Chuẩn bị vật liệu cho bê tông
• Xác định thành phần cấp phối cho 1 mẻ trộn bê tông
• Trộn bê tông
• Vận chuyển bê tông
• Đổ, san, đầm bê tông
• Bảo dưỡng bê tông
• Tháo dỡ ván khuôn
2.2.5.1 Chuẩn bị vật liệu
- Xi măng: phải đúng mác, đúng số hiệu, phải có giấy chứng nhận chất lượng xi măng, các chỉ tiêu độ mịn, thời gian đông kết, độ dẻo, tính ổn định thể tích phải được đảm bảo
+ Xi măng pooc lăng phải phù hợp với TCVN 2682-2009
• Cát: là cát vàng, ít tạp chất , đúng cấp phối
+ Cát cho phép sử dụng khi các chỉ tiêu phù hợp với TCVN 7570-2006
- Đá- sỏi: phải đảm bảo đúng cấp phối, khối lượng thể tích, nguồn gốc, đường kính hạt lớn nhất
+ Đá- sỏi cho phép sử dụng khi các chỉ tiêu phù hợp với TCVN 7570-2006
- Nước trộn: Phải sạch, phải đảm bảo nguồn gốc, độ pH, lượng ion SO42-
+ Nước cho phép sử dụng khi các chỉ tiêu phù hợp với TCVN 302-2004
Trang 37• Phụ gia bê tông: Phải có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, khi dùng phải đúng với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
2.2.5.2 Xác định thành phần cấp phối
Dựa vào mác bê tông, mác xi măng, mác xi măng, kích thước đá-sỏi, loại cát vàng rồi tra bảng định mức cấp phối vữa bê tông sẽ xác định được thành phần vật liệu cho 1m3vữa bê tông
C Pox
X
++
X, C, Đ là khối lượng xi măng, cát, đá- sỏi trong 1 m3 vữa bê tông
Pox, Poc, Pod là khối lượng thể tích xốp của xi măng, cát, đá- sỏi, kg/ m3
- Tính thể tích bê tông 1 mẻ trộn: Vmẻ=β×Vmáy
- Liều lượng vật liệu cho 1 mẻ trộn:
Máy trộn cưỡng bức dùng cho mọi loại độ sụt
2.2.5.4 Vận chuyển bê tông
- Phải đảm bảo hỗn hợp bê tông không bị phân tầng, phương tiện vận chuyển phải kín không để bị chảy nước xi măng
- Đường vận chuyển phải bằng phẳng đảm bảo xe di chuyển dễ dàng
Trang 38- Đảm bảo thời gian vận chuyển càng ít càng tốt vì nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bê tông
2.2.5.5 Đổ, đầm bê tông
- Đổ, đầm bê tông đảm bảo theo quy định của TCVN 4453-1995
- Phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, ván khuôn, và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép
- Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu
- Xử lý mạch ngừng thi công: trước khi đổ bê tông mới, làm vệ sinh mạch ngừng, dùng bàn chải sắt chải sạch lớp vữa trên mặt, làm nhám bề mặt bê tông cũ, tưới nước xi măng lên bề mặt xi măng cũ
2.2.5.6 Bảo dưỡng bê tông
Khi bê tông đầm xong cần giữ cho bê tông có đủ độ ẩm để đông kết và đóng rắn, khi đổ bê tông xong không được tác động lên bề mặt bê tông, khoảng sau 2-3 giờ( mùa đông từ 10-20 giờ) thì che mặt bê tông và bắt đầu tưới nước
- Thời gian bảo dưỡng ẩm theo TCVN 391:2007
2.2.6 Giám sát c ông tác cốt thép[2,8]
Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải đảm bảo các yêu cầu phù hợp với TCXDVN 356-2005
2.2.6.1 Cắt và uốn cốt thép
Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng thiết kế Khi cốt thép
đã cắt và uốn phải không vượt quá trị số sai lệch: 20mm cho điểm uốn, 20 mm cho toàn bộ chiều dài, 5 mm cho thanh thép chịu lực dài 1m
Trang 39Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ
- Phải đảm bảo không làm hư hỏng và biến dạng cốt thép
- Nên buộc thép thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn
- Với các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp chia thành từng bộ phận nhỏ để vận chuyển dễ dàng
2.2.7 Giám sát công tác hoàn thiện[8]
2.2.7.1 Giám sát thi công công tác trát
- Lớp trát khi thi công trong một lần không được dày quá 12mm Khi phải trát trên 12mm cần chia thành hai hay nhiều lớp, mỗ lớp khoảng 8-10 mm, khi từng lớp đã se lại mới dùng bay vạch thành o trám tạo bám dính cho lớp sau, rồi mới trát cho đủ chiều dày quy định
Trang 40- Các thao tác trát cần dùng thước tầm cán và ướm độ phẳng thường xuyên Khi xoa tạo độ phẳng và độ nhẵn cho mặt trát phải xoa nhẹ và đều tay, nếu mặt vữa quá khô phải dùng chổi mềm bổ sung nước để xoa
- Trát vữa xi măng: mỗi lớp trát cần mỏng hơn 8 mm vì vữa xi măng nhanh khô hơn vữa vôi
Trát vẩy: là biện pháp thi công trát, lấy tay cầm bay hắt vữa cho bám vào tường Lớp vữa vẩy lên tường cần đều và có độ dày theo quy định
2.2.7.2 Giám sát thi công công tác láng
- Lớp vữa láng trong một lần không được dày quá 12mm Khi phải láng trên 12mm cần chia thành hai hay nhiều lớp, mỗi lớp khoảng 8-10mm, từng lớp đã se mặt, dùng bay vạch thành các ô trám tạo bám dính cho lớp sau, rồi mới láng cho đủ chiều dày quy định
- Láng trên mặt nền dài, rộng cần ngắt lớp láng bằng các mạch co giãn nhiệt Chiều rộng của mạch co giãn nhỏ nhất là 20 mm, rộng nhất là 30 mm Theo chiều dài lớp láng cứ 4 đến 5 m có một khe co giãn Nếu lớp láng khơi trực tiếp dưới mặt trời thì khoảng cách khe co giãn nên co lại nhưng không quá 3 m Khi vữa láng đủ cứng, trong khe co giãn nên lấp đầy bằng bi tum nấu chảy trọng sợi đay ngắn để lấp kín
- Khi kiểm tra công tác láng cần tuân theo quy trình thi công công tác láng sau:
• Chuẩn bị lớp nền
+ lớp nền phải được chuẩn bị theo thiết kế, nếu thiết kế không theo quy định thì theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu láng nền Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định
+ Lớp nền phải có độ bám dính
• Chuẩn bị vật liệu láng
+ Vật liệu láng phải chọn đúng chủng loại, chất lượng, màu sắc Việc pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu láng phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất Vật liệu láng có thể là vữa xi măng hoặc vữa polyme