ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH __ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐT SĐH-KHCN&QHĐN NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG LÝ THUYẾT BIG BANG Tiểu Luận Môn Học Triết Học HVTH: Dương Thị Phương Mai MSHV: CH1301099 GVPT: TS. Bùi Văn Mưa TP HỒ CHÍ MINH – Tháng 8/2014 MỞ ĐẦU Con người luôn không ngừng tìm kiếm nguồn gốc ra đời của mình. Những câu hỏi về quá khứ, về sự xuất hiện của vũ trụ, của dải ngân hà đã trở thành nỗi ám ảnh của mọi nhà khoa học. Một trong những giả thuyết được đưa ra để giải thích cho sự hình thành ban đầu ấy chính là thuyết vụ nổ Big Bang. Lý thuyết Big Bang là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ. Thuyết Big Bang là một lý thuyết khoa học đã được kiểm chứng và được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi. Nó đưa ra cách giải thích hoàn thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ, bao gồm sự có mặt của những nguyên tố nhẹ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ, cấu trúc vĩ mô của vũ trụ. Những ý tưởng chính trong lý thuyết Big Bang - sự giãn nở của vũ trụ, trạng thái cực nóng lúc sơ khai, sự hình thành của heli, và sự hình thành các thiên hà - được suy luận ra từ những quan sát này và những quan sát khác độc lập với mọi mô hình vũ trụ học. [] Nếu như từ thời xưa, ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử cho rằng vũ trụ là một sự tồn tại “vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận” thì đến thế kỉ 20, với những tiến bộ của khoa học, thuyết Big Bang đã được công nhận là đúng đắn. Điều này thật trùng hợp khi tư tưởng chính của thuyết này đã xuất hiện cách đây 2.500 năm trong kinh Hoa Nghiêm cũng như giáo lý nhà Phật. Cả hai đều cho rằng bên ngoài thế giới này còn có rất nhiều thế giới khác, nó có muôn hình vạn trạng… Tiểu luận này nêu lên một số quan điểm về một số vấn đề triết học trong lý thuyết Big Bang. Đây là những quan điểm cá nhân, luận bàn về lý thuyết Big Bang dưới một số các phạm trù triết học, với con mắt của một người đang nghiên cứu tìm hiểu về triết học. Tiểu luận gồm có ba phần, phần đầu là giới thiệu sơ lược về lý thuyết Big Bang dưới góc độ khoa học, phần thứ hai là nêu lên một số vấn đề triết học của lý thuyết này, phần thứ ba là kết luận Tiểu luận có tham khảo 2 một số tài liệu như slide giáo trình của TS. Bùi Văn Mưa và một số tài liệu khác, các tài liệu này đều được trích dẫn nguồn ở trang cuối, mục Tài Liệu Tham Khảo. Chương 1. LÝ THUYẾT BIG BANG DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC Lý thuyết Big Bang là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ. Theo lý thuyết này, khởi thủy vũ trụ nguyên thủy là một đại dương cực kỳ đặc và nóng, bao gồm những hạt quark (những hạt duy nhất tương tác trong cả 4 lực của vũ trụ) và electron chuyển động theo một hướng, gần bằng với vận tốc của ánh sáng. Tùy theo những va chạm không ngừng diễn ra, một số hạt tiêu hủy lẫn nhau, một số khác lại sinh ra. Trong pha đầu tiên, các hạt đó bao gồm các đối tượng lượng tử mang điện tích, quark và phản quark; sau đó có thêm những hạt và phản hạt nhẹ được gọi chung là lepton (electron, nơtron và những phản hạt của chúng). Rồi một tiếng “Bùm” kinh hoàng nổ ra, vụ nổ Big Bang xuất hiện. Các nhà khoa học ước tính vụ nổ xảy ra cách nay xấp xỉ 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước, và được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ. Một phần triệu giây sau vụ nổ, nhiệt độ vũ trụ hạ thấp xuống còn 10.000 tỷ độ Kelvin (kí hiệu là K, 0K = -273 độ C). Các hạt cơ bản đầu tiên xuất hiện như proton, nơtron, lepton, chiếm đa số trong vũ trụ, chúng nở ra hấp thụ nhiệt nên làm nhiệt độ hạ thấp hơn nữa. Khi đồng hồ vũ trụ điểm 1 giây đầu tiên, nhiệt độ hạ xuống 10 tỷ K, hạt nhân đơteri đầu tiên xuất hiện và ngay lập tức bị năng lượng photon phá hủy. Mãi đến tận phút thứ 3, khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp xuống tới 1 triệu K, đây mới là điều kiện thuận lợi để các phản ứng hạt nhân xảy ra liên tục, với tốc độ lớn, hình thành nên các nguyên tố hóa học như chúng ta biết hiện nay: đơteri, heli 3, liti 7 và heli 4… Quá trình hạt nhân kết thúc ở phút thứ 15 của đồng hồ vũ trụ. 300.000 năm sau, vũ trụ nguội đi, nhiệt độ xuống dưới 3.000K và trở nên trong suốt, electron cũng không chuyển động nhanh như trước nữa. Các hạt 3 nhân có thể giữ các electron lại, tạo thành các nguyên tử, tạo ra các “viên gạch xây” của vũ trụ. Do tương tác giữa photon và các nguyên tử rất nhỏ nên chúng có thể lan truyền tự do. Vật chất, ánh sáng và các loại bức xạ khác tràn xa và ngày càng mỏng dần khi vũ trụ giãn nở. Hàng tỉ năm sau, những đám mây khí khổng lồ bắt đầu phân tán. Mỗi đám mây trở thành một thiên hà, dưới tác động của lực hấp dẫn sẽ hình thành các ngôi sao và chùm sao, trong khi đó, vũ trụ vẫn tiếp tục mở rộng và hình thành nên thế giới của chúng ta ngày hôm nay. Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG LÝ THUYẾT BIG BANG 1.1. Nguồn gốc Vũ Trụ và sự tồn tại của Thượng Đế Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại dân gian và tôn giáo về sự sáng tạo ra vũ trụ, kể cả huyền thoại sáng tạo của Do Thái – Ki Tô, thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe). Đó là thuyết "Big Bang". Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, diệt. Ngày nay, trước những khám phá mới nhất của khoa học, từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi là đúng. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật cũng nói rõ: "Ngoài thế giới nhỏ nhoi của chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới khác", và đã mô tả hình 4 dạng của các thế giới này rất chính xác, thí dụ như có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình nở như hoa v v 22 thế kỷ sau, vào thế kỷ 17, khoa học gia Giordano Bruno cũng đưa ra quan niệm là ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác. Ông bị giam 6 năm tù rồi đưa ra tòa án xử dị giáo. Nhận định của ông trái với những lời "mặc khải" không thể nào sai lầm của Thần Ki-Tô trong Thánh Kinh của Ki-Tô Giáo: thế giới của chúng ta gồm có trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vị sao mà mắt trần của chúng ta nhìn thấy hàng ngày là thế giới duy nhất mà Thần Ki-Tô tạo ra và trái đất là trung tâm của thế giới này. Vì là một Linh Mục dòng Đa Minh, tòa sẽ trả tự do cho ông nếu ông rút lại nhận định trái ngược với Thánh Kinh của Ki-Tô Giáo và tuyên bố là mình sai lầm. Nhưng ông không rút lại lời nói của mình. Kết quả là ông bị tòa án xử dị giáo xử có tội, tuyệt thông ông (nghĩa là khai trừ ông ra khỏi giáo hội, không cho ông hưởng các "bí tích" và lên Thiên đường hiệp thông cùng Chúa) và mang ông đi thiêu sống. Thuyết Big Bang được khoa học công nhận, đã làm cho Nhà thờ Cơ đốc giáo hân hoan tuyên bố, Big-Bang là minh chứng sự hiện hữu của Sáng thế và qua đó, Thượng đế thực sự tồn tại. Trong khi đó, Thuyết Vũ trụ tuần hoàn của Phật giáo (tuần hoàn nhưng không lặp đi lặp lại), coi Big- Bang chỉ là một phân đoạn trong lòng một sự tiếp diễn không đầu, không cuối. Nó đơn giản chỉ là sự khởi đầu một chu kỳ mới trong “chu trình sinh-diệt” vô tận của Vũ trụ . Theo quan điểm của Phật giáo, sự kết thúc của một chu kỳ, được thể hiện ra ngoài bằng một sự bùng nổ cuối cùng, sau đó là sự tiêu tan của Vũ trụ vào chân không, rồi từ chân không đó, một chu kỳ mới lại xuất hiện Triết học Phật giáo nói rằng, Vũ trụ không có bắt đầu và không có kết thúc, do đó không có khái niệm “Sáng thế”, vì vậy, Thượng đế không có 5 lý do tồn tại. Sự xuất hiện của các hiện tượng đều thông qua nguyên lý về Sự phụ thuộc lẫn nhau. Tức là, mỗi sự kiện hay mỗi hiện tượng đều phải có một nguyên nhân. Mối quan hệ Nhân – quả, nối tiếp vô cùng này, chắc chắn sẽ đi ngược lại niềm tin siêu hình của phương Tây, của Tôn giáo. Mong muốn tìm ra một điểm bắt đầu với niềm tin rằng, vạn vật tồn tại thực và bền vững, như trí óc bình thường của chúng ta cảm nhận. Chứng minh sự tồn tại một điểm bắt đầu, tức là chứng minh tính hiện thực của “Sáng thế”, đồng nghĩa với sự hiện hữu của Thượng đế. Do đó không dễ gì lay chuyên niềm tin ấy, đã ngự trị lâu đời trong hệ tư tưởng Tôn giáo, cho dù về mặt Khoa học thì cơ học lượng tử cho phép tránh được quan niệm về nguyên nhân đầu tiên của Vũ trụ. Mặc khác, nói “Thượng đế tạo ra Vũ trụ” sẽ vô nghĩa nếu Thời gian không tồn tại. Hành động sáng tạo ra Vũ trụ chỉ có thể tiến hành trong Thời gian. Vậy Thượng đế nằm trong hay ngoài Thời gian? Mà như Einstein khẳng định, thời gian không phải là tuyệt đối . Thời gian có thể co giãn, vậy một Thượng đế ở trong thời gian, thậm chí là chính thời gian, sẽ không còn là đấng toàn năng nữa vì phải tuân theo những biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc, hay do các trường hấp dẫn mạnh (xung quanh lỗ đen) gây ra. Nếu một Thượng đế ở ngoài thời gian, sẽ có sức mạnh vạn năng, thì lại không thẻ cứu rỗi chúng ta được, vì những hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian. Còn, nếu Thượng đế vượt lên trên cả thời gian, thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai, vậy thì tại sao Thương đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người chống cái ác? Vì Ngài chẳng đã biết tất cả tứ trước rồi hay sao. Hoặc, nếu Thượng đế là bất biến, thì như vậy Ngài không thể sáng tạo được, hoặc là Thượng đế nằm trong thời gian thì Ngài không bất biến. Đây chính là một trong những mâu thuẫn mà khái niệm “Nguyên nhân đầu tiên” dẫn đến . 6 Tuy nhiên, ở đây chỉ bác bỏ một Thượng đế được nhân hóa như một thực thể hiện hữu. Còn trên phương diện thực hành Tâm linh, thì niềm tin vào Thượng đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng đế đối với mọi chúng sinh. Tóm lại, khi người ta dấn thân vào một con đường Tâm linh nào đó, điều quan trọng là việc hành đạo phải phù hợp cao nhất với sự phát triển trí óc của mình, và với những thiên chất và khuynh hướng Tâm linh của mình. 1.2. Phạm trù Tất nhiên - Ngẫu nhiên và sự vận động của Vũ trụ Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được. Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Vụ nổ Big Bang là tất nhiên hay ngẫu nhiên, nó có phải là điều tất yếu phải xảy ra hay không? Để giải quyết vấn đề này ta sẽ xét đến vụ nổ Big Bang có phải do bản chất nội tại của bản thân bên trong sự vật mà thành, hay là do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài mà thành. Để biết được điều này ta cần xét tới thời điểm trước khi vụ nổ Big Bang bắt đầu, bản chất nội tại của nó là gì và hoàn cảnh bên ngoài là gì. Quay ngược lại thời gian 13,7 tỉ năm trước đây, theo các nhà khoa học thì tất cả vũ trụ đều chưa hình thành và chỉ tồn tại một điểm gọi là "điểm kì dị". Theo thuyết tương đối của Albert Einstein với khái niệm tương 7 quan giữa khối lượng và thời gian đã cho chúng ta cái nhìn mới hơn về vũ trụ thời kì tiền Big Bang. Các hành tinh có khối lượng càng lớn thì chúng ta sẽ cảm nhận thời gian trôi qua chậm hơn khi đứng trên bề mặt, so với các hành tinh có khối lượng nhẹ hơn mặc dù sự chênh lệch là rất nhỏ. Do đó, trước vụ nổ Big Bang, điểm kỳ dị là điểm tập trung tất cả khối lượng của vũ trụ, nên nó khiến thời gian bị bế tắc hay có thể coi như không có khái niệm thời gian và cũng đồng nghĩa với việc không có khái niệm thời kỳ trước Big Bang. Nếu theo lý thuyết này thì vũ trụ lúc sơ khai chỉ là một điểm kì dị, và không có bất cứ hoàn cảnh bên ngoài nào, vậy thì vụ nổ Big Bang xảy ra chính là một điều tất yếu, tự nó phải diễn ra và hình thành nên vũ trụ. Các nhà khoa học khác lại tin vào lý thuyết chu kỳ, trong đó sự hình thành của điểm kỳ dị là do chính vũ trụ trước đó tự sụp đổ trong một sự kiện được gọi là Big Crunch. Nó tạo ra điểm kỳ dị một lần nữa, các vật chật bị dồn ép vào điểm kỳ dị và tạo ra một vụ nổ lớn mà chúng ta gọi là Big Bang tái tạo vũ trụ, sau đó quá trình Big Bang và Big Crunch lặp lại theo lý thuyết chu kỳ. Việc giải thích này phù hợp với quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bất cứ sự vật nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới và sự thay thế này được gọi là phủ định. Ta thấy rằng việc vũ trụ cũ bị mất đi, vũ trụ mới được sinh ra hoàn toàn mang tính khách quan và kế thừa. Nó sinh ra và mất đi không phụ thuộc vào ý chí của con người, thậm chí nó xảy ra trước khi con người ra đời từ rất lâu trước đây. Vũ trụ mới sinh ra là sự kế thừa vũ trụ trước đó, gạt bỏ bớt một số điểm lỗi thời và thêm một số điểm mới phù hợp với hiện thực. Từ sự khẳng định ban đầu (Vũ trụ cũ), trải qua phủ định lần thứ nhất (điểm kì dị phủ định vũ trụ cũ) và sự phủ định lần thứ hai (vũ trụ mới phủ định điểm kì dị), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Sự 8 phát triển tất yếu tiến lên của sự vật hiện tượng theo ta thấy trong trường hợp này không phải diễn ra theo đường thẳng mà là theo đường xoáy ốc. Mỗi vòng xoáy ốc thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. KẾT LUẬN Xét cho cùng thì thuyết Big Bang vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn ngay cả đối với các nhà khoa học. Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tri theo kiểu mới. Lý thuyết Big Bang cũng chưa giải thích một cách toàn diện về các hiện tượng vật lý đang xảy ra trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay. Tuy vậy, thuyết này cũng đã giúp con người khám phá ra nhiều bí ẩn về vũ trụ. Vì Big Bang là một lý thuyết lý giải sự hình thành vũ trụ dựa vào những tính toán vật lý, toán học, và nó vượt xa trí tưởng tượng của con người, nên cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều tranh cãi về thuyết này. Đứng về phương diện khoa học là như vậy, đứng về phương diện triết học thì lại càng có nhiều tranh cãi hơn. Tiểu luận này chỉ xin góp một số ý kiến cá nhân luận bàn về thuyết Big Bang dưới góc độ triết học. Có thể những ý kiến này chưa phù hợp với một số quan điểm khác, nhưng nó vẫn có giá trị nếu xét trên một mặt nào đó, nhất là khi xét trên sự phát triển vận động không ngừng của khoa học và triết học. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Mưa, Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học, trường Đại học Kinh Tế. [2] Vụ Nổ Lớn (8/2014), http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_N %E1%BB%95_L%E1%BB%9Bn [3] Hà Yên (3/2009), Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả Triết học 10 . ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH __ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐT SĐH-KHCN&QHĐN NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG LÝ THUYẾT BIG BANG Tiểu Luận Môn Học Triết Học HVTH: Dương. đầu ấy chính là thuyết vụ nổ Big Bang. Lý thuyết Big Bang là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ. Thuyết Big Bang là một lý thuyết khoa học đã được kiểm. trong lý thuyết Big Bang. Đây là những quan điểm cá nhân, luận bàn về lý thuyết Big Bang dưới một số các phạm trù triết học, với con mắt của một người đang nghiên cứu tìm hiểu về triết học. Tiểu