Tình hình trao đổi kinh tế thương mại qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1897 1945)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 41 - 52)

đoạn (1897 - 1945)

Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đao quan binh tiến về Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ dân sự thành tỉnh Lào Cai. Các tiền đề thành lập tỉnh đã hình thành và phát triển. Trước hết, hệ thống đường sắt nối liền Lào Cai với Hà Nội, Hải Phòng được khai thông ngày 1/2/1906 với chiều dài 296 km, có 7 ga chính, 27 ga xép 12 điểm dừng, trong đó ga Lào Cai được xây dựng với qui mô lớn thứ 2 sau ga Hàng Cỏ - Hà Nội

[19;50]. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh biên giới,không những vậy tuyến đường sắt ấy còn được nối dài tới Vân Nam -Trung Quốc tạo tiền đề để phát triển giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá, giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa vùng Bắc Bộ ( Việt Nam) với Vân Nam.

“Những năm đầu thế kỷ XX, khoảng 6000 chuyến thuyền chở hàng hoá qua Mạn Hảo đi Lào Cai,chuyên chở 13000 tấn hàng. Nhưng đến năm 1907, đã có18.431 chuyến thuyền vận chuyển 57.369 tấn hàng hoá thông thương Vân Nam - Lào Cai. Ngay tại Lào cai các mặt hàng thảo quả, gỗ pơmu, cánh kiến… xuất sang Vân Nam và Hồng Kông tăng mạnh. Năm 1931 xuất khẩu được 75 tấn thảo quả, năm 1940 xuất khẩu 504 tấn thảo quả. Vân Nam xuất khẩu sang Bắc kỳ các loại gia súc, bao bì, thuốc chữa bệnh, rau quả khô và tươi ( riêng năm 1938 Vân Nam xuất sang Việt Nam 495 tấn rau quả,1461 tấn bao bì, 53 tấn thuốc chữa bệnh” [19; 50 - 51]. Các sản phẩm than, xi măng, hàng dệt may,sản phẩm sơn,

hoá học…. Của Bắc kỳ cũng là các mặt hàng quen thuộc xuất khẩu sang Vân Nam.

Tuyến đường sắt Điền - Việt thông xe đã mở rộng tuyến đường kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Hàng hoá đưa vận chuyển theo đường sắt từ cửa biển Hải Phòng qua Lào Cai đến Côn Minh chỉ mất 3 ngày rưỡi. Nhờ có hệ thống đường sắt, hàng hóa từ Lào Cai sang Vân Nam và Vân Nam sang Lào Cai đi Hà Nội đã tăng vọt 4,4 lần. Con đường thủy sông Hồng trước đây và tuyến đường sắt mới khánh thành thực sự trở thành cánh cửa lớn nhất cho Vân Nam xuất khẩu ra thế giới. "Từ năm 1902 đến năm 1910, lượng

hàng hóa xưất khẩu của Vân Nam qua Lào Cai chiếm tỷ lệ từ 77% đến 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Vân Nam” [19; 51]. Giữa thế kỷ XIX, Lào Cai trở

thành một trung tâm buôn bán sầm uất, thuế quan mỗi năm thu được từ 50 000 đến 60 000 quan. Hàng năm, từ Hà Nội lên Lào Cai có khoảng 200 thuyền buôn trở hàng hóa ngược sông Hồng lên Mạn Hảo. Lào Cai trở thành một chốn phồn hoa đô hội ở vùng biên cương.

Mặt hàng chủ lực trong kinh tế xuất khẩu của Vân Nam là thiếc. Năm 1907, xuất khẩu thiếc chủ yếu qua đường sông Hồng đạt 3456 tấn. Nhưng đến năm 1910 Vân Nam xuất khẩu qua đường sắt gần 6000 tấn thiếc. Tuyến đường sắt đã đi qua những vùng giàu tài nguyên khoáng sản, nối liền Vân Nam -Trung Quốc với cảng biển Hải Phòng nên đã thu được những nguồn lợi khổng lồ. Khoảng cách Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng càng rút ngắn lại (năm 1909 đi từ Hà Nội lên Vân Nam bằng đường thủy phải mất 22 ngày, sau khi khai thông tuyến đường sắt chỉ mất 3 ngày).

