Chữ viết là quan trong vậy, thế nhưng trong nhà trường của chúng ta ở các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đa số học sinh viết chữ chưa đẹp, thậm chí còn một số em viết sai c
Trang 1A) MỞ Đ ẦU:
I)LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Người Việt ta có nét văn hoá đáng trân trọng đó là yêu chữ viết
Bởi vì họ quen với việc cho chữ, tặng chư, xin bút tích… Người chia xa để lại lưu bút vào trang giấy tặng người yêu dấu Vào dịp tựu trường trong tiếng trống rộn
rã, thấy trò cùng khai bút Những dịp năm mới cùng với tục hái lộc, xông đất ông cha ta còn có tục khai bút đầu năm Tất cả trở nên thân thương đáng yêu biết bao vì người Việt yêu chữ viết của dân tộc mình
Người Việt yêu chữ viết là vậy, còn loài người coi chữ viết như thế nào? Chữ viết là một công cụ để phát triển xã hội, nó tích luỹ và bảo l ưu những thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên làm cho con người phát triển không ngừng qua việc tiếp thu thành quả của thế hệ trước
Chữ viết là quan trong vậy, thế nhưng trong nhà trường của chúng ta ở các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đa số học sinh viết chữ chưa đẹp, thậm chí còn một số em viết sai chính tả, viết nguệch ngoạc, cẩu thả mới đáng buồn làm sao ?
Như chúng ta biết một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường để học đọc, học viết Biết đọc, biết viết , là cả một thế giới mới lạ mở ra trước mắt các em Do vậy làm thế nào và làm bằng cách nào để học sinh bậc Tiểu học viết đúng, viết đẹp Đây là điều trăn trở, day dứt của những người trực tiếp cầm viên phấn hẵng ngày đến với học sinh qua từng nét chữ Có thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói :” Rèn chữ viết cho học sinh là rèn nết người cũng giống như các môn
học khác “ Do đó tôi chọn đề tài này để làm sáng kiến kinh nghiệm: “RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC”.
II)MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :
Trong nhà trường đối với học sinh chữ viết đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập Nếu chữ viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ thì học sinh sẽ học tốt các môn học, còn ngược lại chữ xấu, viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập
Giả sử như các em học sinh, các bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của chữ viết thì có lẽ trong nhà trường của chúng ta sẽ không có một trường hợp nào học sinh viết sai, viết xấu, sẽ không có trường hợp nào làm cho những người làm công tác giáo dục phải ray rứt trong lòng
Rèn chữ viết là một công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay từ cấp học đầu tiên Ví như một chiếc xe đang lên dốc chỉ có một hương là tiến về trước, nếu không cố gắng hoặc dừng lại là sẽ bị trụt xuống ngay Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, khiên trì, nhẫn nại bằng lương tâm, bằng trách nhiệm và bằng nghề nghiệp trong việc rèn chữ cho học sinh
Rèn chữ viết góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chât đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ để trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Trẻ em là tương lai ,là mầm non của đất nước Chỉ có tri thức mới đưa dân giàu, nước mạnh, xã hội
Trang 2phồn vinh” “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Vậy rèn chữ viết cho học sinh là rèn ngay từ lớp học, cấp học đầu tiên để làm nền móng vững chắc cho các cấp học trên Để rồi khi rời ghế nhà trường các em có đủ bản lĩnh, tự tin bước vào đời trở thành những người chủ nhân đất nước
B) THỰC TRẠÏNG :
I) C Ơ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI :
Ngoài sự quan tâm giáo dục của gia đình cộng với sự hỗ trợ của nhàtrường giữ một vị trí trong việc rèn chữ viết cho học sinh Vậy nhà trường là ai? Ai là người
có trách nhiệm lớn đó? Không riêng một các nhân ai mà mội chúng ta là những người thầy, người cô trực tiếp lăn viên phấn hằng ngày trên bảng đen – hãy ý thức được vấn này – hãy đồng loạt đưa tay cùng góp thêm sức rèn chữ viết cho học sinh
để đạt được mục tiêu “ viết đúng, viết đẹp”.Để làm được điều này là cả một quá
trình lâu dài chứ không phải một sớm một chiều mà đạt được Nó không đơn giản mhư một bài dạy kiến thức chỉ truyền thụ đủ là xong
II) THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG :
Những năm gần đây các trường có đầu tư và chú ý vào việc rèn chữ viết cho
học sinh Nhiều đợt phát động “ giữ vở sạch , rèn chữ viết đẹp “ được giáo viên và
học sinh thực hiện nhưng chưa có chiều sâu lắm Nhìn chung vẫn còn học sinh viết xấu, viết sai Do đâu mà học sinh viết như vậy ?
1)Về phía học sinh :
-Đa số học sinh ở lớp, ở trường chúng tôi sống vùng nông thôn do cách phát
âm thế nào thì viết như thê ấy dẫn đến viết sai lỗi chính tả
-Một số em mất căn bản, có lỗ hỏng trong kiến thức , không năm được âm vần, dấu thanh và nghĩa của từ dấn đến hậu quả viết sai do nhầm lẫn
-Một số em lười đọc sách, lười rèn viết, nếu có viết thì viết cẩu thả, viết để đối phó với thẩy cô Nếu thầy cô, cha mẹ không phát hiện kịp thời lâu dần trở thành thói quen
-Một số em chưa có tinh thần tự giác trong học tập, biết sai rồi mà không chịu sưả chữa, khắc phục để rồi trở thành lối mòn trong kiến thức
Ví dụ :
g/ gh (gồ ghề viết là ghồ ghề)
uêch/ uyêch (khuếch trương viết thành khuyếch trương)
dấu hỏi / dấu ngã (mĩ mãn viết thãnh mĩ mãn )
an / ang (tan tác viết thành tang tác )
ui / uôi (cái đuôi viết thành cái đui)
bừa bãi, tuỳ tiện vì thiếu hiểu biết
Trang 3 Ngồi ra cịn một số em chưa nắm được đặc điểm hình dáng, độ cao của các con chữ cái, chưa nắm được kĩ thuật viết chữ Trong tiến trình viết khơng chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở và sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ thể dẫn đến khĩ khăn lúng túng trong khi viết
động tác đơiø hỏi sự khéo léo , cẩn thận trong khi viết
2)Về phía gia đình:
-Một số gia đình chưa thực sự quan tâm nhắc nhở con em mình trong việc rèn chữ viết ở nhà theo yêu cầu thầy cơ
-Cĩ những gia đình hàng tháng hay thậm chí cả năm học khơng hề xem vở con em mình học ra sao vì bận lo bơn ba với cuộc sống cơm áo, gạo tiền Mặc dù giáo viên cĩ đến nhà nhiều lần để động viên thăm hỏi để giúp đỡ nhưng gia đình vẵn
lơ là chứ khơng thực sự quan tâm đến việc học con em mình
-Một số gia đình cịn khĩ khăn về vật chất, lo cho con cái khơng chu tất thiếu thốn sách vở, bút mực hơm nay viết bút này ngày mai viết bút khác, thơi là đủ màu mực ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh
3)Về phía giáo viên :
Cịn một số giáo viên chỉ thiên về truyền thụ về kiến thức, coi trọng việc cung cấp kiến thức chứ chưa thực sự rèn chữ viết cho học sinh Nếu cĩ thì cũng chưa rèn đến nơi đến chốn
-Chưa thực hiện tốt các tiết dạy tập viết trên lớp Trong tiến trình dạy chưa xốy mạnh, chưa khắc sâu vào quy trình chữ viết (điểm xuất phát điểm kết thúc con chữ)
-Một số giáo viên viếùt bảng hoặc viết vở của học sinh, chữ viết chưa đẹp chưa gây ấn tượng cho các em Vì chữ viết của giáo viên là thần tượng dễ làm cho các em học sinh bắt chước, nhất là học sinh tiểu học
Trên đây là một số nguyên nhân tìm hiểu đước qua nhiều năm làm cơng tác dạy học Do đĩ để nâng cao năng lực viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học, tơi
đã tìm ra một số phương pháp cải tiến về rèn chữ viết cho học sinh
C) PH ƯƠ NG PHÁP CẢI TIẾN :
I)NỘI DUNG CẢI TIẾN :
Một lần bàn về tiếng nĩi và chữ viết cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cĩ nĩi:
“Tiếng Việt ta rất đẹp vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp” và cố thủ tướng cịn nhắc nhở việc rèn chữ viết cho học sinh là rất cần thiết, bởi “nét chữ là nết người” Vậy làm thế nào và bằng cách nào để rèn chữ viết cho học sinh “đúng và đẹp” đây chính là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên chúng ta Muốn làm tốt được vấn đề này ta hãy giải quyết từng nguyên nhân
a)Nguyên nhân học sinh viết sai lỡi chính tả:
-Vì tiếng Việt ta được xây dựng trên cơ sở ghi âm Do vậy cĩ thể nĩi nguyên tắc cơ bản chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là phát âm theo thể nào thì viết thể ấy Cho nên rèn học sinh cĩ thĩi quen phát âm chuẩn, đọc đúng thì mới viết chính xác
Trang 4-Củng cố lỗ hỏng kiến thức cho học sinh bị mất gốc từ các lớp đầu cấp về âm, vần, dấu thanh qua các quy tắc chính tả Cần làm tốt các tiết chính tả trên lớp, thường xuyên nhấn mạnh và khắc sâu qua một số hình thức như :
sinh với giáo viên
góc học tập hoặc nơi nào dễ thấy nhất, luôn đập vào mắt học sinh hoặc
để cho phụ huynh biết mà hỗ trợ cho giáo viên trong việc rèn chính tả học sinh
theo nhiều hình thức nhằm khắc sâu và tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi chơi (cá nhân – cá nhân, nhóm – nhóm)
vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu chẳng hạn cho học sinh nhắc lại quy tắc chính tả, các ngày còn lại củng cố các môn học khác
các em dễ nhớ
*Mẹo về dấu hỏi hay dấu ngã :
Đối với các chữ có phụ âm đầu là : m, n, nh, l, v, d, ng (ngh) không biết các
chữ này viết dấu hỏi hay dấu ngã thì giáo viên cho học sinh nhớ câu: mình (m) nên (n) nhớ (nh) là (l) viết(v) dấu (d) ng ã(ng) Tất cả các chữ có phụ âm vừa nói
ở trên phần nhiều viết dấu ngã :
Ví dụ:
l lễ phép , lỗi lạc ….
v vãng lai , vững bền ….
d kiều diễm , giáo dưỡng ….
ng ngưỡng ngộ , nghĩa khí …
Ngoài ra chỉ có vài trường hợp viết dấu hỏi
*Mẹo để viết phụ âm đầu
Tr / ch :
+ Viết ch với trường hợp sau :
Chỉ quan hệ họ hàng : cha , chú , chồng, chị , cháu , chắt.
Chỉ các đồ dùng thường gặp trong gia đình : chai, chậu, chõng , chiếu chăn…
+ Viết tr với các tr ư ờng hợp sau:
Từ có ý chỉ không che đậy: trần truồng , trống trãi , trần truị , trùng trục ….
Từ có ý chỉ tính chất xấu : trâng trảo , trơ trẽn , tráo trợn ….
* Mẹo để viết vần :
Trang 5+ Vần ăn / ăng :
loăn xoăn , ngoằn nghèo …
căng thẳng …
-Thường xuyên nhắc nhở học sinh cách viết hoa, danh từ riêng, tên người nước ngoài …Viết hoa chữ cái đầu câu, sau dấu gạch đầu dòng … bắt đầu một lời thoại
Ví dụ : Tí và Sửu đi qua một đám ruộng bí Tí chợt trong thấy quả bí to ,
nói rằng :
- Chà ! Quả bí đâu mà to đến thế kia !
Viết hoa chữ cái mỗi dòng thơ, dụng ý tu từ
Ví dụ : Bàn tay con nắm bàn tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng (Tố Hữu) -Để xây dựng một nền móng ban đầu vững chắc, giáo viên làm công tác dạy học ở bậc Tiểu học phải xác định vấn đề rèn chữ viết cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu Học sinh viết đúng chính tả đòi hỏi người giáo viên phải tìm nhiều biện pháp và hình thức tổ chức tốt các tiết dạy chính tả Cụ thể thông qua các bài luyện tập chính tả qua nhiều phương pháp nhằm gây sức hứng thú, tìm tòi , sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu, tránh sai sót về quy tăc chính tả
Ví dụ : Thi đố nhau giữa học sinh với học sinh hoặc giáo viên đốù học
sinh
l hay n :
+ Chỉ vật đội trên đầu ? (nón)
+ Chỉ con vật kêu ủn ỉn ? (lợn)
+ Chỉ đò dùng để xúc đất ? (xẻng)
+ Chỉ vật dùng để chiếu sáng ?(đèn )
- Đối với những em, thường xuyên viết sai lỗi chính tả, giáo viên cho em
đó về nhà tập viết chữ sai nhiều lần để khắc sâu tránh nhầm lẫn
b)
Nguyên nhân học sinh viết chữ xấu:
chữ viết đẹp cho học sinh bằng nhiều cách :
-Điều muốn nói ở đây giáo viên cần phải là người viết chữ đẹp Viết chữ đẹp của người giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến học sinh mình Bởi vì lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi nhỏ dễ hay bắt chước, nhất là bắt chước trước tiên của người thầy, người cô của mình Cho nên chữ viết của giáo viên đóng vai trò quyết định đến chữ viết của học Vì vậy việc rèn chữ viết chi học sinh được tiến hành thường xuyên, liên tục , từ thấp lên cao từ đơn giản đến phức tạp qua nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1 :Rèn viết con chữ ( con chữ viết thường và con chữ viết hoa ).
-Giai đoạn này cơ bản cần cho học sinh nắm được hình dáng, đặc điểm cấu tạo và quy trình viết từng con chữ ở dòng kẽ
Trang 6+ Các con chữ 1 đơn vị(1 ô li vơ û) :
a , ă , â , c , e , ê, i , m , n , o , ô , ơ , u , ư , v , x.
+ Các con chữ cao 1,25 đơn vị(1,25 ô li vơ û)
r, s
+ Các con chữ cao 2 đơn vị (2 ô li vơ û)
d , đ , p , q
+ các con chữ 2,5 đơn vị (2,5 ô li vơ û)
I , k , h , y, b
-Đối với các con chữ cái viêt hoa gaío viên cần giúp học sinh nắm được nơi đặt bút và nơi dừng bút , thể hiện nét cong , nét uốn lượn
Ví dụ : Ở con chữ cái A , Ă , Â khi viết tạo ra biến điệu “lượn 2 đầu “ giống như làn sóng
Giai đoạn 2:
Từ chỗ rèn cho học sinh viết đúng , viết đẹp các con chữ cái viết thường và viết hoa giáo viên hướng dẫn cho các em tiến tới viết chữ
Ở giai đoạn này hướng dẫn cho học sinh kĩ thuật nối nét các con chữ trong một chữ (lia bút , rê bút ) và cách ghi dấu thanh
Ví dụ:
Lưu ý cách nối nét từ con chữ cái hoa sang con chữ cái thường trong một chữ
Giai đoạn 3:
Từ chỗ học sinh viết đúng, đẹp chữ viết giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến đến viết từ, cụm từ hay câu
Ở giai đoạn này yêu cầu học sinh viết đúng kĩ thuật về hình dáng, độ cao, cỡ chữ trong một từ, một cụm tư øhay một câu trên một dòng kẻ thẳng hàng
Ví dụ:
Giai đoạn 4
Đây là một bước cao hơn về rèn cho học sinh từ chỗ viét một con chữ cái, đến viết các con chữ cái trong một chữ, rồi tiến đến viết từ, cụm từ cả câu Cuối cùng viết một đoạn văn, một đoạn thơ hay cả một bài thơ hay bài văn
Trang 7Ở giai đoạn này đòi hỏi học sinh viết đúng, viết đẹp mà còn biết trình bày cả bài viết mang tính thẩm mĩ, đúng thể loại (văn hay thơ)
Ví dụ : * Văn vần thể lục bát
Câu 6 tiếng viết lùi vào 2 ô vở , viết hoa
Câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô vở
Văn xuôi
Chữ đầu tiên của một đoạn văn hay một bài văn phải viết lùi vào 2 ô và viết hoa, khi viết hết một hàng thì viết xuống hàng thứ hai và chữ đầu tiên của hàng thứ hai phải viết sát lề đỏ Chữ cái đầu tiên của một câu phải viết hoa
Trong giai đoạn này học sinh phải đàm bảo tốc độ viết nhằm đạt đến kết quả viết đúng, viết đẹp
Học sinh viết đúng, viết đẹp qua các phương pháp trên của giáo viên ở bốn giai đoạn vừa nói ở trên Bên cạnh đó một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta hết sức chú ý đó là tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở …Đúng như Lơ – vốp và Ram
Za Eva nói:”Muốn viết em phải nhìn lại mình để đặt vở sao cho đúng cách “.
Để nâng cao hơn về năng lực viết chữ cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu viết đúng, viết đẹp giáo viên cần sưu tầm thêm một số mẫu chữ viết phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh
+ Kiểu chữ viết đứng nét đều
+ Kiểu chữ viết đứng, nét thanh.
+ K iểu chữ viết nghiêng (15 0 ), nét đều
+Kiểu chữ viết nghiêng (15 0 ), nét thanh, nét đậm.
đẹp vừa trình bày ở trên, một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong việc rèn chữ viết cho học sinh đó là tài năng sư phạm biết phối hợp, biết vận dụng sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
-Phối hợp với cha mẹ học sinh bằng cách :
+Tổ chức họp cha mẹ học sinh 1 lần/tháng để bàn biện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó rèn chữ viết là quan trọng
+Tăng cường bài tập chép ở nhà phù hợp với lứa tuổi học sinh, trong đó có sự kiểm tra bài chép ở nhà của phụ huynh và kiểm tra trên lớp của thầy cô
+Tuyển chọn ra những em viết chữ đẹp, những em viết có tiến bộ để giáo viên báo cáo kết quả trước cuộc họp cha mẹ hàng tháng và khen dưới cờ vào tiết sinh hoạt đầu tháng nhằm gây sự kích thích cho học sinh trong việc rèn chữ
-Cách tổ chức ở lớp học :
+Đánh giá, xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng được đưa vào sổ theo dõi của giáo viên
+Phát động phong trào thi đua viết chữ đẹp giữa học sinh với học sinh, giữa
tổ với tổ
+Nêu gương các bạn viết chữ đẹp ở trong lớp, trong trường và ở mọi miền ở đát nước được đăng lên sách báo
+Kể các mẫu chuyện nói về chữ viết như : Danh nhân Thần Siêu luyện chữ ,
“ông Đồ” của Vũ Đình Liên hoặc truyện “ Chữ người Tử tù “ của Nguyễn Tuân…
Trang 8+Giáo viên là người mẹ, người cha thứ hai của học sinh điều này rất dễ gần gũi, động viên đối với những em viết chữ xấu, viết chưa đẹp bằng những lới an ủi
chân thành để các em vượt qua mặc cảm mà vươn lên : “Thành công nào cũng phải trãi qua khổ luyện; thiên tài là do bản thân, chỉ có 1% là do bẩm sinh”.
