Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
274,5 KB
Nội dung
Đề bài : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường Việt Nam thời gian vừa qua 2008 Nhóm sinh viên thức hiện : Lê Thị Linh Thảo Trần Nguyễn Thanh Huyền Lê Thị Huyền Chi Nguyễn Thị Hồng Nhung Lê Tam Sơn Vũ Minh Tú Võ Thị Trang Trịnh Thị Trà Phạm Ngọc Suyến Vũ Thị Hằng Phạm Nhị Hương Lời mở đầu Ta thấy rằng ở tầm kinh tế vi mô , lãi suất là cơ sở cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình như là : chi tiêu hay gửi tiết kiệm ,đầu tư số vốn tích lũy được vào doanh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác. Mặt khác , chung ta thấy rằng ở tầm kinh tế vĩ mô ,lãi suất lại là công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả : thong qua việc thay đổi mức và cơ cấu theo từng thời kỳ nhất định , chính phủ có thể tác động đến quy mômaf tỉ trọng các loại vốn đầu tư , do vậy có thể tác động đến quá trình diều chỉnh cơ cấu ; tốc độ tăng trưởng , sản lượng , tỉ lệ thất nghiệp và tình trang lạm phát trong nước . Hơn thế nữa khi nước ta gia nhập WTO chính sách lãi xuất còn dược sử dụng như một công cụ góp phần diều tiết đối với luồng vốn đi ra hay đi vào với 1 quốc gia , tác động đến tỉ giá và diều tiết sự ổn định của tỉ giá . Điều này không những tác động đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động trẹc tiếp đến các cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài . Chính vì những điều như vậy mà ở các nước kinh tế thị trường phát triển nói chung và nước ta nói riêng quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất : 1 . Ảnh hưởng của mức cung cầu vốn tín dụng 2 . Ảnh hưởng của mức lạm phát kỳ vọng 3 . Ảnh hưởng của bội chi ngân sách và những biện pháp xử lí bội chi 4 . Ảnh hưởng của mức độ rủi ro của các món vay 5 . Thời hạn của khoản tín dụng 6 . Tâm lý công chúng 7 . Tỉ suất lợi nhuận bình quân 8 . Ảnh hưởng của ngân sách và sự can thiệp của chính phủ . I . Ảnh hưởng của mức cung cầu vốn tín dụng đến lãi suất ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Về phía cung có tác động ngược chiều tới lãi suất: Khi cung vốn tăng thì lãi suất giảm và ngược lại khi cung vốn giảm thì lãi suất tăng Về phía cầu có tác động cùng chiều tới lãi suất: Khi cầu vốn tăng thì lãi suất tăng và khi cầu vốn giảm thì lãi suất giảm. Lãi suất là giá cả của cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi múc lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nền kinh tế thế giới có những biến động lớn ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ Việt Nam. Do vậy buộc NHNN Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt để bình ổn thị trường tiền tệ nói riêng và góp phần kiềm chế làm phát nói chung nên trong thời gian gần đây lãi suất phần lớn chịu tác động của các chính sách của chính phủ và NHNN Mức cung cầu vốn tín dụng trên thị trường: Thời gian vừa qua do lạm phát tăng cao ảnh hương lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Song phản ứng hết sức đáng quan tâm là tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vì hiện nay hàng loạt NHTM hạn chế cho khách hàng vay vốn. Thậm chí do lo vấn đề thanh khoản, thực tế hiện nay một số ngân hàng đã hạn chế cho vay, tập trung thu nợ. Một số NHTM chỉ cho khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn, còn không cho vay đối với khách hàng mới. Phần đông NHTM đã tăng lãi suất cho vay thêm 0,15- 0,20%/tháng so với trước. Nhiều NHTM cho vay ngắn hạn VND với lãi suất 1,35-1,45%/tháng, lãi suất cho vay trung dài hạn lên tới 1,5 -1,65%/tháng, nhưng không phải khách hàng nào cũng vay được. Thậm chí có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2,0%/tháng. Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông. Đối với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu,công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động. II . Ảnh hưởng của yếu tố lạm phát kỳ vọng đến lãi suất Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát) là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung. Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được biểu thị bằng công thức sau:. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắc chắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố. Rõ ràng là đối với người dân khi đi gửi tiết kiệm, lãi suất tiền gửi, hay lãi suất huy động của ngân hàng, là điều họ quan tâm. Bởi vậy với họ lãi suât thực sẽ là lãi suất huy động trừ đi kỳ vọng lạm phát. Nếu có dự đoán rằng lạm phát trong tương lai sẽ tăng, người cho vay có tâm lý không muốn tiết kiệm. Có thể nói, việc đưa nhân tố kỳ vọng vào phân tích hành vi của con người là một bước “đại nhảy vọt” trong khoa học kinh tế. Nó làm thay đổi căn bản lý thuyết lẫn các quyết định chính sách từ những năm 1970 trở lại đây. Dân chúng có thể đoán lạm phát trong năm tới bằng với lạm phát của năm vừa rồi hoặc là trung bình của vài năm gần với hiện tại. Nếu dự đoán như vậy thì gọi là kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation). Nhưng họ cũng có thể không chỉ dựa vào quá khứ để đoán tương lai mà còn sử dụng những thông tin hiện tại để giúp mình dự đoán.Với cách này, các nhà kinh tế học gọi là kỳ vọng hợp lý (rational expectation). Trong cuộc sống, doanh nghiệp và người làm thuê sẽ mặc cả tiền lương của giai đoạn làm việc trong tương lai bằng cách hình dung giá cả của giai đoạn đó sẽ như thế nào. Lạm phát trong quá khứ lẫn những động thái của Chính phủ trong hiện tại là cơ sở để tạo ra kỳ vọng lạm phát trong giai đoạn kế tiếp. Các nguyên nhân chính của lạm phát được kể đến: i) giá lương thực, thực phẩm, giá nguyên liệu nhập khẩu đặc biệt là giá xăng dầu thế giới tăng cao; ii) tăng cung mua ngoại tệ dẫn đến tình trạng thừa tiền trong lưu thông; iii) dịch cúm gia cầm và thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng nông nghiệp gây thiếu hụt cung hàng hoá, do vậy làm tăng giá hàng hoá đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Hơn nữa tỷ lệ nhập khẩu của Việt Nam là rất cao, đặc biệt là tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu. Do vậy lạm phát của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi giá dầu hạ mà mức lạm phát vẫn không giảm làm người dân có tâm lý không còn coi đó là cú sốc tạm thời, mà có xu hướng cho rằng lạm phát sẽ còn tăng. Trước tâm lý này, người dân không muốn cho vay, gây ra thiếu hụt cung tiền trên thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên để thu hút tiền dự trữ trong dân chúng. Trong thời điểm cuối tháng 2/2008, trên thị trường liên ngân hàng có một vài giao dịch chấp nhận mức lãi suất lên tới 40%/năm Nhờ tác động của các giải pháp chính sách từ phía NHNN mà từ giữa tháng 5/2008 đến nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định, xoay quanh mức 18 - 19%/năm đối với kỳ hạn 7 - 14 ngày. Lãi suất huy động vốn bằng VND của các NHTM cũng có sự gia tăng mạnh. Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất huy động phổ biến trên thị trường tăng từ mức 7,5 - 8%/năm cuối năm 2007 lên đến mức 17,5%/năm trong tháng 6/2008 (chỉ có một vài ngân hàng nhỏ nâng mức lãi suất lên 19%/năm). Ngân hàng (NH) Nhà nước công bố quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng VND của tháng 10 là 14%/năm, nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam từ 3,6% lên 5%/năm. ngày 16/5/2008, NHNN công bố bỏ quy định khống chế mức trần lãi suất huy động 12%/năm, thay vào đó là cơ chế điều hành lãi suất mới, quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố là 12%/năm tại thời điểm đó; đến ngày 11/6/2008, mức lãi suất cơ bản được nâng lên là 14%/năm. Theo nhận xét chung của các NH, hiện nay thị trường tiền tệ đang dần đi vào ổn định, do tác động tích cực của việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 9, đây là lúc các NH tính đến bài toán cắt giảm chi phí đầu vào để bảo đảm doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác, nếu vẫn duy trì LSCV ở mức cao sẽ khó thu hút người vay, để thực hiện được bài toán hạ LSCV, còn phụ thuộc vào diễn biến của tình hình lạm phát trong những tháng còn lại. Nếu lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm trong thời gian tới khi lạm phát hạ nhiệt, đó sẽ là cơ sở để các NH tiếp tục giảm LSCV trong những tháng còn lại . III . ẢNH HƯỞNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong các nội dung cơ bản nhất của nền tài chính quốc gia và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định lành mạnh cho nền tài chính quốc gia. Cân đối ngân sách nhà nước thường gặp 2 trường hợp : bội chi ngân sách hoặc thâm hụt ngân sách . Bội chi ngân sách xảy ra khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách huy động được. Ngược lại, khi chi ngân sách nhỏ hơn số thu ngân sách thì có bội thu ngân sách (hay thặng dư ngân sách). Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Việc xử lý bội chi NSNN là một nội dung quan trọng của chinh sách tài khoá của Nhà nước, có tác động đến nhiều nhân tố kinh tế như: lãi suất , tỷ lệ lạm phát … Số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 cho biết: - Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 323.000 tỷ đồng (ba trăm hai mươi ba nghìn tỷ đồng), bằng 24,1% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tính cả 9.080 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2007 sang năm 2008 thì tổng số thu ngân sách nhà nước là 332.080 tỷ đồng (ba trăm ba mươi hai nghìn không trăm tám mươi tỷ đồng); - Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 398.980 tỷ đồng (ba trăm chín mươi tám nghìn chín trăm tám mươi tỷ đồng); - Mức bội chi ngân sách nhà nước là 66.900 tỷ đồng (sáu mươi sáu nghìn chín trăm tỷ đồng), bằng 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trên thực tế: thống kê của Bộ Tài chính công bố ngày 22.7cho biết bội chi ngân sách nửa đầu năm 2008 là 8.380 tỷ đồng . Cụ thể, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 49,5% dự toán; tổng chi cân đối NSNN đạt 42,2% dự toán. Đáng lưu ý là chi đầu tư phát triển mới chỉ đạt 39,1%, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội đạt 44,6% Trong số bội chi NSNN 8.380 tỉ đồng, VN phải sử dụng vay bù đắp trong nước 6.670 tỉ đồng và vay ngoài nước 1.710 tỉ đồng Để giải quyết vấn đề bội chi ngân sách chính phủ thường thực hiện các giải pháp là :Phát hành trái phiếu chính phủ. Vay trực tiếp. Phát hành tiền. Có thể thấy ảnh hưởng của bội chi ngân sách năm 2008 đến lãi suất như sau: -Phát hành trái phiếu chính phủ : Năm 2008, để bù đắp cho các khoản thiếu hụt Chính phủ Việt Nam đã vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ chủ yếu khoảng 60% và bù đắp bội chi từ bên ngoài ở mức xấp xỉ 39%-40%. Theo dự toán của chính phủ Năm 2008 sẽ phát hành trái phiếu Chính phủ không quá 37.000 tỷ đồng. Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái. Tuy không có con số công bố chính thức, nhưng theo ước tính, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trên thị trường hiện nay vào khoảng 15 tỉ Đô la Mỹ, trong đó ước tính nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 3 tỉ.Theo nhận định của Diễn đàn Kinh doanh trái phiếu (tập hợp các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài), trong tháng 6/2008 giá trái phiếu trên thị trường đang có xu hướng giảm nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng lên rất cao. Nếu như cách đây ba tháng, người mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn hai năm được hưởng lợi suất 7,4%, thì hiện nay người mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp có thể được hưởng lợi suất 20%, tức là giá trái phiếu đã rẻ đi tới 30% . Trái phiếu Chính phủ “mất giá” như vậy là do chính phủ đã phát hành thêm liên tục trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì lượng cung trái phiếu chính phủ tăng nên làm cho giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng . Chính phủ sẽ khó có khả năng huy động vốn trong thời gian tới,và còn ảnh hưởng đến khả năng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Như vậy, nếu Chính phủ muốn huy động vốn trong thời điểm hiện nay sẽ phải trả một mức lãi suất từ 20% trở lên thì mới mong thu được tiền vào. Chính phủ phải huy động vốn cao hơn cả các ngân hàng thương mại (lãi suất huy động của ngân hàng chỉ vào khoảng 17-19%), trong khi rủi ro của trái phiếu Chính phủ rất thấp. Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất trái phiếu , người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Vì vậy lãi suất phải tăng để làm giảm cầu . Hơn nữa , tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, làm tăng lãi suất ngân hàng. Về vấn đề sử dụng ngân sách trong thời gian qua, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta đang là thách thức lớn không chỉ là cán bộ hư hỏng, công trình xây dựng kém chất lượng, dự án hiệu quả thấp, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng sự phát triển của đất nước. Phần lớn những công trình này chiếm một tỷ lệ lớn trong ngân sánh nhà nước. Gây ra bội chi ngân sách trung ương và địa phương , trực tiếp làm cho cầu của quỹ vốn vay tăng , dẫn tới tăng lãi suất . Chính phủ cũng đã kêu gọi các DNNN cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm các công trình kém hiệu quả. Theo Bộ KH-ĐT cho biết cho đến nay theo báo cáo tổng hợp từ các DNNN và các địa phương gửi về đã cắt giảm được trên 3000 dự án với tổng giá trị trên 35.000 tỷ VND. Bội chi ngân sách tính trên GDP tăng liên tục từ năm 1999 cho đến nay , luôn ở mức trên 5%. Điều này tạo cho người dân một tâm lí về gia tăng mức lạm phát . điều tất yếu là lãi suất phải tăng để kiềm chế lạm phát. Bộ KH-ĐT dự đoán lạm phát năm 2008 sẽ được khống chế ở mức 25%, tức gấp đôi năm 2007. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát năm nay sẽ trên 30%. Chính phủ Việt Nam trong năm 2008 đã không sử dụng biện pháp in thêm tiền giải quyết thâm hụt ngân sách nên không gây lạm phát từ phương thức này. Tuy nhiên trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta trong năm 2007 và các tháng đầu năm 2008. Thực tế trong 8 năm qua, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%). . Đồ thị : bội chi NSNN từ 1996 -2008 ( nguồn : bộ tài chính) IV . Ảnh hưởng của mức độ rủi ro của các món vay Đi kèm theo mức lạm phát cao là việc các ngân hàng phải chạy đua lãi suất để theo kịp tình hình lạm phát nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư. E ngại tình hình lãi suất liên tục tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất của doanh nghiệp, NHNN đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lãi suất, bao gồm cả việc áp đặt trần lãi suất huy động (theo Công điện 02), sau đó đã chuyển sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản. Lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng đến 18,44%. Đây là tốc độ tăng cao nhất trong những năm gần đây. Theo ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - Giá cả thuộc Tổng cục Thống kê thì lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố lạm phát như: lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý. Đến nay, tốc độ tăng giá tuy có chững lại nhưng hầu hết giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống đều đang ở mức cao, tính ổn định còn thấp và rất dễ tiếp tục tăng cao. Số liệu bước đầu cho biết, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại đã chậm lại, khoảng 20% và thấp xa so với năm 2007. Trong khi đó, huy động tiền gửi tính đến cuối tháng 5/2008 đã tăng 19,5% so với cuối năm 2007. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao là một khó khăn lớn cho DN. Thực tế, các NHTM và các nhà làm chính sách biết rất rõ điều này nhưng đó là biện pháp cần thiết trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tăng cao khiến chi phí đầu vào của các DN tăng theo, đẩy giá bán sản phẩm tăng lên, làm ảnh hưởng đến số đông người [...]... nghim cú sn Khng hong ti chớnh Vit Nam khụng trm trng nh chõu hi cui thp niờn 90 bi l th trng Vit Nam m ca nhng mc m ca cha cao v ng tin ca Vit Nam cha phi l hon ton cú th hoỏn chuyn trờn th gii Vỡ vy Vit Nam cú th khụng lõm vo tỡnh trng khng hong vi iu kin l chớnh ph Vit Nam phi cú chớnh sỏch thớch hp, ng b, rừ rng Túm li, nu cú chớnh sỏch tt thỡ Vit Nam cú th vt qua khú khn trong ngn hn ny VIII... sinh xó hi Cn c chc nng, nhim v c giao, cỏc B, a phng v c quan liờn quan tng cng cỏc bin phỏp h tr an sinh xó hi, n nh i sng nhõn dõn thụng qua vic y mnh cụng tỏc xúa úi, gim nghốo v gii quyt vic lm, h tr bo m i sng nhõn dõn, nht l vựng nghốo, h nghốo, vựng b thiờn tai, ngi lao ng cú thu nhp thp a B Ti chớnh ch trỡ: - Phi hp vi cỏc c quan liờn quan kim tra vic trin khai thc hin cỏc chớnh sỏch v iu chnh... bin ng v ngun hng, giỏ c trờn th trng u c, nõng giỏ, nht l i vi cỏc loi vt t quan trng nh: xng, du, in, xi mng, st, thộp, phõn bún, thuc tr sõu v hng tiờu dựng thit yu nh: lng thc, thuc cha bnh, Phi hp vi chớnh quyn a phng ch o cỏc c quan chc nng tng cng cỏc bin phỏp ngn chn tỡnh trng gian ln thng mi, trn lu thu v buụn lu qua biờn gii, c bit l buụn lu xng, du, khoỏng sn, lng thc b B Ti chớnh tng... kinh t, cỏc tng cụng ty 90, 91 chn chnh ngay vic u t kộm hiu qu, u t ra ngoi ngnh sn xut chớnh v c cu u t bt hp lý trong thi gian qua ca cỏc n v ny Chớnh ph kờu gi mi ngi, mi nh trit tit kim tiờu dựng, nht l nhiờn liu, nng lng 5.Tng cng cụng tỏc qun lý th trng chng u c ,buụn lu , gian ln thng mi , kim soỏt vic chp hnh phỏp lut nh nc v giỏ c a B Cụng Thng ch trỡ trin khai cỏc gii phỏp bo m cõn i cung... hn lói sut vay mi By l khỏch hng vay vn cm c c phiu, nhng giỏ c phiu v chng khoỏn thi gian qua cng nh hin nay liờn tc gim quỏ thp, phi "git gu vỏ vai", nh bn bố hay ngi thõn vay h vi lói sut cao tr bt mt phn n vay Rừ rng kh nng cnh tranh xut khu hng hoỏ, cng nh cnh tranh trong th trng ni a ca cỏc doanh nghip Vit Nam vo th bt li hn t gúc chi phớ lói sut vn vay Lói sut vn vay tng cao s lm hn ch nhu... t Vit Nam l cha cú,nhng cú tỏc ng giỏn tip mc khụng ln khụng nhiu ti cỏc lnh vc hot ng ti chớnh tin t.thng mi,dch v v thu hỳt vn u t nc ngoi.Do tõm lý cụng chỳng lo s s sp ca th trng ti chớnh M s l mt phn ng dõy chuyn kộo theo hng lot s sp cỏc th trng khỏc trong ú cú Vit Nam dn n cỏc t giỏ thay i t ngt v tht thng.Anh hng ca s st gim trờn th trng chng khoỏn th gii,th trng chng khoỏn Vit Nam rI... nghip v trong cỏc tng lp nhõn dõn thc hin cỏc mc tiờu v gii phỏp ó ra nhm a nn kinh t vt qua khú khn, phỏt trin n nh Nhim v t ra l rt nng n, khú khn thỏch thc rt gay gt nhng thi c, thun li v tim nng tng trng ca nn kinh t nc ta cũn rt ln v rt c bn Chớnh ph yờu cu cỏc B trng, Th trng c quan ngang B, Th trng c quan thuc Chớnh ph, Ch tch y ban nhõn dõn tnh, thnh ph trc thuc Trung ng cn c chc nng, nhim... cỏc d ỏn u t Vit Nam ó gim tng trng xung cũn 7% thỡ tt, nhng cũn phi gim chi tiờu vo nhng d ỏn u t m hn nay hn tng GDP chng 80 t ụla Vn Vit Nam bõy gi l tng hp nhiu vn : ngun vn vo quỏ nhanh m s dng khụng khộo lộo, chớnh sỏch ngn hn cha thớch hp v ng b, ri khng hong trong th trung chng khoỏn v bt ng sn ú l nhng vn m cỏc nc chõu khỏc trong khng hong khụng phi i phú Tuy nhiờn chớnh Vit Nam cú nhng kinh... Kp thi phỏt hin, x lý cỏc vi phm theo ỳng quy nh ca phỏp lut gim thiu ri ro trong hot ng ngõn hng - y ban Giỏm sỏt ti chớnh quc gia sm n nh t chc, kp thi phi hp vi Ngõn hng Nh nc Vit Nam, B Ti chớnh v cỏc c quan liờn quan tng cng cỏc cụng c giỏm sỏt theo c ch th trng v thụng l quc t ch ng cnh bỏo v x lý tt hn nhng bin ng trờn th trng ti chớnh, tin t 2 Kim soỏt cht ch , nõng cao hiu qu chi tiờu cụng... 13,34%/nm, 2 tun l 14,72%/nm, 1 thỏng l 16,68%/nm, 3 thỏng l 18,33%/nm, 6 thỏng l 17,05%/nm, 1 nm l 14,18%/nm - Lói sut huy ng ca cỏc Ngõn hng thng mi hin ph bin cỏc mc sau: Không 12 Loại 3 tháng 6 tháng kỳ hạn tháng tiền (%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm) Nhóm VND 3,60 16,98 16,98 17,14 NHTMNN USD 1,35 5,30 5,46 5,56 Nhóm VND 3,73 17,90 17,76 17,38 NHTMCP USD 1,59 5,66 5,78 5,87 - Lói sut cho vay ph bin . Đề bài : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường Việt Nam thời gian vừa qua 2008 Nhóm sinh viên thức hiện : Lê Thị Linh Thảo Trần Nguyễn Thanh Huyền Lê Thị Huyền. thị trường phát triển nói chung và nước ta nói riêng quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất : 1 . Ảnh hưởng của mức cung cầu vốn tín dụng 2 . Ảnh hưởng của mức lạm phát kỳ vọng 3 . Ảnh. nhuận bình quân 8 . Ảnh hưởng của ngân sách và sự can thiệp của chính phủ . I . Ảnh hưởng của mức cung cầu vốn tín dụng đến lãi suất ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Về phía cung có