I/ Tên đề tài: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SOẠN GIẢNG VÀ XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ”. II/ Đặt vấn đề: Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu trọng tâm của ngành giáo dục. Do đó, ngành giáo dục đang tập trung điều chỉnh và xây dựng phương pháp dạy và học mới sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Mỗi giáo viên cũng cần phải đổi mới phương pháp trong soạn giảng. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tìm tòi vận dụng những ứng dụng công nghệ thông tin sẵn có vào trong dạy và học. Nếu một giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin và có nhiều tư liệu phong phú vào bài giảng sẽ góp phần nâng cao tính trực quan sinh động trong môn học mình đang đảm nhiệm, đặc biệt đối với những bài học yêu cầu minh hoạ, trực quan nhiều hình vẽ, nhiều màu sắc, nhiều thí nghiệm chưa có điều kiện thực hiện trên lớp để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà cần phải có sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm ứng dụng khác. Để nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi giáo viên của chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp tích cực kết hợp với các thành tựu của công nghệ thông tin, phấn đấu để trong một tiết dạy tốt học sinh được hoạt động, thực hành nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn. Việc sử dụng máy tính làm phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều, đây là một vấn đề cần phải đưa vào trong thực tiễn giảng dạy và các hoạt động của mỗi nhà trường. Việc ứng dụng CNTT trong những năm học qua chỉ dừng lại việc soạn bài giảng trên máy, ứng dụng CNTT chưa thật sự là phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm cả về nội dung và phương pháp dạy học trong phạm vi trường THCS Lê Văn Tám. III/ Cơ sở lý luận: Căn cứ vào công văn số 656/HD-PGD&ĐT Tiên Phước về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 và kế hoạch số 01/KH-LVT của Trường THCS Lê Văn Tám về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trước yêu cầu đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học là không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. IV/ Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây giáo viên đã tự trang bị máy vi tính để phục vụ cho việc soạn giảng, song việc soạn giảng trên máy vi tính cũng chỉ đơn thuần là thay cho viết tay. Sử dụng các phần mềm dạy học vào công tác soạn giảng và dạy học trên lớp là điều còn khó khăn đối với một trường vùng núi. Để từng bước làm quen và áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá Trang: 1 trình dạy học, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu để dần nâng cao trình độ vận dụng công nghệ thông tin của mình. Hơn nữa gần đây học sinh đã được học vi tính, nhiều phụ huynh đã mua sắm máy cho con em học tập. Nhưng thực tế nhiều học sinh chưa khai thác được tài nguyên để phục vụ cho việc học tập của mình. Từ trước đến nay, nhà trường và nhiều giáo viên bộ môn chưa xây dựng được nguồn học liệu mở của bộ môn mà mình đang giảng dạy, nhằm có nguồn tư liệu để phục vụ trong nhiều năm cho bản thân giáo viên và học sinh. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng đề kiểm tra trắc nghiệm để được nhiều đồng nghiệp và học sinh cùng được tham khảo. V/ Nội dung nghiên cứu: 1. Ứng dụng phần mềm Trnghiem5.xPr của Phạm Văn Trung trong việc xây dựng nguồn học liệu mở và ngân hàng đề ở bộ môn để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập nâng cao kiến thức cho học sinh. Trước đây do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới trong việc ra đề kiểm tra nên bản thân còn gặp nhiều khó khăn trong việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm. Nếu ra cùng một đề cho một khối lớp thì dù coi kiểm tra chặt chẽ đến đâu cũng khó tránh khỏi tình trạng quay cóp bài lẫn nhau, tạo nên sự ỷ lại và lười biếng của một số học sinh yếu kém. Qua nhiều năm đã thử nghiệm nhiều phần mềm ra đề kiểm tra trắc nghiệm, nhưng bản thân nhận thấy phần mềm Trnghiem5.xPr của Phạm Văn Trung có nhiều ưu việt hơn nên trong học kỳ II năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 bản thân đã đưa phần mềm này vào việc ra đề kiểm tra và xây dựng nguồn học liệu mở. Chúng ta dễ dàng sử dụng phần ra đề trắc nghiệm vì là chương trình bằng tiếng Việt, nó cho phép chúng ta soạn thảo, sửa chữa đề kiểm tra ngay trên phần mềm, hoặc có thể sao chép từ file word đã soạn từ trước. (Phụ lục 1 là tổng quan về chương trình) Từ phần mềm này và hệ thống câu hỏi chúng ta có thể sao in đề kiểm tra một cách dễ dàng. Các mục, các câu hỏi ta có thể chọn một số nội dung cần thiết, phù hợp với nội dung kiểm tra theo chế độ tự động ngẫu nhiên hoặc chọn thủ công theo từng mục, từng câu sau đó kết xuất thành nhiều mã đề khác nhau. (Phụ lục 2) Cùng một lượng câu hỏi như nhau chúng ta có thể in sao thành nhiều mã đề khác nhau cho cùng một lớp, một khối. Mỗi mã đề có một đáp án riêng do phần mềm kết xuất. Chúng ta cũng có thể in phần câu hỏi riêng và phần làm bài trắc nghiệm riêng. (Phụ lục 3) Có thể tập hợp tất cả đề kiểm tra của một khối lớp vào cùng một file để lưu trữ như một file word rất thuận lợi. Nếu hằng năm bổ sung từ 50 đến 100 câu trắc nghiệm thì sau 4 năm ta có thể có từ 200 đến 500 câu trắc nghiệm, đây là kho dữ liệu cho bản thân , đồng nghiệp và học sinh. (Phụ lục 4) Trang: 2 Để đồng nghiệp và học sinh có thể tham khảo chúng ta có thể xây dựng nguồn học liệu trên giấy cho các em học sinh tham khảo, không nhất thiết trên cộng đồng mạng. Trên đây là một chút kinh nghiệm mà bản thân đã trải qua và cảm thấy có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng nguồn học liệu mở trong nhiều năm. Mong quý thầy cô giáo thông cảm và góp ý để cùng nhau đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trở nên đại trà trên địa bàn huyện Tiên Phước. Ngoài ra còn một số phần mềm ứng dụng xin giới thiệu để các thầy cô tham khảo và góp ý: Phần mềm trắc nghiệm Trnghiem5.xPr của Nguyễn Văn Trung, các thầy cô có thể tải tại địa chỉ http://www.4shared.com/file/yhQAYf3x/Tracnghiem54.html Phần mềm Cộng - thống kê - quản lý điểm, thống kê EMIS toàn trường trên hệ thống máy tính. Các thầy cô có thể tải về tham khảo theo đường link sau: http://www.4shared.com/file/XXl5soMC/QLDiemTHCSetup.html Trang website cá nhân trên địa chỉ http://violet.vn/caotruyen và nguồn tài nguyên tại địa chỉ http://truyenlvt.co.cc VI/ Kết quả: Hạn chế việc chủ quan của học sinh trong việc làm bài kiểm tra có phần trắc nghiệm. Giúp học sinh ý thức hơn trong việc học tập, tránh được tình trạng học sinh ngồi gần nhau làm bài giống nhau. Từ khi làm kiểm tra với nhiều mã đề học sinh tập trung hơn vào việc làm bài. Xây dựng được ngân hàng đề kiểm tra trắc nghiệm để sử dụng lâu dài và cũng là tài liệu để học sinh, phụ huynh có dịp tham khảo. Đồng nghiệp có thể trao đổi kinh nghiệm. VII/ Kết luận: Sử dụng phần mềm ứng dụng ra đề trắc nghiệm Trnghiem5.xPr giúp chúng ta xáo trộn các câu hỏi trắc nghiệm một cách dễ dàng, tránh tình trạng cả khối chỉ có chung một mã đề trắc nghiệm học sinh có thể quay cóp bài. Cùng một lượng câu hỏi, bài tập giáo viên có thể trộn thành nhiều mã đề khác nhau. Và đây cũng là nơi chúng ta có thể lưu giữ, bổ sung để có nguồn bài tập dồi dào và có thể sử dụng trong nhiều năm tới. Để có nguồn tư liệu sử dụng trong nhiều năm chỉ có cách xây dựng nguồn học liệu mở. Đây cũng là tư liệu để học sinh và phụ huynh học sinh có thể tham khảo, hơn nữa chúng ta có thể trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm của các giáo viên cùng bộ môn qua việc qua việc tham khảo nguồn học liệu đã được xây dựng. Hằng năm giáo viên bộ môn cần bổ sung hệ thống câu hỏi, bài tập vào nguồn tư liệu này để nguồn học liệu ngày càng phong phú hơn. Mỗi giáo viên cần tự tìm tòi, rèn luyện, trau dồi vốn kiến thức về tin học để từ đó tạo sự thu hút, chú ý của học sinh trong học tập nâng cao kiến thức thông qua công nghệ thông tin. Tạo sân chơi và học tập cho các em và các em dễ Trang: 3 dàng trao đổi với giáo viên bộ môn về nội dung, phương pháp học tập một cách nhanh chóng. Từ đây giúp các em tham gia vào các diễn đàn học tập trên cả nước để làm phong phú hơn kiến thức của mình. VIII/ Đề nghị: Ban giám hiệu tạo điều kiện giúp đỡ, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ, các em học sinh hưởng ứng để đề tài này được hoàn thành tốt theo kế hoạch đề ra. IX/ Phụ lục: (Phụ lục 1) Trang: 4 (Phụ lục 2) (Phụ lục 3) Trang: 5 (Phụ lục 4) X/ Tài liệu tham khảo: - Phần mềm soạn đề trắc nghiệm Trnghiem5.xPr của Phạm Văn Trung. - Phần mềm Cộng - thống kê - quản lý điểm, thống kê EMIS toàn trường trên hệ thống máy tính. XI/ Mục lục: I/ Tên đề tài: 1 II/ Đặt vấn đề: 1 III/ Cơ sở lý luận: 1 IV/ Cơ sở thực tiễn: 1 V/ Nội dung nghiên cứu: 2 VI/ Kết quả: 3 VII/ Kết luận: 3 VIII/ Đề nghị: 4 IX/ Phụ lục: 4 5 5 6 X/ Tài liệu tham khảo: 6 XI/ Mục lục: 6 Tiên Phong, ngày 19 tháng 3 năm 2011 Người viết Nguyễn Cao Truyền Trang: 6 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********** PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010-2011 I/ Đánh giá, xếp loại của HĐKH Trường THCS Lê Văn Tám: 1. Tên đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và xây dựng nguồn học liệu mở” 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Cao Truyền 3. Chức vụ: Giáo viên, Tổ trưởng tổ xã hội 4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài: a- Ưu điểm: b- Hạn chế: 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Lê Văn Tám thống nhất xếp loại: Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) I/ Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng Giáo dục và đào tạo Tiên Phước: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng Giáo dục và đào tạo Tiên Phước thống nhất xếp loại: Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) Trang: 7 . trắc nghiệm để sử dụng lâu dài và cũng là tài liệu để học sinh, phụ huynh có dịp tham khảo. Đồng nghiệp có thể trao đổi kinh nghiệm. VII/ Kết luận: Sử dụng phần mềm ứng dụng ra đề trắc nghiệm. trắc nghiệm vì là chương trình bằng tiếng Việt, nó cho phép chúng ta soạn thảo, sửa chữa đề kiểm tra ngay trên phần mềm, hoặc có thể sao chép từ file word đã soạn từ trước. (Phụ lục 1 là tổng. lớp, một khối. Mỗi mã đề có một đáp án riêng do phần mềm kết xuất. Chúng ta cũng có thể in phần câu hỏi riêng và phần làm bài trắc nghiệm riêng. (Phụ lục 3) Có thể tập hợp tất cả đề kiểm tra