5. Kết quả dự kiến đạt được
2.2.7 Giám sát công tác hoàn thiện[8]
- Lớp trát khi thi công trong một lần không được dày quá 12mm. Khi phải
trát trên 12mm cần chia thành hai hay nhiều lớp, mỗ lớp khoảng 8-10 mm, khi từng
lớp đã se lại mới dùng bay vạch thành o trám tạo bám dính cho lớp sau, rồi mới trát cho đủ chiều dày quy định
- Các thao tác trát cần dùng thước tầm cán và ướm độ phẳng thường xuyên. Khi xoa tạo độ phẳng và độ nhẵn cho mặt trát phải xoa nhẹ và đều tay, nếu mặt vữa quá khô phải dùng chổi mềm bổ sung nước để xoa
- Trát vữa xi măng: mỗi lớp trát cần mỏng hơn 8 mm vì vữa xi măng nhanh
khô hơn vữa vôi
Trát vẩy: là biện pháp thi công trát, lấy tay cầm bay hắt vữa cho bám vào tường. Lớp vữa vẩy lên tường cần đều và có độ dày theo quy định
2.2.7.2 Giám sát thi công công tác láng
- Lớp vữa láng trong một lần không được dày quá 12mm. Khi phải láng trên 12mm
cần chia thành hai hay nhiều lớp, mỗi lớp khoảng 8-10mm, từng lớp đã se mặt,
dùng bay vạch thành các ô trám tạo bám dính cho lớp sau, rồi mới láng cho đủ chiều dày quy định
- Láng trên mặt nền dài, rộng cần ngắt lớp láng bằng các mạch co giãn nhiệt.
Chiều rộng của mạch co giãn nhỏ nhất là 20 mm, rộng nhất là 30 mm. Theo chiều dài lớp láng cứ 4 đến 5 m có một khe co giãn. Nếu lớp láng khơi trực tiếp dưới mặt
trời thì khoảng cách khe co giãn nên co lại nhưng không quá 3m. Khi vữa láng đủ
cứng, trong khe co giãn nên lấp đầy bằng bi tum nấu chảy trọng sợi đay ngắn để lấp kín
- Khi kiểm tra công tác láng cần tuân theo quy trình thi công công tác láng
sau:
• Chuẩn bị lớp nền
+ lớp nền phải được chuẩn bị theo thiết kế, nếu thiết kế không theo quy định thì theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu láng nền. Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định
+ Lớp nền phải có độ bám dính
• Chuẩn bị vật liệu láng
+ Vật liệu láng phải chọn đúng chủng loại, chất lượng, màu sắc. Việc pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu láng phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Vật liệu láng có thể là vữa xi măng hoặc vữa polyme
• Dụng cụ láng là bay xây, bay đánh bóng, thước tầm 3 m,bàn xoa, máy xoa
• Tiến hành láng
+ giàn đều vật liệu láng trên mặt lớp nền, cao hơn mặt mốc cao độ lát chuẩn. Dùng bàn xoa đập cho vật liệu láng đặc chắc và bám chặt vào lớp nền, dùng thước tầm cán phẳng cho bằng mặt mốc, sau đó dùng bàn xoa để xoa phẳng
+ Với mặt láng có diện tích lớn phải dùng máy xoa phẳng bề mặt. Việc xoa bằng máy thực hiện theo trình tự sau: dùng máy trắc đặc định vị đường ray của máy xoa trên phạm vi láng, điều chỉnh chân máy ở cao độ thích hợp, cấp vật liệu láng vào phạm vi láng, điều chỉnh máy dùng quả lu nhỏ lăn trên bề mặt láng và cánh xoa phẳng
• Bảo dưỡng lớp láng
+ Khi thời tiết nắng nóng, khô hanh sau khi láng xong từ 1-2 giờ, phủ lên
mặt láng một lớp vật liệu để giữ ẩm, tưới nước trong vòng 5 ngày
+ Không đi lại, va chạm mạnh lên mặt láng trong vòng 12 giờ sau khi láng + Với mặt láng ngoài trời cần có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong
vòng từ 1- 3 ngày sau khi láng
2.2.7.3 Giám sát thi công công tác ốp, lát
• Kiểm tra công việc lát
+ Chuẩn bị lớp nền
+ Chuẩn bị gạch lát và chuẩn bị vật liệu gắn kết
+ Chuẩn bị dụng cụ lát
+Tiến hành lát
+ Lát trước viên gạch góc đường viền làm cữ khống chế chiều cao và chiều
rộng của mạch. Nếu không lát viên cữ, mạch sẽ đuổi nhau, dễ gây hiện tượng nhai mạch
+ Nếu vật liệu gắn kết là vữa thì phải được trải đều lên lớp nền đủ rộng để lát
từ 3 đến 5 viên, sau khi láthết các viên này mới trải tiếp cho các viên liền kề
+ Nếu vật liệu gắn kết là keo thì tiến hành lát từng viên một và keo phải được phết đều lên mặt gạch gắn kết với nền
+ Nếu mặt lát ở ngoài trời thì cần phải chia khe co dãn với khoảng cách tối
đa giữa hai khe co giãn là 4 cm
+ Trình tự lát: Căng dây và lát các viên gạch trên đường thẳng nối giữa các mốc đã gắn trên lớp nền. Sau đó lát các viên gạch nằm trong phạm vi các mốc cao
độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho toàn
công trình là từ trong ra ngoài
-+ Kiểm tra việc làm đầy mạch lát
+ Kiểm tra việc bảo dưỡng mặt lát
• Kiểm tra công việc ốp
Quy trình thi công và công việc kiểm tra thi công ốp cũng tương tự thi công
lát. Ngoài ra cần chú ý kiểm tra những vấn đề sau:
- Khi ốp xong từng phần hay toàn bộ bề mặt kết cấu phải làm sạch các vết
bẩn ố trên bề mặt ốp. Việc làm sạch bề mặt ốp chỉ nên tiến hành sau khi vữa gắn mạch ốp đã đóng rắn, trát vữa và tráng mạch ốp là đồng nhất trong quá trình vệ sinh bề mặt
- Ngay sau khi kết thúc công tác ốp, ngoài việc làm sạch mặt công trình, cần
tiến hành các công việc hoàn thiện liên quan trực tiếp đến chất lượng bề mặt ốp như: mài, đánh bóng…
2.2.7.4 Giám sát thi công công tác vôi, sơn
- Quét vôi là công tác hoàn thiện đơn giản và rẻ tiền nhất nhưng nếu không
quan tâm đúng mức cũng sẽ làm giảm đáng kể chất lượng hoàn thiện. Dụng cụ chính quét vôi phải có đủ. Nước vôi phải được lọc kỹ và khuấy đều. Nước vôi màu
chỉ nên pha một lượng đủ dùng trong 1 ngày. Bề mặt quét vôi phải khô hoàn toàn
mới tiến hành quét.
- Việc quét vôi hay sơn đều phải tuân theo số lớp quy định trong hồ sơ mời
thầu hay thiết kế. Thường phải sơn hay quét vôi làm ba nước,lớp đầu là lớp lót, hay
- Đối với mỗi loại sơn, các nhà sản xuất đều có quy trình riêng và có hướng dẫn tỉ mỉ. Côn trình chọn loại sơn nào thì yêu cầu phải tuân thủ đúng các chỉ dẫn của loại sơn đó
- Lớp sơn hoặc quét vôi trươc phải khô mới được thi công lơp sau đè lên. Khi
có yêu cầu cao, sau mỗi lớp phải dùng giấy nháp đánh cho nhẵn mới sơn lớp tiếp theo. Vết chổi trước được vạch thẳng, vết chổi sau phải đè lên một phần của vết chổi trước cho kín mặt. Đến lớp sơn sau, vết chổi lại quét vuông góc với vết chổi đợt trước