1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp phụ đạo HS yếu

17 486 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 145 KB

Nội dung

SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang có bước khởi sắc và đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới trường tiểu học được sắp xếp hợp lý hơn. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác xây dựng cơ sở vật chất được tăng cường và đầu tư đúng tầm. Chủ trương xã hội hoá giáo dục được các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển cũng như nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục tỉnh nhà. Việc phối hợp giữa ngành giáo dục và UBND các cấp ngày càng chặt chẽ hơn và tạo nhiều thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục phát triển vững chắt, đúng hướng và đã được dư luận quần chúng khen ngợi. Trong năm học này, nhiều đoàn cán bộ của các tỉnh bạn đến An Giang để học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ đó cũng còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục mới có khả năng bắt kịp thời kỳ hội nhập như hiện nay. Hiện nay, yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục là rất cấp bách, rất to lớn nhưng thực tế chúng ta còn nhiều tồn tại, hạn chế như : - Việc huy động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. - Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp chưa cao. - Chất lượng học sinh chưa đồng đều ở các đơn vị. - Công tác quản lý giáo dục còn nhiều thiếu sót, bất cập. - Công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện còn chậm. - Đặt biệt là hiện tượng học sinh yếu, học sinh ngồi nhằm lớp còn rất phổ biến và là vấn đề nang giải cho ngành Giáo dục nói chung, cho các trường tiểu học nói riêng. Để khắc phục được các vấn đề nêu trên, trách nhiệm của ngành Giáo dục rất nặng nề. Nhất là bậc tiểu học, đặt biệt là lớp Một – đây là nền tảng vững chắc để xây dựng ngôi nhà Giáo dục chung. Chính vì sự cần thiết và cấp bách như thế, là một giáo viên dạy lớp một, tôi thiết nghĩ, mình phải làm thế nào cho không còn học sinh yếu và học sinh ngồi nhằm lớp. Vì vậy tôi đã chọn và thực hiện đề tài này. 1 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Phần A ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bậc tiểu học là bậc nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Cần nhất của bậc tiểu học là “Cách học”. Nhờ biết cách học mà trẻ em có thể lĩnh hội được nhiều khái niệm khoa học, kĩ năng, kĩ xảo được chọn lọc từ nền văn minh nhân loại. Ở lớp 1, học sinh được hình thành cách học với những thao tác cơ bản. Năm nay, tôi được phân công dạy lớp 1B trường tiểu học “B” TÂN THẠNH. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy bên cạnh những em học sinh khá, giỏi còn có một số em yếu kém, lơ là trong học tập. Với yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục là không cho học sinh lên lớp non, không còn học sinh ngồi nhằm lớp, phải đảm bảo chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Trước yêu cầu đó, với trách nhiệm và lương tâm của một nhà giáo phải nổ lực nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, đúc kết thành kinh nghiệm để giúp đỡ các em, cùng các em vươn lên trong học tập. Mỗi trẻ em có quyền nhận được một nền giáo dục tốt nhất, có chất lượng và sự quan tâm tuyệt đối của giáo viên, kể cả các em yếu kém, để đảm bảo phát triển toàn diện nhân cách, xứng đáng là một thành viên của xã hội sau này.Chính vì thế, giáo dục phải mang đến cho các em những tri thức, lý thuyết và thực tiễn cơ bản hết sức cần thiết cho đời sống hàng ngày, nhằm giúp trẻ phát triển tối đa tìm năng và hứng thú học tập của trẻ để trẻ tiếp tục học tập. Tìm hiểu nguyên nhân học yếu của học sinh, để có biện pháp giúp đỡ cho các em, đến cuối năm học các em phải đạt học lực từ trung bình trở lên. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu nguyên nhân học yếu của học sinh lớp 1 trong trường tiểu học. - Nắm được hoàn cảnh của các em học sinh ở lớp mình chủ nhiệm nhằm đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp hơn. - Đề xuất một số biện pháp giúp đỡ các em học sinh yếu đạt kết quả tốt hơn. - Trao đổi với các đồng nghiệp về kinh nghiệm của mình, đồng thời học hỏi, tiếp thu ý kiến quý báo của đồng nghiệp,của lãnh đạo nhằm từng bước hoàn thiện mình, để phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. III/ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Để nâng cao kết quả học tập của các em hiện nay, không chỉ ở trường ,ở huyện, ở tỉnh ta mà hầu hết tất cả các trường tiểu học trên cả nước đều tiến hành nghiên cứu bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi giáo viên tự chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và tình hình thực tế ở 2 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu địa phương, đơn vị. Hiện nay tại đơn vị trường tiểu học “B” TÂN THẠNH chưa có đề tài nào được công nhận về đề tài này. IV/ TÍNH CẤP THIẾT: Việc nâng cao kết quả học tập của học sinh ở bậc tiểu học nói chung và ở trường tiểu học “B” TÂN THẠNH nói riêng, đang là vấn đề thời sự rất quan trọng và cấp bách. Trong năm học 2007-2008 này, dựa theo kế hoạch chung của huyện, Ban giám hiệu nhà trường đa triển khai kế hoạch và tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích giáo viên trong nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy và tìm ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng trong nhà trường. Vì thế mỗi giáo viên phải nổ lực thật sự mới đưa được kết quả học tập của học sinh lớp mình chủ nhiệm lên được. Đây là vấn đề không thể thiếu của trường tiểu học “B” TÂN THẠNH. V/ TÍNH KHẢ THI: Qua thống kê số liệu đánh giá chất lượng học sinh đầu năm học, số lượng học sinh của lớp 1B và cơ sở vật chất của nhà trường. Vấn đề nghiên cứu hoàn toàn có thể thực hiện được ở trường, có thể thực hiện được ở các trường lân cận. Nghiên cứu dể thực hiện, ít tốn kém, thời gian nghiên cứu không kéo dài. VI/PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại lớp 1B trường tiểu học “B” TÂN THẠNH. VII/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các em học sinh yếu của lớp 1B trường tiểu học “B” TÂN THẠNH. VIII/ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Nghiên cứu từ năm học 2006 – 2007. Áp dụng vào đối tượng học kỳ I năm học 2007-2008, từ đầu năm học đến kiểm tra đánh giá cuối học kỳ I. IX/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nhiệm vụ của đề tài là giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: + Công tác chủ nhiệm, phương pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả. + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu. + Một số quan niệm về học sinh yếu. - Dựa vào những nguyên nhân trên để đề ra phương pháp giảng dạy, giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất. X/ PHẠM VI ỨNG DỤNG: Kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả có thể áp dụng tại trường,các trường lân cận trong huyện, kể cả các trường ở huyện khác có đặc điểm tương tự. XI/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1/ Phương pháp điều tra: 3 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Điều tra nhằm thu thập các số liệu, hiện tượng để tìm ra nguyên nhân HS học yếu ở lớp 1. - Biết được cá tính, môi trường sống của học sinh, sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với việc học của các em ở nhà. 2/ Phương pháp quan sát: Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là quan sát các hoạt động trên lớp để so sánh, nhận xét. Quan sát các hoạt động vui chơi, giải trí của học sinh để thấy các biểu hiện dẫn đến quá trình học yếu của các em. 3/ Phương pháp đọc sách – nghiên cứu tổng hợp tư liệu: Qua điều tra, quan sát sự thể hiện của học sinh, tôi thấy kiến thức mình còn hạn hẹp và chưa đủ cơ sở để vận dụng vào đề tài. Cho nên tôi đã tiến hành tìm và đọc một số sách và tài liệu có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Nghiên cứu tư liệu liên quan nhằm tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu. Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tốt nhất. 4/ Phương pháp thống kê: Để xử ly các số liệu thu thập được. 5/ Phương pháp sư phạm. Ap dụng các phương pháp sư phạm. 6/ Phương pháp tâm lý lứa tuổi. Căn cứ vào tâm sinh lí, lứa tuổi để nghiên cứu. Phần B NỘI DUNG – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT I/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM : 1/ Đặc điểm tình hình: Lớp 1B là một trong 2 lớp của khối 1 trường tiểu học “B” TÂN THẠNH. - Tổng số HS : 30 nữ : 15 - Thành phần gia đình: + Con cán bộ công nhân viên : 1 + Con gia đình buôn bán : 2 + Con gia đình lao động : 27 Trong đó có: + Lao động nghèo : 12 + Có sổ hộ nghèo : 2 *Ưu điểm: - Đa số các em là con của gia đình có 1 hoặc 2 con nên rất quan tâm đến việc học tập của các em. 4 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Đa số các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Các em biết vâng lời thầy cô, đoàn kết và giúp đỡ bạn. *Khuyết điểm: Bên cạnh các học sinh có đầy đủ điều kiện học tập, được ba mẹ quan tâm, còn có các em thiệt thòi hơn, cha mẹ ly hôn phải sống chung với ông, bà và một số em, ba mẹ phải đi làm thuê xa hay không biết chữ, không quan tâm, chăm sóc, dạy kèm thêm ở nhà. Nên số các em học sinh vào đầu năm học yếu kém rất nhiều, thiếu sách vở và đồ dùng học tập. *Thống kê kết quả học tập: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu năm 2 7% 10 33% 10 33% 8 27% Giữa kỳ I 8 27% 12 40% 5 17% 5 17% Cuối kỳ I 3 10% 12 40% 12 40% 3 10% BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS YẾU LỚP 1B S T T Họ và tên Điểm TB Đầu năm Điểm TB Giữa HKI Điểm TB Cuối HKI Ghi chú TV T TV T TV T 1 Nguyễn Thanh Bằng 3.0 1.0 3.5 3.5 4.5 3.5 Chậm hiểu lười biếng, gia đình không quan tâm. 2 Tạ Hoàng Giang 1.0 1.0 3.0 2.0 4.0 4.0 Chậm hiểu,kém trí, lười biếng, không tập trung, gia đình không quan tâm. 3 Đặng Văn Hiếu 3.5 5.0 5.5 5.0 4.5 7.0 Chậm hiểu, lười biếng, không tập trung, cha mẹ đi làm thuê xa. 4 Huỳnh Chí Hùng 4.0 5.0 5.0 8.0 5.0 8.0 Lưỡi to, phát âm không rõ, chậm hiểu, 5 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu cha mẹ không quan tâm. 5 Trần Đức Huy 3.0 3.5 4.0 5.0 5.0 5.0 Lưỡi to, phát âm không rõ, chậm hiểu, cha mẹ đi làm thuê xa, sống với ông bà ngoại. 6 Hồ Thị Ngọc Kiều 4.0 5.0 4.0 8.0 5.5 8.0 Chậm hiểu lười biếng, cha mẹ ly hôn ở với ông bà ngoại, không biết chữ. 7 Nguyễn Chí Kiệt 3.0 5.0 8.0 7.0 6.5 9.0 Chậm hiểu lười biếng, cha mẹ ly hôn ở với ông bà ngoại, không biết chữ. 8 Phú Thị Thu Vân 3.0 5.0 4.5 9.0 5.5 8.5 Chậm hiểu, lười biếng, cha mẹ đi làm thuê, không biết chữ. 2/ Nội dung và kết quả nghiên cứu: 2.1) Em Nguyễn Thanh Bằng - Cha: Nguyễn Văn Nhì. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Mẹ: Nguyễn Thị Hậu. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Chỗ ở : Ap Hoà Thạnh – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang. a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với bà nội của em Bằng và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống ở xa, nên ít quan tâm đến việc học của em. Còn bà nội thì không biết chữ nên không giúp gì được cho cháu. - Em có trí nhớ kém, viết chậm, đọc chậm. - Chưa tập trung trong học tập, lười biếng, ham chơi. b/ Biện pháp giúp đỡ: - Trực tiếp gặp gia đình em Bằng thông báo tình hình học tập của em cho gia đình nắm, đồng thời nhờ bạn Diệu Hiền ở gần nhà em Bằng, cũng là học sinh khá giỏi của lớp sẽ giúp đỡ cho Bằng trong việc học bài thêm khi ở nhà, trong lớp thì cũng cho em Bằng ngồi chung với Diệu Hiền để thường xuyên nhắc nhở bạn học chăm chỉ hơn. 6 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Giáo viên chú ý đến em, trong giờ học thường xuyên gọi em lên phát biểu cho em chú ý vào bài học. - Giờ ra chơi, dành cho em khoảng 10 phút dạy em đọc lại bài vừa học, làm lại các dạng toán mà em chưa làm được. - Đầu giờ buổi chiều, cho em vào lớp sớm khoảng 15 phút để đọc và tập viết lại bảng âm và vần (giáo viên photo phát cho học sinh), học thuộc lòng các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, làm vào bảng con các dạng toán cộng, trừ có đặt tính. - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho gia đình nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên cùng với sự nhiệt tình của em Diệu Hiền, thì đến nay kết quả học tập của em Bằng có tiến bộ rõ rệt: - Môn Toán từ đầu năm là 1.0 đến cuối kỳ 1 là 3.5 - Môn Tiếng Việt từ đầu năm là 3.0 đến cuối kỳ 1 là 4.5 Qua đó chứng tỏ em Bằng có khả nâng tiến bộ hơn nữa ở HKII. 2.2/ Em Tạ Hoàng Giang - Cha:Tạ Phi Long. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Mẹ: Đào Tị Triển. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Chỗ ở : ấp Hoà Tân – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang. a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với ba mẹ của em Giang và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học của em. - Em không được đi học mẫu giáo, nên chưa quen với nề nếp học tập, thường xuyên nghỉ học vào buổi chiều. - Em có trí nhớ kém, viết chậm, đọc chậm, lưỡi to phát âm không rõ tiếng. - Chưa tập trung trong học tập, lười biếng, ham chơi. b/ Biện pháp giúp đỡ: - Trực tiếp gặp gia đình em Giang thông báo tình hình học tập của em cho gia đình nắm, đồng thời nhờ gia đình không cho em nghỉ học nữa, buổi tối nhín thời gian dạy kèm thêm cho em học bài và làm toán. Trong lớp thì sắp cho Giang ngồi chung với bạn Diễm Kiều, là tổ trưởng để thường xuyên nhắc nhở bạn học chăm chỉ hơn. Ngòai ra, Diễm Kiều còn giúp đỡ Giang rất nhiều trong học tập. - Giáo viên chú ý đến em, trong giờ học thường xuyên gọi em lên phát biểu cho em chú ý vào bài học. - Giờ ra chơi dành cho em khoảng 10 phút dạy cho em đọc lại bài vừa học, làm lại các dạng toán mà em chưa làm được. 7 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Đầu giờ buổi chiều, cho em vào lớp sớm khoảng 15 phút để đọc và tập viết lại bảng âm và vần (giáo viên photo phát cho học sinh), học thuộc lòng các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, làm vào bảng con các dạng toán cộng, trừ có đặt tính. - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho gia đình nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên cùng với sự nhiệt tình của gia đình vàem Diễm Kiều, thì đến nay kết quả học tập của em Giang có tiến bộ rõ rệt: - Môn Toán từ đầu năm là 1.0 đến cuối kỳ 1 là 4.0 - Môn Tiếng Việt từ đầu năm là 1.0 đến cuối kỳ 1 là 4.0 Qua đó chứng tỏ em Giang có khả nâng tiến bộ hơn nữa ở HKII. 2.3/ Em Đặng Văn Hiếu - Cha: Đặng Văn Bớt. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Me : Nguyễn Thị Thảo. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Chỗ ở : Ap Hoà Thạnh – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang. a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với hàng xóm của em Hiếu và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống ở xa nên ít quan tâm đến việc học của em. Em sống ở nhà với anh trai mới 11 tuổi, là học sinh lớp 4 của trường.Trong nhà không có người lớn nên không có ai dạy bảo, vì vậy em Hiếu thường xuyên không thuộc bài, không viết bài. - Em có trí nhớ kém, viết chậm, đọc chậm, lưỡi to phát âm không rõ các tiếng. - Chưa tập trung trong học tập, lười biếng ham, chơi. b/ Biện pháp giúp đỡ: - Trực tiếp gặp anh trai của em Hiếu thông báo tình hình học tập của em cho Trí nắm, đồng thời căn dặn Trí ở nhà phải thường xuyên dạy cho em học bài, làm bài. Trong lớp thì cho em Hiếu ngồi chung với bạn Ngà – một HS khá của lớp để thường xuyên nhắc nhở bạn học chăm chỉ hơn. - Giáo viên chú ý đến em, trong giờ học thường xuyên gọi em lên phát biểu cho em chú ý vào bài học. - Giờ ra chơi dành cho em khoảng 10 phút dạy cho em đọc lại bài vừa học, làm lại các dạng toán mà em chưa làm được. - Đầu giờ buổi chiều, cho em vào lớp sớm khoảng 15 phút để đọc và tập viết lại bảng âm và vần (giáo viên photo phát cho học sinh), học thuộc lòng các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, làm vào bảng con các dạng toán cộng, trừ có đặt tính. 8 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho Trí nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên cùng với sự nhiệt tình của em Trí (anh của Hiếu) và Ngà thì đến nay kết quả học tập của em Hiếu có tiến bộ rõ rệt: - Môn Toán từ đầu năm là 5.0 đến cuối kỳ 1 là 7.0 - Môn Tiếng Việt từ đầu năm là 3.5 đến cuối kỳ 1 là 4.5 Qua đó chứng tỏ em Hiếu có khả năng tiến bộ hơn nữa ở HKII. 2.4/ Em Huỳnh Chí Hùng - Cha:Huỳnh Văn Then. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Me :Đỗ Thị Thơm. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Chỗ ở : Ap Hoà Thạnh – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang. a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với ba mẹ của em Hùng và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học của em. - Em không được đi học mẫu giáo, nên chưa quen với nề nếp học tập. - Em có trí nhớ kém, viết chậm, đọc chậm, ngọng nghịu phát âm không rõ tiếng. - Chưa tập trung trong học tập, lười biếng ham chơi. b/ Biện pháp giúp đỡ: - Trực tiếp gặp gia đình em Hùng thông báo tình hình học tập của em cho gia đình nắm, đồng thời nhờ gia đình buổi tối nhín thời gian dạy kèm thêm cho em học bài và làm toán. Trong lớp thì sắp cho Hùng ngồi chung với bạn Ngọc là học sinh giỏi để thường xuyên nhắc nhở bạn học chăm chỉ hơn. Ngòai ra, Ngọc còn giúp đỡ Hùng rất nhiều trong học tập. - Giáo viên chú ý đến em, trong giờ học thường xuyên gọi em lên phát biểu cho em chú ý vào bài học. - Giờ ra chơi dành cho em khoảng 10 phút dạy cho em đọc lại bài vừa học, làm lại các dạng toán mà em chưa làm được. - Đầu giờ buổi chiều, cho em vào lớp sớm khoảng 15 phút để đọc và tập viết lại bảng âm và vần (giáo viên photo phát cho học sinh), học thuộc lòng các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, làm vào bảng con các dạng toán cộng, trừ có đặt tính. - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho gia đình nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên cùng với sự nhiệt tình của gia đình va em Ngọc, thì đến nay kết quả học tập của em Hùng có tiến bộ rõ rệt: 9 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Môn Toán từ đầu năm la 5.0 đến cuối kỳ 1 là 8.0 - Môn Tiếng Việt từ đầu năm là 4.0 đến cuối kỳ 1 là 5.0 Qua đó chứng tỏ em Hùng có khả năng tiến bộ hơn nữa ở HKII. 2.5/ Em Trần Đức Huy - Cha: Trần Văn Nông Nghề nghiệp: Làm thuê. - Mẹ: Nguyễn Thị Hậu. Nghề nghiệp: Làm thuê. - Chỗ ở :Ap Hoà Thạnh – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang. a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với ông bà ngoại của em Huy và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống ở xa nên ít quan tâm đến việc học của em. Còn ông bà ngoại thì không biết chữ nên không giúp gì được cho cháu. Huy có chị đang học lớp 4 của trường, ông bà ngoại có bảo Nhi dạy cho Huy học, nhưng chỉ qua loa, đại khái chứ không tường tận như người lớn được. - Em có trí nhớ kém, viết chậm, đọc chậm, phát âm không rõ tiếng. - Chưa tập trung trong học tập, lười biếng, ham chơi. b/ Biện pháp giúp đỡ: - Trực tiếp gặp gia đình em Huy thông báo tình hình học tập của em cho gia đình nắm, đồng thời hướng dẫn cho Nhi cách dạy em học ở nhà: “không nên làm thay, học thay mà phải để cho em tự làm, tự học, ta chỉ ngồi theo dõi em làm bài, học bài nếu em làm đúng thì khen động viên em; nếu em làm sai thì hướng dẫnn cho em làm lại cho đúng”. Trong lớp thì cho em Huy ngồi chung với Hữu Đức là học sinh khá, giỏi của lớp để thường xuyên nhắc nhở bạn học chăm chỉ hơn. - Giáo viên chú ý đến em, trong giờ học thường xuyên gọi em lên phát biểu cho em chú ý vào bài học. - Giờ ra chơi dành cho em khoảng 10 phút dạy cho em đọc lại bài vừa học, làm lại các dạng toán mà em chưa làm được. - Đầu giờ buổi chiều, cho em vào lớp sớm khoảng 15 phút để đọc và tập viết lại bảng âm và vần (giáo viên photo phát cho học sinh), học thuộc lòng các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, làm vào bảng con các dạng toán cộng, trừ có đặt tính. - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho gia đình nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên cùng với sự nhiệt tình của em Hữu Đức, thì đến nay kết quả học tập của em Huy có tiến bộ rõ rệt: - Môn Toán từ đầu năm là 3.5 đến cuối kỳ 1 là 5.0 - Môn Tiếng Việt từ đầu năm là 3.5 đến cuối kỳ 1 là 5.0 10 [...]... dụng triệt đê các biện pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng ở cuối năm học này  Bài học kinh nghiệm: Để hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém, qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 1, tôi thấy: - Đầu năm học phải phân loại đối tượng, hoàn cảnh gia đình, sự tiếp thu bài của học sinh thông qua bài giảng nhằm theo dõi, sắp xếp chỗ ngồi một cách hợp lí 15 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Kiểm tra... thua kém bạn bè trong lớp Đây la,yêú tố 14 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu tâm lý rất quan trọng ở lứa tuổi của các em, tìm ra những mặt nổi trội của các em để khen ngợi, động viên Vì một lần được thầy, cô khen các em sẽ vui rất nhiều so với các bạn học giỏi II/ KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:  Kết quả kiểm nghiệm: Qua quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy hiệu quả các tiết dạy... công việc giảng dạy sau này Được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các phụ huynh và các em học sinh trong lớp Đến thời điểm này, chất lượng của lớp đạt kết quả rất khả quan Theo đà tiến triển này thì đến cuối năm học này sẽ không còn học sinh yếu Đây là một kết quả rất đáng khích lệ 13 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu *Kết luận khái quát: Công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng học sinh yết... nghiệp: Làm thuê - Chỗ ở : Ap Hoa Thạnh – xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang 12 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với ba mẹ của em Thu Vân và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học của em - Em không học mẫu giáo nên chưa quen với... thuê - Mẹ:Trần Thị Thảo Nghề nghiệp: Làm thuê 11 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Chỗ ở :Ap Hoà Tân– xã Tân Thạnh – Tân Châu – An Giang a/ Nguyên nhân: Qua những lần trò chuyện với ông bà nội của em Kiệt và quá trình theo dõi sự thể hiện của em ở lớp, tôi biết được nguyên nhân học yếu của em là: - Cha mẹ em bận rộn với công việc kiếm sống ở xa nên ít quan tâm đến việc học của em Còn ông... em, tôi mừng thầm và tự nhủ những biện pháp mình áp dụng đã phát huy tác dụng rồi  Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Với những biện pháp nêu trên, không chỉ áp dụng cho việc phụ đạo học sinh yếu lớp lớp 1, mà có thể áp dụng cho tất cả khối lớp trên, nhằm kích thích học sinh trong quá trình học tập, hạn chế tình trạng chán học, hụt hẳn kiến thức dẫn đến học yếu, rồi bỏ học giữa chừng hoặc tiếp... những đối tượng yếu nhằm phát hiện để có biện pháp kịp thời - Đánh máy các bảng âm vần, các công thức cộng trừ trong bảng, photo phóng to đính lên bảng ôn cho cả lớp trong các giờ ôn tập buổi chiều Photo gửi về gia đình những đối tượng yếu để cùng nhau ôn tập phụ đạo - Trong các buổi họp chuyên môn các lớp phải báo cáo tình tình học sinh yếu của lớp mình, để đưa ra cùng bàn bạc tìm cách khắc phục đồng thời...SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Qua đó chứng tỏ em Huy có khả năng tiến bộ hơn nữa ở HKII 2.6/ Em Hồ Thị Ngọc Kiều - Cha: Nghề nghiệp: Làm thuê - Me :Trần Thị Kim Kha Nghề nghiệp: Làm thuê - Chỗ ở : Ap Hoà Thạnh... lớp Một áp dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức tổ chức mang tính tổng hợp, toàn diện và sáng tạo để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy của mình, làm thế nào để kích thích sự ham học hỏi của học sinh Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của tiết dạy, góp phần hạn chế học sinh yếu kém dẫn đến chán học, bỏ học Hoàn thành tốt mục tiêu” Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành 16 SKKN: Một số biện. .. tồn tại : - Việc áp dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học là nguyên nhân chính dẫn đến việc thành công - Sự bao quát , theo dõi nhiều đối tương, đưa ra nhiều dạng câu hỏi phù hợp trình độ từng học sinh nhằm đưa các em tham gia vào giờ học - Có sự kết hợp nhịp nhàng giữa nhà trường – gia đình – xã hội - Tuy đã vận dụng các biện pháp nêu trên nhưng ở một số học sinh vẫn còn lúng túng, . PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1/ Phương pháp điều tra: 3 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Điều tra nhằm thu thập các số. tính. 8 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Sau mỗi tháng thông báo lại sự tiến triển của em cho Trí nắm và giúp đỡ em một cách có hiệu quả hơn. c/ Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên. nghèo : 2 *Ưu điểm: - Đa số các em là con của gia đình có 1 hoặc 2 con nên rất quan tâm đến việc học tập của các em. 4 SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Đa số các em có đầy đủ sách

Ngày đăng: 20/05/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w