Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nênnhững trang sử hào hùng và chói lọi bằng những chiến công hiển hách chốnggiặc ngoại xâm.Cách mạng tháng 8/1945 cũng đã ghi vào lịch sử dân tộc một
trong những trang chói lọi nhất, đã “mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử
dân tộc, một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam” [13, 15]
Cách mạng tháng 8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Nó đã đập tan hai xiềng xích nô lệ Pháp – Nhật đồng thời lật nhào chế độ quânchủ chuyên chế tồn tại mấy ngàn năm trên đất nước ta Thắng lợi này đã đưanước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủcộng hòa.Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành những người dân độc lập tự
do làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc Đảng cộng sản Việt Nam
từ Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng lãnh đạo chính quyềntrong cả nước
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 đã đánh dấu một bước phát triển nhảyvọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷnguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội Cách mạng tháng 8 làthắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, đã tự giảiphóng khỏi ách thực dân đế quốc, bằng việc “đem sức ta mà giải phóng cho ta”,
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộcđịa trên thế giới
Ngày nay, đã 65 năm trôi qua kể từ ngày cách mạng tháng 8 thành công,tuy nhiên những giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa và bài học kinh nghiệm của
nó vẫn còn nguyên giá trị Cách mạng tháng 8 không chỉ cho thấy sự lãnh đạosáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ ChíMinh, mà còn cho thấy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, khảnăng cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong khởinghĩa giành chính quyền
Trang 2Thái Nguyên là mảnh đất truyền thống yêu nước và cách mạng Vì vậy,trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên luôn kế thừa vàphát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, để góp phần vào sự nghiệpxây dựng và đấu tranh, bảo vệ quê hương đất nước Thắng lợi của cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 8/1945 là mộtđiển hình về sự kế tục truyền thống đó Cuộc khởi nghĩa giành chính quyềntháng 8/1945 ở Thái Nguyên là một bộ phận khăng khít không thể tách rời khỏicuộc cách mạng tháng 8 trong cả nước Nghiên cứu về quá trình khởi nghĩagiành chính quyền ở Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớnlàm phong phú thêm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạngtháng 8 ở Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chínhquyền ở Thái Nguyên (từ tháng 3 đến tháng 8/1945), góp phần làm sáng rõtruyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâmcủa nhân dân trong tỉnh, đồng thời thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt củaĐảng ta trong việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng đểgiành chính quyền
Việc tìm hiểu khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên trong cuộccách mạng tháng 8 năm 1945 còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệutrong giảng dạy lịch sử địa phương Từ những lí do trên đây, nhóm chúng tôi đã
lựa chọn uá “khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên” (từ tháng 3 đến
tháng 8 năm 1945) để nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cách mạng tháng Tám là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu Trong 65 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu như sáchbáo, tài liệu tham khảo được công bố về các vấn đề liên quan đến cách mạngtháng Tám ở Thái Nguyên
Ở Trung ương: năm 1957, Trần Huy Hiệu và Văn Tạo biên soạn: “Tổng
khởi nghĩa tháng Tám- tập 12” Năm 1960, Viện Sử Học xuất bản tác phẩm:
Trang 3“Cách mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương, quyển
1” Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác về Cách mạng tháng Tám
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về cuộcvận động cách mạng tháng Tám được công bố như: Năm 1995, Gs Văn Tạo
cho xuất bản tác phẩm: “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử” Năm
2000, Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng cho ra đời tác phẩm: “Cách mạng
tháng Tám những sự kiện” Các tác phẩm trên ít nhiều đề cập tới cuộc vận
động Cách mạng thàng Tám ở Thái Nguyên
Ở địa phương: chủ đề Cách mạng tháng Tám và các vấn đề lịch sử thời kỳ1939-1945 là một vấn đề trọng tâm trong hầu hết các công trình nghiên cứu
Năm 1949, Tỉnh bộ Việt Minh Thái Nguyên xuất bản tác phẩm: “Việt
Minh Thái Nguyên (1941-1949)” Năm 1980, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng
Bắc Thái đã cho ra đời cuốn: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái tập 1
(1939-1945)” Trong các công trình nói trên nổi bật là tác phẩm: “Sơ khảo lịch sử thời
kỳ vận động Cách mạng tháng Tám tỉnh Bắc Thái 1939-1945”; “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1, 1930-1954”; “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc”;
những tác phẩm này đã đề cập một cách khá hệ thống, cụ thể về cuộc vận độngCách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bắc Thái trước đây
Từ năm 2002 trở lại đây, thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương
Đảng và Ban thường vụ tỉnh Thái Nguyên về: “Tăng cường và nâng cao chất
lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ các cấp, Lịch sử các ngành trong tỉnh”, các đơn vị cấp huyện và cơ sở trong tỉnh đã tiến hành sưu tầm và
biên soạn Lịch sử Đảng và Lịch sử truyền thống
Các công trình trên đã đề cập đến quá trình vận động tiến tới khởi nghĩagiành chính quyền ở Thái Nguyên với những mức độ khác nhau Song, cho đếnnay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3-8/1945 Tuy nhiên, nhữngcông trình nghiên cứu trên là những tư liệu rất quý, là cơ sở để chúng tôi thựchiện nghiên cứu đề tài này
Trang 43 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3đến tháng 8 năm 1945
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian : Tỉnh Thái Nguyên xét theo giới hạn địa lí năm 1945.
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945
3.3 Nhiệm vụ của đề tài.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, văn hóa,xã hội và truyền thống đấu tranhchống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên
- Nêu rõ công cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng thángTám 1945 ở Thái Nguyên
- Làm sáng rõ hơn hình thái đấu tranh Cách mạng tháng Tám ở TháiNguyên và sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng kết hợp các hình thức bạolực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các văn kiện Đảng,các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố Các bài viếtđăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự… Các tác phẩmhồi kí, bút kí của các lãnh tụ và những người trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranhCách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên
Ngoài những nguồn tài liệu thành văn trên, trong quá trình thực hiện,chúng tôi còn sử dụng tài liệu nhân chứng của một số cán bộ lão thành Cáchmạng từng tham gia hoạt động cách mạng ở Thái Nguyên thời kì trước và trongnăm 1945
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đế thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phươngpháp logic là chủ yếu Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phântích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã… đểlàm sáng tỏ nội dung đề tài
Trang 55 Đóng góp của đề tài
Đề tài trình bày một cách cụ thể, có hệ thống về quá trình khởi nghĩagiành chính quyền ở Thái Nguyên trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Qua
đó, cho thấy truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường bất khuất của Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và họctập lịch sử phương ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp trong tỉnh Gópphần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào về quê hương đấtnước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tàikết cấu gồm 2 chương:
Chương 1
Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình văn hoá – xã hội và truyềnthống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trước cáchmạng tháng Tám năm 1945
Chương 2
Quá trình Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên (từ tháng
3 đến tháng 8 năm 1945)
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
1.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có tọa độ địa lý là
22022’-22025’ vĩ độ Bắc và 105022’-106016’ kinh Đông, có diện tích tự nhiên là3541,5km2, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc Thái Nguyên tiếpgiáp với các tỉnh: Bắc Kạn (phía Bắc), Bắc Giang (phía Nam), Lạng Sơn (phíaĐông Nam), thành phố Hà Nội (phía Nam), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang (phíaTây và Tây Nam) Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên được coi là cầu nốigiữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc của ViệtNam
Thái Nguyên có 3 quốc lộ: quốc lộ số 3, 1B và 19 Bên cạnh đó, TháiNguyên có 2 tuyến đường sắt: Hà Nội – Quán Triều – Núi Hồng và tuyếnđường sắt Lưu Xá (Thái Nguyên) – Kép (Bắc Giang) – Uông Bí (Quảng Ninh).Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, nước Văn Lang chia
làm 15 bộ “Thái Nguyên thuộc đất Vũ Định, Đông và Bắc giáp Cao, Lạng;
Tây và Nam giáp Kinh Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện 2 châu và 336 làng xã Là phên giậu thứ hai về phương Bắc” [18, 238].
Địa danh Thái Nguyên xuất hiện từ đầu thời Lý Khi đó, Thái Nguyên làmột châu tương đương với cấp lộ Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi
24 lộ thời Lý thành 12 lộ Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành
trấn Thái Nguyên, “Đại thể trấn Thái Nguyên tương đương với các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn, và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay”[16, 19].
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 vua Lê Thái Tổ chia cảnước thành 5 đạo: Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo.Trong đó Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo
Trang 7Sang thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng tiến chia cả nước thành 12 tỉnh.
Xứ Thái Nguyên được đổi thành 1 tỉnh gồm 2 phủ là Phú Bình và Thông Hóa.Phủ Thông Hóa gồm 1 châu, 3 huyện là châu Định gồm: Huyện Đại Từ,Phú Lương, Văn Lãng
Phủ Phú Bình gồm 5 huyện: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Bình Xuyên (nay thuộcVĩnh Phúc), Tư Nông và Vũ Nhai
Năm 1835, châu Định và 3 huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương đượctách ra thành phủ Tông Hóa Do vậy, Thái Nguyên lúc này có 3 phủ, 9 huyện, 2châu
Phủ Thông Hóa gồm 1 huyện, 1 châu là: Cảm Hóa, Bạch Thông (naythuộc tỉnh Bắc Kạn)
Đến thời thuộc Pháp, sau khi hoàn thành công cuộc bình định ở tỉnh TháiNguyên, ngày 20/10/1890, thực dân Pháp tiến hành cắt huyện Bình Xuyên(thuộc phủ Phú Bình) rồi sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Yên Các huyện còn lại củaPhú Bình và phủ Tông Hóa tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần tạo nêntiểu khu Thái Nguyên (1 trong 3 tiểu khu thuộc đạo quan binh I Phả Lại thànhlập ngày 9/9/1891) [9, 356 – 365]
Sau khi kí hiệp định Giơnevơ (21/71954), miền Bắc nước ta được giảiphóng và chuyển sang làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với 2 nhiệm vụ:Cải tạo XHCN và xây dựng CNXH Trước yêu cầu mới của cách mạng, tỉnhThái Nguyên cũng có sự thay đổi lớn.Tháng 6/1956, khu tự trị Việt Bắc đượcthành lập bao gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái) Thái Nguyên
là 1 trong 6 tỉnh và cũng trở thành thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc Cho đến21/4/1965 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất 2tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới,ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa IX đã chính thức ra nghịquyết về việc phân lại địa giới hành chính của một số tỉnh trong cả nước Trên
cơ sở đó ngày 1/1/1997 tỉnh Bắc Thái được tách ra thành 2 tỉnh là Thái Nguyên
và Bắc Kạn Tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tính đến nay gồm có 1 thành
Trang 8phố là thành phố Thái Nguyên, 1 thị xã là thị xã Sông Công và 7 huyện baogồm: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Phổ Yên và VõNhai.
Về mặt địa hình, Thái Nguyên mang đặc trưng 3 vùng: trung du, vùng núi
và vùng cao Về khí hậu, Thái Nguyên nằm trong khu vực có tính chất khí hậugió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên đã tạo ra choThái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng: là điểm tiếp giáp, cầu nối giữađồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc Bên cạnh đó,
đứng về mặt quân sự thì: “Thái Nguyên là cửa ngõ đi vào Việt Bắc”
1.2 Tình hình văn hoá - xã hội và truyền thống đâú tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái nguyên trước khi thực dân pháp xâm lược
1.2.1 Tình hình văn hoá - xã hội
Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống: kinh, Tày, Nùng, Dao, Sánchay, H’Mông, Sán dìu Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 24,49% dân số toàntỉnh Người dân bản địa ở Thái nguyên so với các dân tộc khác không nhiềusong qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã giatăng Tính riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí là căn
cứ địa, là thủ đô kháng chiến của cả nước, Thái Nguyên đã đón tiếp 21.672đồng bào các tỉnh bạn đến tản cư Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở TháiNguyên mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc vănhoá, song tất cả đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong cộng đồng vàchung sống trên một lãnh thổ
Trước cách mạng tháng Tám 1945, đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnhThái Nguyên rất khổ cực, đặc biệt là các dân tộc sống ở vùng núi chủ yếu cònsống du canh, du cư đời sống kinh tế, văn hoá nghèo nàn lạc hậu Song vượt lênmọi khó khăn gian khổ các dân tộc đã đoàn kết lại chế ngự thiên nhiên, chống
kẻ thù xâm lược, giải phóng quê hương Hoà bình lặp lại, các dân tộc lại chungtay xây dựng và bảo vệ Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh
Trang 9Ở Thái Nguyên dân tộc kinh chiếm 75,5% dân số Đây là dân tộc cónguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất Địa bàn cư trú của người Kinhrộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng rừng núi hẻo lánh phía Bắc.Trong đó tập trung nhiều ở Thị xã Thái Nguyên Người Kinh có truyền thốngtrồng lúa nước, làm nông nghiệp và các nghề thủ công Dân tộc có số ngườiđông thứ hai ở Thái Nguyên là người Tày chiếm 10,69 % dân số Cũng nhưngười kinh, người Tày có mặt ở Thái nguyên Từ rất lâu đời Đặc biệt ngườiTày có quan hệ gần gũi với người Nùng, Cao Lan bởi họ có sự tương đồng vềngôn ngữ văn hoá Địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu ở các huyện miền núiĐịnh Hoá, Đại Từ, Phú Lương Ngoài hai dân tộc kể trên còn nhiều dân tộc nhưNùng, Dao, San Chí, Thái sống rải rác ở các địa bàn trong tỉnh Mỗi một dântộc đều có vốn văn hoá mang bản sắc rất phong phú và đa dạng.
Ngoài truyền thống cần cù lao động, nhân dân các dân tộc Thái Nguyêncòn có truyền thống hiếu học Sinh ra trên mảnh đất vốn có nhiều khó khăn vềthiên nhiên, nạn ngoại xâm, nhân dân phải sống trong đói khổ áp bức nhưngbằng ý chí và nghị lực của mình đã quyết tâm học tập Tính từ khoa thi đầu tiêncủa khoa cử Nho học đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, toàn trấnThái nguyên đã có 10 người đỗ tiến sĩ
Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống văn hoá lâu đời Đếnnay chúng ta còn lưu giữ nhiều chứng cứ vật chất để xác định nơi đây đã có sựsống cách loài người chúng ta khoảng 2-3 vạn năm Khu di tích Thần sa thuộchuyện Võ Nhai đã chứng minh sự tồn tại của một nền văn hoá cổ ở Việt Nam -Văn hóa Thần Sa Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ở một số xã củahuyện Võ Nhai là quê hương của văn hoá Hoà bình, văn hoá Bắc sơn Điều đóchứng tỏ Thái Nguyên không chỉ là quê hương của người Việt mà còn là quêhương của nền văn hoá đa sắc tộc rất đáng tự hào
1.2.2 Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái
Nguyên trước khi thực dân pháp xâm lược
Là trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử,Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và các tầng
Trang 10lớp phản nghịch trong nước Từ xa xưa, ông cha ta đã coi Thái Nguyên là phêngiậu phía bắc của kinh thành Thăng Long, là điểm xuất phát triển khai lựclượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới Chính vì vậy, nhân dân các dântộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cườngtrong chống giặc ngoại xâm.
Ngay từ trước cách mạng, nhân dân Thái Nguyên đã tham gia vào nhiềucuộc kháng chiến của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm Năm 40 SCN, cùng vớinhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở Thái Nguyên đã tập hợp lại dưới cờkhởi nghĩa của Trưng Trắc, Trưng Nhị chiến đấu chống quân xâm lược nhàĐông Hán, giành độc lập trong 3 năm
Cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỉ X, nhân dân Thái Nguyên lại sát cánh cùngnhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống.Khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên trở thành phên giậu che chởphía bắc kinh thành Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhândân Thái Nguyên đã góp sức người, sức của Bao người con ưu tú của quêhương đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để giữ gìn độc lập cho tổ quốc,tiêu biểu là Dương Tự Minh (một võ quan của Triều dình nhà Lý)
Đầu thế kỉ XV, nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta Khắp nơi trên đấtnước, nhân dân lại vùng lên đấu tranh Ở Thái Nguyên phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ, mở đầu là cuộc đấu tranh của TrầnNguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí, Nguyễn Trà …Năm 1918, khi Lê Lợi dựng cờKhởi Nghĩa thì Lưu Nhân Chú (Đai Từ -Thái Nguyên), cùng với cha là LưuTrung và em rể Phạm Cuống đã tham gia và cuộc khởi nghĩa Họ đã trực tiếptham gia nhiều trận đánh ở Khả Lưu và Bồ ải Sau khi đất nước hoàn toàn giảiphóng, Lưu Nhân Chú được Lê Lợi ban thưởng, phong tước và ban quốc tính.Trong suốt thế kỉ XVI, XVII, đất Thái Nguyên là chiến địa giao tranh củatập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và nhà Mạc Đến thế kỉ XVIII, chiến tranhnông dân chống triều Lê - Trịnh nổ ra liên tục Thái Nguyên trở thành một trongnhững địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương (từ 1740-1750) với căn cứ đồi Úc Kì ( Phú bình)
Trang 11Bước vào thế kỉ XIX, trên khắp địa bàn tỉnh Thái Nguyên nổ ra nhiềucuộc chiến tranh nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn Năm 1806, DươngĐình Cúc phất cờ khởi nghĩa, nghĩa quân đã duy trì cuộc chiến đấu được gần
20 năm Năm 1833, nhân dân Thái Nguyên lại tham gia cuộc khởi nghĩa củaNông văn Vân, một tù trưởng ở Cao Bằng chống lại triều đình Nghĩa quân làmchủ cả một vùng Triều đình Nguyễn phải 3 lần đưa quân đến đàn áp Đến năm
1835 cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt
Tóm lại, với truyền thống yêu nước các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã vượtqua nhiều gian khổ, hy sinh đấu tranh kiên cường bất khuất góp phần cùng cảnước tạo nên thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng Tám 1945
1.3 Thực dân Pháp đánh chiếm và thiết lập bộ máy cai trị ở Thái Nguyên.
1.3.1 Thực dân Pháp đánh chiếm Thái Nguyên
Ngày 1-9-1958, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta Sau khiđánh chiếm song các tỉnh ở Nam kỳ, Hà Nội và các tỉnh ở Bắc kỳ, buộc triềuđình Huế phải kí hiệp ước Hác măng năm 1883, công nhận Nam kỳ là thuộc địa
của Pháp, Trung kỳ và Bắc kỳ đặt dưới chế độ “bảo hộ” Ngay sau đó, thực dân
Pháp đã cho quân đánh chiếm các tỉnh miền núi thượng du Bắc kỳ
Sau khi chiếm Bắc Ninh, ngày 17-3-1884, từ Bắc Ninh quân Pháp dotướng Bơrie Đờlít chỉ huy tiến đánh Thái Nguyên lần thứ nhất Quân Pháp đãvấp phải sự chiến đấu kháng cự quyết liệt của quân và dân Thái Nguyên Chiềungày 19-3, quân Pháp đã ồ ạt vào chiếm thành Thái Nguyên Sau khi chiếmđược thành Thái Nguyên chúng thường xuyên bị nhân dân ta đánh du kích quấyrối Ngày 21 tháng 3 năm 1884, sau khi đã tiến hành phá thành Thái Nguyên,thực dân Pháp rút về Bắc Ninh
Ngày 15-4-1884, thiếu tá Râygát chỉ huy 2 đại đội lính thủy đánh bộ vàmột số ngụy quân từ Đa Phúc theo quốc lộ 3 lên đánh chiếm xã Cải Đan huyệnPhổ Yên Ngày 16-4-1884, quân Pháp tiến đánh thành Thái Nguyên lần thứ hai
Do bị quân ta chặn đánh ở Lưu Xá nên 13 giờ 10 phút cùng ngày chúng mớiđến được thành Thái Nguyên Sau khi tổ chức đánh chiếm khoảng hơn một giờsau chúng chiếm được thành Quân ta rút lui nhưng vẫn tổ chức bao vây cắt đứt
Trang 12các con đường tiếp tế của chúng Do gặp phải những khó khăn về lương thực,thực phẩm, quân trang, quân dụng nên ngày 19-4 quân Pháp phải rút từ TháiNguyên qua Phú Bình về Bắc Ninh.
Sau hai lần đánh chiếm Thái Nguyên nhưng không giữ được, ngày
10-5-1884, quân Pháp do trung tá Đonniê từ Bắc Ninh cầm đầu một cánh quân lớnlên đánh chiếm thành Thái Nguyên lần thứ ba Do quân địch đông, được trang
bị đầy đủ vũ khí nên thành Thái Nguyên thất thủ rơi vào tay giặc
Như vậy, sau gần 2 tháng với ba cuộc hành quân lớn nhỏ quân Pháp mớiđánh chiếm và giữ được thành Thái Nguyên lâu dài Sau đó, quân Pháp tỏa điđánh chiếm các huyện trong tỉnh mở rộng phạm vi chiếm đóng và thiết lập bộmáy cai trị ở Thái Nguyên
1.3.2.Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Thái Nguyên
Năm 1897, về cơ bản thực dân Pháp đã chiếm được Thái Nguyên vàchúng gấp rút xây dựng bộ máy cai trị và đàn áp ở đây
Về bộ máy cai trị: thực dân Pháp chia Thái Nguyên thành 7 huyện baogồm: Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lương
và một châu là Định Hóa với 51 tổng, 199 làng, bản Ngoài tỉnh lị Thái Nguyên
và các huyện lị, châu lị chúng còn đặt thêm ba trung tâm hành chính: Chợ Chu(Định Hóa), Phương Độ (Phú Bình), Hùng Sơn (Đại Từ) để dễ bề cai trị Bộmáy cai trị của Pháp ở Thái Nguyên có: 1 công sứ thuộc ngạch quan cai trịhạng ba làm tỉnh trưởng; 1 phó công sứ thuộc quan cai trị hạng bốn làm tỉnhphó; 2 tham tá; 3 thanh tra lính khố xanh; 8 trưởng trại lính khố xanh; 1 trưởngđồn lính sen đầm; 2 nhân viên thuế quan và độc quyền; 1 nhân viên ngành côngchính; 1 nhân viên bưu điện; 1 viên chức ngạch quan cai trị hạng năm đại diệncho công sứ tại Chợ Chu; 1 tham tá bậc nhất đại diện cho công sứ tại PhươngĐộ
Để giúp việc cho bộ máy cai trị thực dân Pháp sử dụng quan lại ngườiViệt làm tay sai cho chúng bao gồm: 1 án sát phụ trách chung toàn tỉnh; 1thương tá làm phụ tá cho án sát; 2 tri phủ ở Phú Bình và Đại Từ; 4 tri huyện ởPhổ Yên, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ và 1 tri châu ở Định Hóa; 1 mang
Trang 13hàm tri phủ phụ trách trung tâm Phương Độ; 1 giáo thụ thông ngôn; 2 nhânviên bưu điện ở Chợ Chu và Chợ Mới Ở các tổng có các chánh tổng, phó tổngcai quản; ở làng có lý trưởng, phó lý trưởng, hội đồng kì hào, kí mục Hầu hếtcác quan cai trị làm tay sai cho Pháp.
Về bộ máy đàn áp: thực dân Pháp đã bố trí một lực lượng quân sự mạnhvới 34 đồn binh trải ra khắp các châu, huyện trong tỉnh Mỗi đồn binh khoảng
từ 30 đến 50 lính, những đồn lớn có từ 100 đến 200 lính Chủ yếu là lính lêdương, lính khố đỏ, lính khố xanh do người Pháp chỉ huy, ngoài ra còn có cácđội lính do người Việt chỉ huy Nếu tính trung bình mỗi đồn 50 lính thì trên địabàn Thái Nguyên có khoảng 1800 đến 2000 lính Toàn bộ số lính này đượctrang bị đầy đủ và đóng quân trên một địa bàn rộng khắp tỉnh Thái Nguyên.Tính ra trung bình cứ 5 đến 6 hộ dân trong tỉnh có một họng súng chĩa vào.Trong bộ máy cai trị của Pháp ở cấp tỉnh công sứ chủ tỉnh là người đứngđầu tỉnh về mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị và trực tiếp làm chánh án tòa án
đệ nhất cấp (tư pháp đối với người Âu) kiêm chánh án tòa án đệ nhị cấp (tưpháp đối vớingười bản xứ) Từ 1913, công sứ chủ tỉnh Thái Nguyên là Đác lơ
một trong bốn tên “tứ hung” tàn ác két tiếng ở Bắc kỳ: (nhất Đác, nhì Ke, tam
Be, tứ Bít)
Như vậy, với bộ máy cai trị và đàn áp tàn bạo của mình, thực dân Pháp đãlàm cho đời sống của nhân dân Thái Nguyên rơi vào tình trạng ngột ngạt vềchính trị, khổ cực về kinh tế Từ đó đã làm bùng nên hàng loạt các phong tràoyêu nước đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp trong toàntỉnh Thái Nguyên
1.4 Phong trào yêu nước của nhân dân Thái Nguyên từ sau khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1939
Ngay từ khi đặt chân lên mảnh đất Thái Nguyên (3/1884), thực dân Pháp
đã vấp phải tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.Đến cuối thế kỉ XIX, mặc dù về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành việc đánhchiếm tỉnh Thái Nguyên và thiết lập được bộ máy cai trị, đàn áp song chúng
Trang 14không thể nào bình định được vùng nông thôn rộng lớn Nhân dân TháiNguyên vẫn tiếp tục đứng lên chống lại ách cai trị bóc lột của thực dân Pháp.Trong những năm 90 của thế kỉ XIX, nhân dân Thái Nguyên đã tập hợpđông đảo dưới ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp của Mã Sình Mang ( tức MãMang) Cùng thời gian đó, nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
từ Bắc Giang tràn sang Thái Nguyên Nhân dân các huyện trong tỉnh đã hănghái tiếp tế lương thực, thực phẩm và tình nguyện tham gia nghĩa quân đánhPháp Trong những năm 1896, trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phổ Yên, PhúBình… đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa nghĩa quân Yên Thế với quânPháp
Ở các huyện phía bắc, ngày 10/1/1897 nghĩa quân Mã Mang phục kíchmột đoàn vận tải của địch từ thị xã Thái Nguyên ngược sông Cầu lên chợ Mới,đánh thiệt hại nặng một đơn vị hộ tống, thu toàn bộ vũ khí của giặc
Phong trào chống Pháp sôi nổi của nhân dân Thái Nguyên đã tác độngmạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.Cuối năm 1892, binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở đồn HùngSơn (Đại Từ) dưới sự chỉ huy của Cai Bát đã nổi dậy làm cuộc binh biến Cuộckhởi nghĩa của binh lính đồn Hùng Sơn được nhân dân Thái Nguyên hưởngứng mạnh mẽ Đến cuối tháng 3 - 1894, lực lượng nghĩa quân đã phát triển lênđến 350 người Dựa vào sườn núi Tam Đảo trùng điệp, hiểm trở, nghĩa quânCai Bát đã liên tục đánh Pháp trong 5 năm ( từ năm 1892 – 1896)
Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh chươngtrình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn lần thứ nhất Trong bối cảnh đó nhândân Thái Nguyên càng sôi nổi đứng lên đấu tranh chống ách cai trị bóc lột tànbạo của thực dân Pháp Tháng 11 - 1913, hơn 3000 công nhân mỏ kẽm Hích(Võ Nhai) nổi dậy đấu tranh Tiếp đó là cuộc đấu tranh của công nhân mỏ thanPhấn Mễ (Phú Lương)
Tiêu biểu nhất trong giai đoạn này là cuộc khởi nghĩa của binh lính ViệtNam trong quân đội Pháp, do Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyếnlãnh đạo nổ ra vào đêm 30 rạng ngày 31-8-1917 tại tỉnh lị Thái Nguyên Ngay
Trang 15sau khi nổi dậy khởi nghĩa làm chủ được thị xã, nghĩa quân đã cử Đội Cấn làm
Tư lệnh trưởng Quang Phục Quân Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến làm quân
sư, bàn tính việc quân cơ, ra bố cáo khởi nghĩa: nghĩa quân lấy lá cờ 5 ngôi sao
lớn đề bốn chữ “Nam binh phục quốc” làm quân kỳ, kêu gọi nhân dân tham gia
khởi nghĩa
Thực dân Pháp ở Hà Nội nhận được tin cấp báo đã cử tướng Misa – tưlệnh tối cao của quân đội Bắc kỳ, tức tốc đưa hơn 2000 quân với đầy đủ vũ khí
và phương tiện lên đàn áp cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên Sáng ngày 2 9
-1917, quân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng nghĩaquân Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trong suốt 4 ngày liền Với tinh thần chiếnđấu anh dũng, ngoan cường nghĩa quân đã chống trả quyết liệt trước các đợt tấncông của của địch Tuy nhiên, do lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên nghĩaquân cũng bị tổn thất lớn Lương Ngọc Quyến đã anh dũng hy sinh trong khichỉ huy chiến đấu Với ưu thế hơn hẳn về hỏa lực, đến trưa ngày 5-9 quân Pháp
đã hoàn toàn chiếm được tỉnh lị Thái Nguyên Nghĩa quân buộc phải rút về khuvực rừng núi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, BắcGiang Tháng 10-1917, nghĩa quân quay trở về địa bàn Thái Nguyên hoạt độngnhưng lúc này lực lượng đã giảm sút nhiều, chỉ còn khoảng 40 người Quânđịch truy kích ráo riết, nghĩa quân buộc phải chuyển lên Đèo Nứa, Hoàng Đàm(Phổ Yên) Sau đó, Đội Giá và Đội Xuyên vượt vòng vây của kẻ thù chạy sangYên Thế (Bắc Giang) xây dựng căn cứ Đội Cấn và một số ít nghĩa quân còn lạicầm cự ở vùng núi Pháo (Đại Từ)
Ngày 5 / 1 / 1918, trước sự tấn công ác liệt của kẻ thù Đội Cấn nhận thấykhông thể chống cự được nữa nên đã tự sát để giữ trọn khí tiết Cái chết củaĐội Cấn đã kết thúc bi hùng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên kéo dài hơn 4 tháng.Cuộc khởi nghĩa đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở ĐôngDương và làm chấn động dư luận cả ở Pháp và trên thế giới, khởi nghĩa Thái
Nguyên là “cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt Nam trong thời kì thế giới
đại chiến lần thứ nhất”.
Trang 16Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tuy thất bại nhưng ảnh hưởng của nó vẫncòn vang mãi trong những năm sau này, góp phần cổ vũ nhân dân Thái Nguyêntiếp tục vững bước trên con đường đấu tranh chống xâm lược, hun đúc truyềnthống đấu tranh bất khuất kiên cường của nhân dân Thái Nguyên.
Ngay sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), thực dân Pháptăng cường hơn nữa bộ máy đàn áp và khủng bố nhân dân Mật thám Pháp hoạtđộng ráo riết để ngăn chặn phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân
Chúng dựng nên một “hàng rào” ngăn chặn tất cả các phong trào cách mạng từ
các nơi khác tràn vào Thái Nguyên.Trước tình hình đó, phong trào đấu tranhyêu nước của nhân dân Thái Nguyên trong những năm từ 1918 - 1929 tạm thờilắng xuống chờ thời cơ mới
Tóm lại, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh TháiNguyên luôn cần cù, sáng tạo trong lao động xây dựng quê hương, đất nước;đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm Cuối thế
kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới ách thống trị tàn bạo của chúng,đời sống nhân dân nước ta nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng vôcùng cực khổ Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh TháiNguyên đã anh dũng đứng lên chống lại ách áp bức thống trị của thực dânPháp Mặc dù những phong trào đấu tranh nổ ra đều lân lượt bị giặc đàn áp dãman nhưng chúng không thể nào khuất phục được ý chí đấu tranh của nhân dânThái Nguyên Những phong trào đấu tranh ấy đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinhthần yêu nước của nhân dân các địa phương trên cả nước
Từ sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) phong trào đấutranh cách mạng ở Thái Nguyên đã có những bước chuyển biến mới, các cơ sởcách mạng ở các tỉnh Bắc Giang, Phúc Yên bước đầu đã ảnh hưởng đến TháiNguyên Trên mảnh đất Định Hóa đã xuất hiện nhưng Đảng viên đầu tiên.Nhândân Thái Nguyên đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho một thời kì đấutranh mới - Thời kì đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở THÁI NGUYÊN (TỪ THÁNG 3 ĐẾN
Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định) đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lượccách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập lên hàng đầu
Tháng 6/1940, ở Châu Âu, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, bọn
tư bản phản động Pháp nhanh chóng đầu hàng làm tay sai cho chúng Ngày22/9/1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, tấn công quân Pháp tại đây QuânPháp rút chạy qua châu Bắc Sơn, hướng lên Thái Nguyên Chớp thời cơ đó,một số chiến cộng sản nổi dậy phá nhà lao Lạng Sơn và phối hợp với Đảng bộBắc Sơn quyết định phát động quần chúng nổi dậy tước vũ khí của tàn quânPháp Cuộc nổi dậy ngay sau đó bị Pháp dập tắt nhưng các cơ sở Đảng, cơ sởcách mạng ở địa phương vẫn được củng cố và phát triển
Tháng 11/1940, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần VII đã họptại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) đã tán thành chủ trương chuyển hướngchỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng VI, đồng thời quyết địnhduy trì đội du kích Bắc Sơn và tạm hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chủquan và khách quan chưa cho phép
Từ năm 1941, cuộc chiến tranh thế giới II đã bước sang năm thứ 3 ỞChâu Âu, phát xít Đức đã chiếm hầu hết lục địa Châu Âu, và đến tháng 6/1941,phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân
Trang 18Liên Xô bắt đầu Trước tình hình đó, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Người đã triệu tập Hội nghi Trung ươngĐảng lần thứ 8 (từ 10-19/5/1941) tại Pắc Bó – Cao Bằng Hội nghị đã xác định
kẻ thù, nhiệm vụ, khẩu hiệu, phương pháp tiến hành cách mạng Quyết địnhthành lập Mặt trận Việt Minh và xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng,toàn dân trong giai đoạn hiện tại
Thực hiện chỉ thị của Trung ương, cán bộ và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đã xúc tiến công tác xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứđịa cách mạng để chuẩn bị cho khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa khithời cơ đến
* Về công tác xây dựng lực lượng chính trị:
Năm 1942 và 1943 những cơ sở cách mạng đầu tiên đã được hình hành vàkhông ngừng được mở rộng mọi mặt để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giànhchính quyền Ngày 25-28/2/1943, ban thường vụ trung ương Đảng triệu tập hộinghị để bàn về việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất và đẩy mạnh côngcuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Theo nghị quyết của hội nghị Banchấp hành Trung ương Đảng, hầu khắp các địa phương trong cả nước đều xúctiến công tác chuẩn bị lực lượng Tại Đồng Hỷ, cơ sở cách mạng ở vùng TâyNam được mở rộng Các tổ chức, hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh đượcxây dựng ở nhiều nơi, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia TâyNam Đồng Hỷ được củng cố và phát triển xứ uỷ Bắc Kỳ cử cán bộ về tiếp tụccủng cố mở rộng cơ sở, vận động quần chúng (đặc biệt là thanh niên) vào cáchội cứu quốc Nhờ đó, quần chúng nhân dân hăng hái tham gia vào các hộiđoàn thể, các tổ chức cứu quốc
Cuối tháng 11/1944, hoạt động cách mạng ở khu vực Đông Bắc và TâyNam của Đồng Hỷ lại tiếp tục phục hồi và phát triển, hai đường dây liên lạcgiữa Trung ương, xứ uỷ Bắc Kỳ và khu căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai sau 1thời gian gián đoạn đã được đánh thông
Trang 19Cùng với công tác xây dựng lực lượng chính trị thì việc xúc tiến xây dựnglực lượng vũ trang cho cách mạng cũng được tăng cường.
* Về công tác xây dựng lực lượng vũ trang:
Từ sau Hội nghị trung ương Đảng lần VIII, các đội tự vệ vũ trang, cáctrung đội cứu quốc quân cũng được xúc tiến thành lập Ngày 23/2/1941 đội dukích Bắc Sơn chính thức đổi tên thành Cứu Quốc Quân Ngày15/9/1941, tạirừng Khuôn Mánh, làng Ngọc Mỹ (Tràng Xá - Võ Nhai), Cứu Quốc Quân IIđược thành lập Ngày 25/2/1944, trung đội Cứu Quốc Quân III được thành lậptại Sơn Dương (Tuyên Quang) Ngay sau khi thành lập, các trung đội CứuQuốc Quân tăng cường hoạt động, xây dựng cơ sở và tổ chức nhiều trận đánhnhỏ, gây hoang mang cho địch ở địa phương và động viên tinh thần của nhândân trong tỉnh Thái Nguyên trở thành một trung tâm cách mạng quan trọng của
cả nước, nơi ra đời và hoạt động, là địa bàn hoạt động của trung đội Cứu QuốcQuân II
* Về công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng:
Căn cứ địa có ý nghĩa quan trọng với cách mạng, là chỗ đứng chân, nơicung cấp sức người sức của, là nơi xuất phát để đánh địch và rút lui để bảo toànlực lượng Căn cứ địa chính là nơi quyết định sự thắng lợi của cuộc cách mạng.Nhận thức được điều đó, Đảng ta hết sức quan tâm xây dựng căn cứ địa
“Trong bối cảnh lịch sử của cuộc vận động cách mạng tháng 8, Việt Bắc là nơi
có một không hai có đầy đủ các điều kiện để Đảng ta xây dựng căn cứ địa chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền ” Căn cứ địa
Việt Bắc được hình thành trên cơ sở hai khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai vàCao Bằng Tại Thái Nguyên, một số xã, huyện được xây dựng thành căn cứ:Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (Thái Nguyên) Đây là những nơi đặt cácquan lãnh đạo của Đảng, ban chỉ huy các khu căn cứ, nơi ở và hoạt động cuảchủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi đào tạo, huấn luyện chính trị, quân sự, nơi mở cáchội nghị quan trọng của Đảng quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng tháng8/1945 Vì vậy, căn cứ địa được chú trọng xây dựng và ngày càng mở rộng
Đến 4/6/1945, “Khu giải phóng Việt Bắc” được thành lập, gồm 6 tỉnh Cao –
Trang 20Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà và một số tỉnh lân cận Khu giải phóng trởthành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nướcViệt Nam mới.
Như vậy, từ 1939 – 3/1945 là quá trình vận động cách mạng, chuẩn bị mọimặt, tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên chuẩn bị khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền trong năm 1945
2.2 Tình hình thế giới và trong nước trước năm 1945
2.2.1 Tình hình thế giới
Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan - chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.Tháng 6/1940, phát xít Đức đánh chiếm nước Pháp Nhân cơ hội đó, tháng9/1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương và từng bước hất cẳng thực dânPháp độc chiếm Đông Dương
Ngày 22-6-1941, Đức tiến công Liên Xô cuộc chiến tranh bước sang giaiđoạn mới
Cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II đã bước vào giaiđoạn cuối Phe phát xít liên tiếp gặp thất bại Ở trong nước, Hồng quân Liên Xôquét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về Béc Lin– hang ổ cuối cùng của phát xít Đức Tháng 8/1945, Pari được giải phóngtướng Đờ Gôn lên cầm quyền Ngày 8/5/1944, phát xít Đức phải tuyên bố đầuhàng quân Đồng Minh vô điều kiện
Trên mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: phát xít Nhật lâm vào tìnhtrạng nguy khốn.Trong 2 ngày 6/8 và 9/8/1945, Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên
tử xuống thành phố Hirôsima và Nagasaki của nhật Bản
Ngày 8/8/1945, Liên Xô bắt đầu tấn công quân Nhật ở Mãn Châu (TrungQuốc)
Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện với cácnước Đồng Minh
Hoàn cảnh thế giới đã tác động mạnh mẽ tới tình hình trong nước Trướcnhững điều kiện thuận lợi trên, Đảng và chính phủ ta kịp thời đề ra các chủtrương, biện pháp phù hợp với tình thế cách mạng Việt Nam