1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tài công ty xây dựng số 8 Thăng Long

77 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 507,5 KB

Nội dung

Qua quá trình thực tập tại CTCP cơ khí ĐỗKha, em cũng nhận thấy tình hình sử dụng vốn cố định gặp rất nhiều vấn đềnhư: hiệu quả sử dụng cốn chưa cao, tốc độ chu chuyển còn chậm…Gây ra tì

Trang 1

Công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha là một doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực sản xuất kinh doanh nên lượng tài sản cố định của công ty hiện naychiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản Qua quá trình thực tập tại CTCP cơ khí ĐỗKha, em cũng nhận thấy tình hình sử dụng vốn cố định gặp rất nhiều vấn đềnhư: hiệu quả sử dụng cốn chưa cao, tốc độ chu chuyển còn chậm…Gây ra tìnhtrạng lãng phí, mất cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sảnphẩm

Từ vấn đề cấp thiết trên và qua việc điều tra khảo sát tình hình thực tế tại

doanh nghiệp, em lực chọn đè tài:“ Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

cổ phần cơ khí Đỗ Kha”

Bài luận văn đã thể hiện một cách khía quát về thực trạng sử dụng VCĐcủa công ty trong thời gian hiện nay Dựa trên nền tảng lý thuyết đã được học ởtrường đại học Thương Mại với việc phân tích qua điều tra phỏng vấn và phântích báo cáo tài chính của CTCP cơ khí Đỗ Kha Bài luận văn đã chỉ ra đượcnhững mặt tích cực và hạn chế trong việc sử dụng VCĐ của công ty, từ đó đề tacác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ cho lãnh đạo CTCP cơ khí

Đỗ Kha giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài Luận Văn này, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản thân, em

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, các

cá nhân đoàn thể thể trong và ngoài trường.

Trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính Ngân Hàng, Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Thương Mại, những người đã trang bị kiến thức đầu tiên, giúp em rèn định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức trong suốt bốn năm học vừa qua.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Nguyễn Thanh Huyền, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thiện Luân Văn tốt nghiệp nghiệp này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha, các anh chị phòng Kế toán công ty, các công nhân trong doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em được tham gia tiếp cận thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Là công trình nghiên cứu đầu tay, do điều kiện hạn chế về thời gian và tài liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để nội dung nghiên cứu vấn

đề này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội,, ngày…tháng…năm 2011

Trang 3

Sinh viên: Lê Minh Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 8

1.2 Xác lập tuyên bố đề tài 9

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 10

1.4 Phạm vi nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 12 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 12

2.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 14

2.2.1 Phân loại vốn cố định của doanh nghiệp 14

2.2.2 Vai trò của vốn cố định đối với Doanh nghiệp 17

2.2.3 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 18 2.2.3.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp 18

2.2.3.2 Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 19

2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 20

2.3 Tổng quan khách thể nghiên cứu 23

2.3.1 Các công trình đã công bố có liên quan 23

2.3.2 Những kết quả và hạn chế trong các đề tài đã công bố 24

2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA 28 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 28

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 28

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 29

3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 29

Trang 5

3.1.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp 29

3.1.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp 30

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA 30

3.2.1 Giới thiệu tổng quát về CTCP cơ khí Đỗ Kha 30

3.2.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY 30

3.2.1.2 Mô hình tổ chức công ty 32

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí Đỗ Kha 34

3.2.2.1 Nhân tố khách quan 34

3.2.2.2 NHÂN TỐ CHỦ QUAN 35

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên 36

3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm 36

3.3.2 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia 38

3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ câp 39

3.4.1 Khái quát về tình trạng hoạt động kinh doanh của CTCP cơ khí Đỗ Kha 39

3.4.2 Phân tích sự biến động của vốn cố định 40

3.4.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA 41

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CTCP CƠ KHÍ ĐỖ KHA 43 4.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 43

4.1.1 Những kết quả đã đạt được trong quá trình sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí Đỗ Kha 43

4.1.1.1 Công ty đã luôn đầu tư VCĐ qua các năm 43

4.1.1.2 Lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng 43

4.1.1.3 Công ty đã tại công ăn việc làm cho rất nhiều cán bộ công nhân viên 44

4.1.2 Những hạn chế tồn tại trong quá trình sử dụng VCĐ tại CTCP cơ khí Đỗ Kha 44

4.1.2.1 TSCĐ của công ty chưa được sử dụng triệt để, sự đầu tư cho máy móc, thiết bị chưa đúng hướng 44

Trang 6

4.1.2.2 Sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị vẫn còn hạn chế, công ty chưa linh hoạt trong khâu tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ 454.1.2.3 Công ty chưa coi trọng công tác bồi dưỡng đào tạo trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty 464.1.2.4 Khâu bảo dưỡng TSCĐ của công ty còn kém 464.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁP TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN NĂM 2011-2015 474.2.1 Mục tiêu chung 474.2.2 Những mục tiêu cụ thể 474.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ CỦA CTCP CƠ KHÍ ĐỖ KHA 484.3.1 Giải phóng nhanh TSCĐ không dùng, có sự đầu tư tương ứng cho các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh 484.3.2 Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ 504.3.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ qua đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty 534.3.4 Phải thường xuyên tiến hành sửa chữa, bảo quản TSCĐ 544.4 CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ CỦA CTCP CƠ KHÍ ĐỖ KHA 554.3.1 Một số kiến nghị với ban lãnh đạo công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha 554.3.2 Kiến nghị với Nhà nước 56