Khoảng cách Côn Minh - Lào Cao - Hải Phòng càng rút ngắn lại, nguồn lãi càng lớn nhanh. Năm 1907, thực dân Pháp mới đưa vào khai thác 394 km đã thu được thực lãi 1.037.357 Frăng. Năm 1912, thực dân Pháp thu thực lãi

2.140.561 Frăng. Năm 1930, thu thực lãi 5.021.000 Frăng. Năm 1938, thu 9.708.000 Frăng. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam là tuyến

đường sắt thực dân Pháp vơ vét được lớn nhất so với tất cả các tuyến đường sắt Pháp xây dựng ở Việt Nam [12; 15]. Đặc biệt từ sau khi khánh thành đường sắt

Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, mỗi năm cửa khẩu Lào Cai thu trên 1 triệu thuế quan xuất nhập khẩu.

Hải Phòng là điểm nối đường hàng hải và những tuyến đường của Pháp ở Viễn Đông với ngành vận tải đường sông rất phát triển. Nó cũng là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của Vân Nam và Bắc Kỳ với lượng chuyên chở 1,2 triệu tấn năm 1937 [5; 145]. Sau khi tuyến đường sắt Điền - Việt đưa vào hoạt động, sự trao đổi hàng hóa ở cảng Hải Phòng diễn ra mạnh mẽ. Năm 1938, hàng xuất khẩu từ Hải Phòng vận chuyển qua Lào Cai đến Côn Minh là 51.670 tấn hàng hóa, còn hàng từ Côn Minh qua Lào Cai đến Hải Phòng là 51.518 tấn hàng hóa. Năm 1938, hàng xuất khẩu từ Bắc Kỳ - Việt Nam sang Vân Nam là 9.702 tấn, hàng xuất khẩu từ Vân Nam sang Bắc Kỳ là 2.536 tấn [lưu trữ viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam - hồ sơ ký hiệu 401554 ( năm 1942)].

Thông qua hệ thống đường sắt , các tỉnh ở Bắc Kỳ, các địa phương ở Vân Nam cũng đẩy mạnh trao đổi hàng hóa. Năm 1912, các địa phương nội tỉnh Vân Nam cũng đẩy mạnh trao đổi hàng hóa qua đường sắt đạt 37.612 tấn, đến năm 1917 đạt 95.713 tấn, đến năm 1927 đạt 126.275 tấn, đến năm 1938 đạt 165.342 tấn [ Hồng hà Châu Chí; Quyển 3; 376 - 377].

3.4. Tác động của quan hệ thương mại đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hội Việt Nam

Hoạt động thương mại Việt - Trung đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một thị trường thống nhất, phát triển kinh tế hàng hóa tại các địa phương vùng cửa khẩu hai quốc gia. Những hoạt động thương mại khiến cho các vùng, các trung tâm kinh tế được kết nối với nhau tạo thành mạng lưới, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa trong thời kỳ này. Sự lưu thông hàng hóa của thị trường trong nước góp phần quan trọng cho sự luân chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn cho thị trường du nhập vào luồng thương mại khu vực.

Vùng đất Lào Cai xưa còn nhiều hoang hóa, tuy bị chi phối bởi nền kinh tế tự cung tự cấp, bởi chính sách “trọng nông ức thương” của phong kiến Việt Nam, nhưng người dân ở vùng biên giới đã có kinh nghiệm nhất định trong buôn bán, hoạt động thương trường ở một tỉnh vùng cao có cửa khẩu. Sự tăng thêm dân số góp phần hình thành các trung tâm thương mại, đó là các cảng thị trên tuyến sông Hồng , là đô thị vùng biên cương, là vùng kinh tế cửa khẩu. Ở các trung tâm kinh tế này, thương nhân người Việt và người Hoa đã tổ chức các đại lý thu mua hàng nông sản như lúa gạo, các loại đậu, mè, đường mía, các loại hương liệu… Và tập trung tại cửa khẩu, cảng khẩu để bán cho các thuyền buôn hoặc trực tiếp xuất khẩu ra bên ngoài. Hoạt động mậu dịch đã làm sôi động thị trường khu vực cửa khẩu, một phần nào đó thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, khiến cho kinh tế Lào Cai còn khá lạc hậu đã có bước phát triển đáng kể. Đô thị Lão Nhai xưa là một khu phố sầm uất, có thành lũy bao bọc nhưng

diện tích còn hẹp. Năm 1904, Lào Cai được mở rộng gấp 5 lần trước đây [19; 51]. Đô thị Lào Cai phát triển mạnh sang khu vực Cốc Lếu và khu Phố Mới. Hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, quảng trường, bệnh viện, nhà thờ… Lào Cai nằm trên tuyến giao thông đường sắt huyết mạch trở thành một vị trí cầu nối giữa Vân Nam - Trung Quốc với Bắc Bộ - Việt Nam. Chúng ta biết rằng, đô thị hình thành nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế hàng hóa phát triển, là nơi trung tâm giao thương đầu mối của những tuyến thương mại. Đô thị là trung tâm kinh tế, nơi tập trung đội ngũ thương nhân giàu có, các thành phố, các cảng thị, cửa khẩu, là môi trường luôn dung chứa những phát triển tiêu biểu của đất nước. Đô thị Lào Cai cũng vậy, do được thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào việc xây dựng hệ thống đường sắt Điền - Việt, xây dựng cầu, xây dựng khu chợ gần cửa khẩu nên hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra tại các khu chợ khá sầm uất. Các thổ ty ở Lào Cai cũng bắt đầu kinh doanh mang tính chất tư sản mại bản. Thời gian đầu chúng độc quyền nhận thầu khâu vận tải và toàn bộ các sòng bạc, độc quyền làm đại lý bán muối, hàng hóa tiêu dung của Pháp, khai thác lâm thổ sản, thảo quả bán cho Pháp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các đồn binh. Về sau dựa vào các chế độ đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp ban cho, chúng tổ chức các chuyến buôn đường dài, xây dựng các cửa hàng kinh doanh lớn, góp cổ phần với tư sản Pháp hoặc các chủ hãng buôn Hoa Kiều [12; 25]

Sau khi tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đưa vào khai thác với sự luân chuyển hàng hóa nhộn nhịp của nó, thì sự trao đổi kinh tế giữa nội bộ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và giữa Bắc Bộ với Vân Nam phát triển mạnh mẽ. Hệ thống đường sắt Điền -Việt nhằm tăng cường cho phát triển thương mại Việt Nam- Trung Quốc đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi địa phương ở Bắc Bộ và Lào Cai. Ngay ở các tỉnh lưu vực sông Hồng Việt Nam kinh tế còn mang nặng tính chất khép kín, tự cung tự cấp nhưng trao đổi hàng hóa qua đường sắt đã đạt 89.581 tấn. Như vây, thông qua trao đổi hàng

hóa ngành vận tải đường sắt đã bước đầu tấn công, góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín của vùng lưu vực sông Hồng. Hàng hóa được vân chuyển trên tuyến đường sắt Điền - Việt rất đa dạng và phong phú. Có mặt hàng được những thương nhân nhỏ chuyển tải nhằm mục đích phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó có mang nặng tính chất trao đổi giữa làng này với làng khác, tỉnh này với tỉnh khác. Trên mỗi tuyến đường này, nhìn vào số hàng hóa mang tính chất trao đổi này người ta cũng thấy được những đặc sản của từng địa phương, của từng vùng: Gạo, ngô, khoai, vừng, lạc, chè tươi, gà, dê, măng, các sản phẩm thủ công… Ở đây với các mặt hàng trao đổi kiểu này, ta thấy rõ được tác dụng đầu tiên của tuyến đường sắt là đã bắt đầu tấn công vào nền kinh tế khép kín của các làng xã, chuyển dần nó sang nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế trao đổi trên một địa bàn từng bước được mở rộng thông qua việc đưa vào khai thác từng đoạn đường mỗi khi làm xong. Khi tuyến đường sắt được đưa vào khai thác và nối lại với nhau thành một mạng lưới thì hàng hóa ngày càng đa dạng, thương nhân ngày càng phát triển về số lượng lẫn tầm hoạt động.

Tuyến đường sắt Điền - Việt thông xe càng mở rộng tuyến kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam. Nhờ giao thông đường sắt thuận lợi nên giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế giữa Vân Nam - Lào Cai được đẩy mạnh. Năm 1910, sau khi đường sắt Điền Việt được thông xe toàn tuyến, tổng mức xuất nhập khẩu của Vân Nam đạt 11.464.929 quan bình lưỡng.

Trao đổi hàng hóa giữa Vân Nam - Lào Cai và các tỉnh miền bắc Việt Nam phát triển mạnh cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, hình thành các nhà máy, xưởng sản xuất ở nhiều vùng. Ở Lào Cai, ngay sau khi đường sắt Điền - Việt thông xe (11- 04 - 1910) có cả một làn sóng ồ ạt thăm dò, khai thác mỏ nổi lên. Từ năm 1906 đến 1914 có 185 đơn xin khai thác mỏ, năm 1929 có 408 đơn và đến năm 1932 có 714 đơn xin thăm dò khai mỏ khoáng sản. Trong đó có nhiều mỏ được phát hiện như mỏ phấn chì ở Nậm Thi,

mỏ cao lanh ở thị xã Lào Cai, mỏ đồng ở làng Nhớn, mở apatit ở làng Cóc, Cam Đường, làng Bo, mỏ đá xây dựng ở Cam Đường, Cốc Lếu, mỏ sắt ở Dương Quỳ. Trong thập kỷ 20, mỏ phấn chì Nậm Thi được khai thác mạnh nhất. Từ năm 1924 đến năm 1928, các chủ mỏ người Pháp đã xuất khẩu được 800 tấn phấn chì [21; 173]. Trong thập kỷ 30, thực dân Pháp khai thác các mỏ đồng và sắt ở Lào Cai được gần 900 tấn [12; 6]. Một số mỏ tuy khai thác bằng phương pháp thủ công nhưng cũng đem lại nguồn lợi khá lớn cho các chủ mỏ người Pháp như mỏ đồng ở vùng Cam Đường, mỏ sắt ở Dương Quỳ… Từ cuộc đổ xô vào khai thác mỏ năm 1925 - 1929, việc sản xuất quặng và kim loại trở thành một trong những ngành quan trọng của xuất khẩu. Năm 1924, do tình cờ phát hiện ra mỏ apatit, 11 đoàn thăm dò địa chất Pháp đã lao vào tìm kiếm, điều tra, khảo sát vùng Cam Đường khá công phu trong suốt 3 năm (1931- 1934). Trong bốn năm (1939 - 1942) thực dân Pháp đã vơ vét được 249.014 tấn quặng .trong quá trình khai thác mỏ cũng hình thành đội ngũ công nhân khai khoáng.Vào giữa thập kỷ 20, Lào Cai có 570 công nhân tập trung ở các mỏ graphit Nậm Thi, các mỏ sắt, đồng, vàng, rải rác ở Cam Đường, Văn Bàn, mỏ apatit Lào Cai.

Tiểu kết:

Sự trao đổi kinh tế Việt Nam - Trung Quốc qua tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của các đô thị mới, các trung tâm thương mại buôn bán sầm uất. Mặc dù có những thời kỳ bức tranh kinh tế đã bừng lên và có phần khởi sắc, nhưng giao lưu thương mại Việt - Trung thời gian này đã không thể tạo nên những tác động mạnh mẽ có thể dẫn đến những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, không thể đưa nền kinh tế nước ta có những biến đổi về chất dư nhập mạnh mẽ với chuyển biến chung của khu vực. Song công bằng mà nói, dựa vào tiềm năng và truyền thống vốn có, cộng thêm vào đấy những chính sách kinh tế cửa khẩu của thực dân Pháp và sự tham gia tích cực của người Việt , hoạt động

giao lưu trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua Lào Cai đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong nước, tạo dựng vị thế đáng kể của Việt Nam trong mối quan hệ khu vực. Chúng ta cần có những nhận định chuẩn xác và thấu đáo hơn về vai trò của cửa khẩu Lào Cai trong việc định hình cấu trúc kinh tế - xã hội Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việc thông thương giữa hai quốc gia liền kề nhau Việt Nam - Trung Quốc là cần thiết và không thể bỏ qua, nó đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân và thương nhân hai nước. Nhưng muốn tạo được sự ổn định, bình đẳng trong quan hệ ngoại thương giữa hai bên, trước hết phải có một chính quyền vững mạnh, độc lập, ổn định về chính trị và an ninh. Kinh nghiệm triều Nguyễn đã minh chứng nhận định trên, nhiều vua triều Nguyễn đã thực sự lo sợ sức mạnh của triều Thanh, vì vậy họ luôn đề cao cảnh giác nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhưng sau khi tìm hiểu nhu cầu trao đổi mua bán của cư dân hai nước, đặc biệt tại những vùng biên giới giáp ranh, triều Nguyễn sẵn sang mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương phát triển. Thực tế đã chứng minh, việc thiết lập các chợ đường biên, việc xây dựng một số trung tâm buôn bán lớn đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa vùng biên của hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Triều đình trung ương Nguyễn đã tham gia trực tiếp vào việc điều hành thị trường, như đánh thuế hàng hóa, ban bố các lệnh cấm buôn bán

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w