1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

học tốt môn chính tả lớp 5

10 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1/ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ 2/ Đặt vấn đề : a) Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu : Trong trường tiểu học, môn chính tả có một vị trí hết sức quan trọng, trước hết nó là một môn học có tính chất công cụ. Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì mới có phương tiện để học các môn học khác được dễ dàng. Chỉ xét tác dụng của chính tả đối với tập làm văn cũng thấy rõ điều đó. Đọc, viết và thông hiểu ý nghĩa là ba công việc có liên quan mật thiết với nhau. Nếu viết là biến những ngôn ngữ thành kí hiệu hiểu được thì đọc là biến những kí hiệu đó thành ngôn ngữ. Muốn vậy, học sinh cần thông thạo về cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả. Mặt khác môn chính tả còn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết rõ, viết nhanh, viết đẹp. Cần kết hợp chính tả với rèn luyện cách phát âm được chính xác với việc củng cố và mở rộng vốn từ ngữ, vốn kiến thức về cuộc sống, về văn học từ đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh ; óc nhận xét, so sánh, trí nhớ,… Bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảm tốt đẹp - trước hết là tôn trọng những quy tắc chính tả góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. Rèn luyện cho học sinh viết đúng chữ Việt (chữ quốc ngữ). b) Thực trạng liên quan đến vấn đề : - Địa bàn dân cư của học sinh có tiếng nói chưa chuẩn. - Học sinh ít chú ý khi luyện phát âm trong giờ học cũng như khi giao tiếp. - Học sinh thiếu tính tự giác. - Học sinh ít đọc sách, báo. - Giáo viên cũng còn xem nhẹ yêu cầu viết đúng chính tả ở các phân môn khác. - Giáo viên phát âm còn bị ảnh hưởng của địa phương. c) Lý do chọn đề tài : Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và thực tế trong lớp về môn chính tả đã làm cho tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm cách nào để giảm mức thấp nhất về việc viết sai chính tả để các em dễ dàng nói thông, viết thạo tiếng Việt và chữ Việt. Từ đó, có điều kiện lĩnh hội tri thức mới ở các bộ môn khác một cách sâu sắc hơn đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. d) Giới hạn nghiên cứu của đề tài : - Phân môn chính tả ở lớp năm. 3/ Cơ sở lí luận : - Nguyên tắc viết đúng chính tả của Tiếng Việt. - Viết đúng chính tả thì mới đọc thông, viết thạo tiếng Việt và chữ Việt. - Có điều kiện lĩnh hội tri thức mới ở các bộ môn khác một cách sâu sắc hơn. 4/ Cơ sở thực tiễn : - Các lỗi học sinh thường mắc là : + Lỗi do vô ý, cẩu thả (như viết thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh) + Lỗi về các vần khó (uênh, oang, uyêt, uyên, uyêc) 2 + Lỗi do phát âm sai (at – ac, ang – an, ) + Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành, tranh giành, ) 5/ Nội dung nghiên cứu đề tài : * Thông qua các giờ học trên lớp tôi nhận thấy học sinh không những mắc lỗi nhiều trong bài chính tả mà ngay cả trong bài tập làm văn, nhiều học sinh viết chậm, viết sai, viết dư nét chữ, thiếu nét chữ. Mặt khác, có nhiều bài nội dung phong phú mà chữ viết khó đọc, do viết sai lỗi. Giờ tập đọc cũng vậy, đa số học sinh đọc còn ê, a, đánh vần, phát âm sai lại rơi vào những em yếu chính tả. * Chất lượng các bài chính tả của học sinh trong 2 tuần đầu : Điểm Bài 1 (tuần 1) Bài 2 (tuần 2) 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 9,1% 27,3% 24,2% 39,4% 12,1% 27,3% 30,3% 30,3% a) Biện pháp khắc phục : * Biện pháp thứ nhất : - Học sinh tự nghiên cứu trước ở nhà, tự tìm từ khó trong bài chính tả : Trước giờ chính tả, giáo viên cho học sinh về nhà viết bài chính tả vào vở rèn chữ ở nhà và yêu cầu các em xem kĩ trong bài đó, từ nào là từ khó viết, khó đọc và khó hiểu thì các em liệt kê ra, tập đánh vần, tập viết từ khó đó một lần nữa. Khi đến lớp, giáo viên giảng từ khó, các em đem các từ mình liệt kê ở nhà ra để trước mặt, đối chiếu xem từ đó cô đọc như thế nào, viết ra sao. Đôi lúc có từ mà giáo viên giảng trên bảng không trùng với từ học sinh thắc mắc thì giáo viên động viên cho các em phát triển tư duy bằng cách tự đặt ra câu hỏi, yêu cầu cô giáo giải đáp. Còn đối với các em rụt rè, nhút nhát thì giáo viên phải thường xuyên gọi các em đó tập phân tích từ khó, luyện đọc nhiều lần cũng để khích lệ tính mạnh dạn cho các em. * Biện pháp thứ hai : Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của học sinh trong lớp. (Thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo nêu trong Công văn số 896/ BGD và ĐT – GDTH). Phần đọc chính tả cho học sinh viết, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của học sinh trong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn. Giáo viên phải phát âm cho thật chuẩn xác. * Biện pháp thứ ba : Sau khi viết xong bài chính tả, giáo viên cho học sinh đổi vở chéo để chấm bài nhau. Đây là khâu mà đa số giáo viên bỏ qua vì sợ tốn thời gian, ảnh hưởng thời gian dạy tiết học tiếp theo và nghĩ rằng trước sau gì giáo viên cũng chấm 3 lại. Tuyệt đối phải thực hiện nghiêm túc khâu này. Học sinh tự chấm bài bạn được thực hiện theo việc đọc từng câu của giáo viên để soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn các chữ dễ viết sai. Sau đó, giáo viên chấm lại bài của lớp, so sánh số lỗi mà học sinh chấm và số lỗi của giáo viên chấm để thấy được học sinh chấm bài của bạn có cẩn thận, chu đáo không ? Và cũng thông qua việc chấm bài của bạn, học sinh lại một lần nữa được nắm bài chắc hơn. * Biện pháp thứ tư : Phần chấm chữa bài chính tả đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian và công sức, dành thời gian chữa bài tỉ mỉ cho từng em. Động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh. Có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những em yếu để các em theo kịp các bạn, không chán nản. * Biện pháp thứ năm : Giúp học sinh nắm vững vần quốc ngữ và luật chính tả (như các vần khó và các luật ghi gh, ngh trước e, ê, i ; luật ghi âm đệm). Phát âm đúng, hiểu đúng nghĩa của từ thì mới viết đúng chính tả. Ví dụ : xâm lược/ lần lượt ; buồng máy/ buồn bã ; san sẻ/ xẻ gỗ ; hiu hắt/ la hét, Học sinh phải có tính cẩn thận, tính chính xác (như ghi đúng vị trí dấu thanh, không bỏ sót dấu phụ khi viết các chữ : ô, ơ, ư, ) * Biện pháp thứ sáu : Đối với những học sinh mất căn bản về chính tả, giáo viên phải đặc biệt quan tâm, nghĩa là ngay từ đầu giáo viên phải nắm được lỗi chính tả phổ biến của từng học sinh. Thông thường, qua 4 bài chính tả, giáo viên thống kê các lỗi thì sẽ nắm được lỗi phổ biến của lớp và của từng học sinh. Có như vậy, việc dạy chính tả mới sát với từng vùng, vì chính tả gắn chặt với các phương ngữ . * Biện pháp thứ bảy : Trong giờ tập đọc, khi luyện đọc từ khó, giáo viên chọn những từ học sinh khó phát âm và cũng là những từ học sinh dễ viết sai lỗi chính tả, phải phát âm từ đó thật chuẩn xác và đưa nó vào trong văn cảnh của bài học để giải thích, có thể so sánh từ đó với một từ ở trong văn cảnh khác để học sinh hiểu sâu sắc hơn về nghĩa. Khi học sinh luyện phát âm, giáo viên chú ý theo dõi, uốn nắn kịp thời. Cũng như trong bài tập làm văn của học sinh, ngoài việc chấm lỗi về diễn đạt, giáo viên chú trọng cho học sinh về chính tả, thường là các em hay viết theo cách phát âm của mình. Khi trả bài viết (phần chữa lỗi chính tả), giáo viên phải phát âm cho đúng những từ bị học