1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

50 1,8K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 435,5 KB

Nội dung

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, bên cạnh nhân vật Kiên, nhà văn, nổi bật lên hai khuôn mặt nữ, Phương và người đàn bà câm

Trang 1

TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mục lục

Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội,

và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh 2

Nỗi buồn chiến tranhviết về chiến tranh thời hậu chiến, Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp 7

1 Từ những thách thức của lối viết 9

2 Những mạch ngầm văn bản 10

3 Thế giới nhân vật - biểu tượng và ý nghĩa 12

4 Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời hậu chiến 17

Nỗi buồn chiến tranh: Tự truyện bất thành 20

1 Tự truyện là gì? 21

2 Nỗi buồn chiến tranh, từ ký ức đến sáng tạo 23

3 Số phận của một bản thảo 28

Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh 30

2 Hàng loạt các vấn đề đổi mới trong văn học (sau 1986), chiến tranh và thân phận con người trong chiến tranh được nhìn nhận lại 30

3 Chọn Kiên - hình tượng người lính 31

4 Đặt Kiên - nhân vật trung tâm trong cái nhìn đa chiều 33

5 Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết 33

Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu 34

Nỗi buồn chiến tranh không phải chỉ là một tác phẩm viết về chiến tranh 36

Nỗi buồn chiến tranh là hòa âm tuyệt diệu của những giọng nói đa thanh, nhưng trên hết, là tác phẩm bỏ ngỏ của một nhà văn vô danh .39

Nỗi buồn chiến tranh không phải không chịu ảnh hưởng của một số tác phẩm khác 40

Vài nét về cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 41

Văn học đề tài chiến tranh, sự thiếu hụt về lực lượng và tác phẩm 47

1.Viết về chiến tranh sâu sắc, điềm tĩnh hơn 47

2 Cảnh báo về thiếu hụt lực lượng và tác phẩm 48

Trang 2

Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong

Nỗi buồn chiến tranh

Đoàn Cầm Thi

«… Em vẫn đạp xe ra phốAnh vẫn tìm âm thành mới"

Nhớ Hà Nội – Hoàng Hiệp

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, bên cạnh nhân vật Kiên, nhà văn, nổibật lên hai khuôn mặt nữ, Phương và người đàn bà câm Cả hai đều giữ vai tròquan trọng trong thế giới tình cảm của Kiên và trong sự nghiệp văn chươngcủa anh Đặc biệt, cả hai cùng người Hà Nội Trong khuôn khổ bài viết này, tôi

đề nghị một cách đọc mới cho Nỗi buồn chiến tranh, bằng cách tìm hiểu mốiquan hệ giữa Hà Nội - Phụ nữ - Văn học

Nỗi buồn chiến tranh tràn ngập "những khuôn mặt đàn bà mếnthương"[1] Bảo Ninh, thật vậy, là một trong những nhà văn dành cho phụ nữmột vị trí trang trọng trong tác phẩm của mình Từ Hơ-bia, Mây, Thơm, bangười con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội,đến Hòa, gốc Hải Hậu - "con gái miền biển làm giao liên đường rừng" - hysinh năm 1968 Từ Hiền, cô gái phế binh quê Nam Định Chợ Rồng Kiên gặptrong chuyến tàu ngày trở về, đến Lan, người goá phụ trẻ của Đồi Mơ Tất cảđều dịu dàng như tên gọi của mình - "Hiền", "Hoà" - đều đau thương và đángmến Nhưng có lẽ nhân vật nữ đẹp nhất trong Nỗi buồn chiến tranh vẫn làPhương, người con gái Hà Nội Hà Nội, bởi thành phố của tuổi thơ và tình yêutuổi mười bảy không thể tồn tại mà không có Phương Hình ảnh của Phươnggắn liền với mọi kỷ niệm của Kiên về Hà Nội Kỷ niệm lần đầu đi tàu điện rangoại ô thành phố, trong một toa tàu bỏ không, "hai cánh tay trần của cô béquàng lên cổ thằng bạn trai cùng tuổi mười ba, và tới tấp cô hôn lên má…"(tr.180) Kỷ niệm buổi chiều mùa hạ 1965, sau sân trường Bưởi, "hai đứa bơisóng đôi mỗi lúc một xa bờ" (tr.129) Phương, đối với Kiên, vừa là bạn, vừa làngười yêu, nhưng cũng vừa là mẹ Mẹ, trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng VìKiên, không những mất mẹ từ sớm, mà còn không yêu thương gì người phụ nữ

đã sinh ra mình - "về mẹ thì Kiên lại càng biết ít hơn", "bóng hình của mẹ chỉcòn sơ sài ở vài tấm ảnh" (tr.61) - đã tìm thấy trong Phương một cái gì đótương tự như tình mẫu tử Phương và Kiên, mẹ và con Đoạn tả Phương vàKiên bên hồ Tây của tuổi mười bảy mang đậm thứ tình cảm này: "Kiên gối đầulên tay cô, áp chặt mình vào cô Như một cậu bé con (…) cô như một ngườichị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ và thì thầm kểchuyện về người cha của anh (…) Kiên không nhận thấy là miệng mình đãngậm chặt vào đầu vú Phương còn thành thạo hơn một chú bé con Anh mútnhè nhẹ thoạt tiên là như thế, như thuở mới ra đời người ta bú" (tr.152)

Trang 3

Nhưng rất nhanh, nhạt dần những đức tính mang Phương lại gần hìnhảnh quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam trong văn học, nhường chỗ chomột Phương hoàn toàn khác Như là một lời từ chối Từ chối là người đàn bà

truyền thống, nhút nhát, rụt rè, cam chịu Phương của Nỗi buồn chiến tranh yêu và bầy tỏ tình yêu của mình Các cô gái Hà Nội của Nỗi buồn chiến tranh

có một vẻ đẹp riêng Cả Phương và Hạnh đều có "dáng đi mềm mại đung đưatoàn thân" Một vẻ đẹp đánh thức tình yêu Một vẻ đẹp đồng nghĩa với tìnhyêu Phương, như Hà Nội của Kiên, chỉ đẹp vào buổi đêm Khi Phương xuấthiện lần đầu trong tiểu thuyết, đó là một cảnh khuya, Kiên trở về sau bao nămchiến tranh: "căn nhà tối sẫm (…) Một phụ nữ bận chiếc áo ngủ sáng màu".Phương từ chối là người phụ nữ hiện đại, những gương mặt "điển hình" -

"trung hậu đảm đang" - nhan nhản trong Nỗi buồn chiến tranh và văn họcđương thời Phương từ chối làm "người đàn bà đoan trang mẫu mực", làmngười vợ thuỷ chung của Kiên sau chiến tranh, mà như một cái bẫy cuộc đờichăng ra để chờ cô Phương từ chối trở thành người con gái "đẹp người đẹpnết" như người ta trông đợi – "cô gái của ông chẳng những đẹp người mà tínhnết lại rất dễ thương" (tr.274), lời một người lính nói với Kiên về Phương saubảy năm gặp gỡ Phương từ chối theo hai con đường duy nhất mở ra cho các

cô thanh nữ cùng thời: vào đại học hay đi thanh niên xung phong (như Hạnh,

cô hàng xóm) Phương từ chối trở thành "một dạng thánh nhân", "một thiên tài

âm nhạc" như mẹ cô tiên đoán

Phương chối từ, Phương phản kháng Nhưng phải chăng chất phảnkháng không là điểm độc đáo nhất trong nhân vật nữ này của Bảo Ninh?

Người đọc luôn ngạc nhiên trước sự bướng bỉnh của Phương Trong khi

cả sân trường Bưởi nô nức bởi cuộc chiến mới bắt đầu, phản ứng của Phương

là "kệ" Trong khi Kiên còn đang sững sờ trước những bất hạnh đã xảy ra với

cô trong chuyến tàu đêm 1965, Phương "đàng hoàng thản nhiên" Phươngbướng bỉnh không chỉ trong cá tính mà còn trong cách nhìn cuộc sống Nétbướng bỉnh đó, theo tôi, là dấu hiệu của tính độc lập, hơn nữa, của sự sángsuốt Thật thế, Phương luôn tỏ ra sáng suốt trong cách nhìn nhận về chiến tranh

và nghệ thuật Chẳng phải chính Phương đã báo trước Kiên, chàng trai mườibảy tuổi đang say mê cuộc chiến đến "đứng ngồi không yên": "Em nhìn thấytương lai Đây là sự đổ nát, sự thiêu huỷ"? Chẳng phải chính Phương là ngườigần gũi nhất với cha Kiên – người hoạ sĩ bị vợ con ruồng bỏ, cơ quan kỷ luật

vì không muốn nghệ thuật của mình trở thành một thứ nô lệ cho lập trường giaicấp? Có lẽ Phương không hoàn toàn hiểu hết tranh ông, nhưng cô hiểu nghệthuật của ông, yêu ông và đồng loã với ông Trong đêm trước khi ông qua đời,chính Phương là người làm chứng duy nhất cho cảnh người hoạ sĩ tự đốt đinhững bức tranh của mình, một "nghi lễ cuồng tín, man rợ, dấy loạn" Nhưngphải chăng không thể hiểu sự đồng loã này của Phương như một thái độ thụđộng và bi quan đối với nghệ thuật?

Trang 4

Vì vậy tôi đề cập ở đây một nhân vật nữ khác của Nỗi buồn chiến tranh,

ít được miêu tả bằng Phương, nhưng giữ một vai trò không kém phần quantrọng trong tác phẩm, đó là người phụ nữ câm Phương giống chị ở chỗ cả haicùng bị cuốn hút bởi nghệ thuật, Phương bởi những bức tranh của cha Kiên -

"cô như thể bị thu mất hồn" (tr.142), chị bởi những câu chuyện của Kiên - "tất

cả những lời lẽ rối mù ấy của anh đối với chị mỗi ngày một thêm quyến rũ,như là bùa ngải, như là phép chài ếm" (tr.120) Bên cạnh những người phụ nữkhông có khả năng hiểu nghệ thuật như mẹ Kiên, một đảng viên "trí thức mới",hay ngay cả mẹ Phương, một giáo viên âm nhạc trong sạch nhưng yếu đuối,Phương và người phụ nữ tật nguyền này thật tuyệt vời, ở tình yêu đối với nghệthuật và lòng can đảm bảo vệ nó Nhưng nếu Phương là người nhóm lửa để đốt

đi những bức tranh của cha Kiên, người đàn bà câm, ngược lại, ngăn hànhđộng thiêu huỷ của Kiên Chính chị cũng là người duy nhất nghĩ đến việc cấtgiữ bản thảo của anh và tìm cách đưa tác phẩm đến với độc giả Nếu nhưchúng ta phải thấy trong hình ảnh Phương nằm bên bờ Hồ Tây kể cho Kiênnghe về cha anh - "giọng Phương đều đều ngái ngủ hệt như giọng một người

mẹ kể chuyện cổ tích trong màn", một người đã tạo cho Kiên, nhà văn tươnglai, niềm cảm xúc văn học đầu tiên, nếu như đối với Kiên, Phương là một nàngthơ - "tất cả những nhân vật nữ mà anh say mê trong sáng tác của mình rút cụcvẫn chỉ là những giấc mơ về Phương", cô không bao giờ tồn tại với tư cách là

"bạn thơ" của anh Giữa Phương và Kiên vẫn tồn tại một khoảng cách Khoảngcách đó là sự "tránh hàn huyên về mười năm chiến tranh của nhau" Không kểhay không thể kể? Theo tôi, vết nứt trong tình cảm của hai người, chúng taphải tìm nó từ rất xa kia, từ trong mối gắn bó đặc biệt giữa Phương và chaKiên Nhưng có lẽ cũng không nên quên, để giải thích mối chia rẽ này, sự kiệnxảy ra trong chuyến tàu tai họa năm 1965, đoàn tàu đưa Phương và Kiên cùnglúc vào hai cuộc chiến, của cả dân tộc và giữa hai cá nhân Phương của cáiđêm lạc Kiên, bị hiếp và cuối cùng bị Kiên bỏ rơi, nếu không hoàn toàn giảithích, thì cũng báo trước được Phương của ngày trở về Đó là nét gạch nối giữaPhương ngây thơ trước chiến tranh và Phương lạnh lùng ngày hậu chiến

Khoảng cách giữa Kiên nhà văn và Phương nàng thơ sẽ được lấp đầybởi người đàn bà câm Chỉ với người phụ nữ này Kiên mới có thể kể về chaanh, về thời thơ ấu, về cuộc chiến tranh mà anh đã trải qua, về cuốn sách màanh đang viết Hơn thế nữa, người kể người nghe "tay trong tay" (tr.119).Trong quan hệ bộ ba này, ngoài hình tam giác : Kiên (nhà văn), Phương (nàngthơ), người đàn bà câm (bạn thơ), dường như còn tồn tại một tam giác khác,xoay quanh mối ràng buộc của họ với quá khứ : Kiên (nhớ), Phương (quên),người đàn bà câm (sự im lặng)

Quá khứ, quên hay nhớ? Đó là câu hỏi của cả Kiên và Phương Phương

bỏ Kiên ra đi cũng chỉ vì muốn quên – "Em đi (…) chỉ xin anh một điều là hãyquên…", Phương viết cho Kiên trong bức thư cuối (tr.163) Và nhiều lần trướcnữa, Phương đã bảo Kiên : "Quên hôm qua đi" (tr.263) Tuy nhiên, đằng sauniềm khao khát muốn quên, phải chăng không ẩn dấu một lời thú nhận: "Tôi

Trang 5

chẳng thể quên"? Phương không nói đó sao: "Ký ức chẳng buông tha"? Còn sự

im lặng của người đàn bà câm, lẽ nào đó là một sự im lặng thực sự, một sự imlặng có ý thức? Nếu đúng, thì làm sao giải thích được các hành động của chị:tham dự vào hành trình tìm về dĩ vãng của Kiên, ngăn cản anh đốt bản thảo,lưu giữ và tạo điều kiện cho tác phẩm ra đời? Và lại, nơi chị ở, tầng ba, trongmột căn phòng áp mái, trước khi trở thành kho chứa những trang viết của Kiên,

đã là nơi cha anh vẽ Căn phòng đó, tự nó đã chẳng là một nơi đầy ắp kỷ niệm?Bởi vì chính Kiên đã từng nói: "Chị giúp tôi nhớ lại (…) nhớ lại tất cả (…) Bắtđầu từ căn tầng thượng này" (tr.119) Phải chăng sự im lặng nhiều khi khônghiệu nghiệm hơn lời nói? Im lặng để hiểu nhau hơn Hiểu nhau trong sự imlặng

Đối với Kiên, câu trả lời ngày càng trở nên rõ ràng Nếu như hồi đầugiải ngũ, khi nghe người lái xe trở hài cốt những người tử trận kể về ước mơcủa mình: "Tôi sẽ vác đàn đi hát rong Hát rong và kể chuyện ( ) và sau đó tôi

sẽ hát cho mọi người nghe bài ca kinh hoàng về thời đại chúng tôi" (tr.46),Kiên cười là "cải lương lắm ( ) Phải kêu gọi mọi người hãy quên đi", Kiêncủa ngày hoà bình khẳng định : "Phải viết thôi Viết để quên đi, viết để nhớ lại.Viết để có một cứu cánh, một niềm cứu rỗi, để mà chịu đựng, để giữ lòng tin,

để mà còn muốn sống" (tr.165)

Viết để giúp con người không quên quá khứ và hiểu được tương lai Viết

để trần tình cho những kẻ không bao giờ còn nói được - cha, mẹ, dượng,những đồng đội đã vĩnh viễn ra đi Viết để nói hộ những kẻ không thể nóithành lời: không phải ngẫu nhiên mà có tới hai người phụ nữ câm trong Nỗibuồn chiến tranh - người thiếu phụ hàng xóm và cô y tá năm nào Phương cũngcàng ngày càng chốn vào im lặng Kiên chỉ nói sau khi đã phục rượu cho mình.Viết cho người khác và cho bản thân mình Sự khao khát viết của Kiên bộc lộmột nhu cầu giao tiếp Giao tiếp giữa tác giả và độc giả Giao tiếp giữa tác giả

và những cái "tôi" của mình Phải chăng đó không phải là nhiệm vụ của vănhọc, nhiệm vụ mà nhiều lần trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh gọi là

"mệnh trời" hay "thiên mệnh"?

Viết về chiến tranh, viết về lịch sử, không phải trong khung cảnh huyhoàng của nó, với những tình cảm "thiêng liêng", "lớn lao", hay "vui sướngcủa kẻ thắng trận", mà về những người bình thường với những nỗi niềm, nỗiđau của họ Đó là quan niệm của Bảo Ninh về văn học Nỗi buồn chiến tranh làmột sự phủ nhận Hay nói rõ hơn, cũng như các nhân vật của nó - những nhânvật phủ nhận : Phương đã đành, Kiên cũng không sẵn sàng theo con đường đã

mở cho anh: vào đại học, sống những niềm vui nhạt nhẽo của đời hậu chiến

-cả tiểu thuyết của Bảo Ninh là một sự phủ nhận Về hình thức và nội dung Vềhình thức, Nỗi buồn chiến tranh được đánh dấu bởi "sự mất bố cục, sự thiếumạch lạc, trang nào cũng hầu như trang đầu, trang nào cũng hầu như trangcuối" (tr.279), nó "buông lơi cốt truyện truyền thống" (tr.52) Còn về nội dung,

từ chối kể một thời thơ ấu với "đại loại tôi sinh ra và lớn lên Cha mẹ tôi lúc

Trang 6

sinh thời " (tr.60), như lúc đầu dự định, Nỗi buồn chiến tranh muốn kể "mộtcuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến tranh củariêng anh" (tr.53).

Nhưng đó là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay "thiên truyện đầutay" của Kiên? Bảo Ninh có phải là Kiên?

Nỗi buồn chiến tranh được viết với một niềm say mê, đúng hơn là đam

mê, và mạnh mẽ đến nỗi người đọc tự cho phép hiểu rằng đây, nếu như khôngphải là một tự truyện, thì ít nhất cũng chứa đựng nhiều chi tiết có tính chất tựtruyện Độc đáo hơn nữa, nhân vật chính của Nỗi buồn chiến tranh lại là mộtnhà văn, với những lo âu của cuộc sống và của nghiệp cầm bút Vì vậy, theotôi, bên cạnh hai chủ đề chính là tình yêu và chiến tranh, một chủ đề nữa, baotrùm lên tác phẩm, vẫn là văn học Trong Nỗi buồn chiến tranh, những tứ vănđẹp nhất, đầy đắm say và khát vọng, thường dành cho tình yêu sáng tạo :

“Kiên buông bút, đưa tay tắt ngọn đèn bàn khẽ ẩy ghế ra, đứng dậy, lặng lẽ đếnbên cửa sổ Trong phòng rất lạnh nhưng anh thấy tức thở, oi bức, khó chịu nhưthể đang trước một cơn giông giữa một đêm hè Cảm giác không toại nguyệnđắng ngắt ( ) Anh viết ra dường như chỉ để mà huỷ ( ) Anh viết, anh chờ đợi,rồi lại viết, lại chờ đợi, nôn nóng, căng thẳng, đầy những khích động thái quácủa nội tâm ( ) Tuy nhiên từ khi bắt tay vào tiểu thuyết tâm trạng Kiên nhưmấp mé bờ vực Bên cạnh niềm hy vọng và lòng tin vào thiên chức của mình,anh như luôn ngờ vực sự sáng suốt của chính mình ” (tr.51-52) Tiểu thuyếtcủa Bảo Ninh là một dòng chảy không ngừng của trăn trở, kiếm tìm và niềmthôi thúc viết : “Phải viết thôi! Đời anh từ bấy lâu nay còn gì hơn là viết ”(tr.164) “Đấy, cần phải viết về chiến tranh trong niềm thôi thúc ấy, viết saocho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết vềtình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thờiluồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì quá khứ và quá khứcủa quá khứ” (tr.59)

Cũng như Các từ của Jean-Paul Sartre, Tuổi thơ của Nathalie Sarrautehay Người tình của Marguerite Duras, Nỗi buồn chiến tranh có thể được đọcnhư tự truyện của một nhà văn, tác phẩm trong đó văn học đi tìm lý do tồn tạicủa chính mình Câu hỏi lớn nhất vẫn là: “Tại sao tôi viết?” hay đúng hơn :

“Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào?”, “Đâu là con đường đã dẫn tôi đếnvăn học?”

Cuối cùng, Nỗi buồn chiến tranh, theo tôi, nên được đọc như một tiểuthuyết mà khởi điểm là sự chia ly, sự chết chóc, của người mình yêu, của cha,của mẹ, của đồng đội, nhưng mục đích chính vẫn là niềm tin hàn gắn, vớingười con gái bị bỏ rơi, với người cha không được hiểu, người mẹ không đượcyêu, với người sống và người chết, với chiến tranh và hoà bình, với quá khứ vàtương lai

Với Hà Nội, thành phố quê hương nhiều lần buộc phải rời xa

Trang 7

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI HÂU CHIẾN

TỪ CHỦ NGHĨA ANH HÙNG ĐẾN NHU CẦU ĐỔI MỚI BÚT

PHÁP

Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn

Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo [1] L'écrivain est au service de ceux qui subissent l'histoire [2]

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc

biệt Xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên nhà xuất

bản Hội nhà văn lựa chọn - Thân phận của tình yêu - chỉ một năm sau đó,

cuốn sách đầu tay của nhà văn cựu chiến binh thuộc thế hệ sinh viên đầu tiêncủa Trường viết văn Nguyễn Du được tái bản với tiêu đề của chính tác giả -

Nỗi buồn chiến tranh Cũng trong năm đó, cuốn sách được giải thưởng của

Hội nhà văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở ViệtNam Khác với những tiểu thuyết khác cùng được trao giải trong năm này

(Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không

chồngNỗi buồn chiến tranhIndependent, một trong những nhật báo có uy tín

của nước Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh : "Vượt ra ngoài

sức tuởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt

Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ,

Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque( ) Một cuốn sách

viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn mộtthành quả lao động tuyệt đẹp" Hơn mười năm sau lần xuất bản đầu tiên, năm

2003, cuốn sách của Bảo Ninh lại lặng lẽ được tái bản và xuất hiện trong đời

sống văn học ở Việt Nam : với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (NXB Hội nhà văn, trong tuyển tập Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới - một sự thừa nhận

?) và Thân phận của tình yêu (NXB Phụ nữ) Lặng lẽ bởi ngoài các mục tin

sách và thống kê doanh thu sách bán chạy của một vài tờ báo, cuốn sách hoàntoàn vắng bóng trong đời sống phê bình báo chí và đại học Như vậy là gầnmười lăm năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, những câu hỏi đặt ra từ chínhtác phẩm dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ Là một cuốn tiểu thuyết về tình yêu bi

thảm trong chiến tranh - về Thân phận của tình yêu- hay là một tiểu thuyết về

Nỗi buồn chiến tranh - những suy nghiệm của một cá nhân, một nhân vật có

vấn đề (un héros problematique - khái niệm của Lukacs) về thực tại lịch sử? Làmột cách tân nghệ thuật dẫn tới một độ chênh với "tầm đón nhận" của côngchúng và giới phê bình hay là một cuốn sách suy đồi về chiến tranh? Những

Trang 8

câu hỏi vẫn còn đó và trong tất cả mọi trường hợp, sự im lặng hay lảng tránhkhông phải là một câu trả lời lý tưởng H.G Gadamer từng khẳng định :

"Chúng ta chỉ thực sự hiểu một văn bản nếu chúng ta thực sự đã hiểu câu hỏi

mà văn bản đó trả lời"[3]

Trước một hiện tượng văn học phức tạp như Nỗi buồn chiến tranh,

chúng tôi giả định một cách đọc của riêng mình, ngõ hầu có thể chạm đượcđến bản chất của tác phẩm, chạm đến "câu hỏi mà văn bản đó trả lời" cũng nhưnhững câu hỏi đặt ra từ chính tác phẩm Sự bùng nổ của những trường phái phêbình trong thế kỷ XX, đặc biệt ở các nước phương Tây, mở ra cho ngườinghiên cứu muôn vàn những ngả đường dẫn đến tác phẩm văn học Dẫu vậy,cũng chính sự bùng nổ đó cũng khẳng định một thực tế : không một phươngpháp nào có đủ khả năng trả lời được đầy đủ các câu hỏi đặt ra từ văn bản.Trước thực tế đó, một mặt cách đọc của chúng tôi sẽ đi thẳng vào tháo dỡ cấutrúc hình thức và từ đó khôi phục lại trường ngữ nghĩa của văn bản tiểu thuyết

Đồng thời, xuất phát từ một lối "đọc sâu" (close reading) cấu trúc vănbản chúng tôi đề xuất một thao tác đọc liên văn bản (intertextualité) tiểu thuyếtcủa Bảo Ninh trong hệ thống sáng tác của chính anh và trong đời sống vănchưong giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, đặc biệt, trong sự đối chiếu với nhữngcây bút tiêu biểu của văn học chiến tranh thập niên 80 (Nguyễn Trọng Oánh,Nguyễn Minh Châu ) Với một cách đọc như vậy, chúng tôi giả định có thểchạm đến tầng ngữ nghĩa thực sự ngõ hầu chạm đến những "câu hỏi còn bị treolại" về một trong những tác phẩm phức tạp nhất của văn học Việt Nam thời kỳĐổi mới mà phác hoạ ra được những thay đổi có tính quy luật của văn học viết

về chiến tranh sau chiến tranh ở Việt Nam của Dương Hướng), sự lựa chọncủa Hội đồng xét giải dành cho tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho trườnghợp trở thành một trong những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất trong số cácgiải thưởng văn chương của tổ chức văn học này cho đến hôm nay

Tính phức tạp của những đánh giá về tác phẩm thể hiện ngay từ cuộc tọađàm về cuốn tiểu thuyết do Hội Nhà văn và Tuần báo Văn nghệ tổ chức trongnăm 1991 và một loạt các bài viết sau cuộc tọa đàm Bên cạnh những ý kiếnđánh giá cao tác phẩm về nội dung và đặc biệt hình thức nghệ thuật (của ĐỗĐức Hiểu, Nguyên Ngọc, Trần Đình Sử ), có không ít nhà phê bình coi cuốnsách của Bảo Ninh là "điên loạn", "rối bời", "lố bịch hóa hiện thực", "bôi nhọquân đội" (bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43, ra ngày26/10/1991) Và sau đó là sự im lặng và lãng quên Cuốn sách hầu như vắngbóng trong các công trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về vănhọc Việt Nam thời kỳ Đổi mới Trong khi đó, ngay sau khi dành được giảithưởng ở Việt Nam, cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh được dịch và giới thiệu ởnhiều nước trên thế giới và xuất phát từ nhiều mục đích cũng như hệ giá trịkhác nhau, được đánh giá một cách nồng nhiệt Tờ

Trang 9

1 Từ những thách thức của lối viết

Có thể khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh

là một trong những cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạngtrong nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam Anh đã chuyển dịch toàn bộ phạm vitồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm lý Nhân vậtchính trong tiểu thuyết của anh không phải là một con người hành động, anhkhông mô tả, kể, tái hiện lại đời sống xã hội của một con người (tồn tại trong

xã hội, tiếp xúc với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột )

để từ đó khái quát những vấn đề nhân sinh Trái lại, anh tái hiện lại một thếgiới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức (trong đó có cả những ẩn ức tình dục -một yếu tố cho đến thời điểm đó không phải là quen thuộc đối với văn họcViệt Nam), những hồi ức và những ám ảnh Toàn bộ thiên truyện được xâydựng trên một tình huống giả định về một tự sự hai lần hư cấu Trước hết, đó làcuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của nhà văn - cựu chiến binh Kiên vềtuổi thơ, tuổi trẻ, những năm tháng trận mạc, cuộc đời hậu chiến và chính hànhtrình viết tiểu thuyết của anh Đó là một cuốn tiểu thuyết được sáng tạo trongnhững cơn dằn vặt tinh thần và những xung đột nội tâm khủng khiếp nhưngcâm lặng của Kiên, một cuốn tiểu thuyết mãi mãi không bao giờ được hoànthành Ngày Kiên rời bỏ khu phố và "ngọn hải đăng Ha le" - căn phòng viếtcủa anh - cuốn tiểu thuyết chỉ là một đống bản thảo, không đánh số trang, bịxáo tung và nhiều trang bị đốt Đến lượt mình, cuốn sách lại được người trầnthuật (xưng tôi, lộ diện trong phần cuối cùng của tiểu thuyết - mà qua sự hé lộ

ít ỏi về tiểu sử, người đọc có thể biết rằng cũng là một nhà văn - cựu chiếnbinh) tiếp nhận, sắp xếp lại, định dạng và hoàn chỉnh lại trong dạng thức cuốicùng Tình huống hư cấu này chi phối toàn bộ nguyên tắc kết cấu của tác phẩm

khiến cho Nỗi buồn chiến tranh một mặt mang dáng dấp của một tiểu thuyết

dòng tâm tưởng (nhưng không trong dạng thức thuần tuý nhất của thể loại nàynhư những tác phẩm của M Proust, J Joyce hay W Woolf); một mặt là mộttiểu thuyết trong tiểu thuyết - hay chính xác hơn tiểu thuyết về tiểu thuyết

(tương tự như Bọn làm bạc giả của A Gide).

Những dạng thức kết cấu nói trên khiến cho Nỗi buồn chiến tranh trở

thành một thách thức đối với việc đọc của công chúng ở Việt Nam ít nhất chođến thời điểm đó Nó không có những xung đột nguời - người (ta - địch, ngườixấu - người tốt, người lạc hậu - người tiến bộ ) xuyên suốt toàn bộ thiêntruyện Nó không được phân chia thành những chương phần với những đườngdây cốt truyện mạch lạc Về cơ bản, toàn bộ tiểu thuyết được chia thành 7 phầndựa trên các cách trang thống nhất trong cả bốn bản in (năm 1990, 1991 và haibản năm 2003) Những hồi ức của cựu chiến binh Kiên bị cắt vụn và phân tántrong các phần của văn bản Có những hồi ức xuất hiện ngay từ trong phần đầutiên (hồi ức về cái chết của người nữ giao liên Hoà, về nhà ga Thanh Hoá vàPhương) như là những khúc ouverture báo hiệu những chủ đề chính của tácphẩm (cái chết của những người lính và sự huỷ diệt tình yêu ) và chỉ được táihiện trọn vẹn trong những phần cuối cùng của thiên truyện Và đa phần những

Trang 10

hồi ức không được gắn bó theo một trật tự nhân quả hoặc thời gian đảm bảocho sự trong sáng của kết cấu Nó tương hợp với đời sống tinh thần của Kiên,một thế giới tâm lý đầy những ám ảnh và những dằn vặt khủng khiép Nó tạonên cho người đọc một thứ cảm giác đúng như cảm giác của người kể chuyệnkhi lần đầu tiên tiếp xúc với toà núi non bản thảo của Kiên : "Một sáng tác dựatrên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời".

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, sự thách thức đối với việc đọc cònđược gia tăng bởi tính chất gây sốc của những chất liệu cấu thành nên tiểuthuyết Sự bạo hành tràn ngập trong tác phẩm Và song hành với bạo hành lànhững cái chết Có cái chết buồn thảm như cái chết của cha và dượng Kiên haycái chết của Can, người lính đào ngũ; có cái chết bi thảm như cái chết củanhững người đồng đội của Kiên trong chiến tranh Có những trường đoạn miêu

tả cái chết (trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị "mùa khô đầu tiên sau Hiệpđịnh" - xuất hiện ngay từ phần đầu tiên của tiểu thuyết) Có những hình ảnh trởthành một thứ âm bản của sử thi chiến tranh (mùa mưa, những cánh rừng đạingàn, thời kỳ bài bạc, ma tuý "hồng ma", mối quan hệ dị thường giữa nhữngngười lính trinh sát trong đơn vị của Kiên và những cô gái thủ kho trong rừnggià ) Có hình ảnh buồn bã về ngày chiến thắng trĩu nặng những dự cảm kinhhoàng về sự tổn hại của nhân tính trong nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất Vàđồng thời, lần đầu tiên, những ẩn ức và đời sống tình dục được người viết đưavào tác phẩm và trở thành một chiều kích không thể quy giản trong cuộc đờicủa nhân vật chính

Vậy phải chăng Nỗi buồn chiến tranh là một "tiểu thuyết đen" về chiến

tranh, bấn loạn, "rối bời" và đầy những hình ảnh kinh hoàng về chiến tranh giảiphóng dân tộc và những mảnh đời chiến bại của những cựu chiến binh trongnhững năm tháng hậu chiến ?

2 Những mạch ngầm văn bản

Như đã trình bày, Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết hướng nội và

chủ quan hoá triệt để Những xung đột và những vận động cơ bản của tiểuthuyết đều diễn ra trong thế giới nội tâm của nhân vật Mở ra bằng mùa mưađầu tiên ở Cánh Bắc sau chiến tranh và cuộc hành trình đi tìm hài cốt đồng độicủa Kiên trong những cánh rừng già, những dự cảm của Kiên báo hiệu nhữngxung đột cơ bản trong cuộc đời anh Trước hết đó là xung đột giữa một hammuốn trở về với cuộc sống hoà bình và quên đi quá khứ với dự cảm về chuyện

"quên thật là khó", "chẳng biết đến bao giờ thì lòng mình mới có thể nguôi nổi,trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiếntranh Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể là ác hại nhưng đều đã để lạinhững vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay haimươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi"

Trang 11

Dự cảm đó cụ thể dần thành ý thức về một cuộc đời "khác nào conthuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lùi về dĩ vãng" mà "lòng tin

và lòng ham sống không phải là những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của hồitưởng" Tiếp đó là xung đột giữa những "tín niệm văn chương và nhân sinh sâubền nhất của anh" và sự thôi thúc bên trong của việc viết, một thứ "nghịch lýhiểm nghèo của bút pháp" Anh cảm thấy bị thôi thúc bởi việc viết, "viết saocho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết vềtình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thờiluồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì quá khứ và quákhứ của quá khứ" nhưng đồng thời đó lại là một cái viết đối lập với tất cảnhững gì anh đã sáng tạo và cố gắng sáng tạo

Hai xung đột nội tâm cơ bản trong cuộc đời của Kiên được anh ý thứcmột cách thiêng liêng thành một "thiên mệnh" chi phối sự sinh tồn của anhtrong những ngày hậu chiến, "thiên mệnh" dẫn dắt anh trong hai cuộc phiêulưu cuối cùng cả cuộc đời : hành trình tìm lại và phục sinh quá khứ và hànhtrình sáng tạo văn chương

Nỗi buồn chiến tranh là hành trình đau đớn của một số phận dị kỳ tìm

lại quá khứ của mình Suốt dọc hành trình sống của Kiên, số phận giống nhưmột thứ lực ly tâm hất văng những người thân thiết nhất ra khỏi cuộc đời anh.Hoặc họ lặng lẽ rời bỏ khỏi anh (Mẹ, Phương ) hoặc cái chết giật họ khỏicuộc đời anh (cha, dượng, những người đồng đội ) Những cái chết và khoảngtrống tâm hồn để lại sau những cái chết chính là nguồn động lực thúc đẩy cuộchành trình ngược về quá khứ của Kiên - cuộc hành trình tìm lại ý nghĩa ẩn dấusau những cái chết buồn bã / hoặc đau đớn của những người thân, người đồngđội Toàn bộ cuộc đời hậu chiến của Kiên bị trôi đi trong cuộc hành trình "đitìm thời gian đã mất" đó, từ những dự cảm ban đầu cho đến những giác ngộ

của anh về nỗi buồn chiến tranh (phần 3) và chân lý về những cái chết trong

chiến tranh (phần 4)

Song song với hành trình tâm tưởng tìm về ký ức là cuộc hành trình củasáng tạo văn chương Mạch vận động này được khởi phát từ phần thứ hai củatiểu thuyết từ những thôi thúc nội tâm về một cái viết kỳ lạ gắn liền với một

"thiên mệnh" của cuộc đời, một cái viết xung đột với tất cả những tín điều vănchương mà Kiên vẫn tin tưởng và theo đuổi Chỉ đến những phần cuối cùngcủa thiên truyện thì thiên chức ấy mới được hiển hiện trong một sự thức nhậntoàn vẹn những chân lý về chiến tranh, về trách nghiệm của chính anh - ngườisống sót sau chiến tranh - trong cuộc đời hậu chiến và về ý nghĩa thực sự củanghề viết văn Không phải vô lý khi Kiên thừa nhận "cuốn tiểu thuyết đầu taycực kỳ bấp bênh và còn vô cùng dang dở này như là một cuộc phiêu lưu cuốicùng trong cả cuộc đời làm lính của anh, đồng thời là một sự thách thứcnghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn của anh không chỉ trên tư cách mộtngười cầm bút"

Trang 12

Đối với Kiên, một người sống sót qua những khủng khiếp của cuộcchiến, sống nghĩa là mang món nợ với những người đã khuất, đúng như anhthú nhận : "Thực ra thì trong chiến tranh Kiên được hưởng nhiều may mắn hơnthời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đã được sống, chiến đấu, trưởng thànhlên bên những người đồng chí thật tốt Tuy nhiên, giá của sự may mắn ấy làanh đã lần lượt mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội chíthiết nhất Họ bị giết ngay trước mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay anh.Nhiều người đã chết để gỡ cho tính mạng Kiên Nhiều người hy sinh bởi lỗilầm của anh" Và như vậy, đối với Kiên, sống gắn liền với trách nghiệm nóithay lời trăn trối của những nguời đã chết trong chiến tranh, những "đồng độithân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làmsáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến",

để làm cho tiếng nói chung của một thời đại "đau thương nhưng huy hoàng,những ngày bất hạnh những chan chứa tình người" không bị chìm vào quênlãng và sự vô tình của "nền hòa bình thản nhiên" hậu chiến "Thiên mệnh" ấychính là sức mạnh duy nhất duy trì cuộc sống thời hậu chiến của Kiên, là sứcmạnh níu kéo anh lại với cuộc đời trong những phút giây cận kề cái chết và sựsuy sụp tinh thần (phần 3) Công cụ duy nhất của anh để thực hiện chức trách

ấy chính là văn chương Đó chính là con đường khiến cho Kiên trở thành mộtnhà văn "tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã

hy sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời

quá khứ" Có thể nói, đối với Kiên, thiên chức văn chương cũng chính là

thiên chức cuộc đời.

3 Thế giới nhân vật - biểu tượng và ý nghĩa

Nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của tự sự Tương tự như vănbản, chất liệu đó có thể được soi sáng từ nhiều chiếu kích khác nhau Nhân vậtcủa một tự sự có thể được hành xử như một thực thể sống, có đời sống tâm lý

và đặc biệt những ẩn ức tâm lý được dấu kín Nhân vật cũng có thể là hìnhchiếu của những dồn nén tâm lý hoặc sự phản chiếu thế giới tư tưởng của tácgiả hoặc được coi như hình chiếu của đời sống xã hội Dẫu vậy, trước hết,nhân vật - chính xác hơn thế giới nhân vật - là một cấp độ chất liệu của vănbản và trong ý nghĩa đó, nếu như văn bản có ý tạo sinh nghĩa độc lập thì nhânvật cũng cần phải được ứng xử như một hệ thống có quan hệ nội tại và giá trịcủa các yếu tố được tạo sinh từ mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệthống này Từ nhận thức đó, chúng tôi đề xuất một cái nhìn có tính ký hiệu học

về nhân vật tự sự đối với tác phẩm của Bảo Ninh

Có ba tuyến nhân vật chạy song song trong cuộc đời của Kiên : nhữngngười phụ nữ, những người đồng đội và những người thân (cha, mẹ, dượng)

Đa phần trong số họ hiện diện trong hình hài của những ký ức, không tiểu sử,thậm chí, có những nhân vật chỉ là những tiếng nói vang vọng trong lương tâm

của Kiên Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng

đội luôn gắn liền với cái chết Hoặc họ là nạn nhân của cái chết, hoặc họ là

Trang 13

người gây ra cái chết Cái chết phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh Nógắn liền với bạo lực,thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người "chà đạp, hành hạ,( ), làm nhục, ( ), giết chết, ( ) chôn vùi, quét sạch, tuyệt diệt", nó chà đạplên nhân tính của con người và hủy diệt "những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất,xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương", nó khơi dậy bạo lực và

sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác Ở phương diện đó, vếtthương khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại không chỉ là sự thương tổn vàcái chết cụ thể mà quan trọng hơn, là sự chà đạp lên nhân tính Ở một phíakhác, cũng chính cái chết của những người đồng đội phản ánh một phươngdiện khác của chiến tranh : cái đẹp của tình người Điều đó được đúc kết trongmột chân lý thật đơn giản : "những con người xứng đáng hơn ai hết quyềnđược sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giảncủa chiến tranh : mình chết thì bạn mình sống !" Tiếng nói, kỷ niệm và nhữnghồi ức của những đồng đội đồng vọng vào dòng tâm tư của Kiên, chiếu dọi vàohiện thực tàn bạo của chiến tranh, làm phát lộ nỗi đau đích thực của con ngườitrong chiến tranh - nỗi đau của nhân tính (mà trong đó vang vọng lời cảnh báocủa người lính ở phi trường Tân Sơn Nhất trong ngày giải phóng : "liệu mà coichừng nhân tính") - và làm ngời sáng vẻ đẹp của tình người trong chiến tranh

Một tuyến nhân vật chủ đạo khác trong Nỗi buồn chiến tranh là những

người phụ nữ đi qua cuộc đời Kiên Trong tiểu thuyết, người phụ nữ là hiện

thân của tình yêu - đối âm của chiến tranh Tình yêu gắn liền với cái đẹp, vớinhân tính là cái đối lập với bạo lực hủy diệt nhân tính Nếu như chiến tranhđánh thức trong Kiên phần tàn tạo, biến anh thành một cỗ máy, "âm thầm vàmệt mỏi" - nghĩa là vô cảm - của sự giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnhcho đến Phương, đến người nữ y tá trong Điều trị 8 (một hóa thân của Phương)lại đánh thức trong anh tình yêu, một tình yêu mà cho đến tận cuối cuộc đờianh, vĩnh viễn không trọn vẹn Những người phụ nữ hóa thân thành nhữngtiếng gọi níu kéo Kiên không chỉ với cuộc sống và cả với cái thiện, nhân tính

và tình người Trong khoảnh khắc khi anh chuẩn bị thực hiện cuộc hành quyếtnhững người lính đối phương, chính tiếng nói của Phương ("Anh sẽ giết nhiềungười chứ ?" "Sẽ thành anh hùng chứ?") đã níu kéo anh ở lại ở phía bên nàycủa cái thiện Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng của cuộc đời, người phụ

nữ hiển hiện như nơi trú ẩn của cuộc đời anh (hiển hiện qua hình ảnh ngườithiếu phụ ở Đồi Mơ) và là ngọn nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo tronganh (Phương và người đàn bà câm) Có thể nói trong tiểu thuyết của Bảo Ninh,người phụ nữ là biểu tượng cho cái Đẹp và Nhân tính, những thứ có ý nghĩa

với cuộc đời Kiên như một sự cứu rỗi trong một thế giới khủng khiếp của

chiến tranh

Trong ý nghĩa đó, hình tượng người phụ nữ trong Nỗi buồn chiến tranh

có một sự đồng vọng với hệ thống hình tượng những người đồng đội đã chếtcủa Kiên Người phụ nữ không chỉ là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời con người mà

còn là nạn nhân của sự hủy diệt Điều đó được biểu thị tập trung trong hình

tượng Phương, người phụ nữ xuyên suốt cuốn tiểu thuyết Đối với Kiên,

Trang 14

Phương là người đánh thức tình yêu trong anh thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnhchập chờn trong quãng đời chiến trận của anh nhưng đồng thời, Phương cũng

là một nạn nhân của chiến tranh, bị làm nhục ngay trong những giờ khắc khởiđầu của cuộc chiến và mối tình của họ mãi mãi là một mối tình đau khổ khôngthành với những vết thương không thể chữa lành trong cuộc sống thời bình.Cái chết của những người lính, sự tan vỡ của tình yêu và sự chà đạp nhân

phẩm người phụ nữ là những mặt biểu hiện sức mạnh hủy diệt của chiến

tranh, sức mạnh chà đạp lên đời sống con người.

Từ góc nhìn này, có thể dọi một ánh sáng khác vào mối quan hệ kỳ lạvượt qua tuổi tác giữa cha của Kiên và Phương Cha và dượng của Kiên thuộc

về cùng một hệ thống, chính xác hơn, một kiểu nhân vật Họ nổi bật ở sự yếuđuối và lạc loài Họ là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đãqua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa, những "nhà thơ thời tiền chiến"(dượng của Kiên) và những hoạ sĩ thời "mỹ thuật Đông Dương" (cha củaKiên) Cắm rễ vào một thời đại "nhất khứ bất phục phản", không thể hoà nhậpvào đời sống và thời đại hiện tại (những dằn vặt về sáng tạo bộc lộ qua nhữngcơn mê sảng của cha Kiên), họ như những cái bóng hiu hắt của quá khứ giữathời hiện tại Ở phương diện đó những con người này vừa có ý nghĩa như một

sự đối chiếu (cái lãng mạn và một thứ tự do cá nhân của một thời đã qua và cáianh hùng của một thời đang đến, một thời bão táp và cách mạng của thế hệKiên), vừa nổi bật ở một khả năng tiên cảm về thời đại sắp tới Khả năng tiêncảm ấy thể hiện ở những lời tiễn biệt buồn bã như một lời trăn trối của dượngvới Kiên trước ngày anh ra trận trong ngôi nhà nhỏ bên sông Hồng Nó thểhiện trong cái nghi thức "man rợ và dấy loạn" của cha Kiên đốt đi toàn bộ tácphẩm của mình trước khi ông từ dã cõi đời Đối với ông, hành vi đốt tác phẩmthể hiện điểm tột cùng của một sự lạc loài của một tâm hồn trong thời đại mớiđồng thời cũng là tiên cảm về mặt bên kia của một thời đại chiến tranh đangtới, một thời đại anh hùng nhưng tột cùng đe doạ đối với cái Đẹp - cái giá đauđớn của chiến tranh Mối quan hệ và những tình cảm của cha Kiên giành choPhương vượt ra ngoài trường ngữ nghĩa của những tình cảm thông thường củacon người Đó là sự chiêm ngưỡng Cái Đẹp (ở ý nghĩa phổ quát) của mộtngười nghệ sĩ và sự lo âu của một người thấu thị trước tương lai về những mối

đe doạ đối với Cái Đẹp

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, hình tượng người cha nghệ sĩ của Kiêncũng có giá trị như một thứ Đạm Tiên báo trước cuộc đời anh Đi qua chiếntranh với hành trang là những kỷ niệm "có thể là êm đềm, có thể là ác hại",Kiên trở thành người bị cầm tù của quá khứ với một thứ "thiên mệnh" thiêngliêng ngược về quá khứ Anh cũng phải trải qua những vật vã trong sáng tác vànhững đau đớn trong cuộc đời hiện tại như cha mình Và hành động cuối cùngtrong cuộc đời nghệ sĩ của anh cũng là một nghi lễ tiêu huỷ toàn bộ sản phẩmtinh thần của cuộc đời mình Hành động đó mang một ý nghĩa hai mặt VớiKiên, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đồng nghĩa với việc hoàn tất một thiên chức,thiên chức "kể lại, viết lại, làm sống lại những linh hồn đã mai một, những

Trang 15

tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa", thiên chức nói thaylời trăn trối của những người đã khuất, lời trăn trối về "sự nghiệp liêng đau khổcủa người lính chống Mỹ", để cho tiếng nói của "cả một thế giới, một thời đại,

cả một lịch sử" không bị vùi xuống lòng sâu đất ẩm cùng với thân xác vô danhcủa những người lính, cho dù "bản thân việc nhận thức ra được lời trăn trối đóchẳng mang lại gì nhiều cho đời sống hiện tại" Đối với Kiên, nếu như thiênchức viết văn đồng nghĩa với thiên chức cuộc đời thì khoảnh khắc khi anhhoàn thành tác phẩm, thách thức cuối kết của cuộc đời, cũng là thời điểm anhthức nhận được trọn vẹn nhất chân lý của cuộc đời anh cũng như những nămtháng trận mạc

Vượt qua những kinh hoàng và bạo hành của chiến tranh, vượt lên trêncái sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, cái còn lại, cái sức mạnh thực sự "làmnên vẻ đẹp tinh thần của cuộc kháng chiến", cái bất tử mà chiến tranh khôngthể huỷ diệt nổi chính là Nhân tính và Tình người "bất diệt những tình nguời"

Chỉ khi thức nhận được chân lý bình dị nhưng cũng đau đớn đó Kiênmới có thể giải thoát khỏi gánh nặng của những ám ảnh đen tối của quá khứ Ở

đó hành vi đốt bản thảo và từ bỏ "ngọn hải đăng Hale", căn phòng và khu phố

kỷ niệm có ý nghĩa như một giải thoát trong một sự giác ngộ thiêng liêng.Khác với những nhân vật điển hình của mỹ học phản ánh xã hội, những hìnhchiếu của những tấng lớp xã hội, hình tượng Kiên và người cha của anh trướchết cần được hiểu những số phận dị thường, những thực thể cô độc và cá biệt

mà một thứ "thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn"

đã buộc họ phải trải qua những cảnh huống đầy trái ngược của lịch sử, đúngnhư Kiên đã thú nhận : "Chính bởi thiên mệnh ấy mà anh có một tuổi thơ nhưthế, một tuổi hoa niên, một thời chiến trận như thế và tóm lại, một cuộc sốngnhư đã sống suốt bốn chục năm qua với những đau khổ và hạnh phúc như thế

Cũng vì mang trong đời một định mệnh huyền cơ nào đấy nên anh mới

có thể sống sót qua cuộc chiến tranh với những hoàn cảnh mà bình thường rakhông thể có cơ hội thoát chết Ánh sáng trong suốt và hình bóng vô hình củamột thiên mệnh như thế thực ra đã từng biểu hiện trong đời anh nhưng thoảnglướt và bất chợt đến nỗi không bao giờ anh kịp hiểu, không bào giờ kịp níugiữ".Vị thế cô độc và số phận dị thường ấy giúp họ nhìn thấy được những góckhuất của lịch sử Cái nhìn của họ không phải là sự phản chiếu cái nhìn cộngđồng về lịch sử mà nó là một cái nhìn, một suy nghiệm cá nhân về lịch sử Chỉ

có điều, nếu như cha của Kiên sau khi đã thấu thị những đe doạ của một thờiđại mới đối với cái đẹp, ông dừng lại ở bên này cánh cửa của lịch sử (cái chết

về tinh thần - đốt tranh - và thể xác trước chiến tranh) thì Kiên lại đi theo mộthành trình khác : dấn thân vào chiến tranh, trải nghiệm những cảnh huống kinhhoàng của chiến tranh và ra khỏi chiến tranh với gánh nặng của những kỷ niệmđau đớn

Trang 16

Tuy vậy, bằng một ý chí sống thấm đẫm màu sắc chủ nghĩa anh hùng,trong những ngày tháng hậu chiến, anh đã vật lộn với những ám ảnh quá khứ

để đạt đến một sự thấu thị về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh, về những gìbất diệt trong chiến tranh, về những gì mà bạo hành và cái chết không thể huỷdiệt : "vĩnh cửu những tình người" Theo chúng tôi, đó chính là chìa khoá để

"đọc sâu" (close reading) tác phẩm vào loại gây tranh cãi nhiều nhất của vănhọc đương đại này Sự thức nhận của nhân vật chính trong thời điểm kết thúccuộc hành trình tâm tưởng của anh trong những ngày hậu chiến phản ánh một

dạng thức của chủ nghĩa anh hùng : đối diện với sự thật đau thương của

chiến tranh để chạm đến ý nghĩa đích thực, đẹp đẽ và cao cả của cuộc chiến

- một thứ chân lý cao cả được giác ngộ từ những trải nghiệm đau đớn [4]

Ở đó, anh ta nhận ra cái bản chất hai mặt của chiến tranh: "Những ngày đauthương nhưng vinh quang Những ngày bất hạnh nhưng tràn ngập tình người".Chính vì vậy nên với Kiên trở về với những hồi ức của chiến tranh không chỉ

là trở về với những ám ảnh kinh hoàng của trận mạc mà còn là cuộc hành trìnhtrở về để được "sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã biếnmất, đã già cỗi hoặc biến tướng ( ) về gần với tình yêu, với tình bạn, tìnhđồng chí, những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua ngàn nỗi đau đớn củachiến tranh" Và bay bổng trên cuộc hành hương ngược về quá khứ, trên sự

thức nhận nhọc nhằn, đau đớn nhưng tuyệt đẹp đó là nỗi buồn chiến tranh,

nỗi buồn của những con ngưòi đã đi qua và trải nghiệm chiến tranh, đã chứngkiến sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, chứng kiến sự trỗi dậy của cái ác trongchiến tranh, chứng kiến những gì tốt đẹp nhất bị giết chết trong chiến tranh,chứng kiến "những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyềnđược sống trên cõi dương" bị tước đoạt sự sống trong chiến tranh

Nhưng cũng chính sự dai dẳng của nỗi buồn ấy cũng là minh chứngcho một cái gì không thể bị huỷ diệt bởi chiến tranh : Nhân tính và Tìnhngười Đó chính là cảm giác mà Người trần thuật khái quát trong điểm kếtthúc cuốn tiểu thuyết : "Nhưng chúng tôi cùng chia xẻ chung một nỗi buồn,nỗi buồn chiến tranh mênh mông, nối buồn cao cả, vượt lên trên mọi niềmhạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh Nhờ có nó, chúng tôi đã sống sót qua cuộcchiến, thoát khỏi cảnh giết chóc triền miên, thoát khỏi sự bao vây đau đớncủa súng đạn, lưỡi lê, sự ám ảnh của bạo hành để trở về, mối ngưòi theomột con đường khác nhau, với cuộc đời, một cuộc đời, không chắc đã hạnhphúc hơn, ( ), nhưng đó là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tôi có thể mơước, cuộc sống trong hoà bình" Trong ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm đó, có

lẽ, đã đến lúc phải trả lại tên thật cho cuốn tiểu thuyết : Nỗi buồn chiến

tranh.

Trang 17

4 Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời hậu chiến.

Ở điểm cuối cùng của một hành trình xuyên qua các lớp cấu trúc hình

thức và biểu tượng của văn bản tiểu thuyết, có thể khằng định, trong Nỗi buồn

chiến tranh, Bảo Ninh đã xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện

thực chiến tranh Mới trong sự đối chiếu với văn học hiện thực xã hội chủnghĩa trong chiến tranh và trước 1986 Cái mới ở đây được xác định không chỉ

ở việc anh đưa vào trong tác phẩm của mình những chất liệu hiện thực chưatừng có trong văn học chiến tranh (dẫu điều này cũng có giá trị thẩm mỹ riêng)

mà trước hết thể hiện ở việc anh đã tìm đến một phương pháp tiếp cận hiệnthực khác với phương pháp điển hình hoá của văn học hiện thực truyền thống.Anh không tiếp cận hiện thực thông qua những nhân vật điển hình, hoặc mangtính phản ánh, hoặc mang tính lý tưởng (trong văn học hiện thực xã hội chủnghĩa sẽ là sự kết hợp cả hai yếu tố này) Anh xây dựng và tô đậm tính cá biệtcủa số phận nhân vật Anh rời bỏ phạm vi tồn tại xã hội và đi sâu vào chiềukích tâm lý của nhân vật Chính vì vậy, nhân vật chính trong cuốn sách củaBảo Ninh có giá trị vừa như một số phận đặc biệt, vừa như một thứ Nhân vật -Người chứng Dạng thức này tạo nên một khoảng cách giữa nhân vật và hiệnthực lịch sử đồng thời thay đổi bản chất quá trình phản ánh hiện thực trong tác

phẩm Theo đó, nhà văn không mô tả trực tiếp hiện thực mà " ghi lại" hình chiếu của hiện thực qua tấm gương một ý thức cá nhân Trong một tham luận tại

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II (TP Hồ Chí Minh - 2004), chúng tôi

xác định phương thức phản ánh hiện thực này là một phương diện của quá

trình cá nhân hoá hư cấu.

Trong một cái nhìn rộng hơn, sự xác lập cái nhìn mới về hiện thực trongtiểu thuyết của Bảo Ninh tương ứng với những thay đổi về quy chế tồn tại của

người nghệ sĩ và đời sống văn học và đời sống xã hội Nỗi buồn chiến tranh

được ra đời từ những thay đổi của văn học Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới mà

một trong những tiến trình nòng cốt chính là khẳng định vai trò độc lập của

cá nhân nghệ sĩ trong đời sống văn học nghệ thuật Đó cũng là thời điểm cố

nhà văn Nguyễn Minh Châu công bố tiểu luận Hãy viết lời ai điếu cho một

giai đoạn văn nghệ minh hoạ trên tuần báo Văn nghệ Xuyên qua lớp ngôn từ

gây sốc của bài tiểu luận có ý nghĩa như một lời di chúc của nhà văn quân đội

đã trải qua chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể nhận thấy một tiếng gọi khẩnthiết kêu gọi tinh thần trách nghiệm của từng cá nhân nghệ sĩ trong mối quan

hệ với đời sống xã hội, theo đó, người nghệ sĩ không chỉ phản chiếu cái nhìn

về hiện thực của cộng đồng mà còn có trách nghiệm, bằng lao động nghệ thuật,làm phong phú hơn cái nhìn đó bằng những sáng tạo cá nhân Trong một cáinhìn có tính liên văn bản (intertextualité), có thể thấy kiểu Nhân vật - Ngườichứng, hành trình "đi tìm thời gian đã mất" của kiểu nhân vật này và môtípchuyến đi tìm hài cốt đồng đội (có ý nghĩa như một ẩn dụ) trong tác phẩm củaBảo Ninh cũng từng được báo trước trong những tác phẩm có ý nghĩa như một

cuộc cách mạng trong văn học chiến tranh của Nguyễn Minh Châu : Mùa trái

Trang 18

cóc ở miền Nam và Cỏ lau Khoan hãy nói đến những quan hệ kế thừa và ảnh

hưởng thì cũng có thể khẳng định sự đồng vọng của một loạt vấn đề lớn củavăn học viết về chiến tranh thời hậu chiến đồng vọng trong sáng tác của nhữngtác giả này : thân phận con người trong chiến tranh (sự mất mát tuổi thanhxuân và sự tan vỡ của tình yêu ), sự sám hối trước những món nợ của chiếntranh, suy tư về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh Mở rộng trườngkhảo sát, có thể nhận thấy sự tương đồng trong cái nhìn về mặt trái của hiệnthực chiến tranh (những thất bại trên chiến trường, hình ảnh kẻ đào ngũ, nhữngcái chết trong chiến tranh ) trong tiểu thuyết của Bảo Ninh và một trongnhững tác giả đầu tiên của làn sóng đổi mới văn học chiến tranh : Nguyễn

Trọng Oánh và tiểu thuyết Đất trắng.

Như vậy, với những đối chiếu vừa mang tính xã hội học văn học, vừamang tính liên văn bản, có thể xác lập lại cuộc đối thoại giữa tác phẩm của BảoNinh và đời sống văn học đương thời Cuốn tiểu thuyết của anh nằm trong mộtdòng chảy chung của văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh Có nhữngthao thức xuyên suốt sáng tác của những nhà văn viết về chiến tranh thời hậuchiến này Là những công dân, họ viết về chiến tranh trong một trách nghiệmvăn hoá : tìm đến cội nguồn lý giải sức mạnh của con người Việt Nam đi quacái tàn khốc của chiến tranh và làm nên Chiến thắng Là những người lính, họviết về chiến tranh trong một món nợ tinh thần với những người đã khuất : làmsống lại hình ảnh của những "đồng đội thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh,những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻđẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến" Là những nghệ sĩ có bản lĩnh trí thức, họđối diện với thực tại của chiến tranh để phản ánh được những mất mát thật sựđối với một dân tộc : sự tổn thương nhân tính và tình người Điều này đặc biệtđược thể hiện một cách đậm đặc trong hai bản di chúc nghệ thuật cuối cùng

của Nguyễn Minh Châu : Mùa trái cóc ở miền Nam và Cỏ lau Độ lùi thời

gian sau chiến tranh và nền văn hóa hậu chiến đặt ra cho tác phẩm của họnhững câu hỏi khác với văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh

Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của nhữngnhà văn đi trước đến một chiều kích mới Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu

thuyết hiện thực truyền thống (theo kiểu tiểu thuyết - ký sự như Đất trắng) để

theo đuối tiểu thuyết tâm lý Anh đưa vào những chiều kích hiện thực chưatừng có trong tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trước : yếu tố tình dục,những "hình ảnh đen" về chiến tranh[5], Nhưng đồng thời, anh cũng sáng

tạo nên một sắc thái anh hùng mới của văn học viết về chiến tranh Trong Nỗi

buồn chiến tranh, những mất mát và đau thương mà con người phải chịu đựng

trở thành một chiều kích không thể quy giản Không lẩn tránh hoặc trừu tượnghoá chiều kích đó, Bảo Ninh cụ thể hoá nó thành những dòng tâm tư khủngkhiếp của những ám ảnh theo đuổi cựu chiến binh Kiên suốt quãng đời hậuchiến Dẫu vậy, trong anh, những đau đớn của cuộc sống hiện tại còn xuất phát

từ sự lạc lõng của anh trước "nền hoà bình thản nhiên thời hậu chiến" Chính

sự xung đột ấy khơi dậy trong anh cái thiên mệnh phải làm phục sinh lại quá

Trang 19

khứ, như một cuộc đấu tranh chống lại sự lãng quên Và cũng chính trong cuộchành trình đau đớn để làm phát lộ những chân lý đầy nhân bản về chiến tranh

và con người trong chiến tranh đó, hắt lên một ánh sáng khác vào toàn bộ quákhứ trận mạc của anh Đối với Kiên, "sống ngược trở lại con đường của mốitình xưa, chiến đấu lại cuộc chiến đấu", "làm sống lại những linh hồn đã maimột, những tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa" có ýnghĩa như một "con đường cứu rối của anh" Cứu rỗi bởi lẽ quãng đời chiếntrận dẫu là quãng đời khủng khiếp nhất mà anh đã phải trải qua những cũng làquãng đời đẹp đẽ nhất mà một con người có thể được sống Trở về với quá khứchính là trở về với tất cả những gì đẹp đẽ nhất đó, trong một thứ ánh sángthiêng liêng Cảm giác đó sau này sẽ được tô đậm trong một truyện ngắn tuyệt

đẹp của chính Bảo Ninh về Hà Nội lúc không giờ Đó là cảm giác của một con

người tìm thấy lại được quá khứ của mình trong một giác ngộ thiêng liêng :

"( ) thời gian càng nhích sâu vào trời khuya để đến với ngày mai thì chúng tôicàng về gần hơn với Hà Nội những đêm xưa, với Hà Nội trong vắt lúc khônggiờ Về gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu,

về gần hơn với tuổi thơ non dại Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu và

hy sinh cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép mầu của nó, trởthành một thế hệ mãi mãi tuổi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnhhằng"

Nếu như ký ức chiến tranh trở thành một ám ảnh đeo đẳng nhân vật

trong tiểu thuyết của Bảo Ninh thì đối với anh, Nỗi buồn chiến tranhNỗi

buồn chiến tranh, anh hầu như chỉ sáng tác những truyện ngắn Thế giới

những truyện ngắn đó giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phảnchiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết Một loạt chủ đề truyện ngắn của

anh như những mất mát của tuổi trẻ và tình yêu trong chiến tranh (Hà Nội lúc

không giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Rửa tay gác kiếm ), ký ức về thời thuộc

địa và những con người thời thuộc địa (La Mácxâye, Tiếng vĩ cầm của kẻ

thù, ), giống như một vệt kéo dài vang vọng của những môtíp đã hiển hiện

trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh Có những chủ đề mà đối chiếu với Nỗi

buồn chiến tranh, ngưòi đọc có thể tìm thấy một sự soi sáng những ý nghĩa

còn ẩn dấu của cuốn tiểu thuyết (Hà Nội lúc không giờ) Có những chủ đề như một sự tiếp nối và mở rộng của Nỗi buồn chiến tranh : khát vọng hoà giải dân tộc sau chiến tranh (Lá thư từ Quý Sửu) hay rộng hơn, những suy tư về toàn

bộ lịch sử dân tộc và sư hàn gắn những chia rẽ giữa con ngưòi sau những bão

táp lịch sử (Thời tiết của ký ức) Một lối đọc có tính soi sáng lẫn nhau như vậy cho phép phát lộ bản chất đích thực của Nỗi buồn chiến tranh, nó không phải

là một đối âm của những tượng đài văn học chiến tranh mà văn học hiện thực

xã hội chủ nghĩa đã tạo dựng qua hai cuộc chiến tranh lớn của lịch sử dân tộc

Nó là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá nhân đểlàm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử cũng trởthành một tác phẩm ám ảnh toàn bộ sự nghiệp sáng tác của anh, ít nhất cho đếnthời điểm hiện tại Sau

Trang 20

Bảo Ninh thuộc về một kiểu người viết đặc biệt của văn học Việt Namđương đại : những nhà văn từng đi qua chiến tranh với tư cách người lính ỞViệt Nam, hầu hết những thành tựu chính của văn học viết về chiến tranh đềuthuộc về kiểu tác giả này Một số người trong số họ không còn nữa, một sốngười vẫn tiếp tục sáng tác (Nguyễn Trí Huân, Chu Lai, Bảo Ninh ) Nhưng,bằng những thành tựu nghệ thuật không thể phủ nhận của văn học viết về chiếntranh từ 1986 đến nay, những nhà văn này đã khẳng định cho một con đườngtìm tòi nghệ thuật : nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trảinghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại cái chiều kích đau thương và bộ mặttàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo vềnhững hiểm hoạ của chiến tranh để lại sau chiến tranh nhưng đồng thời, phụcdựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anhhùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại nhữngkhát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh Ở điểm đó, có thểkhẳng định về sức sống không thể phủ nhận của một con đường nghệ thuật.

[1] Nguyễn Trãi, Cáo Bình Ngô Dịch : Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn.

Lấy chí nhân để thay cường bạo

[2] A Camus, Discours de Suède (Diễn từ ở Thuỵ Điển) Dịch : Nhà

văn phục vụ những kẻ chịu đựng lịch sử

[3] Dẫn theo H.R Jauss, Pour un esthétique de réception,

[4] Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, khi được hỏi về cuộc sựxung đột giữa nhân vật trong tiểu thuyết và thực tại như "một dạng Hămlétmuộn màng", Bảo Ninh thú nhận : "Nhân vật của tôi có dằn vặt, có nội tâmnhưng chưa phải là trí thức Họ là bộ đội, họ suy nghĩ như vậy, thế thôi".Chúng tôi hiểu phương diện "bộ đội" (ở ý nghĩa thiêng liêng nhất của khái

niệm) trong những nhân vật của Bảo Ninh, đặc biệt trong tiểu thuyết Nỗi buồn

chiến tranh ở phương diện đầy mầu sắc anh hùng này.

[5] NMC mang mầu sắc xã hội, Bảo Ninh mang mầu sắc tâm lý

NỖI BUỐN CHIẾN TRANH: Tự truyện bất thành

«… Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy(…) Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩnkhuất Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ nhữngthuở nào đó rất xa rồi vang trên hè phố lát đá»

—Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh—

Trang 21

1 Tự truyện là gì?

Theo định nghĩa của Philippe Lejeune, nhà lý thuyết Pháp về thể loại tựtruyện, đó là «một câu chuyện mà một người có thật ngược dòng thời gian, kểlại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt tới sự hình thành tínhcách» [1] Vậy một tác phẩm chỉ có thể coi là tự truyện khi tác giả, người kểchuyện và nhân vật chính là một Philippe Lejeune còn lưu ý trong tự truyệnbao giờ cũng có một hợp đồng ngầm giữa tác giả và người đọc: tác giả cam kết

sẽ chỉ kể sự thật Dường như có một câu nói cất lên ngay từ lúc mở đầu tácphẩm: «Tôi tên là X, tôi sẽ kể cho các bạn nghe sự thật đời tôi…»

Nhưng sự thật đó là gì? Làm thế nào để đạt được sự thật về đời củamình? Ngoài việc trí nhớ là một cô nàng đỏng đảnh, thực tế chứng minh rằngchúng ta luôn tạo dựng lại quá khứ của chính chúng ta, nhiều khi ngoài ýmuốn Những người viết tự truyện vào các thời điểm khác nhau – như Sartrechẳng hạn – thường đưa ra những lý giải khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, vềhành trình của đời mình

Tự truyện, hay cái nhìn về bản thân, có thể coi là một đặc sản của vănminh phương Tây Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn minh Hy Lạp quacâu ngạn ngữ nổi tiếng «connais-toi toi-même» (ý nói kẻ thông thái phải biết

về cá nhân mình), và từ truyền thống Thiên chúa giáo qua lệ «tự vấn lươngtâm» Trong các nền văn hoá khác, nó chỉ tồn tại một cách hiếm hoi, thậm chí

bị cấm, như trong các nước theo đạo Hồi Ngay tại châu Âu, ý muốn kể lại đờimình từ những kỷ niệm tuổi thơ chỉ thực sự xuất hiện ở thế kỷ Ánh sáng, vàobuổi sơ khai của dòng Lãng Mạn, khi chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh Đócũng là lúc khái niệm về thời gian bị lật ngược: người ta không cho rằng thờigian là một chuyển động có tính chu kỳ nữa, mà lịch sử là sự không lặp lại.Tác phẩm của Chateaubriand, chẳng hạn, ý thức rằng thế giới xung quanhkhông ngừng vận động và mọi sự sẽ không bao giờ như cũ

Tự Bạch (Confessions) của Jean-Jacques Rousseau, in năm 1782, bốnnăm sau ngày mất của ông, được coi là tác phẩm tự truyện đầu tiên: «Mẹ tôichết sau khi sinh tôi và tôi ra đời là bất hạnh đầu tiên của tôi» Nhưng từ haithế kỷ nay, thể loại này đã biến đổi muôn hình vạn trạng, qua tự truyện củaChateaubriand, Stendhal, Sand, Gide, Sartre, Sarraute, Duras… Thế kỷ 20,dưới ảnh hưởng của thuyết phân tâm học, các tác giả tự cho phép nói thẳng vềcuộc sống tình dục, đào bới vô thức của mình, điều mà những người đi trướcthường tự kiểm duyệt: Gide thú nhận những mối tình đồng tính luyến ái củaông Tuy nhiên, trong những năm 1960, khi khái niệm cá nhân là một thểthống nhất bắt đầu lung lay – Sartre, trong Các Từ (Les Mots), phá bỏ tựtruyện truyền thống khi kết luận rằng mọi người đều có giá trị như nhau – để

tự cứu mình, tự truyện buộc phải cách tân hình thức diễn đạt Nhờ vậy chúng

ta có những tác phẩm đặc sắc trong đó mạch chuyện bị cắt đứt, thực hư lẫn lộn,nghi vấn là bạn đồng hành của độc giả…

Trang 22

Tại sao người ta viết tự truyện? Trước hết, phải kể đến ước muốn níugiữ thời gian Tự truyện thường là sự chiến đấu chống lại dòng chảy vô tận và

sự huỷ diệt của tháng ngày: «…hãy chóng vẽ lại tuổi trẻ của tôi, khi mà tôi cònchạm vào được nó…» (Chateaubriand) hay «…những mảnh vụn của một cái gì

đó sống động, tôi muốn kể, trước khi chúng biến mất… hãy để tôi…»(Sarraute) Với một số nhà văn, tự truyện là giấy thông hành đến hậu thế, và cóthể đến vĩnh cửu: Rousseau tưởng tượng sẽ xuất hiện cùng cuốn tự truyệntrước thượng đế tối cao Một lý do khác: các tác giả tự truyện thích tìm hiểumình – «Tôi phải viết về đời tôi, có thể như vậy tôi sẽ biết được tôi đã từng làai…» (Stendhal) Trong Người Tình (L’Amant), Duras tự kể ở ngôi thứ nhất

và ngôi thứ ba – «cô bé con», «cô gái Pháp», để tạo khoảng cách giữa «tôi»bây giờ và «tôi» ngày xưa Montaigne cũng cho rằng qua quá trình viết tựtruyện, ông tự khẳng định mình, tự đào tạo mình Những kẻ hay bị dèm phanhư Rousseau hy vọng tự truyện sẽ đem lại cho độc giả một hình ảnh chínhxác hơn về mình Lý do cuối cùng, tự truyện đáp ứng ý muốn nắm bắt những

gì không có hình hài: kỷ niệm Proust kể lại tâm trạng kỳ lạ khi một buổi tốimùa đông, tình cờ tìm lại một miền dĩ vãng khi vừa đặt lưỡi nếm một chiếcbánh ngọt

Vậy trong lịch sử văn học Việt Nam, những tác phẩm nào có thể gọi là

tự truyện?

Gần đây, cái «tôi» cá thể, sau một thời buộc phải nhường chỗ cho cái

«tôi» tập thể, đã quay về chiếm lĩnh sân chơi Nhà văn Việt lại bị ma lực củangôi thứ nhất quyến rũ, từ Thiên đường mù của Dương Thu Hương, Tướng vềhưu của Nguyễn Huy Thiệp, đến các truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh,Phan Triều Hải, Võ Thị Hảo, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà,Chinatown của Thuận,… nhưng đó chỉ đơn thuần là những cái «tôi» hư cấu.Ngay Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, trong đó nhân vật chính và người kểchuyện mang tên Hoài, như tác giả, cũng không phải là một tự truyện: trongtiểu thuyết, không khi nào Phạm Thị Hoài ký với độc giả bản hợp đồng côngnhận chị chính là cô bé Hoài của tiểu thuyết Hơn nữa, thời gian trong Thiên sứchảy theo chiều thuận, trái với điều kiện của một tự truyện đích thực Còn Nhớ

gì ghi nấy của Nguyễn Công Hoan, Cát bụi chân ai của Tô Hoài, hay Thượng

đế thì cười của Nguyễn Khải? Lại một lần nữa, câu trả lời là phủ định Viết vềnhững kỷ niệm cá nhân là một hiện tượng có từ lâu trong văn giới Việt Nam,Cao Bá Nhạ viết Tự tình khúc, Phan Bội Châu viết Ngục trung thư Trongnhững tác phẩm kể trên, các nhà văn Việt thế kỷ 20 giống như các bậc tiền bối,đều có cách cư xử với quá khứ đơn giản như một nhân chứng: họ quan tâm đếnthế sự hay đời sống văn học nhiều hơn là câu chuyện của chính mình Khi TôHoài nói về «năng khiếu văn học», kỷ niệm thời «thơ ấu» hay «tuổi trẻ» củamình, ông thường lướt nhanh và chấp nhận một lối kể chung chung, mà khôngtìm cho nó một lý giải độc đáo Vì vậy, những tác phẩm này chỉ thuộc thể loạihồi ký

Trang 23

Nhưng đâu là nguyên cơ của sự thiếu vắng này? Nó ở trong bản chất của

xã hội Việt Nam: khi viết tự truyện, tác giả được quyền công khai xưng «tôi»,

tự do nói những điều mình nghĩ, tỏ rõ thái độ tư tưởng cá nhân, rọi xuống cuộcđời mình một cái nhìn riêng, nhưng những điều khoản này đều vấp phải haibước cản khổng lồ – đạo Khổng và chủ nghĩa Marx Ai dám nói đến cái «tôi»khi tư tưởng chính thống đề cao đám đông, giai cấp, tập thể, quốc gia? Tuynhiên, điều đó không có nghĩa là các tác giả Việt không bị lôi kéo bởi thể loạinày Chính ở đây, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, qua sự giằng co giữangôi thứ nhất và ngôi thứ ba, qua thân phận của một bản thảo tự huỷ, là thí dụ

về một tự truyện bất thành

2 NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, từ ký ức đến sáng tạo

Tiểu thuyết của Bảo Ninh kể lại bước đường đến với văn học của mộtcựu chiến binh: Kiên, ngày hoà bình trở về, ao ước viết cuốn «tiểu thuyết đầutay» kể về cuộc chiến đã qua, không phải cuộc chiến như người ta vẫn tả trênbáo chí hay văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, mà là «một cuộc chiến tranhchưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh» [2] (tr.53) Vàđây cũng là một lựa chọn văn học độc đáo: ngay cả khi kể ở ngôi thứ ba, sựviệc luôn được nhìn qua con mắt của một người duy nhất – nhân vật chính.Qua Kiên, cụ thể là qua ý thức và vô thức của anh, người đọc tham gia trựctiếp vào chiến tranh, nhìn thấu những cuộc giết chóc kinh hoàng, chứng thực

sự suy tàn, bản năng khát máu của con người Từ những cảm giác, ấn tượng,mộng mị, hoang tưởng của Kiên, hiện lên một vũ trụ chiến tranh u uẩn ngộtngạt, một vũ trụ mưa:[3] «Suối lũ rền rĩ Mưa tầm tã trong bóng đêm» (tr.21),

«Có đêm mưa nặng nề xối dội, có đêm vội vã từng cơn rào rào, ngắt quãng,nhưng không đêm nào là đêm tạnh ráo…» (tr.30), «Trời tạnh mưa Không khívẫn ủ dột, ám mầu chì» (tr.45) Bằng một chuyển động từ ngoài vào trong,người đọc rời thực tế cuộc chiến mò mẫm trong thế giới nội tâm của Kiên.Buồn bã, cô đơn, mất niềm tin – những tình cảm bị coi là «tiêu cực», chưa baogiờ tồn tại trong văn học chiến tranh chính thống – được Bảo Ninh mô tả mộtcách tinh tế: «Kiên thu mình trong tấm tơi lá, bó gối nhìn làn nước cuồn cuộn,không muốn gì và không nghĩ ngợi gì cả (…) và hàng ngày Kiên có thể ngồi

im lìm bên suối hàng giờ, ảm đạm buông mình theo dòng ưu tư buồn ngủ Mùathu não nề, lê thê, mùa thu ê ẩm» (tr 17) Cuộc chiến của Kiên huyền ảo,hoang đường, vương vấn bóng cô hồn, ngào ngạt khói hồng ma, vang vọngtiếng hú của loài ma núi…

Mặt khác, chiến tranh được tái hiện qua ký ức kỳ lạ của Kiên Và đâychính là một trong những nét hiện đại nhất trong sáng tạo của Bảo Ninh: trínhớ, hồi tưởng, như một cỗ máy, với phương pháp vận hành, thao tác, cáchphát động, được mô tả công phu Đồng thời, dưới ngòi bút của Bảo Ninh, nóngập ngừng, lộn xộn, đầy bí ẩn Vùi sâu trong trí não hoang vu của Kiên,

Trang 24

những kỷ niệm xưa gặp thực tế hậu chiến, đột ngột trỗi dậy Hai thí dụ sau đâycho thấy hai cách tháo chốt khác nhau của hồi ức, qua khứu giác và thị giác:

«Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa.Tôi tưởng mình đang đi qua đồi ‘Xáo Thịt’ lê liệt người chết sau trận xáp lá càtắm máu cuối tháng Chạp 72» (tr.49), «một ngày nọ rất bất ngờ, nhờ vào phépliên tưởng nhiệm màu của hồi ức, khi đang xem một nghệ sĩ kịch câm uốnlượn thân mình một cách quằn quại, gào thét một cách âm thầm thống thiết nỗiđời tuyệt vọng, Kiên như choàng tỉnh, chợt nhớ lại một cách rành rọt và khôngđúng lúc, nhưng sáng rõ như có đèn rọi câu chuyện tình bi thảm và mông muộigiữa các đội viên trinh sát của anh với ba cô gái…» (tr.37)

Bảo Ninh còn đi thật xa trong lĩnh vực này, bằng cách cho các sự kiệnquá khứ tái hiện trong tâm tưởng của Kiên nhưng thay đổi theo trạng thái hiệnthời của anh Rõ ràng là có hai cái «tôi» trong Kiên – một cái «tôi» đã sống vàmột cái «tôi» đang nhớ lại – hai cái «tôi» đó thường không đồng nhất Qua lớplớp ấn tượng và cảm giác, qua những ngóc ngách chằng chịt của tiềm thức, các

kỷ niệm trở về thay hình đổi dạng, thậm chí mâu thuẫn Hoà, «cô giao liênxinh tươi», bị giết hồi Mậu Thân, nhiều lần về lại trong Kiên Lần đầu khi anhtrở lại hồ Cá Sấu, tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ: «Ngồi xuống ở mộtbìa rừng trong bóng hoàng hôn (…) lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh củanhững gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm (…) Anh cảm thấy lại cả tráilựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ (…) buổi chiều hôm đó đang nằmnặng trong lòng bàn tay Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận vàcăm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lònganh khi ấy (…) không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng Bây giờ đây chỉ

có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn – nỗi buồn được sống sót» (tr.227) Một lầnkhác, Hoà hiện lên trong giấc mơ của Kiên Và cũng như lần trước, bóng ma

đó làm nảy sinh trong anh một tình cảm khác hẳn với thực tế lúc cô chết.Riêng ở lần thứ hai này, dấy lên trong Kiên một xúc động kỳ lạ, yêu đương,nhục dục: «Trong màn sương mù đặc của giấc mơ, tôi chỉ thấy Hoà thấpthoáng, xa vời nhưng với một tình yêu, một niềm đắm say và cảm giác gần gũi

da diết mà ngay hồi đó tôi không hề cảm thấy Hồi đó chỉ có nỗi sợ hãi, sự bấtlực đầy nhục nhã, cảm giác chiến bại và trạng thái rã rời tuyệt vọng» (tr.48)

Trong thế giới mộng mị của Kiên, thứ tình cảm bất thường này hay đicùng những tử thi đàn bà Với anh, họ không còn là bạn hay thù mà đơn thuần

là những người nữ, và cơ thể của họ dù chỉ là ảo ảnh, vẫn vô cùng da diết, vẫnlàm anh thèm khát Đây là sự trở về của người nữ cảnh sát Sài Gòn đã bị Kiênthủ tiêu sau khi bắn lén một đồng đội của anh ngày 30 tháng 4 năm 75:

«Những bức tường kính như tan thành khói (…) Thốt nhiên Kiên sững người

Cô gái hôm qua nằm chết trần truồng (…) giờ đây đã dứt bỏ tấm vải liệm bằngrèm cửa sổ, và cả bộ đồ người ta mặc vào người cho cô trước lúc đem đi chôn

cô cũng rũ tuột, loã lồ khủng khiếp, bơi tới anh (…) Như bị roi quất vào lòng,đau đớn và mê loạn, chới với Kiên những muốn ôm lấy bóng ma người đàn bà

Trang 25

vô thừa nhận ấy (…) theo năm tháng, dần dần nỗi ám ảnh và niềm oan khốccuối cùng ấy của chiến tranh đã thành ra như là niềm thương nhớ…» (tr.115)

Thời gian trong tiểu thuyết của Bảo Ninh sẽ liên tục đổi chiều Chiềuthuận là chiều của sáng tạo: người đọc chứng kiến tiến độ bản thảo của Kiên: ýtưởng ban đầu, những biến thiên và kết thúc Chiều nghịch là chiều của kỷniệm: chiến tranh luôn ám ảnh, quấy phá tâm trí nhân vật chính, khiến anhvĩnh viễn sống cùng lúc giữa hai điểm của thời gian, quá khứ và hiện tại.Nhưng có lẽ dĩ vãng mang sức mạnh ghê gớm hơn cả: ngay khi Kiên tiếp tụcsống «những ngày tháng phía trước», cuộc đời anh cho ta cảm giác như đang

bị đẩy lùi, qua hình ảnh tuyệt đẹp về một «con thuyền bơi ngược dòng sông».Hơn thế nữa, với Kiên, cái đang diễn ra hay sẽ diễn ra, tất cả đều thuộc về quákhứ, một thứ quá khứ vĩnh cửu: «Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía sau xakia rồi» (tr.50) Dường như một nghịch lý, anh ao ước là «nhà tiên tri nhữngnăm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ» (tr.228) Bấp chấp mọi quiluật, các đoạn đời đan xen pha trộn để cuối cùng biến thành những «vùngkhông gian mới», những «vùng quá khứ chưa từng có»: «Có vẻ như giờ đâyanh lại một lần nữa bắt đầu yêu, một tình yêu mới một tình yêu khác nữa vớiPhương nhưng lẫn trong những trang chưa từng được giở ra của dĩ vãng Vàmột cuộc chiến tranh khác Một thời buổi bão táp khác Dưới một bầu trời kháccủa quá khứ» (tr.201) Tác phẩm của Bảo Ninh vì vậy là một thử nghiệm phithường về ký ức cá nhân

Chính trong hồi tưởng mà Kiên đi tìm ý nghĩa thực của đời mình.Dường như ở anh có sự nỗ lực tập hợp, sắp xếp những kỷ niệm vô cùng lộnxộn, nối khớp chúng với những sự kiện lịch sử chung của dân tộc, để có mộtnhận định, một kết luận Và cũng chính trong quá trình này Kiên dần ý thứcđược mối liên quan mật thiết giữa số phận anh và chiến tranh, để thấy rằng nó

đã in dấu, nhào nặn, định nghĩa nhân cách anh Như một khởi đầu tuyệt đối,chiến tranh là cội nguồn những mất mát hệ lụy đời anh: Kiên thuộc về loạingười mà chính anh gọi là «không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố củachiến tranh, loại người bị ký ức quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn»(tr.172) Sống ở thời bình, nhưng trong cách nhìn thời thế, trong lối sống, trongniềm vui nỗi buồn hạnh phúc đau khổ của anh, đâu đâu cũng nghe tiếng vọngcủa cuộc chiến Vài năm sau, một trận binh lửa khác kéo đến trên biên giớiphía bắc, nhưng với Kiên, mãi mãi chỉ có «duy nhất một cuộc chiến tranh kia».Ngay cả mối tình dường như hằng số với Phương cũng bị cuộc chiến đó chiađôi: «Đời anh chỉ có hai tình yêu thôi Một là mối tình của anh và Phương hồitrước chiến tranh Và sau chiến tranh là mối tình khác, cũng giữa anh vớinàng» (tr.162) Như vậy, qua số phận của Kiên, Bảo Ninh là một trong số hiếmhoi tác giả công khai khẳng định sự bất lực của con người trước lịch sử: chúng

ta không những không «làm chủ bản thân» mà chỉ là nạn nhân của thời thế

Chiến tranh ám ảnh cuộc sống của Kiên và hết cả những trang viết củaanh: «Khi bắt đầu cuốn tiểu thuyết đầu tay này Kiên đã dự định một cốt

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w