Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
1,99 MB
Nội dung
THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Trong thời đại hiện nay, do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu của người tiêu dùng, sự tiến bộ vượt trội của công nghệ, do tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên phức tạp hơn, các công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy, mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng. Để làm được việc này một cách tốt nhất thì “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” là một khâu vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các công ty. Một sản phẩm mới ra mắt có thành công hay không, có được sự ủng hộ của khách hàng hay không được quyết định bởi cách đưa sản phẩm đó đến với người tiêu dùng như thế nào? Và mỗi sản phẩm mới được ra mắt đều phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ mọi mặt, từ ý tưởng đến sản xuất, và cách tung sản phẩm ra thị trường. Đứng trước những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công ty cần phải làm tốt hơn công việc “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” để khẳng định vị thế của mình, để có thể tồn tại và đứng vững trước sức ép của những tập đoàn thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ mặt lý luận về “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” và những vấn đề liên quan. Những cơ hội và thách thức đối với công ty trong việc “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” Đánh giá thực trạng quá trình “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” của công ty cổ phần sữa Việt Nam( VINAMILK) TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI Đưa ra những giải pháp để có thể giúp công ty làm tốt hơn trong việc thiết kế và marketing sản phẩm mới 3. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết dựa trên những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp dựa trên các tài liệu thu thập được từ sách báo, tạp chí, website có liên quan 4. Nội dung nghiên cứu: Phần I: Lý luận chung về “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” Phần II: Thực trạng “Thiết kế và marketing sản phẩm mới” của công ty cổ phẩn sữa Việt Nam( VINAMILK) Phần III. Những ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, thuận lợi của công ty Phần IV: Một số giải pháp Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do chưa có kinh nghiệm nhiều, cùng với thời gian có hạn và mặt lý luận còn nhiều hạn chế đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, toàn thể các bạn quan tâm để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp, cô giáo Lê Thuỳ Hương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sinh viên: Trần Thị Thu Huyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI I.Khái quát về sản phẩm mới Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy, mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng. Để có được sản phẩm mới công ty có thể có hai cách: mua toàn bộ công ty nào đó, mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất sản phẩm của người khác, hoặc tự thành lập bộ phận nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm mới. Ta sẽ tập trung nghiên cứu hướng thứ hai. Theo quan niệm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải là sự thừa nhận của khách hàng. Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết, nhưng có thể là mạo hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì chúng có thể thất bại do những nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro các chuyên gia - những người sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI II. Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới Trong việc thiết kế sản phẩm mới thường phải trải qua ba giai đoạn hết sức quan trọng là: hình thành ý tuưởng; lựa chọn ý tưởng; soạn thảo và thẩm định dự án. 1. Hình thành ý tưởng Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để hình thành phương án sản xuất sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này phải được tiến hành một cách có hệ thống và thường căn cứ vào các nguồn thông tin sau: _ Từ phía khách hàng, qua thăm dò ý kiến của họ, trao đổi với họ, thư từ và đơn khiếu nại họ gửi đến, các thông tin họ phản ánh trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng…; -Từ các nhà khoa học -Nghiên cứu những sản phẩm thành công/ thất bại của đối thủ cạnh tranh; -Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc với khách hàng; -Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các chuyên gia công nghệ và quản lý, các nhà nghiên cứu marketing… Ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty, chẳng hạn như: tạo ra một ưu thế đặc biệt nào đó so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cống hiến một sự hài lòng hay thoả mãn nào đó cho khách hàng…Với mỗi ý tưởng đó thường có khả năng, điều kiện thực hiện và ưu thế khác nhau. Vì vậy cần phải chọn lọc ý tưởng tốt nhất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 2. Chọn lọc ý tưởng Mục đích của việc lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và thải loại những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần được trình bày bằng văn bản trong đó có những nội dung cốt yếu là: + Mô tả sản phẩm, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh. + Ước tính sơ bộ quy mô thị trường, các chi phí có liên quan đến việc thiết kế, chi phí sản xuất sản phẩm. + Giá cả dự kiến và thời gian để sản xuất. + Mức độ phù hợp với công ty về các phương diện công nghệ, tài chính, mục tiêu chiến lược.… Đó cũng chính là các tiêu chuẩn để lựa chọn và thâme định ý tưởng và phương án sản phẩm mới. 3.Soạn thảo và thẩm định dự án mới Sau khi đã có những ý tưởng được chọn lựa, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành những dự án sản phẩm mới. Ý tưởng và dự án là những khái niệm khác nhau. Chỉ có dự án mới tạo thành hình ảnh thực sự về một sản phẩm mà công ty dự định đưa ra thị trườngvà nó có ý nghĩa đối với khách hàng. Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặ tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng. Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định từng dự án này. Thẩm định dự án là thử nghiệm quan và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm đã được mô tả. Qua thẩm định dựa trên ý TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI kiến của khách hàng tiềm năng kết hợp với các phân tích khác nữa công ty sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức. 4. Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới Sau khi dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty cần soạn thảo chiến lược marketing cho dự án này. Chiến lược marketing cho sản phẩm mới bao gồm ba phần: -Phần thứ nhất: mô tả quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt; Phần thứ hai: trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu Phần thứ ba: trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing – mix. Trên cơ sở các tư liệu đã có trước khi quyết định cho thiết kế sản phẩm, ban lãnh đạo công ty tiến hành duyệt lần cuối cùng về mức độ hấp dẫn của kinh doanh sản phẩm mới, phân tích và cân nhắc kỹ các chỉ tiêu dự kiến về: mức bán, chi phí và lợi nhuận. 5. Thiết kế sản phẩm mới Trong giai đoạn thiết kế các dự án sản phẩm phải được thể hiện thành những sản phẩm hiện thực, chứ không chỉ là những mô tả khái quát như các bước trên. Để làm việc này, bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra một hay nhiều phương án hay mô hình sản phẩm, theo dõi và kiểm tra các thông số kinh tế - kĩ thuật, các khả năng thực hiện vai trò của sản phẩm và từng bộ phận, chi tiết cấu thành nó. Tạo ra sản phẩm mẫu, thử nghiệm chức năng của TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI nó trong phòng thí nghiệm, kiểm tra thông qua khách hàng hay người tiêu dùng để biết ý kiến của họ. 6. Thử nghiệm trong điều kiện thị trường Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm tra của người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Ở bước này người ta vừa thử nghiệm sản phẩm vừa thử nghiệm các chương trình marketing. Vì vậy đối tượng được thử nghiệm có thể là; vừa khách hàng, vừa các nhà kinh doanh (buôn bán) và các chuyên gia có kinh nghiệm. Nhưng mục tiêu theo đuổi trọng yếu trong bước này là để thăm dò khả năng mua và dự báo chung mức tiêu thụ. Để đạt mục tiêu đó sản phẩm sẽ được bán thử ở trên thị trường. 7. Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường Sau khi thử nghiệm thị trường công ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyết định có sản xuất đại trà sản phẩm mới hay không. Nếu việc sản xuất đại trà hàng loạt được thông qua công ty phải thực sự bắt tay vào triển khai phương án tổ chức sản xuất và marketing sản phẩm mới. Trong giai đoạn này những quyết định liên quan đến việc tung sản phẩm mới vào thị trường là cực kì quan trọng. Cụ thể là trong giai đoạn này công ty phải thông qua bốn quyết định sau: -Khi nào thì tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường? -Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu? TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI -Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào? -Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào để xúc tiến việc bán? PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) I. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) 1. Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vinamilk Corporation Tên viết tắt: VINAMILK Trụ sở chính: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Tel: (84.8) 9304860 - 9305197 Fax: (84.8) 930 4880 Website: www.vinamilk.com.vn Ngành: Đồ uống và thực phẩm TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 2. Lịch sử hình thành 1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. 1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 [...]... dự án mà qua đó công ty sẽ thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án này Dựa trên ý kiến của khách hàng kết hợp với những phân tích khác nữa công ty sẽ lựa chon được một dự án sản phẩm chính thức TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 4.Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm Sau khi dự án sản phẩm mới. .. THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI đầu vào, thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, chất lượng sản phẩm của VINAMILK luôn tuân thủ các tiêu chuẩn Việy Nam và quốc tế Chính vì vậy, trong vụ bê bối vừa qua, tất cả sản phẩm và nguyên liệu của VINAMILK đều không nhiễm Melamine, một lần nữa khẳng định cam kết của công ty đối với chất lượng sản phẩm IV Giải pháp... HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM( VINAMILK) 1.Ưu điểm và nhược điểm a, Ưu điểm Luôn vươn cao và khẳng định được uy tín thương hiệu của mình là một ưu điểm lớn của công ty, Với những cam kết mạnh mẽ về chất lượng, được đảm bảo từ nguồn nguyên liệu chọn lọc từ châu Úc, châu Âu, các sản phẩm của VINAMILK... TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 7.Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường Thời gian tung ra sản phẩm mới của VINAMILK thường là vào những dịp rất đặc biệt như dịp lễ, Tết, các ngày kỉ niệm trong năm Bởi vào những thời gian này rất dễ gây được sự chú ý của người tiêu dùng Ngoài ra với việc quyết định tung ra sản phẩm mới một cách rộng rãi... THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI Việc tung sữa tươi VINAMILK “nguyên chất trăm phần trăm” không những tạo ra sự khác biệt màu sắc và hình ảnh so với nhóm cạnh tranh mà còn là sự liên tưởng đến màu sắc và hình ảnh biểu trưng chất lượng, đó là sự tinh khiết và mùi vị tuyệt vời TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 6.Thử nghiệm trong... các sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm tra của người tiêu dùng, công ty đã sản xuất một số lượng nhỏ để thử nghiệm các sản phẩm này trong điều kiện thị trường Ngoài việc thử nghiệm sản phẩm ở bước này công ty sẽ thử nghiệm các chương trình marketing Từ đó se rút ra được những thị hiếu của khách hàng và sẽ dần hoàn thiện các sản phẩm, chương trình marketing để sớm đưa sản phẩm. .. HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 4 Triết lý kinh doanh và chính sách chất lượng Triết lý kinh doanh: VINAMILK mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của VINAMILK VINAMILK xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và. .. quan tâm đến vấn đề nhựa tái chế dùng trong thực phẩm vì nó nguy hiểm đến sức khoẻ cho người sử dụng Vì vậy VINAMILK đã lựa chọn ý tưởng tự sản xuất riêng những bao bì nhựa và mẫu nhựa đi kèm với sản phẩm Và lý do chính yếu để họ làm điều này đó là TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối cho... được chứng minh qua kết quả hoạt động kinh doanh bền vững của công ty * Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI b, Khó khăn Thị trường sữa Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao Bên cạnh các nhà sản xuất sữa trong nước, VINAMILK còn phải cạnh tranh với cac sản phẩm nhập khẩu với... đầu một ngày tràn đầy sức sống Và một sản phẩm không thể thiếu với cánh đàn ông đó là café, và bia, đây sẽ là một ý tưởng rất khả quan để công ty có thể tiến thêm một bước nữa trong danh mục sản phẩm rất phong phú của mình 3.Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới Sau khi đã lựa chọn được những ý tưởng như trên thì công ty đã bắt tay vào soạn thảo và thẩm định những dự án này Mỗi ý tưởng được lựa chọn . về Thiết kế và marketing sản phẩm mới và những vấn đề liên quan. Những cơ hội và thách thức đối với công ty trong việc Thiết kế và marketing sản phẩm mới Đánh giá thực trạng quá trình Thiết. dự án sản phẩm chính thức. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG -XÂ HỘI TRẦN THỊ THU HUYỀN-Đ4KT4 THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI 4.Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm Sau khi dự án sản phẩm mới. niệm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm