AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

2 322 1
AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...

s¶n xuÊt chÕ biÕn - Tiªu thô s¶n phÈm 24 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Hiểu thế nào về: AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI Lưu Kỷ ể phát triển chăn nuôi có hiệu quả, một trong những biện pháp quan trọng là phải bảo đảm “An toàn sinh học” - nghe có vẻ “chữ nghĩa” lắm, nhưng thực ra rất dễ hiểu, rất cụ thể và dễ làm. Chỉ cần có nhận thức đúng để tạo điều kiện cho vật nuôi có cuộc sống thật thoải mái, đáp ứng đủ theo nhu cầu cho sự sinh trưởng phát triển và an toàn “hạnh phúc” đến khi không có quyền được sống. Điều kiện để “An toàn sinh học” chỉ cần có 2 yếu tố: “nội tại” của vật nuôi và “ngoại cảnh” tác động vào cuộc sống của nó. Cụ thể là: 1. Nội tại: Mục đích tạo mọi điều kiện để cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, có khả năng thích nghi và khắc phục khi thời tiết khắc nghiệt, có sức đề kháng cao chống đỡ được bệnh tật. Biện pháp là: - Chọn giống vật nuôi có năng suất cao theo yêu cầu, trong đó chọn cá thể mạnh khỏe đạt tiêu chuẩn giống. Tuỳ theo giống vật nuôi cần tiêm vacxin phòng bệnh theo quy định của thú y. - Vật nuôi được sống ở nơi thông thoáng, không khí trong lành (tốt nhất có nhiều cây xanh) - Chỗ ở sạch sẽ thoải mái, yên tĩnh. ấm áp mùa đông và thoải mái mùa hè. - Chế độ ăn thích hợp theo đúng đối tượng vật nuôi, theo lứa tuổi, theo giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu sản phẩm của vật nuôi cung cấp. Tùy theo các loại thức ăn và cách chế biến cho phù hợp nhưng phải tuyệt đối an toàn. - Chế độ uống cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của vật nuôi, tùy theo mùa. Luôn luôn có đủ nước sạch để vật nuôi được uống tự do. Có thể bổ sung khoáng, sinh tố thậm chí cả thuốc phòng bệnh hòa trong nước uống (nếu cần). - Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cần hàng ngày quan sát theo dõi mọi trạng thái hành vi của vật nuôi để có biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh thích hợp với nhu cầu vật nuôi. Phát hiện sớm triệu chứng bệnh và can thiệp kịp thời. Tùy theo mùa và nhu cầu của từng đối tượng vật nuôi, tùy theo lứa tuổi và theo mùa cần quy định chế độ tắm hoặc trải để vật nuôi sạch sẽ và mát mẻ. 2. Ngoại cảnh: Mục tiêu nhằm ngăn chặn sớm và kịp thời những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn của cuộc sống vật nuôi. Biện pháp là: - Khu chăn nuôi (kể cả từng chuồng nuôi) không cho người ngoài tự do vào. Nếu cần thiết tham quan phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi biện pháp vô trùng để vào khu chăn nuôi (kể cả cán bộ thú y đến khám và điều trị bệnh). Cán bộ kỹ thuật hay công nhân trong từng cơ sở chăn nuôi vào làm việc phải mặc áo dành riêng của từng khu vực chăn nuôi. Hạn chế qua lại các chuồng nuôi mà không có nhiệm vụ; Đặc biệt không qua lại từ chuồng vật nuôi có bệnh sang chuồng vật nuôi mạnh khỏe và ngược lại. Dụng cụ chăm sóc của từng ô chuồng, từng đối tượng vật nuôi riêng biệt cũng không nên luân chuyển dùng chung. - Các phương tiện vận chuyển thức ăn và vật dụng phục vụ chăn nuôi đưa từ ngoài vào, cần dừng ở xa khu vực chăn nuôi. Nếu cần phải vào tiếp cận phương tiện phải được vô trùng tuyệt đối. - Khu vực chăn nuôi phải có chuồng cách ly vật nuôi mới đưa đến hoặc đang mắc bệnh. Chuồng cách ly phải cách xa các chuồng vật nuôi khỏe từ 50 - 100m (càng cách xa càng tốt). Những vật nuôi ở chuồng cách ly đã bình thường trở lại mới cho nhập đàn vào khu chuồng vật nuôi mạnh khỏe. - Khu chăn nuôi hoặc từng chuồng nuôi cần có biện pháp ngăn chặn những động vật khác vào trại như: cầy, cáo, chuột, rắn kể cả Đ s¶n xuÊt chÕ biÕn - Tiªu thô s¶n phÈm 25 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn chim muông. Các vật nuôi thả rông của nơi khác xâm nhập vào khu chăn nuôi cũng cần ngăn chặn. Tất cả mọi biện pháp nhằm tránh mang mầm bệnh vào cho vật nuôi. Hai yếu tố trên biểu hiện những nguyên lý chung, có thể chưa thật đầy đủ cho từng đối tượng vật nuôi hoặc tương đối thích hợp với chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Tùy từng cơ sở, từng đối tượng vật nuôi để bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. *** “AN TOÀN SINH HỌC” trong chăn nuôi để thực hiện bằng việc làm cụ thể từ “nội tại” đến “ngoại cảnh”, được thực hiện một cách hoàn chỉnh không thể thiếu sót một khâu nào trong phòng bệnh liên hoàn. Nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi giữa con người và vật nuôi, tuy không giao lưu bằng “ngôn ngữ”, nhưng qua biểu hiện những hành vi trong sinh hoạt của chúng cũng có thể biết được ta đã đáp ứng nhu cầu “Tâm - Sinh lý” của vật nuôi chưa? Qua đó ta có thể điều chỉnh hoặc bổ sung cho thích hợp để chúng đáp ứng những nhu cầu mà ta cần. “AN TOÀN SINH HỌC” đồng nghĩa với “Hạnh phúc trọn vẹn” của vật nuôi trong thời gian chúng có quyền được sống. (Biosafety in animal production) (Animal production becoming commodities) . chí chăn nuôi số 7 - 08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Hiểu thế nào về: AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI Lưu Kỷ ể phát triển chăn nuôi. cho vật nuôi có cuộc sống thật thoải mái, đáp ứng đủ theo nhu cầu cho sự sinh trưởng phát triển và an toàn “hạnh phúc” đến khi không có quyền được sống. Điều kiện để An toàn sinh học chỉ. nuôi gia cầm, thủy cầm. Tùy từng cơ sở, từng đối tượng vật nuôi để bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. *** AN TOÀN SINH HỌC” trong chăn nuôi để thực hiện bằng việc làm cụ thể từ “nội tại” đến “ngoại

Ngày đăng: 22/05/2015, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan