Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945

53 524 1
Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống thương mại Châu Á, Việt Nam có một vị trí đặc biệt. Là một quốc gia bán đảo, nằm trên một trong những tuyến chính của hệ thống hải thương Châu Á, có nhiều hải cảng, cửa khẩu thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ giao thương. Việt Nam cũng từng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Đông Nam Á, đồng thời giữ vai trò kết nối giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của Châu Á. Từ những thế kỷ trước và sau công nguyên, Việt Nam đã từng là điểm đến, là đầu mối giao thương của các đoàn thuyền buôn, đồng thời là các đoàn thuyền truyền tải văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, kinh tế thương mại, ngoại thương đã luôn luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển, hưng thịnh của kinh tế Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử. Nói về quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài, Việt Nam vốn là nước có truyền thống lâu đời, đặc biệt là quan hệ buôn bán với nước láng giềng Trung Quốc. Có thể nói Trung Quốc là nước có quan hệ giao thương thường xuyên, liên tục và quan trọng nhất đối với nước ta trong thời kỳ phong kiến. Ngay từ thời Lý - Trần -- Mạc, mặc dù ngoại thương bị nhà nước quản lý khá nghiêm ngặt, nhưng quan hệ thông thương biên giới vẫn được tăng cường và phát triển, quan hệ buôn bán tiêu dùng hàng ngày của nhân dân dọc biên giới cả của hai nước được đẩy mạnh. Từ cuối thế kỷ XVIII, thương nghiệp đã suy dần. Sang đầu thế kỷ XIX, đất nước thống nhất yên bình là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi. Triều đình nhà Nguyễn đã nắm ngoại thương khá chặt và trên cơ sở đó tổ chức các chuyến buôn và công cán ở nước ngoài, trong đó có nhiều lần cử thuyền sang buôn bán với Quảng Đông - Trung Quốc. Ở các cửa quan giáp với Trung Quốc, trong đó có cửa quan Bảo Thắng (Lào Cai), nhà Nguyễn đã kiểm soát rất chặt chẽ việc trao đổi buôn bán và thu thuế thương mại hàng năm. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn từng bước dâng nước ta cho giặc. Hai bản Hiệp ước Hác- măng (Hacmand) năm 1882 và Pa-tơ-nốt (Patenotre) năm 1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, một tỉnh có cửa khẩu quốc tế quan trọng, là cửa ngõ với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam với Vân Nam và từ Vân Nam đi các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Là vùng đất có lợi thế giao thông và phát triển thương mại. Giao thông thuận tiện với cả ba tuyến đường: đường bộ, đường thủy và đường sắt, mạng lưới đường giao thông được phân bố rộng khắp và đồng đều. Từ đó tạo ra tiềm năng to lớn cho Lào Cai và cả nước phát triển giao lưu buôn bán với Trung Quốc. Từ thế kỷ X, Lào Cai là địa bàn thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Khu vực Lào Cai có cửa quan Bảo Thắng giáp cửa khẩu Hà Khẩu nước Thanh, tại đây có quan Tuần ti trông nom việc thu thuế thương mại. Triều đình phong kiến Nguyễn, thực dân Pháp đều hết sức chú trọng đến địa bàn này. Vì vậy, một số trung tâm buôn bán lớn trên tuyến đường biên giới lưu vực sông Hồng, các chợ đường biên, các trung tâm thương mại như Bảo Thắng (Lào Cai), Tam Kỳ (Phú Thọ)… đã được đầu xây dựng và phát triển.Lào Cai trở thành trung tâm buôn bán sầm uất phía Tây Bắc của Việt Nam. Đặc biệt, từ sau khi tuyến đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng (Điền – Việt) được thực dân Pháp đầu xây dựng và đưa vào hoạt động, thì việc trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển hết sức mạnh mẽ. Trao đổi kinh tế Vân Nam - Việt Nam qua lưu vực sông Hồng và qua tuyến đường sắt Điền - Việt từ năm 1802 đến 1945 có nhiều nét khởi sắc. Đã có nhiều học giả nghiên cứu về quan hệ kinh tế trên tuyến sông Hồng, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc ở các thế kỷ XV, XVI, XVII, XVIII… Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về sự giao lưu thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897). Vì vây, việc nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897) là điều cần thiết. Thông qua đề tài này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai. Chính sách thương mại của chính quyền phong kiến triều Nguyễn, của thực dân Pháp đối với Trung Quốc trong giai đoạn này. Thấy được những tác động của quan hệ thương mại đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc có rất nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mỗi tác giả đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lịch sử quan hệ Việt -Trung. Tháng 3 - 2007, Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI - XVII ” đã được trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn tổ chức. Các báo cáo nhìn nhận lại vai trò và hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong khoảng 2 thế kỷ XVI –XVII. Trong những bài báo cáo này, đã có nhiều tác giả trình bày về các mối quan hệ ngoại thương của quốc gia Đại Việt với nước láng giềng Trung Quốc, từ đó rút ra những nét nổi bật trong quan hệ thương mại truyền thống Việt - Trung. Cũng tại hội thảo này TS. Trần Đức Anh Sơn đã có bài báo cáo “Hoạt động thương mại của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời Thanh”, trong đó tác giả đã nhắc đến 3 ngã 3 thông thương Việt - Trung, một trong số đó có ngã Vân Nam - Lào Cai (đường bộ). Năm 2005, NXB Thuận Hóa, Huế đã xuất bản Bộ địa chí đầu tiên của thời Nguyễn: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Ở quyển 10 ngay từ những trang đầu đã nói tới việc buôn bán của người Việt với người Hoa ở phố Bảo Thắng (Lào Cai). Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” tập 1, xuất bản năm 1994. Cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh của quan hệ Việt - Trung trong lịch sử phong kiến Việt Nam, khoản lợi nhuận mà thực dân Pháp thu được từ việc xây dựng tuyến đường sắt nối Vân Nam (Trung Quốc) với Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam)… Năm 1994, NXB Lao động xuất bản cuốn “ Lịch sử đường sắt Việt Nam” trong đó nói tới việc đầu của bản Pháp vào hàng lang đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Năm 1896, NXB Quân đội Pari cho xuất bản cuốn “Tầm quan trọng của sông Hồng - đường vào Trung Hoa” (của E.Franquet) trong đó nói tới việc triều đình nhà Thanh và chính quyền Pháp đầu xây dựng cơ sỏ hạ tầng trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam qua khu vực Lào Cai. Cuốn “Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI ” của Tạ Ngọc Liễn do NXB KHXH xất bản năm 1995.Trên cơ sở một khối lượng khá lớn liệu được khai thác từ nhiều nguồn thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đã dựng lại một cách trung thực các mối quan hệ chính trị, ngoai giao, quan hệ buôn bán giữa hai nước với những đặc điểm mang tính chất đặc trưng cho các thế kỷ tiếp theo XVI - XIX. Cuốn “Đông Dương - nền thực dân nước đôi (1858-1954)” của Pierre Brocheux - Daniel Hemery. Cuốn sách có phần nghiên cứu về sự đầu tư, sự thiết lập mối quan hệ giao thương của bản Pháp ở Bắc kì nhằm xâm chiếm thị trường Trung Quốc mà trước tiên là việc xây dựng đường sắt Điền - Việt. Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, em nhận thấy chưa có công trình nào chuyên sâu về vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802-1945)”.Nội dung của các công trình trên đây là tài liệu quý giá, cung cấp cho em những thông tin cần thiết giúp em hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học của mình 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: Khu vực tỉnh Lào Cai Phạm vi thời gian: Từ năm 1802 đến năm 1945 3.3. Nhiệm vụ đề tài - Làm rõ chính sách thương mại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp trong việc giao lưu buôn bán với Trung Quốc qua khu vực Lào Cai. - Tìm hiểu về tình hình trao đổi kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1945) - Rút ra những tác động của hoạt động thương mại đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn (1802 - 1945). - Từ kinh nghiệm mở cửa, xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong thời cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), ta rút ra một số bài học lịch sử. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn tài liệu. Để thực hiện đề tài này, em đã khai thác tìm hiểu các nguồn tài liệu lịch sử liên quan đến quan hệ thương mại Việt - Trung. Các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đã được Tổ dịch Viện sử học dịch. Các tài liệu lưu trữ ở Cục Lưu trữ quốc gia, Viện thông tin Khoa học - Xã hội Việt Nam, thư viện quốc gia Hà Nội. Các kho lưu trữ tỉnh ủy Lào Cai. Các bản báo cáo trong Hội thảo nghiên cứu ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVI - XVII ( Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn tổ chức ) để thấy được những nét khái quát nhất về quan hệ bang giao, giao lưu kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Các cuốn sách của các tác giả nước ngoài đã được dịch và hiệu đính. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tồng hợp cũng được sử dụng để làm sang tỏ nội dung đề tài. 5. Đóng góp của đề tài - Góp phần tìm hiểu sâu hơn về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1945). - Một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của việc giao lưu , trao đổi, buôn bán trong thời kỳ hội nhập giao thương khu vực. Tác động của hoạt động thương mại Việt - Trung đối với đời sống kinh tế -xã hội Việt Nam. - Thấy được tiềm năng kinh tế đối ngoại của Việt Nam, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vai trò của một số ngành sản xuất, chính sách của giới cầm quyền. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương nội dung. Chương 1 : Khái quát về tính hình quan hệ thương mại Việt - Trung trước năm 1802. Chương 2 : Tình hình trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897). Chương 3 : Tình hình trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1897 - 1945) CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG TRƯỚC NĂM 1802 1.1. Quan hệ chính trị : Kể từ cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược bị thất bại đến cuộc khởi nghĩa thành công của Khúc Thừa Dụ (179 TCN - 195) đất nước ta bị các triều đại phương Bắc xâm lược và đô hộ . Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã có biết bao đau thương, tủi nhục mà nhân dân ta phải chịu đựng, kẻ đô hộ đâu chỉ dừng lại ở vơ vét, cướp bóc, mà còn rắp tâm xoá bỏ độc lập, chủ quyền của nhân dân ta, ráo riết thực hiện chính sách đồng hoá nhằm Hán hoá dân tộc Việt. Những gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần để phục hồi quốc gia từ lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, lối sống, ý thức tưởng của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương nghìn kế để huỷ diệt. Hơn một thiên nhiên kỷ, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh vũ trang giành lại độc lập . Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc còn diễn ra liên tục trên các mặt trận văn hoá tưởng để bảo tồn và phát triển những tinh hoa, giá trị của nền văn hoá cổ truyền. Cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài giữa xâm lược, đô hộ, đồng hoá với chống xâm lược, chống đô hộ, chống đô hộ và chống đồng hoá đã chi phối toàn bộ cuộc sống của nhân dân ta trong tiến trình lịch sử Bắc thuộc. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó đã bao trùm nhiều thế hệ , thế hệ trước ngã xuống thì thế hệ sau tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh trường kì và vô cùng gian khổ, quyết liệt đó, đã nhiều lần, nhân dân ta giành dược thắng lợi, đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, xây dựng dược chính quyền tự chủ, tự định đoạt công việc của mình như khởi nghĩa do Hai Bà Trưng, Phùng Hưng…lãnh đạo. Những năm tháng độc lập quý giá đó, đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập về sau càng quyết liệt, rộng lớn hơn. Cuộc đấu tranh đó cũng là cơ sở cho nhân dân ta đấu tranh giữ gìn và phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế. Mặc dù từ nhà Triệu đến nhà Đường chính quyền đô hộ ra sức tăng cường ách thống trị, tổ chức ngày càng chặt chẽ hơn bộ máy từ quận,châu ,huyện, đến hương, xã nhưng trong thực tế không có một triều đại phương Bắc nào khuất phục được các làng xã của người Việt . Những yếu tố trên đây là những thành phần và yếu tố hết sức cơ bản và quan trọng cho sự thắng lợi trong việc dựng lại nền tự chủ của dân dân ta ở đầu thế kỷ X Vào cuối thế kỷ IX, chính quyền đô hộ Đường ở phương Bắc lâm vào thế suy sụp, bùng lên một cuộc đấu tranh của các thế lực phong kiến địa phương nhằm tách khỏi sự khống chế của chính quyền trung ương, thành lập quốc gia độc lập .Đó là thời cơ cực kì thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập của người Việt ở An Nam. Đầu thế kỷ X, vị thổ hào đất ở Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ đã nhanh chóng khởi binh , đánh tan quân đô hộ, buộc triều đình nhà Đường trong thế sụp đổ đã phải cách chức tiết độ sứ Độc Cô Tổn, chấm dứt nền đô hộ của mình trên đất An Nam. Họ Khúc đã trở thành người chủ của An Nam và đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ chức đồng binh chương sự. Như vậy, từ năm 905, dù những người đứng đầu đất nước chưa thành lập vương triều và theo xu hướng chung của thời điểm đó nhận chức tiết độ sứ, “kỷ nội thuộc Tuỳ - Đường” như cách nói của người xưa hay đầy đủ hơn là “ Thời Bắc thuộc” nói chung đã chấm dứt vĩnh viễn [7; 102]. Nói một cách khác, từ năm 905, đất nước ta chuyển sang một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ dưới chế độ phong kiến. Hơn hai mươi năm của buổi đầu độc lập , thời gian quả là ít trong bối cảnh xã hội ở thế kỷ X, nhưng nhân dân ta đã tự tạo cho mình một cái nền khá vững chắc để rồi hai lần đánh bại quân xâm lược Nam Hán, đặc biệt ở lần thứ hai với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938, không chỉ khẳng định quyền làm chủ của người dân Việt trên đất nước mình mà còn từ đó tạo nên cái uy thế [...]... thuế quanLào Cai có ghi các số thu nhập sau:nhập cảng 330 quan, xuất cảng 9699,9 quan, quá cảnh Lào Cai đi Vân Nam là 77.987 quan [12; 16] 2.3 Tác động của quan hệ thương mại đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc dã có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sản xuất hàng hóa nói riêng Việc mở rộng quan hệ thương. .. gia Việt Nam - Trung Quốc CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRAO ĐỔI KINH TẾ THUƠNG MẠI VIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC LÀO CAI GIAI ĐOẠN (1802 - 1945) 2.1 Chính sách thương mại của chính quyền nhà Nguyễn giai đoạn (1802 - 1897) Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn ánh đặt niên hiệu là Gia Long (1802 1819), Minh Mạng (1820 - 1840) đến Triệu Trị (1841 - 1847),... đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào cai giai đoạn này chủ yếu được thực hiện trên tuyến sông Hồng Sông Hồng là côn đường giao chính cho con người đi lại giao lưu văn hoá từ Vân Nam ( Trung Quốc ) đến Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh khác Hoạt động trao đổi kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội qua lưu vực sông Hồng phát triển khá mạnh Năm Gia Long thứ 18 (1819) , các cửa quan lưu vực sông... không nơi nào sánh kịp… đến hàng trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở một lúc cũng không hết…” [22; 234] Lệ thuế thuyền buôn Trung Quốc của Đàng Trong khá nặng : Tàu Thượng Hải đến nộp 3.000 quan, đi nộp 300 quan Tàu Quảng Đông đến nộp 3.000 quan đi nộp 300 quan Tàu Phúc Kiến đến nộp 2.000 quan đi nộp 200 quan Tàu Hải Nam đến nộp 500 quan đi nộp 50 quan Vào cuối thế kỷ XVIII, khi các thương nhân ngoại quốc... sau: Cửa quan Trinh Xá (Sơn Tây) thu 102.852 quan ( mức thu cao nhất toàn quốc); Cửa quan Bảo Thắng thu 17.099 quan - 3.610 lạng bạc [8; 218] Tiền thuế thu được ở các cửa quan (sở thuế), dọc sông Hồng, đặc biệt là ở Bảo Thắng quan là một minh chứng cho mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế -văn hoá giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam thời phong kiến Đến giữa thế kỷ XIX , đường giao thông từ Côn... 1.500 đến 2000 thuyền buôn vận chuyển hàng hoá ngược xuôi Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam , tuyến giao thông từ Cô Minh đến Lào Cai và Hà Nội bị đình trệ Mãi đến năm 1885, sau khi ký hiệp ước Trung - Pháp, Vân Nam mở cửa, quan hệ buôn bán kinh tế trên tuyến đường Côn Minh- Mạn Hảo - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ Điều khoản 5 hoà ước Thiên Tân (1885) có ghi: Thương. .. minh chứng cho mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế - văn hoá giữa hai tỉnh Lào cai và Vân Nam thời phong kiến CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRAO ĐỔI KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC LÀO CAI GIAI ĐOẠN (1897 - 1945) 3.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ bản Pháp phát triển sang chủ nghĩa đế quốc.Nhu cầu về thị trường đã dẫn đến cuộc chiến tranh xâm... các thương gia trong thế kỷ XIX, hoạt động mậu dịch của Việt Nam với các quốc gia láng giềng không thể phát triển tự do Trao đổi kinh tế Vân Nam - Lào Cai qua lưu vực sông Hồng phát triển khá mạnh Trên các cửa quan dọc sông Hồng đều có mức thu thuế cao nhất toàn quốc Cửa quan Bảo Thắng thu 43.000 quan tiền thuế - đứng thứ ba toàn quốc (năm 1819) Tiền thuế thu được ở Bảo Thắng quan minh chứng cho mối quan. .. (1819) , các cửa quan lưu vực sông Hồng đều có mức thu thuế cao nhất toàn quốc Cửa quan Trình Xá( Sơn tây ) khu 86 150 quan, cửa quan Mễ Sở (Hà Nội) thu 72 730 quan, cửa quan Bảo Thắng thu 42.100 quan, (đứng thứ 3 toàn quốc [2 ; 445 - 446 – 449] Triều Nguyễn quy định thuyền buồn đi qua nhiều sở thuế thì chỉ nộp thuế ở cửa quan đầu tiên nhưng nếu trong năm đi buôn nhiều lần thì lần nào cũng bị đánh thuế... những thế kỷ hoà bình mà hai nước đã xây dựng các mối quan hệ ngoại, kinh tế, văn hoá Tuy nhiên trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những thời kì “Bang giao hảo thoại” không phải không phát sinh bao chuyện gay cấn, ví dụ vấn đề tranh chấp, lấn chiếm đất đai trên vùng biên giới hai nước… húng ta có thể chia lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ thế kỷ X tới thế kỷ XIX làm mấy giai đoạn khác nhau . mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897). Vì vây, việc nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua Lào Cai giai đoạn (1802. nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: Khu vực tỉnh Lào Cai

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan