1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó

34 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, yếu tố về Tài chính – Tiền tệ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế mà sự vận hành và hoạt động của hệ thống Tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ nền tài chính của quốc gia nói riêng cũng như phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ BÀI 3

B PHẦN NỘI DUNG 3

I Cơ sở pháp lý 3

II Khái quát quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng 4

1 Khái niệm tổ chức tín dụng và hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng 4

a, Định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức tín dụng 4

b, Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng 5

2 Khái niệm cho vay và những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng 5

a, Khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, đối tượng cho vay 6

b, Những yếu tố cấu thành của hoạt động cho vay 7

III: Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng 8

1 Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay và ý nghĩa pháp lý của cách thức phân loại này 8

a, Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay 8

a.1 Cho vay ngắn hạn 8

a.2 Cho vay trung hạn 10

a.3 Cho vay dài hạn 10

Trang 2

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay theo thời hạn sử dụng vốn vay 11

2 Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn và ý nghĩa pháp lý của cách phân loại này 11

a, Phân loại cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 11

a.1 Cho vay kinh doanh 11

a.2 Cho vay tiêu dùng 12

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 12

3 Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay và ý nghĩa pháp lý của cách phân loại này 13

a, Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay 13

a.1 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản 13

a.2 Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 15

4 Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào phương thức vay và ý nghĩa pháp lý của cách phân loại này 17

a, Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào phương thức vay 17

a.1 Phương thức cho vay từng lần 17

a.2 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 18

a.3 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư 19

a.4 Phương thức cho vay hợp vốn 19

a.5 Phương thức cho vay trả góp 19

a.6 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 20

a.7 Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 20

Trang 3

a.8 Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi 20

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay theo phương thức vay 21

C KẾT LUẬN 22

Trang 4

Trả lời

A PHẦN MỞ BÀI

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, yếu tố về Tài chính – Tiền tệ đang đóngvai trò vô cùng quan trọng, vì thế mà sự vận hành và hoạt động của hệ thống Tổ chứctín dụng (TCTD) sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ nền tài chính củaquốc gia nói riêng cũng như phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung Vàonhững thập niên gần đây, chúng ta có thể nhận thấy nền kinh tế của Việt Nam đang trên

đà phát triển mạnh,có tốc độ phát triển kinh tế cao và khá ổn định, vì thế mà nhu cầunguồn vốn phục vụ cho phát triển đất nước là rất lơn Nhưng với thời điểm hiện nay,khi mà vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang còn ở những con số khiêm tốn, trongkhi kênh huy động vốn ở trong nước lại chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, Thị trườngchứng khoán thì đang còn trong giai đoạn non trẻ nên chưa thể trở thành kênh huy độngvốn tối ưu nhất của các doanh nghiệp Ngoài ra, năng lực tài chính của các doanhnghiệp trong nước cũng rất hạn chế, và phần lớn các hoạt động sản xuất, kinh doanhchủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các TCTD Vì thế, ta có thể khẳng định rằng ở nước

ta hiện nay, Tín dụng ngân hàng là kênh huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất CácTCTD càng đa dạng hóa các hình thức cho vay bao nhiêu thì càng tạo ra các điều kiệncho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng có thể dễ dàng tìm được cho mình mộthình thức phù hợp với khả năng kinh doanh của mình Qua đó, ta rất dễ nhận thấy mỗihình thức cho vay trong hoạt động tín dụng của TCTD đều chứa đựng trong mìnhnhững ý nghĩa cơ bản, không chỉ riêng đối với từng doanh nghiệp mà còn tạo ra nềntảng để ổn định nền tài chính quốc gia, và đồng thời thiết lập được một hệ thống phápluật về Tài chính – Tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 5

Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và phổ biến của các

tổ chức tín dụng Việc nghiên cứu và phân loại nó có ý nghĩa rất quan trọng về mặtpháp lý và thực tiễn Bởi vậy, tôi xin chọn đề tài “Phân loại cho vay của tổ chức tíndụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó” để phần nào làm rõ hơn vấn đề này

B PHẦN NỘI DUNG:

I Cơ sở pháp lý:

Trước hết, để phân tích vấn đề phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, bài viếtsau đây của tôi chủ yếu viện dẫn và căn cứ vào những văn bản pháp luật sau:

· Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997

· Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH 11 năm 2003.

· Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/ 2010/ QH12.

· Quyết định số 738/2005/QĐ – NHNN ngày 31/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN ngày 3/2/2005.

Trang 6

II Khái quát quy định của pháp luật hiện hành

về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:

1 Khái niệm tổ chức tín dụng và hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng:

a, Định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức tín dụng:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm tổ chức tín dụng (TCTD) được hiểu như sau: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất

cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mộ và quỹ tín dụng nhân dân” (khoản 1 Điều 4 Luật

các tổ chức tín dụng năm 2010)

Đặc điểm của tổ chức tín dụng:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu,thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng

Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhànước và thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật ngân hàng

Tổ chức tín dụng bao gồm tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân:

Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạtđộng, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, và các loại hình ngân hàng khác

Trang 7

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện

một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng khôngđược nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán Tổ chức tín dụng phingân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phingân hàng khác

Tổ chức tài chính vi mô: là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số

hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, gia đình có thu nhập thấp

và doanh nghiệp siêu nhỏ

Qũy tín dụng nhân dân: là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia

đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngânhàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợnhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống

b, Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng:

Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng được hiểu là việc tổ chức tín dụng sửdụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn tự huy động để cấp tín dụng Theo đó, tổ chức thỏathuận để cho khách hàng sử dụng khoản tiền của mình trong một thời hạn nhất định vớiđiều kiện có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tín nhiệm Như vậy, có thể hiểu hoạt động tíndụng của tổ chức tín dụng thực chất là một giao dịch trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận

Và loại giao dịch này có đặc điểm:

- Một bên chủ thể tham gia quan hệ giao dịch là tổ chức tín dụng có đủ điều kiệnhoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật Tổ chức tín dụng tham giao với tư cách

là chủ thể cấp vốn;

- Nguồn vốn tín dụng mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu là nguồnvốn huy động

Trang 8

- Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, hậu quả của rủi romang tính phản ứng dây chuyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng được đặttrong một hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tớimức thấp nhất những rủi ro.

Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động trên cơ sở các nghiệp vụ

do pháp luật hiện hành quy định cụ thể là: nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (khoản

14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

2 Khái niệm cho vay và những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:

a, Khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, đối tượng cho vay:

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm cho vay

được hiểu là: “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam

kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng và mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi”

Nguyên tắc cho vay:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu

cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển Ðối với các tổchức kinh

tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh để thúc đẩy các tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của mình

Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn

đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho cácngân

hàng thương mại tồn tại và hoạt động bình thường Bởi nguồn vốn cho vay của ngân

Trang 9

hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động Ðó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ màngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhucầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu Nếu các khoản tín dụng không được hoàntrả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngânhàng.

Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ: Quá

trìnhcung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với nềnkinh tế sẽlàm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, làmtăng áplực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường Ngoài ra do tính chất vận động củavốntín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá, gắn liền với hoạt độngsảnxuất kinh doanh của các đơn vị Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm giátrịvậttư hàng hoá tương đương cho những khoản tín dụng đang thực hiện Bảođảm tiềnvay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba,hoặc bảođảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tínchấp

Điều kiện vay vốn:

Ðịa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có nănglựcpháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự

Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định củaphápluật (ví dụ như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và khả năng hoàntrả vốn vay

Đối tượng cho vay:

Ðối tượng cho vay của ngân hàng thương mại là các tổ chức cá nhân có nhucầuvốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng… Theo qui định củaLuật

Trang 10

các tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn đểthựchiện các việc sau:

Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấmmuabán chuyển nhượng, chuyển đổi

Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

Ðáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

b, Những yếu tố cấu thành của hoạt động cho vay:

Về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao gồm bên vay và

bên cho vay Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sửdụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần Cònbên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu về kinhdoanh hoặc tiêu dùng

Về hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng tài sản Hợp

đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thống nhất về ýchí, nguyên tắc tự định đoạt…

Về sự kiện cho vay, nó phát sinh bởi hai hành vi cơ bản là hành vi ứng trước và

hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại Hành vi ứngtrước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được thực hiện bởi ngườivay sau đó một khoản thời gian theo sự thỏa thuận giữa hai bên

Về khả năng hoàn trả, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa

người cho vay đối với người đi vay

Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của tổ chứctín dụng còn thể hiện những dấu hiệu có tính đặc thù như sau:

Trang 11

Thứ nhất, việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh

mang tính chức năng Mặc dù theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các tổ chức kháckhông phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện việc cho vay đối với khách hàngnhư một hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động cho vay của các tổ chức này hoàn toànkhông phải là nghề nghiệp mang tính chức năng như đối với các tổ chức tín dụng

Thứ hai, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là một nghề kinh

doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện Điều này thể hiện ởchỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số điềukiện nhất định như phải óc vốn pháp định; phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấyphép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo luật định

Thứ ba, ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, hoạt

động cho vay của tổ chức tín dụng còn chịu sự điều chỉnh, chỉ phối của các đạo luật vềngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thương mại về ngân hàng Đặc điểm này bị chiphối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh của các tổ chức tín dụng nhưtính rủi ro cao và sự ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khácnhau của xã hội

III: Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng:

Để hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được thực hiện có hiệu quả rõ ràng,vấn để phân loại cho vay của tổ chức tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn Trước hết, căn

cứ vào tình hình thực tiễn và những quy định của pháp luật hiện hành, phân loại chovay của tổ chức tín dụng chủ yếu căn cứ vào những tiêu chí cơ bản khác nhau sau đây,

và mỗi cách phân loại đó lại đem đến những ý nghĩa và mục đích nhất định

Trang 12

1 Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay và ý nghĩa pháp lý của cách thức phân loại này:

a, Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay:

a.1 Cho vay ngắn hạn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNNngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì

“Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng” Như vậy, ta có

thể thấy đây là loại hình cho vay có thời gian dưới 1 năm, vì thế mà mục đích của loạihình cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đáp ứngnhu cầu vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn cácnhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn, cụ thể ở đây là 12 tháng

Các loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của TCTD.

Cho vay mua hàng dự trữ : Là loại cho vay để tài trợ mua hàng tồn kho như

nguyên liệu,bán thành phẩm, giá thành Đây là loại hình cho vay ngắn hạn chủ yếu củaTCTD là ngân hàng Đặc điểm của loại hình cho vay này là việ ngân hàng sẽ xem xétcho vay từng lần theo từng đối tượng cụ thể, và kì hạn nợ của loại cho vay này cụ thể,bắt đầu từ lúc bỏ tiền mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thuđược tiền Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phươngthức cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với chu kì ngân quỹ của doanhnghiệp

Cho vay vốn lưu động : Là loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ

hàng tồn kho và đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng giữ trữ Tuy nhiên loại chovay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp ( nhu cầu

Trang 13

vốn lưu động thời vụ cho khách hàng) Đặc điểm của loại hình cho vay này thể hiện ổchỗ: Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt,hạn mức tín dụng là

cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân Và không có kỳ hạn cụ thể cho từng lần giảingân mà chỉ có thời hạn cho vay cuối cùng và các điều kiện sử dụng vốn vay Chi phícủa món vay gồm có chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi như phí cam kết sử dụng hạnmức Thời hạn cho vay tùy theo đặc điểm về chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng tàichính của từng loại khách hàng,có thể là vài ngày đến 1 năm

Cho vay dựa trên tài sản có : Là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các khoản

phải thu, tồn kho nguyên liệu, thành phẩm Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này làcác tài sản được tài trợ Đối với các khoản phái thu, hoạt động cho vay này được thựchiện thông qua nghiệp vụ triết khấu hoặc nghiệp vụ mua nợ

Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng : Đối với các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực xây lắp, sau khi nhận được các công trình xây dựng cần phải ứngvốn mua nguyên liệu, thuê thiết bị… để thực hiện thực hiện thi công và khi công trình,hạn mục công trình hoàn thành thì mới được chủ đầu tư thanh toán theo thỏa thuận ởhợp đồng nhận thầu, vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp để đáp ứngnhu cầu vốn trong quá trình thi công có những điểm cần chú ý sau: Việc xem xét chovay chủ yếu phải dựa vào từng hợp đồng nhận thầu; Đối tượng cho vay là tiền thuênhân công, thiết bị…để thực hiện thi công theo hợp đồng nhận thầu; kỳ hạn nợ đượcxác định dựa vào kế hoạch thi công theo hợp đồng nhận thầu; nguồn thu nợ là tiềnthanh toán của nhà đầu tư;Hợp đồng nhận thầu là cơ sở đảm bảo cho khoản tiền vay.Ngoài ra, hoạt động cho vay ngắn hạn của TCTD còn được áp dung đối với các loại vay

để kinh doanh chứng khoán, vay để kinh doanh bán lẻ và cho vay đối với các định chếtài chính khác

Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá : là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được

thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho tổ chức tín dụng

Trang 14

để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức chiết khấu Chứng từ có giá là nhữngphương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp

và được pháp luật thừa nhận như: kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu,

Thấu chi : là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân

đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng Nghiệp vụ thấu chiđược thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một sốlượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định

a.2 Cho vay trung hạn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNNngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì

“Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60

tháng” Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thỏa thuận thời hạn sử dụng vốn vay

là từ 1 – 5 năm Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản

cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanhhoặc thảo mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng…

a.3 Cho vay dài hạn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNNngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì

“cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên” Nhưng

mục đích của khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư

Đối với hai hình thức cho vay là trung và dài hạn của TCTD thì phương thức cho vay chủ yếu là cho vay thông thường và tín dụng toàn cầu.

Trang 15

Cho vay thông thường : khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy

móc, thiết bị, nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền vay được thanhtoán dần cho ngân hàng theo định kỳ Số tiền thanh toán định kì có thể là khác nhau

Tín dụng tuần hoàn : là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính

thức dành một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định có thể từ 1 - 3 năm, hay 5năm, song thời hạn nợ kí kết trong hợp đồng thường ngắn, và nếu khách hàng thực hiệntốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục

Hiện nay hầu hết các tổ chức tín dụng đều rất thận trong khi quyết định cho vaytrung hạn và dài hạn bởi gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản cũng như cơ cấu tài sảncủa mình Bởi phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kì hạn dưới một năm trong khivay trung hạn cũng phải 1-3 năm, dài hạn thường trên 5 năm Mặt khác theo quy địnhmới của ngân hàng Nhà nước (Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN) ngân hàngthương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thay vì 40%như trước đây Đây cũng là vấn đề rất lớn nếu các tổ chức tín dụng siết chặt cho vaytrung dài hạn Bởi vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động,trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài Vốn trung dàihạn tắc, đầu tư phát triển cũng sẽ tắc theo, kinh tế khó long tăng trưởng như mongmuốn Như thế cần có những cơ chế phù hợp để vừa có thể đảm bảo tính thanh khoảncho các ngân hàng đồng thời kinh tế vẫn phát triển vững mạnh

Trong ba hình thức cho vay trên thì các TCTD là ngân hàng được thực hiện tất cảcác hình thức sử dụng vốn vay, còn các TCTD phi ngân hàng thì chỉ được thực hiệnhoạt động cho vay trung và dài hạn Điều này cho ta thấy phạm vi về thời hạn cho vaycủa TCTD là ngân hàng thường diễn ra rộng hơn, phổ biến hơn so với các loại hìnhTCTD khác

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay theo thời hạn sử dụng vốn vay:

Trang 16

Việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng theo thời hạn sử dụng vốn giúp cho các tổ chức tín dụng chủ động hơn với hoạt động cho vay của mình Điều đó có

nghĩa là với các phương thức cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn thì đối tượng cho vay

để áp dụng các loại hình phương thức này cũng sẽ khác nhau, nhằm hạn chế rủi ro chohoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Cũng từ thực tiễn này, giúp nhà làm luật có thể

đề ra quy chế pháp lý phù hợp với hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín dụng

Việc phân loại theo cách này cũng giúp cho các nhà làm luật có thể quy định

về thời hạn cho vay một cách hợp lý: “Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu

kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam” (Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với

khách hàng, Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Ngoài ra, dựa vào cách phân loại này, các tổ chức tín dụng có thể quy định mức lãi suất đối với từng loại cho vay Pháp luật đã cho phép mức lãi suất cho vay do

tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổchức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưngkhông vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kếthoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

2 Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn và ý nghĩa pháp lý của cách phân loại này:

Trang 17

a, Phân loại cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

a.1 Cho vay kinh doanh:

Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay

sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình Nếu sau khi đượcgiải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích khác với thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng, bên cho vay có quyền áp dụng chế tài thích hợp để ngăn chặn

a.2 Cho vay tiêu dùng:

Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay

sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng,mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm chí bao gồm cả việc sử dụng vốn vayvào mục đích học tập của sinh viên học viên…

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong việc xác định điều kiện cho vay đối với mọi chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng:

Một trong hai điều kiện cơ bản của hợp đồng tín dụng chính là mục đích sử dụngvốn vay của chủ thể đi vay Đây là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủthể vay và các bên bắt buộc phải ghi rõ điều kiện này trong hợp đồng như một điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng tín dụng Theo đó, tổ chức tín dụng cho vay khi muốn quyếtđịnh cho một tổ chức, cá nhân vay vốn phải tiến hành thẩm định hồ sơ tín dụng Thẩmđịnh hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý do tổ chức tíndụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó màquyết định cho vay hay không Trong thực tế giao dịch ngân hàng, việc thẩm định hồ sơtín dụng thường do các nhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện và kết

Ngày đăng: 08/04/2013, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w