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3.3 Tài sản cố định không được sử dụng 60

3.10 Ý thức, trách nhiệm người lao động 63

3.13 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP cơ khí Đỗ Kha 653.14 Biến động vốn kinh doanh của công ty 67

3.16 Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty 6-9

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới Sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt Muốn tồn tại trong nền kinh tế thịtrường các doanh nghiệp cần có công cụ quản lý hiệu quả

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho quá trình đóđược duy trì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có các yếu tố cơ bản làvốn, lao động kỹ thuật và công nghệ Trong đó, vốn là tiền đề của sản xuất kinhdoanh, không có vốn thì dù có lao động kỹ thuật, doanh nghiệp cũng không thểtiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường có sự điềutiết vĩ mô của nhà nước, các thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, cạnhtranh với nhau Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh luôn là vấn

đề đặt ra hàng đầu cho các nhà quản lý trong mọi thời đại Không một chủdaonh nghiệp nào muốn mình làm ăn thô lỗ, phá sản Các doanh nghiệp khôngchỉ thể hiện vị thế của mình thông qua số vốn hiện có của doanh nghiệp nhiềuhay ít mà quan trọng hơn là số vốn đó được sử dụng hiệu quả hay không? Việc

sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp là giải pháp tốt nhất để doanhnghiệp có thể tạo nên sự khác biệt

Để luôn nắn thế chủ động trong kinh doanh đòi hỏi chủ doanh nghiệpluôn có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp Một trong những vấn đề đó

là sử dụng vốn hiệu quả Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả đó cũng làmột thế mạnh để doanh nghiệp tạo lập được vị trí của mình trên thương trường

Vốn cố định là một nguồn lực của doanh nghiệp, nó thường chiếm tỷtrọng cao trong tổng vốn kinh doanh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất

nó thường có giá trị lớn và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của

Trang 10

doanh nghiệp Còn về mặt hiện vật thì vốn cố định thể hiện vai trò của mìnhqua TSCĐ Do đó quản lý và sử dụng vốn cố định sao cho có hiệu quả là yêucầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp hiện nay.

Thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha, emnhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nóichung cũng như vốn cố định nói riêng trong quá trình sản xuất Do là doanhnghiệp sản xuất nên hàm lượng vốn cố định trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọngcao, tập trung chủ yếu vào máy móc, trang thết bị vận tải, nhà của, vật kiếntrúc…Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, em cũng nhận thấy tình hình sửdụng vốn cố định gặp rất nhiều vấn đề như: hiệu quả sử dụng cốn chưa cao, tốc

độ chu chuyển còn chậm…Gây ra tình trạng lãng phí, mất cơ hội đầu tư, làmtăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm Do đó, em cảm thấy cần có giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, đặc biệt là vốn cố định Đây làmột vấn đề đáng quan tâm của ban lãnh đạo, các tổ chức quản lý, các phòngban…để thúc đẩy quá trình sản xuất, sử dụng hợp lý vốn hóa, giúp công ty hạgiá thành, thu hồi nhanh đầu tư để tái sản xuất

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động của công ty cổ phần

cơ khí Đỗ Kha Em nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định tại CTCP cơ khí

Đỗ Kha vẫn ở mức trung bình, vẫn còn mắc phải một số hạn chế nhất định Vìvậy việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty một cách cụthể để tìm rõ hạn chế, nguyên nhân từ đó đưa ra biện pháp khác phục, phát triểnhoạt động của doanh nghiệp là việc cần thiết

Từ vấn đề cấp thiết trên và qua việc điều tra khảo sát tình hình thực tế tại

doanh nghiệp, em lực chọn đề tài:“ Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

cổ phần cơ khí Đỗ Kha”.

1.2 Xác lập tuyên bố đề tài

Trang 11

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ Đểlàm sáng tỏ vấn đề cả về mặt lý thuyết và thực trạng, đề tài tập trung giải quyếtmột số vấn đề sau:

1 Vốn cố định là gì? Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp là gì?

2 Các chỉ tiêu nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp?

3 Các yếu tố nào tác động tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp?

4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha hiệnnay như thế nào? Những thành công đạt được? Những hạn chế còn mắcphải? Nguyên nhân của là do đâu?

5 Các giải pháp và kiến nghị cụ thể để giúp công ty cổ phần cơ khí Đỗ Khanâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là như thế nào?

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn cố định, ápdụng lý thuyết vào thực tế để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan hiệu quả sử dụngvốn cố định tại công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha Qua đó, góp phần giúpcông ty thấy được kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồntại trong quá trình sử dụng vốn cố định, nhận thức điểm mạnh cũng nhưđiểm yếu của mình để từ đó có biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cố định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh

- Đề xuất các giải pháp mong muốn phần nào đóng góp ý kiến của mìnhgiúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong quá trình hoạt

Trang 12

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha

- Về thời gian: Các số liệu và tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định củacông ty được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm 2008, 2009, 2010

Kết cấu luận văn

Bố cục của luận văn ngoài tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danhmục các từ viết tắt…thì nội dung chính được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1:Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn

cố định trong doanh nghiệp

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn cố định của

doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng của hiệu quả sử dụng

vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha

Chương 4: Các kết luận và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố

định tại công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha

Trang 13

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

Vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắtđầu và duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiềncủa giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ giá trị tài sản được đầu tư, sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằmmục đích sinh lợi

Như vậy, vốn kinh doanh mang các đặc trưng là phải được tích lũy đếnmột lượng đủ lớn để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phải đượcđại diện bằng một lượng giá trị tài sản cụ thể và phải luôn được vận động đểsinh lời

Vốn cố đinh:

Vốn cố định là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư hình thànhtài sản dài hạn của doanh nghiệp Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian sửdụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong thời gian hơn 1 năm hoặc trong 1 chu

kỳ kinh donah của doanh nghiệp

VCD trong DN bao gồm : giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài chính dài hạn,bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn và các tài sản dài hạn khác nhưchi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí

Trang 14

Vốn lưu động:

Là bộ phận vốn kinh doanh được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp Đây là một bộ phận vốn quan trọng bởi lẽ nó góp phần tạo ranhững yếu tố tài sản ngắn hạn phục vụ thường xuyên cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Tài sản cố định:

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sửdụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp TSCĐ là bộphận tài sản quan trọng biểu hiện quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu củadoanh nghiệp

Tài sản cố định thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:

+ Tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD của doanh nghiệp với tư cách

là tư liệu lao động

+ Có thời gian sử dụng dài

Trang 15

được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ(theo TT 203/2009/TT-BTC):

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụngtài sản đó

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

 Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên )Tài sản cố định vô hình là là tài sản không có hình thái vật chất nhưngxác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinhdoanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Hiệu quả:

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phản ánh trình

độ của con người khi sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong quá trình hoạtđộng để đạt được kết quả với mục đích của mình

Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh

tế phản ánh trình độ sử dụng VCĐ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện qua kết quả đạt đượctrong quá trình đầu tư khai thác sử dụng VCĐ vào hoạt động kinh doanh và sốVCĐ đã sử dụng để đạt được kết quả đó

2.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Phân loại vốn cố định của doanh nghiệp

Trang 16

VCĐ có đặc điểm là thời gian luân chuyển kéo dài từ 1 năm trở lên Sựluân chuyển này phụ thuộc vào chính quá trình khai thác, sử dụng và bảo quảncác tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng như các chính sách tài chính có liênquan của doanh nghiệp.

Cơ cấu VCĐ của doanh nghiệp có thể biểu hiện qua cách thức xem xétnhững bộ phận VCĐ khác nhau và quan hệ giữa chúng trong tổng thể VCĐ.Thông thường VCĐ được xem xét như sau:

Theo hình thức biểu hiện: theo tiêu thức này VCĐ gồm:

Giá trị của TSCĐ: là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử

dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên hoạc qua nhiều chu kỳkinh doanh Như vậy một tài sản được coi là TSCD khi nó làm chức năng củamột tư liệu lao động hay là phương tiện sản xuất kinh doanh chứ không phải là

sử dụng vào mục đích khác TSCĐ tham gia bào nhiều chu kỳ kinh doanh sảnxuất kinh doanh, nhưng nhìn chung thay đổi về hình dáng hiện vật, song nănglực sản xuất và giá trị của nó giảm dần Hiện tượng này do TSCĐ tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất và bị hao mòn

Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư của doanh nghiệp

ra bên ngoài, thời gian thu hồi vốn là từ 1 năm trở lên Hoạt động đầu tư tàichính dài hạn của doanh nghiệp có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau Do vậy, cũng hình thành lên những bộ phận tài chính khác nhau như: đầu

tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, đầu tư công ty con, đầu tư công tyliên kết, đầu tư dài hạn khác Các khoản đầu tư này góp phần quan trọng giúpdoanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tạo thêm thu nhập, nâng caohiệu quả sử dụng và thực hiện các mục đích khác như xâm nhập vào các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trang 17

Tài sản dài hạn khác: Trong quá trình kinh doanh, ngoài TSCĐ và

đầu tư tài chính dài hạn thì doanh nghiệp còn sử dụng vốn để hình thành nênnhững bộ phận tài sản phục vụ cho kinh doanh có thời gian thu hồi và luânchuyển từ 1 năm trở lên như:

+ Phải thu dài hạn

+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

+ Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

Xét về mặt giá trị, 3 loại tài sản trên biểu hiện 3 bộ phận cấu thành VCĐcủa doanh nghiệp Và 3 bộ phận này có thể chuyển hóa cho nhau trong quátrình kinh doanh của doanh nghiệp Tùy theo quyết định đầu tư sử dụng vốncủa doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì VCĐ được đầu tư sửdụng được đầu tư chủ yếu vào TSCĐ Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại bộ phậnVCĐ đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác Nhưngkhoản đầu tư này không mang tính chất thường xuyên, liên tục và chiếm tỷ lệnhỏ trong VCĐ của doanh nghiệp

Theo phạm vi sử dụng: theo tiêu thức này thì VCĐ gồm.

VCĐ đầu tư sử dụng tại doanh nghiệp: đây là bộ phận đầu tư hình

thành các tài sản sử dụng tại doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp theo dõi, quản

lý và trực tiếp thực hiện sử dụng Các tài sản này trục tiếp phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp Vì vậy, bộ phận này thường chiếm tỷtrọng lớn trong VCĐ của doanh nghiệp

VCĐ đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: đây là bộ phận của doanh

nghiệp được đầu tư ra bên ngoài dưới hình thức cho thuê TSCĐ, cho vay vốn

Trang 18

dài hạn, góp vốn liên doanh dài hạn… nhằm tạo sự linh hoạt trong sự sử dụngvốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây dựng cơ bản hoàn thành

2.2.2 Vai trò của vốn cố định đối với Doanh nghiệp.

Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp.Còn về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định.Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Nó gắn liền với Doanh nghiệp trongsuốt quá trình tồn tại Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặtgiá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào

Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh

nghiệp, phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặcđiểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành

Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản

xuất hàng hoá của doanh nghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗichu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính

ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chấtlượng

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng

cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo

ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thịtrường Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánhgiá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau chodoanh nghiệp:

Trang 19

 Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanhnghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm Điều này có thể dẫn cácdoanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổimới tài sản.

 Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranhgiành mất một phần thị trường của doanh nghiệp và điều này buộc doanhnghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều vềchi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp

Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

 Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiệnkhá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay Trên cơ sởtrị giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không vàcho vay với số lượng là bao nhiêu

 Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tàisản cố định mà Công ty nắm giữ Do vậy trong quá trình huy động vốn choDoanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy củacác nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện có vàhàm lượng công nghệ có trong tài sản cố định của Công ty

2.2.3 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp

2.2.3.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp.

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ

là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Căn cứvào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác cácnguồn vốn đầu tư phù hợp

Trang 20

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể khai thácnguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như: lợi nhuận để lại táiđầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách nhà nước tài trợ, từnguồn vốn vay ngân hàng, từ thị trường vốn…Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm,nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau;

Vì thế trong khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp phải chú ý

đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn

để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất chodoanh nghiệp Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén và luôn đổi mới cácchính sách, cơ chế tài chính của nhà nước để tạo mọi điều kiện cho doanhnghiệp có thể khai thác, huy động được các nguồn vốn cần thiết

2.2.3.2 Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt độngđầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình ) vàcác loại hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá,dịch vụ) của doanh nghiệp

Do đặc điểm của TSCĐ và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kì sảnxuất kinh doanh song vẫn giữ được nguyên hình thái vất chất và đặc tính sửdụng ban đầu(đối với TSCĐ hữu hình) còn giá trị còn lại chuyển dịch dần dầnvào giá trị sản phẩm Vì thế nội dung bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm haimặt hiện vật và giá trị.Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở , tiền đề đểbảo toàn vốn cố định về mặt giá trị

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hìnhthái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duytrì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Điều đó có nghĩa là trongquá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mátTSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sủa chữa TSCĐ nhằm duy

Trang 21

VCĐ bình quân trong kỳ

trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ , không để TSCĐ bị hư hỏngtrước thời hạn quy định Mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõiriêng.Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ ; mọitrường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và cóbiện pháp sử lý

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được giá trị thực (sứcmua) của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư banđầu bất kể sự biến động giá cả, sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng củatiến bộ khoa học kĩ thuật

2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, người ta thường sửdụng các chỉ tiêu sau:

Doanh thu thực hiện trong kỳ

VCĐ đầu năm + VCĐ cuối

2

Trang 22

Doanh thu thực hiện trong kỳ

Lợi nhuận của DN ở trong kỳ

Chỉ tiêu vốn cố định bình quân của một doanh nghiệp cao hay thấp phụthuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp Với doanh nghiệp đầu tư sảnxuất mở rộng thì chỉ tiêu này phải cao tăng dần qua các năm, còn đối với cácdoanh nghiệp mà đầu tư sản xuất bình thường thì chỉ tiêu này qua các năm cóthể tăng nhưng ở mức độ không cao lắm thậm chí với doanh nghiệp trong nămkhông đầu tư vào vốn cố định thì chỉ tiêu này còn giảm đi do hao mòn TSCĐqua các năm

+ Hàm lượng vốn cố định:

Đây là nghịch đảo của chi tiêu hệ số phục vụ VCĐ Nó cho thấy để tạo

ra một đồng doanh thu trong kỳ thì DN phải sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ Chỉtiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt được càng cao

Hàm lượng VCĐ =

+ Hệ số sinh lời của vốn cố định:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng VCĐ sẽ tham gia tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố địnhđược đánh giá càng cao Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giáhiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

VCĐ bình quân trong kỳ

Trang 23

VCĐ bình quân trong kỳ

Tổng NG TSCĐ bình quân hiện có trong kỳ

Tổng doanh thu thực hiện trong kỳTổng NG TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ

Hệ số sinh lời của VCĐ =

+ Hệ số sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này cho thấy có bao nhiêu % nguyên giá TSCĐ hiện có trong kỳđang được sử dụng Nó phản ánh tỷ lệ huy động TSCĐ vào sản xuất kinhdoanh Tỷ lệ này càng cao thì khả năng khai thác TSCĐ vào sử dụng càng triệt

để hay doanh nghiệp đầu tư mua sắm tài sản cố định hợp lý

Hệ số sử dụng tài sản cố định =

+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ tham ratạo ra bao nhiêu dồng doanh thu thực hiện

Trang 24

+ Hệ số sinh lợi của TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định tham ratạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

Hệ số sinh lời của TSCĐ =

Chỉ tiêu sinh lợi TSCĐ càng cao càng tốt, do NG TSCĐ bình quân trong

kỳ ít thay đổi khi đó hệ số sinh lợi của TSCĐ mà cao thì lợi nhuận đạt đượctrong kỳ của doanh nghiệp cũng sẽ cao, lợi nhuận là mục tiêu hoạt động hàngđầu của doanh nghiệp

+ Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đem ra đầu tư dài hạn thì đemlai bao nhiêu đồng thu nhập hoạt động từ đầu tư dài hạn đó

Hệ số thu nhập trên ĐTDH =

Hệ số thu nhập trên ĐTDH càng cao tốt, do nó thể hiện thu nhập từ hoạtđộng đầu tư dài hạn tăng nhanh hơn so với sự tăng của vốn đầu tư dài hạn bìnhquân

+ Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn thì doanhnghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó

Lợi nhuận đạt được trong kỳ

Tổng NG TSCĐ bình quân trong kỳ

Thu nhập đầu tư dài hạn

Vốn đầu tư dài hạn bình quân

Trang 25

Lợi nhuận đầu tư dài hạn

Hệ số lợi nhuận của vốn ĐTDH =

Hệ số lợi nhuận của vốn ĐTDH càng cao càng tốt, do nó thể hiện mức

độ tăng của lợi nhuận đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cao hơn vốn đầu tư dàihạn bình quân của doanh nghiệp Điều này chứng tỏ là doanh nghiệp đầu tư dàihạn hợp lý để sinh ra lợi nhuận

2.3 Tổng quan khách thể nghiên cứu

2.3.1 Các công trình đã công bố có liên quan

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung đã đượcnhiều sinh viên của trường Đại học Thương Mại cũng như sinh viên các trườngkhác lựa chọn là luận văn cuối khóa học tuy nhiên đi sâu vào việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn cố định thì ít người lựa chọn Trong thời gian nghiên cứu

đề tài này, em đã tiếp cận với hai luận văn của khóa trước để tìm hiểu sau hơntầm quan trọng của đề tài và các vấn đề cần phải giải quyết Cả hai luận vănđều đi sâu nghiên cứu về VCĐ, đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và đề suất giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp Tuy nhiên, phạm vinghiên cứu của mỗi đề tài là khác nhau nên giải pháp được đề xuất cũng tùythuộc vào thực tế tình hình hoạt động và loại hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được lựa chọn làm không gian nghiên cứu

Đề tài thứ nhất: “ Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty in Lao động – Xã hội ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm – K34D2

Vốn đầu tư dài hạn bình quân

Trang 26

Đề tài thứ hai: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam” của tác

giả Hồ Thị Thảo – K42D3

2.3.2 Những kết quả và hạn chế trong các đề tài đã công bố

Đối với đề tài thứ nhất : “ Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty in Lao động – Xã hội ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm – K34D2 Luận văn được

nghiên cứu từ năm 2002

Trong luận văn, tác giả đã nêu ra rất nhiều vấn đề liên quan tới hiệu quả

sử dụng vốn cố định như nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tớiviệc sử dụng VCĐ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố đinh Tuynhiên, những phương hướng này chỉ trình bày chung chung, đặc biệt là trongphần nhân tố khách quan tác giả không đề cập tới sự phát triển của khoa họccông nghệ mặc dù đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới hao mòn tài sản cốđịnh (hao mòn vô hình)

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh số liệu và phân tích, đánh giá hiệuquả sử dụng vốn cố định qua các năm đồng thời cũng đi sâu phân tích hiệu quả

sử dụng vốn cố định Tuy nhiên trong phân tích kết quả hoạt động trong công

ty thì tác giả lại không đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh mà sử dụng các chỉtiêu về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời để phân tích

Trong phần kết luận, tác giả đã đưa ra được 8 nhóm giải pháp tuy nhiêncác giải pháp vẫn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể vì vậy nên thiếu tínhthực tế

Trang 27

Đối với đề tài thứ hai: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam” của

tác giả Hồ Thị Thảo – K42D3

Vì đề tài thứ hai này được viết năm 2010 và cũng có tham khảo đề tàithứ nhât nên đề tài thứ hai của tác giả Hồ Thị Thanh Thảo nhìn chung đã khắcphục được những điểm còn thiếu sót trong luận văn của tác giả Nguyễn ThịThanh Tâm Tuy nhiên, trong luận văn của tác giả Hồ Thị Thanh Thảo lạikhông đề cập tới các nhận tố khách quan cũng như nhân tố chủ quan ảnh hưởngtới hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp

Luận văn được trình bày theo kiết cấu mới và rất khoa học, trong quátrình phân tích tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra là phát phiếu điều trarồi tổng hợp lại bằng phần mềm excel, đây là phương pháp mới cần được họctập Tuy nhiên số lượng phiếu điều tra là quá ít chỉ có 5 phiếu nên vẫn thiếutính thực tế, thực ra thì với số lượng 5 phiếu thì phương pháp điều tra nên làphương pháp phỏng vấn chuyên gia thì sẽ có chất lượng tốt hơn

2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Qua việc tham khảo hai đề tài trên và cùng với thực trạng nghiên cứu

của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha, em quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha”

Trên quan điểm kế thừa hai đề tài trên về:

- Lý thuyết, những vấn đề lý luận hiệu quả sử dụng vốn cùng những chỉtiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh

Trang 28

- Phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu như : phát phiếu điều tra,thu thập thông tin thứ cấp, tổng hợp ý kiến chuyên gia…

Tuy có kế thừa một số phương pháp, lý luận và một số giải pháp về nângcao hiệu quả sử dụng VCĐ tại DN của hai đề tài trên, nhưng bài luận văn của

em có một số điểm khác biệt khắc phục được nhược điểm của hai đề tài trên là:

- Công ty nghiên cứu: đề tài của em nghiên cứu về một công ty cơ khí cụthể khác biệt với công ty in, và công ty cổ phần phát triển năng lượng

- Thời gian nghiên cứu: đề tài của em được viết dựa vào số liệu 3 năm

2008, 2009, 2010 nên tính mới của đề tài sẽ được cập nhật hơn

- Phương pháp nghiên cứu: đề tài của em cũng sử dụng phương phápnghiên cứu là sử phương pháp điều tra phỏng vấn, pháp phiếu điều tra với sốlượng lớn và tổng hợp bằng phần mềm SPSS để mang lại kết quả khách quannhất cho đề tài

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cố định: em đưa ra những giải hếtsức cụ thể phù hợp với tình hình tại doanh nghiệp mà em thực tập

Ngoài ra đề tài em còn có những nét khác biệt riêng với các đề tài khác:

- Về không gian nguyên cứu: khi em thực hiện nghiên cứu luận văn tạicông ty cơ khí Đỗ Kha, về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn cố đinh Em có thểkhẳng định rằng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề như của em tại CTCP

cơ khí Đỗ Kha

- Về thời gian: trong thời gian em thực tập, nghiên cứu tại doanh nghiệpthì không có một sinh viên nào thực tập cùng nên các số liệu của em điều trahoàn toàn la riêng biết

Trang 29

- Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của em sử dụngtrong bài là rất mới, đảm bảo điều tra phân tích được sát thực với tình hình sửdụng vốn của công ty.

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CƠ KHÍ ĐỖ KHA 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có những dữ liệu ban đầu về thực trạng VKD của công ty nói chung

và công tác sử dụng VKD nói riêng, em sử dụng các phương pháp sau đây:

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

 Phương pháp điều tra:

Để thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình thực tậptại công ty, em đã phát ra 50 phiếu điều tra cho giám đốc, phó giám đốc, kếtoán, các kỹ sư cùng với công nhân trong toàn công ty Phiếu điều tra được phát

ra và thu về sau 1 tuần Mẫu phiếu điều tra được xây dựng dự trên mẫu phiếutham khảo của các luận văn cùng đề tài nghiên cứu và của mẫu phiếu trong

sách “phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” Các câu hỏi của phiếu điều tra

xoay quanh các vấn đề:

o Hiện trạng của TSCĐ tại CTCP cơ khí Đỗ Kha

o Đánh giá thực trạng sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí Đỗ Kha

o Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ tại CTCP cơkhí Đỗ Kha

o Mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tạiCTCP cơ khí Đỗ Kha

Kết quả mà em thu được là những ý kiến đánh giá thực trạng VCĐ và cụthể TSCĐ của công ty Các ý kiến hoàn toàn khách quan

 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

Ngoài việc sử dụng phiếu điều tra, em còn thực hiện phỏng vấn 4 người

là bà Hoàng Thị Hệ (giám đốc công ty), ông Trần Doãn Sơn (phó giám đốccông ty), bà Trần Thị Hải (kế toán trưởng của công ty), ông Nguyễn Bá Dáp(kế toán của công ty)

Trang 31

Thông tin thu được từ các nhà lãnh đạo của công ty thường có độ chínhxác cao, bởi vì họ là những người đứng đầu công ty có một cái nhìn tổng quátnhất về tình hoạt động của công ty và đề ra chiến lược hoạt động trong thờigian tới của công ty Bởi vậy, thông qua phỏng vấn có thể tìm hiểu một cáchsâu hơn, cụ thể hơn về thực trạng sử dụng VCĐ tại công ty, và từ đó nhận dạngđược các ưu nhược điểm còn tồn tại Để đạt được hiệu quả như mong muốn,cần xác định rõ đối tượng mục tiêu đối tượng cần phỏng vấn

Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn đi sâu vào tìm hiểu tình trạng sửdụng VCĐ, nguyên nhân của các hạn chế trong việc sử dụng VCĐ, định hướngnâng cao VCĐ trong các năm tới của doanh nghiệp

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Trước hết em nghiên cứu những tài liệu do công ty cung cấp như: Bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tănggiảm TSCĐ trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Qua đó thấy được tình hình thực

tế của các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, nguyên giá TSCĐ để phát hiện

ra vấn đề doanh nghiệp còn gặp phải trong việc sử dụng VCĐ của doanhnghiệp Nguồn tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp rất nhiều thông tin thích hợp

và cần thiết cho quá trình nghiên cứu

Ngoài ra em có tham khảo một số luận văn của các anh chị sinh viên

khoá trước của trường Đại học Thương Mại, sách “Tài chính doanh nghiệp”, sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” có liên quan để hiểu hơn vấn

đề nghiên cứu

3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

3.1.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp em phân loại các dữ liệu và xử

lý dữ liệu với những công cụ hỗ trợ hiệu quả

Đối với phiếu điều tra do điều tra với số lượng lớn 50 phiếu nên sau khithu lại phiếu em sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thông tin trên phiếuđiều tra Thông qua công cụ SPSS em có thể tìm hiểu tổng quát về thực trạng

sử dụng VCĐ của công ty dưới nhận xét của các nhân viên cũng như lãnh đạotrong doanh nghiêp

Trang 32

Đối với dữ liệu phỏng vấn chuyện gia em tổng hợp các ý kiến của cáclãnh đạo trong công ty, phân tích đánh giá các ý kiến, tìm ra được những ý kiếnchung lý giải tình hình sử dụng VCĐ của công ty và những ý kiến riêng củatừng cá nhân

3.1.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Trước tiên em được học các kiến thức ở trường đại học Thương Mại vềtài chính doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu xử lý dữ liệu với phần mềmSPSS

Sau đó, đối với dữ liệu là tài liệu do doanh nghiệp cung cấp thì em sửdụng phần mền Excel để tính toán so sánh các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Từ đó dưới góc độ tài chính để đưa ra các nhận xét

về tình hình hoạt động của công ty

Cuối cùng, em tham khảo thêm các hướng phân tích, các giải pháp kiếnnghị đề ra trong các luận văn có cùng đề tài của các anh chị khóa trên trườngĐại học Thương Mại

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA.

3.2.1 Giới thiệu tổng quát về CTCP cơ khí Đỗ Kha

3.2.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA

- Địa chỉ trụ sở chính: 23 Xương Giang, Phường Ngô Quyền, thành phốBắc Giang, tỉnh Bắc Giang

- Địa chỉ nhà máy: Khu công nghiệp Song Khê, Nội Hoàng, huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang

- Điện thoại: 02403.860.777

- Fax: 02403.860.860

- Họ và tên giám đốc: Hoàng Thị Hệ

Trang 33

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2003000016 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Bắc Giang cấp

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: chế tạo, sản xuất, mua bán máy công

cụ, máy bơm nước, động cơ điện, đúc gang, đúc thép, đúc nhôm, cho thuê nhàxưởng, kinh doanh sản xuất nhựa, may mặc, rau củ quả, dịch vụ thương mạixuất nhập khẩu

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 (VNĐ)

Bằng chữ: Bốn tỷ đồng chẵn

Công ty Cổ phần Cơ khí Đỗ Kha được thành lập năm 2001 trong bốicảnh đất nước đang chuyển mình nhanh chóng vào công cuộc công nghiệp hóahiện đại hóa Đây là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức rất lớn đối vớidoanh nghiệp mới Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sảnxuất cơ khí chế tạo, sản xuất các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho nôngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công ty đã dần dần từng bước tạo được uy tínđối với khách hàng trong và ngoài tỉnh Với đội ngũ cán bộ, công nhân có trình

độ tay nghề cao các sản phẩm do công ty sản xuất đã được tiêu thụ trên thịtrường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận Từ đó không ngừng nỗ lực và phấnđấu năm 2003 Công ty cổ phần Cơ khí Đỗ Kha đã thực sự có chỗ đứng trên thịtrường bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệmới, đa dạng hóa các loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu nhân dân và tạo thịtrường không chỉ trong tỉnh Bắc Giang mà còn sang các tỉnh lân cận như: LạngSơn, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh….Dưới sự lãnh đạo năng động củaban giám đốc công ty, mỗi thành viên trong công ty đã phát huy được tính chủđộng sáng tạo, tuân thủ nguyên tắc lao động Các tổ chức chính trị trong hệthống đã phối hợp hài hòa tạo môi trường thuận lợi cho sự điều hành sản xuấtkinh doanh Gần 100 cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty cóviệc làm ổn định, đời sống dần được cải thiện hơn trước

Ngành nghề kinh doanh:

Tuy vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt

và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua khiến Công ty Cổ phần Cơ khí

Đỗ Kha cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh,

Trang 34

tế… Nhưng với sự nỗ lực hết mình cùng với thuận lợi về hoạt động cho thuê nhà xưởng đồng thời với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã và sẽ cố gắng vượt qua được những khó khăn trước mắt để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thương trường, xứng đáng là 1 trong những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trong nhiều năm qua.

Tham gia họat động trong lĩnh vực trực tiếp chế tạo sản xuất và cungứng hàng hóa, ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu chế tạo sản xuất,mua bán máy công cụ, máy bơm nước, động cơ điện, đúc gang, đúc thép, đúcnhôm…

3.2.1.2 Mô hình tổ chức công ty.

Được thành lập trên hình thức góp vốn, Công ty Cổ phần Cơ khí Đỗ Kha

là loại doanh nghiệp cổ phần trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới hìnhthức cổ đông để hoạt động Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạntrên phần vốn đã góp vào công ty

Sơ đồ 3.1: cơ cấu tổ chức bộ máy

Giám đốc Hội đồng quản trị

Phó giám đốc sản

xuất

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng kế toán tài chính

Phòng kinh doanh tiêu thụ

Phòng tổ chức hành chính

Trang 35

( Nguồn phòng tổ chức hành chính )

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cơ khí Đỗ Kha được tổ chức theomột nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới, mỗi bộ phận, phòng ban đượcphân công rõ nhiệm vụ cụ thể:

- Hội đồng Quản trị đứng đầu là Giám đốc có thẩm quyền cao nhất trongcông ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối vớicác quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công typhù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo; được

ký kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của công ty như mua bántài sản, thế chấp, vay ngân hàng…

- Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh,

lập kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hóa, vật

tư, phụ trách nội chính, thanh tra Phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý các phòngban đóng vai trò giúp công ty tiêu thụ nhanh hàng hóa, tăng doanh thu và đạtđược mục tiêu lợi nhuận

- Phó giám đốc sản xuất: Trực tiếp lãnh đạo các xưởng cơ khí của công

ty điều hành các phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuấtchế tạo ra

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ bố trí, phân công lao động

trong phạm vi của công ty, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công nhânviên, phổ biến các nội quy, quy chế và hướng dẫn cán bộ công nhân viênnghiêm chỉnh thực hiện pháp luật của Nhà nước và quy chế của công ty

-Phòng kinh doanh tiêu thụ: Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động

kinh doanh của cán bộ phận liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như: Giớithiệu sản phẩm, tìm kiến thì trường, cung cấp các thông tin về giá cả thị trường,hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đẩy nhanh quá tình tiêu thụ sản phẩm

Trang 36

-Phòng kế toán- Tài chính: Thực hiện công tác tài chính-kế toán như

trả lương cho công nhân viên, tính toán phản ánh ghi chép đầy đủ, chính xáccác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của công ty, đồng thời quản lý tài sảnvật tư, lập kế hoạch tài chính và phân tích kinh tế

-Các Xưởng: Hoạt động dưới sự kiểm soát của phó giám đốc phụ trách

sản xuất Nhiệm vụ là trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty, đảm bảo số lượng

và chất lượng tốt nhất cho sản phẩm

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí

Đỗ Kha

3.2.2.1 Nhân tố khách quan.

Chính sách kinh tế của Nhà nước.

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môitrường và hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển và sản xuất kinhdoanh, và luôn hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô Với bất cứmột sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến cácmảng hoạt động của doanh nghiệp

Đối với vấn đề sử dụng VCĐ của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha thì cácvăn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư… gây ảnhhưởng lớn tới quá trình kinh doanh Đặc biệt là những cơ chế giao vốn , đánhgiá TSCĐ, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản vềthuế vốn, các dự án khuyến khích nhập một số máy móc và thiết bị đều có thểlàm tăng và giả hiệu quả sử dụng VCĐ

Thị trường và sự cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệthơn Để có thể tồn tại và phát triển được doanh nghiệp cần phải tạo ra các sảnphẩm có sức cạnh tranh cao, tức các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêudùng, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn Chính vì vậy bất kì doanhnghiệp nào cũng phải bán thứ mà thị trường cần chứ không phải bán cái màdoanh nghiệp có Để là được như vậy doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện

về mẫu mã, chất lượng và hạ giá sản phẩm CTCP cơ khí Đỗ Kha là một doanhnghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm máy bơm nước, động cơ điện là mặt

Trang 37

hàng thông dụng nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy việc xây dựngchiếm lược cạnh tranh với các sản phẩm mang tính chất sống còn với sự tồn tại

và phát triển của công ty

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác động rất lớn đếnTSCĐ Điều đó làm cho TSCĐ bị hao mòn vô hình, làm giảm hiệu quả sử dụngVCĐ một cách tương đối CTCP cơ khí Đỗ Kha là công ty sản xuất nên VCĐchủ yếu được đầu tư mua sắm TSCĐ Trong khi đó ngày nay thì khoa học kỹthuật lại phát triển như vũ bão nên TSCĐ lại càng dễ bị lạc hậu, sản phẩm làm

ra không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, mức độ mất giá tương đốităng lên Chính vì thế mà doanh nghiệp cần nắm bắt được sự tiến bộ của khoahọc kỹ thuật và công nghệ, sử dụng nó một cách có hiệu quả

3.2.2.2 NHÂN TỐ CHỦ QUAN

Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng các TSCĐ vàqua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp Nhân tố nàygồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài Bởi vậy, việc xem xét đánh giá

và ra quyết định đối với các yếu tố này là một điều cực kỳ quan trọng

Nhóm nhân tố này bao gồm:

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên CTCP cơ khí Đỗ Khacũng có kết cấu vốn mang bản chất của doanh nghiệp sản xuất VCĐ chiếm tỷtrọng 50 - 60% giá trị VKD Công ty luôn đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị,các phương tiện vận tải, và nhà cửa kiến trúc Ngoài ra thì công cụ quản lýcũng được thường xuyên quan tâm, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty phảiđặc biệt được chú trọng, nếu không làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh củacông ty

Nhân tố con người

Trang 38

Con người là nhân tố trực tiếp làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụngVCĐ Đối với doanh nghiệp thì yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh làtrình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo Việc

đó quan trọng và phản ánh khả năng phát triển theo chiều sâu của doanhnghiệp

+ Đối với công nhân viên thì đòi hỏi có tay nghề cao, có khả năng tiếpthu công nghệ mới phát huy tính sang tạo tự chủ trong công việc, có ý thức giữgìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành… thế mới sử dụng hết tiềmnăng của dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị

+ Đối với cán bộ quản lý thì phải biết tuyển chọn công nhân hợp lý, sắpxếp công nhân lao động phải đúng người đúng việc… qua đó tăng năng suất laođộng cho doanh nghiệp Đồng thời bộ máy quản lý phải được sắp xếp một cáchgọn nhẹ, hoạt động phải ăn khớp tránh tình trạng chồng chéo

CTCP cơ khí Đỗ Kha trong quá trình tuyển dụng lao động đều có yêu cầu vềtrình độ rất rõ ràng, các cán bộ công nhân hầu hết đều đáp ứng được yêu cầucủa công việc

Tình hình tài chính của công ty

Khả năng tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh đầu tư vào máymóc trang thiết bị nhưng khả năng tài chính DN lại còn quá yếu thì mục tiêu đórất khó thực hiện

Công ty CP cơ khí Đỗ Kha với nguồn vốn chủ yếu là từ VCSH và vốnvay ngân hàng cùng các tổ chức tài chính khác Vì vậy, việc đưa ra nhữngquyết định đúng đắn của ban lãnh đạo để đảm bảo tình hình tài chính vữngmạnh của công ty được đạt lên hàng đầu Đây cũng là phương châm để pháttriển của công ty

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên

3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm

Để điều tra phân tích em đã xây dựng bảng câu hỏi với 12 câu hỏi trắcnghiệm phát cho các cán bộ công nhân viên trong công ty nhận xét đánh giá vềthực trạng sử dụng VCĐ tại công ty Phần nội dung của phiếu điều tra được

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w