+Qua mỗi bài chấm giáo viên cần dành 1 điểm ưu tiên cho chữ đẹp nhằm khuyến khích học sinh có ý thức cẩn thận trong bài làm thể hiện qua chữ viết
+Mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, vì thế chữ giáo viên phải đẹp , phải cẩn thận vì học sinh coi chữ viết của thầy côlà loại chữ mẫu
+Ở mỗi trang đầu tiên của vở , giáo viên hướng dẫn cho các em ghi các câu thơ để khi mở vở ra thì các câu thơ đó đập vào mắt với ngụ ý khuyên các em rèn chữ viết đẹp
Người ngày thẳng sao chữ thì xiêu vẹo ? Người đẹp xinh sao chữ chẳng nên người?
Hãy luyện chữ như luyện hồn luyện tính Nét chữ, nết người hằng ghi nhớ bạn ơi!
(Đặng Hiển – Nhà giáo ưu tú )
II) KẾT QUẢ ĐẠT Đ Ư ỢC :
Với sáng kiến này tôi đã áp dụng trong năm học 2004 – 2005 cho thấy kết quả học sinh viết đúng đúng, viết đẹp đạt VSCĐ tăng dần theo từng tháng
Cuối năm được nhà trường đánh giá cao về phong trào rèn chữ viết đẹp, giữ
vở sạch 27/28 em được xếp loại A về VSCĐ tỉ lệ 89,3%, lớp được công nhận VSCĐ Học sinh 100% lên lớp thẳng, có nhiều em đạt loại khá, giỏi chiếm tỉ lệ rất cao ( 20/28) tỉ lệ 71,4% Điều đáng mừng ở đầy là học sinh lớp 2 tuy còn nhỏ nh ưng
Trang 9đã có ý thức trách nhiệm trong việc rèn chữ giữ vở, cùng thi học tập, cùng giúp nhau
cố gắng vươn lên chan hoà vui tươi trong học tập, trong sinh hoạt tự giác rất cao
III) BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
-Theo sáng kiến mới này có nhiều ưu điểm song thời gian thưc hiện phải lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo của giáo viên chủ nghiệm lớp
-Phải có sự phối hợp chặt chẽ và sự hỗ trợ từ phía nhà trường và gia đình với giáo viên chủ nhiệm lớp
-Giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người thầy, người cô mẫu mực, vừa là người
mẹ dịu hiền, vừa là người anh, người chị tin yêu của học sinh
-Phải có lòng nhiệt thành, tâm huyết với nghề
D) NHỮNG KIẾN NGHỊ:
Để thực hiện tốt việc rèn chữ cho học sinh đạt được mục tiêu là “ viết đúng viết đẹp “, đây là nổ lực của giáo viên chủ nghiệm lớp mà còn có sự hỗ trợ từ nhiều phía của nhà trường
+Nhà trường cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thường xuyên mở các lớp chuyên đề để bàn về việc rèn chữ viết cho học sinh
+Mỗi phòng học cần có bảng phô tô phóng to các con chữ cái và tư thế ngồi viết để học sinh quan sát hàng ngày mà luyện viết chữ đẹp cho học sinh
+Nhà trường cần có phòng truyền thống (tủ) để trưng bày các sản phẩm VSCĐ và những giáo án mẫu mà giáo viên và học sinh đạt được hằng năm để học sinh tham quan, học hỏi
+Cuối mỗi học kì nhà trường tạo điều kiện một buổi để học sinh từng khối sinh hoạt riêng ( ở ngoài sân hay trong phòng học, các gương điển hình báo cáo các kinh nghiệm đạt được về rèn chữ viết đẹp để các bạn nghe “Lập câu lạc bộ” học sinh viết “chữ đẹp”
+Đối với bản thân giáo viên cũng tự mình rèn chữ viết vì chữ viết của giáo viên được học sinh xem là loại chữ mẫu để các em bắt chước
Hoà Xuân , ngày 15 tháng 5 năm 2005
Người viết