sinh viết sai phổ biến để các em có dịp so sánh và nhớ lâu hơn. 6/ Kết quả nghiên cứu : - Sau khi thực hiện cùng một lúc các biện pháp trên, tôi nhận thấy lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt, điểm dưới trung bình về chính tả chỉ còn 3% (kết quả bài kiểm tra cuối học kì I). - Những em mất căn bản về chính tả thì lại vững vàng hơn, ít mắc lỗi thông thường hơn, chữ viết cẩn thận và đẹp hơn. 4 Điểm Kết quả bài KTCK I 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 30,3% 48,5% 18,2% 3% 7/ Kết luận : Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc giúp học sinh viết đúng chính tả. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp trên cũng có rất nhiều khó khăn bởi phương ngữ của vùng, miền còn ảnh hưởng rất lớn. 8/ Đề nghị : Không chỉ giáo viên dạy phân môn Tiếng Việt mới quan tâm đến lỗi chính tả, cách phát âm đối với học sinh mà kể cả các giáo viên dạy chuyên (Hát, Thể dục, Mĩ thuật, Khoa học, Lịch sử, Địa lí) cũng cần quan tâm đến lỗi chính tả và cách phát âm đối với các em. Người viết Nguyễn Thị Hoà (a) 5 9/ Tài liêu tham khảo : Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguyễn Kỉnh Để viết đúng chính tả Nhà xuất bản Giáo dục 1996 6 10/ Mục lục : Thứ tự Tiêu đề Trang 1. Tên đề tài 2 2. Đặt vấn đề 2 3. Cơ sở lí luận 2 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 3 ; 4 6. Kết quả nghiên cứu 4 7. Kết luận 5 8. Đề nghị 5 9. Tài liệu tham khảo 6 10. Mục lục 7 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2010 – 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường 1. Tên đề tài 2. Họ và tên tác giả 3. Chức vụ Tổ 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài a) Ưu điểm b) Hạn chế 5. Đánh giá và xếp loại Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường thống nhất xếp loại Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ………………………… ………………………… II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT………………………… Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT…………… …………………thống nhất xếp loại………………. Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ………………………… ………………………… III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại………………………. Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ………………………… PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2010 - 2011 (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở)…………………………………. - Đề tài - Họ và tên tác giả - Đơn vị - Điểm cụ thể Phần Nhận xét của người Đánh giá xếp loại đề tài Điểm tối đa Điểm đạt được 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8. Đề nghị 9. Phụ lục 1 10. Tài liệu tham khảo 11. Mục lục 12. Phiếu đánh giá xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20 đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH THỊ LIỀN  CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP 5 VẬN DỤNG LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ THIẾT THỰC Giáo viên : Nguyễn Thị Hoà (a) NĂM HỌC : 2010 – 2011 . 1/ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ 2/ Đặt vấn đề : a) Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu : Trong trường tiểu học, môn chính tả có một vị trí hết sức quan. vậy, học sinh cần thông thạo về cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả. Mặt khác môn chính tả còn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời rèn luyện cho học sinh. trước hết nó là một môn học có tính chất công cụ. Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì mới có phương tiện để học các môn học khác được dễ dàng. Chỉ xét tác dụng của chính tả đối với tập làm văn

Ngày đăng: 20/05/2015, 21:00

Xem thêm: học tốt môn chính tả lớp 5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w