Đề án Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp Việt nam

38 505 0
Đề án Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp Việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam. LỜI MỞ ĐẦU Khi xu hướng của các giao dịch mua bán, sát nhập, chào bán cổ phiếu ra công chúng diễn ra mạnh mẽ thì giá trị doanh nghiệp càng được quan tâm nhiều hơn. Giá trị doanh nghiệp là bức tranh tổng thể về doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Giá trị doanh nghiệp rất cần thiết cho nhà quản trị khi đánh giá bản thân doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, lợi thế và tiềm năng của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp gia tăng sẽ góp phần nâng cao vị thế, năng lực tài chính - kinh doanh, khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì lý do đó, chúng em - học viên lớp cao học CH20D - gồm 3 thành viên là : Hà Mạnh Phong, Nguyễn Hữu Phong và Nguyễn Đức Tố xin chọn đề tài : “Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam”. Do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót vì vậy chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn ! Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 1 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN TỰ DO 1.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Giá trị doanh nghiệp là những lợi ích hiện hữu và những khoản lợi tiềm năng một doanh nghiệp có thể tạo ra được thể hiện dưới hình thức giá trị mà chúng ta có thể tính toán, xác định thông qua các phương pháp, mô hình định giá phù hợp. Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến việc xác định giá trị hiện hữu của doanh nghiệp, giá trị này sẽ được ước tính, xác định thông qua các mô hình định giá phù hợp cho mỗi doanh nghiệp tương ứng với từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. Bởi vì, việc xác định giá trị của các nguồn lực khác hay xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp ngoài việc ước tính, đánh giá về mặt định lượng còn cần phải đánh giá về mặt định tính dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá riêng biệt, cụ thể liên quan đến từng nguồn lực và đặc điểm kinh doanh của từng doanh. 1.2.TIẾN TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do a. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) Mô hình này xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp. Dòng tiền tự do của doanh nghiệp là dòng tiền tạo ra dành cho tất cả những người có quyền được hưởng trong doanh nghiệp nghĩa là dòng tiền dành cho các cổ đông và các chủ nợ của doanh nghiệp, nó thể hiện giá trị của toàn doanh nghiệp không phải chỉ là giá trị của vốn chủ. Dòng tiền này có thể gọi là dòng tiền trước nợ và được tính từ Thu nhập hoạt động sau Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 2 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng thuế. Theo mô hình này, dòng tiền tự do của doanh nghiệp sẽ được tính toán như sau: FCFF = NI + NCC + Int*(1-t) – FCInv - WCInv Trong đó : - NI : Lợi nhuận ròng - NCC : Chi ngoài tiền mặt - Int : Lãi vay - t : Thuế suất - FCInv : Đầu tư dài hạn - FCInv = Ending net PPE – Beginning net PPE + KH PPE - Tiền thu từ thanh lý TSDH - WCInv : Đầu tư VLĐ ròng phi tiền mặt - WCInv = TSNH phi tiền – Nợ NH (Nguồn : CFA level 2 book 3 trang 143-145) Giá trị doanh nghiệp : V o = 9 9 9 1 1 1 (1 W ) (1 W ) t t t t t FCFFt TVn ACC ACC = = = + + + ∑ ∏ ∏ Trong đó : TV n = 1 W n FCFF ACC g + − - WACC : Chi phí sử dụng vốn BQ ứng với thời kỳ t - g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền ứng với thời kỳ t b. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE) Đây là mô hình xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu. Dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu là dòng tiền được chi trả dành cho các cổ đông của doanh nghiệp, được tính từ Thu nhập ròng.Theo mô hình này: dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu bằng: FCFE = FCFF – Int*(1-t) + Net borrowing Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 3 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng - Net borrowing : Vay ròng (Nguồn : CFA level 2 book 3 trang 146) Giá trị doanh nghiệp : V o = 9 9 9 1 1 1 (1 ) (1 ) t t t t t FCFEt TVn K K = = = + + + ∑ ∏ ∏ Trong đó : TV n = 1n FCFE K g + − - K : Tỷ suất sinh lời VCSH ứng với thời kỳ t - g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền ứng với thời kỳ t 1.2.2.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền a. Dòng tiền hay còn gọi là Ngân lưu Trong phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do thì ngân lưu hay dòng tiền là yếu tố chính trong việc định giá doanh nghiệp. Các dòng tiền được xác định theo phương pháp này đều là các dòng tiền sau thuế và sau khi đã thực hiện các nhu cầu về tái đầu tư. b. Lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấu là một tỷ lệ % (phần trăm) dùng để chuyển đổi các dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại, là cơ sở để xác định hiện giá của dòng tiền. Lãi suất chiết khấu chính là tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư vào tài sản, vào dự án, vào doanh nghiệp mà họ đang xem xét. Lãi suất chiết khấu (K) có thể được ước lượng như sau: + Thứ nhất : Lãi suất chiết khấu là chi phí vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) - lãi suất này chính là lợi nhuận mong muốn của các chủ doanh nghiệp, các cổ đông.Có thể tóm tắt như sau: K = Rf + β (Rm - Rf) Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 4 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Trong đó : - Rf : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro; - Rm : tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của thị trường; - Β : hệ số đo lường rủi ro của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. + Thứ hai : Tỷ suất chiết khấu được ước lượng bằng cách sử dụng tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cộng thêm phần bù rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó: K = Rf + Rc Trong đó : - Rf : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro; - Rc : phần bù rủi ro của doanh nghiệp + Thứ ba : Sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) làm lãi suất chiết khấu. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận mong muốn bình quân tối thiểu tính trên các tài sản có giá trị tại doanh nghiệđối với các cổ đông và đối với các chủ nợ. c. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp Tỷ lệ tăng trưởng là một dữ liệu đầu vào quan trọng trong bất kỳ mô hình định giá nào. Và tỷ lệ tăng trưởng chính là dữ liệu để dự tính doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp, hình thành nên giá trị doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng có thể được ước tính theo các cách thức sau: + Thứ nhất : ước tính từ tỷ lệ tăng trưởng lịch sử; + Thứ hai : sử dụng số liệu dự báo tăng trưởng của giới phân tích; + Thứ ba : ước tính tỷ lệ tăng trưởng dựa trên các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp Các phương pháp này tuy khác nhau về chi tiết song vẫn có một số đặc điểm chung đó là: + Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ tái đầu tư có liên kết với nhau. + Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ tái đầu tư thể hiện được triển vọng riêng có của các doanh nghiệp khác nhau. d. Giá trị kết thúc (Terminal Value – TV) Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 5 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Giá trị kết thúc (GTKT) của thời đoạn tăng trưởng nhanh của một doanh nghiệp hay còn gọi là giá trị kết thúc của kỳ dự báo. GTKT có thể được xác định theo một trong hai cách sau: + Cách thứ nhất : xác định theo giá trị thanh lý tài sản vào năm kết thúc.Giá trị thanh lý có thể được xác định theo một trong hai cách sau: Một là: ước lượng giá trị thanh lý dựa vào giá trị sổ sách của tài sản và điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát trong kỳ. Hai là: ước lượng giá trị thanh lý trên cơ sở ước lượng dòng tiền kỳ vọng hay dòng thu nhập được tạo ra từ tài sản trong một thời gian nhất định (tính từ sau năm kết thúc) với một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. + Cách thứ hai : xem doanh nghiệp như một tổ chức hoạt động liên tục tức là vẫn đang hoạt động vào thời điểm xác định giá trị kết thúc. Lúc này, dòng tiền của doanh nghiệp được giả định sẽ tăng trưởng với một tốc độ tăng trưởng ổn định – tốc độ tăng trưởng không đổi. GTKT = {(Dòng tiền)n+1 }/ (r – g) - n : năm cuối cùng của thời đoạn tăng trưởng bất thường; - n+1 : năm đầu tiên của năm bắt đầu thời kỳ tăng trưởng ổn định; - r : hệ số chiết khấu dòng tiền; - g : tốc độ tăng trưởng ổn định. Thời gian tăng trưởng nhanh và thời gian tăng trưởng ổn định: + Thời gian tăng trưởng nhanh (kỳ dự báo hay thời kỳ tăng trưởng bất thường) : Các doanh nghiệp khác nhau về ngành, lĩnh vực kinh doanh thì có những thời kỳ tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào: qui mô của doanh nghiệp; Tốc độ tăng trưởng hiện tại và lợi nhuận vượt trội; Độ lớn và tính bền vững của lợi thế cạnh tranh. + Thời gian tăng trưởng ổn định, bền vững : Kết thúc thời kỳ tăng trưởng bất thường, doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định, bền vững. Thời điểm bắt đầu này tùy thuộc vào: Khi nào công ty chuyển sang thời Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 6 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng kỳ tăng trưởng ổn định, bền vững từ thời kỳ tăng nhanh ? Và Khả năng duy trì tỷ suất lợi nhuận vượt trội của doanh nghiệp đến mức nào, đến khi nào ? CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) - Tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Trong gần 30 năm qua, PVC đã nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chủ lực của ngành, với trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành Dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Quá trình phát triển của Tổng Công ty đã ghi dấu những cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Minh chứng cho những đóng góp lớn lao đó, PVC đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng Lao động… Tổng Công ty PVC lớn mạnh vượt trội qua từng năm, với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng năm 2009, sau 3 năm, năm 2011, PVC đã tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Theo đó, Tổng doanh thu và Sản lượng cũng tăng theo cấp số nhân, từ 4.776 tỷ đồng năm 2009 lên 20.000 tỷ đồng năm 2011. Tiền thân là Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành Dầu khí. Qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 7 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch I, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II… đều ghi dấu vai trò quan trọng của Tổng Công ty PVC. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liện sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Xơ sợi Tổng hợp Polyeste Đình Vũ… Bên cạnh đó, PVC cũng tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… Cùng với việc củng cố, phát triển các lĩnh vực thế mạnh truyền thống như xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, cơ khí lắp đặt và chế tạo các thiết bị Dầu khí… PVC còn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower… Trong định hướng phát triển của mình, PVC luôn xác định các yếu tố Con người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ, thu hút nhân tài luôn được PVC đặc biệt chú trọng. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 8 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam và có vị thế trong khu vực, PVC đang tiếp tục tiến hành tuyển chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để bố trí vào những vị trí chủ chốt; xây dựng chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, bình đẳng, cơ chế linh hoạt làm động lực phấn đấu vươn lên cho mọi CBCNV. PVC cũng tiếp tục triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực Xây lắp Dầu khí; đội ngũ công nhân tay nghề cao, chuyên sâu được cấp chứng chỉ quốc tế và đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế… Xác định khoa học công nghệ và kỹ thuật là “đòn bẩy” quan trọng giúp Tổng Công ty phát triển, đủ sức cạnh tranh với các tổng thầu xây lắp trong khu vực và thế giới, PVC đã áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008; Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu suất cao, cũng như ứng dụng phần mềm tiên tiến vào các lĩnh vực quản lý của PVC trong tiến độ, kế hoạch, tài chính… Bên cạnh đó, PVC luôn chủ động cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực trong lĩnh vực thi công các công trình công nghiệp Dầu khí và cả công trình xây dựng dân dụng. Với một ban lãnh đạo trẻ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, cộng với đội ngũ hơn gần 11.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm, từng có mặt trên hầu hết các công trình Dầu khí trọng điểm của đất nước, cũng như chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, khẳng định PVC sẽ tiếp tục gặt hái thành công. Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm của “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 9 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Với phương châm hợp tác cùng phát triển, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hy vọng ngày càng nhận được sự cộng tác hơn nữa của các đơn vị trong nước cũng như đối tác nước ngoài. 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí - Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu; - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn dầu khí; - Thiết kế, thi công, sửa chữa giàn khoan, chân đế, bồn bể; - Sản xuất & lắp đặt các phụ kiện khoan khai thác dầu khí; - Đóng tầu & kinh doanh các thiết bị ngành dầu khí. b. Xây dựng công nghiệp - Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện, khí điện, lắp đặt hệ thống đường dây tải điện lên đến 35KV; - Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng. Thiết kế và tổng thầu EPC các dự án hạ tầng giao thông thủy lợi; - Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghiệp, thiết bị điều khiển, tự động hóa cho các công trình công nghiệp. c. Xây dựng dân dụng - Đầu tư, tư vấn, thiết kế các công trình dân dụng; - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng. d. Đầu tư xây dựng khu công nghiệp - Xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới; - Thi công san lấp mặt bằng, đường xá; - Xây dựng nhà máy xi măng, trạm trộn bê tông và sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 10 [...]... dòng tiền giả định là tốc độ tăng trưởng kế hoạch chung của công ty trong từng giai đoạn - Dự kiến (dự đoán) dòng tiền: được xác định trên cơ sở tổng hợp, tính toán, phân tích Kết quả hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án và Kết quả dự kiến về tài chính doanh nghiệp của PVX - Dự kiến tài chính doanh nghiệp: chỉ số tài chính, kế toán… b Qui trình xử lý, tính toán số liệu định giá: - B1: Dự đoán thời gian... ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM Mục tiêu đến năm 2015 PVC trở thành Tập đoàn Công nghiệp – Xây dựng số 1 Việt Nam và là một trong ba thương hiệu xây lắp dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á; năm 2025 PVC sẽ lọt vào danh sách 20 nhà thầu lớn nhất thế giới trong ngành xây lắp dầu khí Với mục tiêu đó thì nhu cầu định giá là rất quan trọng, cần thiết đối với chiến lược tài chính hiện tại và cả... vòng quay tài sản cố định : Nhìn vào bảng tổng hợp thì có thể thấy Chỉ số vòng qua tài sản cố định của công ty qua các năm ở mức tương đối tốt Song cũng cần đánh giá là công ty chưa đầu tư nhiều vào TSCĐ nên chỉ số vòng quay TSCĐ vẫn ở mức cao Với một công ty hoạt động đặc thù trong ngành xây lắp, thi công công trình xây dựng thì mức đầu tư vào TSCĐ như vây là chưa Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp... của công ty trong năm 2011 là khá thấp Tuy vậy, nếu nhìn vào tình trạng chung của nền kinh tế năm 2011 thì hoạt động của công ty vẫn mang lại lợi nhuận dương Công ty không bị nợ các khoán thanh toán nghĩa vụ thuế với nhà nước Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 30 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng CHƯƠNG III : ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH... đáng kể chỉ ở mức 0,56 (>0,5) và các khoản phải thu trong năm 2011 cũng tăng rất cao so với các năm trước, song đây vẫn là mức chỉ số chấp Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 26 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng nhận được đối với một công ty có quy mô lớn và có dòng ngân lưu có thể dự đoán được như Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trong thời gian tới, công ty. .. trưởng,tốc độ tăng trưởng,đưa ra các giả định chung - B2: Tính toán dòng tiền FCFF,FCFE hiện tại của công ty dựa vào báo cáo tài chính - B3: Tính toán dòng tiền FCFF,FCFE tương lai của công ty - B4: Chiết khấu dòng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại - B5: Tính giá trị kết thúc của công ty - B6: Xác định giá trị của công ty 3.2.2 Giả định chung + Các lĩnh vực kinh doanh chính của PVX tiếp tục duy trì... phần lắp đặt, tháo dỡ giàn khoan khai thác và thu dọn mỏ, đủ năng lực để triển khai lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí tại Việt Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 13 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nam Từ 2016 trở đi bắt đầu thực hiện các dịch vụ này tại các nước trong khu vực và quốc tế Xây lắp các nhà máy chế biến dầu khí và công nghiệp khí điện: Giai đoạn trước mắt, Tổng Công. .. LNST 2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Tới thời điểm ngày 31/12/2011 công ty đạt doanh thu 6.286.993 triệu đồng (~523.916 triệu đồng/tháng) tăng 127% so với tổng doanh thu của cả năm 2010 Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 16 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh thu hàng năm của công ty đều tăng hơn so với năm trước, do công ty mở rộng... của lãnh đạo công ty Công ty cần quản trị chi phí và làm công tác dự báo, quản trị rủi ro tốt hơn Đối với một doanh nghiệp ngành xây dựng, tỷ suất ở mức trên 10% mới được xem là phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 18 Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng 2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán từ 2008 đến 2011 (Phần TS) Chỉ tiêu... chiều hướng phục hồi và do những chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã làm giá cả đầu vào không có những biến động quá lớn nên Chi phí giá vốn của công ty chỉ chiếm 89,72% so với Tổng doanh thu thực hiện Các năm 2010 và năm 2011, cơ cấu giá vốn so với doanh thu lần lượt là 86,13% và 88,60% Do công ty thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm định mức hao hụt Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D 17 . Khoa Tài chính Ngân hàng Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam. LỜI MỞ ĐẦU Khi xu hướng của các giao dịch mua bán, sát nhập, chào bán cổ phiếu. Đức Tố xin chọn đề tài : Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam”. Do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai. tài chính. Giá trị doanh nghiệp rất cần thiết cho nhà quản trị khi đánh giá bản thân doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, lợi thế và tiềm năng của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp gia tăng sẽ góp phần

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN TỰ DO

    • 1.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

    • 1.2.TIẾN TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

      • 1.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do

      • 1.2.2.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

      • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

        • 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

          • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

          • 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

          • 2.1.3 Một số dự án tiêu biểu

          • 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

          • 2.1.5 Chiến lược phát triển đến năm 2025

          • 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

            • 2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

            • 2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

            • 2.2.3 Phân tích chỉ số

            • CHƯƠNG III : ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

              • 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

              • 3.2 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

                • 3.2.1 Cơ sở số liệu và qui trình xử lý, tính toán số liệu định giá

                • 3.2.2 Giả định chung

                • 3.2.3 Vận dụng mô hình định giá theo phương pháp dòng tiền tự do để xác định giá trị Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam

                • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan