Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của Lan Đai Châu (Rhychotilis gigantea Rilld.) tại Gia Lâm - Hà Nội
1 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HOA CỦA LAN ĐAI CHÂU (Rhychotilis gigantea Rilld.) TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI Đặng Văn Đông 1 , Trịnh Khắc Quang 1 , Chu Thị Ngọc Mỹ 2 , Đinh Thị Dinh 3 SUMMARY Effects of different agronomic techniques on growth and development of Rhychotilis gigantea Rilld. in Gialam - Hanoi Dai Chau (Rhychotilis gigantea Rilld.) is a wild orchid species, with light smell and specific characteristics of Vietnam. For this reason, there was a high economic value in planting them on Lunar New Year holiday. In order to identify the best agronomic techniques for this orchid, the researchers of the Fruits and Vegetables Research Institute have studied on the effect of different techniques on growth and development of Dai chau. The results have shown that the suitable material for plantlets was stem of longan trees and the suitable fertilizer component for plants growth was Plant Sount 3. With using Plant Sount, the growing speed of leaves was 1,89 after 12 months as to control 1,41. The misty irrigation combined with dew irrigation has given the best results on growth of roots and longevity leaves (7,25leaves/stem) as to control (6,11leaves/stem) with only using the dew irrigation. With reducing the light intensity at 25%, the number of flower stalk every stem was 1,55 as to control 1,17. Key words: Rhychotilis gigantea Rilld, wild orchid, characteristics of Vietnam, techniques, misty irrigation, development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi loài lan khác nhau có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc là nhưng yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng cây và hoa. Đai châu là một loài lan có vẻ đẹp quý phái toát lên bởi dáng vẻ của cây: dễ mập, dài, thân to, khỏe mạnh, lá cây dày và xanh bóng với những cụm hoa dài buông thõng, màu sắc hoa tươi tắn tỏa hương thơm ngọt ngào quyến rũ. Hơn nữa, hoa Đai châu nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, thời gian chơi hoa kéo dài cả dịp đầu năm đón chào năm mới. Cũng bởi vậy mà Đai châu trở thành loài hoa có giá trị cao, được nhiều người yêu thích. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy chúng phù hợp với điều kiện khí hậu tại miền Bắc Việt Nam và rất có triển vọng phát triển, tuy nhiên kỹ thuật trồng chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea Rilld.) tại Gia Lâm - Hà Nội”. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: loài lan Đai châu (Rhynchostylis gigantea Rilld.) có nguồn gốc từ Nam Bộ - Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội - Thời gian: năm 2008-2009 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng, phân bón lá, số lầnbón phân, che giảm ánh sáng và phương pháp tưới nước đến STPT và chất lượng hoa của lan Đai Châu 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, 30 cây/1 lần nhắc. TN 1: Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Gồm 4 CT: CT1-gỗ Nhãn; CT2-gỗ Vải; CT3-gỗ Ổi; CT4-Đ/c Chậu đất nung 1 TS. Viện Nghiên cứu Rau quả 2 KS. Viện Nghiên cứu Rau quả 3 ThS. Viện Nghiên cứu Rau quả 2 TN2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Gồm: CT1: Đầu Trâu 009; CT2: Orchid 3; CT3: Plant soul 3; CT4: Đ/c phun nước lã TN3: Ảnh hưởng của số lần bón phân đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Gồm 4 CT: CT1 (7 ngày/lần); CT2 (10 ngày/lần); CT3 (20 ngày/lần); CT4 (30 ngày/lần) TN4: Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Gồm 3 CT: CT1 (Tưới phun sương); CT2 (Tưới vòi hoa sen); CT3 (Tưới kết hợp) TN5: Ảnh hưởng của chế độ che giảm ánh sáng đến STPT và chất lượng lan Đai Châu Gồm 3 CT: CT1 (Không che); CT2 (che 25% AS); CT3 (che 50% AS) - Phương pháp theo dõi: Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số theo Viện Tài Nguyên Thực Vật - Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí theo chương trình IRRISTAT. - Yếu tố phi thí nghiệm: các thí nghiệm được chăm sóc theo quy trình tạm thời của Viện Nghiên cứu Rau quả 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Gốc ghép ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sinh trưởng bộ rễ, lá lan Đai châu. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.1: sau 1 năm theo dõi thấy số rễ/giò ở các CT có sự sai khác rất rõ. Tốt nhất là CT1 (gỗ Nhãn) đạt 11,09 rễ, tiếp đến là CT3 (gỗ Ổi) đạt 9,69 rễ và thấp nhất CT4-Đ/c chỉ đạt 6,23 rễ. Chỉ tiêu đường kính rễ cũng cho kết quả tương tự. Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến lan Đai Châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Chỉ tiêu CT Số rễ/giò ĐK rễ (cm) Số lá mới Số lá/ cây Màu sắc lá CT1 (gỗ Nhãn) 11,09 0,99 1,66 6,98 Xanh đậm CT2 (gỗ Vải) 8,26 0,94 1,47 6,67 Xanh CT3 (gỗ Ổi) 9,69 0,95 1,41 6,46 Xanh đậm CT4 (Đ/c) 6,23 0,90 1,34 5,42 Xanh nhạt CV% 7,00 5,00 4,80 LSD 0,05 1,15 0,08 0,13 Về bộ lá: ở CT1 sử dụng gỗ Nhãn cho kết quả tốt nhất thể hiện số lá trên cây nhiều đạt 6,98 lá và 1,66 lá mới sau 1 năm trồng. Trong khi đó đối chứng chỉ đạt 5,42 lá/cây và 1,34 lá mới. Bảng 3.2: Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến chất lượng hoa lan Đai Châu Thời gian theo dõi:Vụ đông, 2008 Chỉ tiêu CT Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số chùm hoa/cây CD chùm hoa (cm) ĐK chùm hoa (cm) Số hoa/ chùm (hoa) Độ bền hoa (ngày) CT1(gỗ Nhãn) 90,48 1,46 34,25 7,03 52,73 38 CT2 (gỗ Vải) 87,36 1,30 28,16 6,89 47,84 35 CT3 (gỗ Ổi) 87,87 1,27 30,54 6,92 49,49 33 CT4 (Chậu đất) 82,59 1,07 22,63 6,46 44,16 28 CV% 6,10 8,30 6,10 LSD 0,05 0,14 3,70 0,78 Qua bảng 3.2 ta thấy: tỷ lệ cây ra hoa cao nhất là CT1-gỗ Nhãn (đạt 90,48%), tiếp đến là gỗ Ổi, gỗ Vải. Thấp nhất là đối chứng chỉ đạt 82,59%. Tương tự số chùm hoa/cây, chiều dài chùm hoa có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, tốt nhất là CT1. Như vậy, sử dụng gỗ Nhãn làm gốc ghép tốt nhất cho sinh trưởng phát triển của lan Đai Châu thể hiện số rễ ra nhiều (11,09 rễ), tốc độ nhanh, bộ lá bền và chất lượng hoa tốt nhất. 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu 3 Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá tới sinh trưởng của lan Đai Châu, kết quả được trình bày ở bảng 3.3 Các chỉ tiêu về bộ rễ tốt nhất là CT3-sử dụng phân Plant soul 3 đạt 11,81 rễ; chiều dài rễ 31,24 cm và đường kính rễ 1,15 cm so với CT4-Đ/c chỉ đạt lần lượt là 6,13 rễ; 21,34 cm và 0,92 cm. Các chỉ tiêu về bộ lá cũng cho kết quả tương tự, cụ thể sau 12 tháng trồng số lá mới ở CT3 được 1,89 lá, CT2 và CT1 chỉ đat 1,67 và 1,64 lá, kém nhất là CT4 được 1,41 lá. Ngoài ra, sử dụng phân Plant soul 3 cho bộ lá lan Đai Châu bền, màu sắc lá xanh đậm. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến STPT lan Đai Châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Chỉ tiêu CT Số rễ /giò CD rễ (cm) ĐK rễ (cm) Số lá mới Số lá /cây Màu sắc lá CT1-Đầu Trâu 009 9,62 24,92 0,97 1,64 6,57 Xanh CT2-Orchid 3 9,15 26,69 1,02 1,67 6,74 Xanh đậm CT3-Plant soul 3 11,81 31,24 1,15 1,89 7,65 Xanh đậm CT4-Đ/c 6,13 21,34 0,92 1,41 5,53 Xanh CV% 6,70 8,60 5,7 7,00 6,80 LSD 0,05 1,16 4,22 0,11 0,21 0,85 Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa lan Đai Châu kết quả được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa lan Đai Châu Thời gian theo dõi: Vụ đông, 2008 Chỉ tiêu CT Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số chùm hoa/cây (chùm) CD chùm hoa (cm) ĐK chùm hoa (cm) Số hoa/ chùm (hoa) Màu sắc hoa Độ bền hoa (ngày) CT1-Đầu Trâu 009 89,42 1,26 34,14 6,90 50,14 Đậm 37 CT2-Orchid 3 87,64 1,39 30,67 6,87 47,62 Đậm 40 CT3-Plant soul 3 91,76 1,58 37,46 7,15 55,48 Đậm 42 CT4-Đ/c 81,56 1,02 23,59 6,28 40,75 Nhạt 32 CV% 6,80 6,40 6,20 LSD 0,05 0,17 3,30 0,79 Tỷ lệ cây ra hoa có sự khác biệt rõ giữa các công thức. Tốt nhất là CT3-Plant soul 3, tiếp đến là CT1 và CT2. Ngoài ra, sử dụng phân Plant soul các chỉ tiêu về chất lượng cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, sử dụng phân bón lá Plant sount 3 cho kết quả tốt nhất cho cả sinh trưởng rễ, lá và chất lượng hoa khi bón cho lan Đai Châu. 3.3. Ảnh hưởng của số lần bón phân đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần bón phân đến các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng rễ, lá của lan Đai Châu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5. Có thể thấy ở 4 khoảng cachs bón phân khác nhau thì ở CT1, CT2 và CT3 không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chỉ có CT4 là kém nhất. 4 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của số lần bón phân đến STPT lan Đai Châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Công thức TN Số rễ /giò (rễ) CD rễ (cm) Số lá/ cây (lá) Số lá mới CD lá (cm) CR lá (cm) Màu sắc lá CT1 (7 ngày/lần) 11,72 31,31 7,36 1,68 34,51 4,38 Xanh đậm CT2 (10 ngày/lần) 11,16 30,22 7,28 1,62 34,75 4,32 Xanh đậm CT3 (20 ngày/lần) 10,98 28,40 7,12 1,60 34,44 4,24 Xanh đậm CT4 (30 ngày/lần) 8,05 25,51 6,06 1,38 27,24 4,06 Xanh CV% 7,00 8,10 6,00 LSD 0,05 1,37 4,39 0,17 Sự sinh trưởng thân lá ảnh hưởng quyết định đến sự ra hoa và chất lượng hoa. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.6. Bảng 3.6: Ảnh hưởng của số lần bón phân tới chất lượng hoa lan Đai Châu Thời gian theo dõi:Vụ đông, 2008 Chỉ tiêu CT Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số chùm hoa/cây (chùm) CD chùm hoa (cm) ĐK chùm hoa (cm) Số hoa/ chùm (hoa) Độ bền hoa (ngày) CT1(7 ngày/ lần) 89,78 1,58 30,12 7,08 29,4 28 CT2(10 ngày/lần) 90,12 1,54 35,25 7,18 38,2 34 CT3(20 ngày/lần) 91,35 1,52 32,94 7,12 35,7 37 CT4(30 ngày/lần) 84,74 1,25 26,17 6,24 27,9 25 CV% 6,10 7,50 6,10 LSD 0,05 0,16 4,41 0,79 Tương tự như các chỉ tiêu về rễ, lá các chỉ tiêu về chất lượng hoa có kết quả tương tự. CT4 có chất lượng hoa kém nhất, CT1, CT2 và CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên về độ bền hoa có sự khác nhau tốt nhất là CT3 (20 ngày/lần). Bảng 7: Ảnh hưởng của số lần bón phân tời tình hình sâu bệnh hại lan Đai Châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Chỉ tiêu CT Bệnh đốm lá Bệnh cháy lá Bệnh nhũn lá Giòi đục lá Sâu róm Sên CT1(7 ngày/ lần) 3 3 3 2 2 2 CT2(10 ngày/lần) 1 1 1 1 2 2 CT3(20 ngày/lần) 1 1 1 1 2 1 CT4(30 ngày/lần) 5 5 1 1 1 1 Ghi chú: Bệnh hại Sâu hại Cấp 1: <1% diện tích lá Cấp 0: Không bị hại Cấp 3: 1-5% diện tích lá Cấp 1: Nhẹ (Vết đục, cắn xuất hiện rải rác) Cấp 5: 5-25% diện tích lá Cấp 2: Trung bình (<1/3 số lá trên cây) Cấp 7: 25-50% diện tích lá Cấp 3: Nặng (>1/3 số lá trên cây) Cấp 9: >50% diện tích lá Ngoài ra, theo dõi được tình hình sâu bệnh hại cho thấy: ở khoảng cách bón phân càng gần (7 ngày bón 1 lần) thì càng rễ bị sâu bệnh hại, ngược lại bón quá thưa cây yếu ớt cũng không có sức đề kháng với bệnh hại (30 ngày bón 1 lần). Như vậy tốt nhất là 10 ngày hoặc 20 ngày bón phân 1 lần cho lan Đai châu. Như vậy, ở CT3 (20 ngày/lần) cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng thân lá cũng như chất lượng hoa, tiếp đến là CT2 (10 ngày/lần) cũng cho hiệu quả khá tốt. Khoảng cách giữa 2 lần phun phân bón quá xa (30 ngày/lần) hay quá gần (7 ngày/lần) đều không phát huy được hiệu quả. 5 3.4. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Phong lan nói chung và lan Đai châu nói riêng đều là những loài cây ưa ẩm (Nguyễn Công Nghiệp,2000) [2]. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến STPT của lan Đai châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Chỉ tiêu CT Số rễ /giò ĐK rễ (cm) Chiều dài rễ (cm) Số lá/ cây Màu sắc lá CT1 (Tưới phun sương) 9,03 0,85 24,12 6,11 Xanh CT2 (Tưới vòi hoa sen) 10,12 0,87 25,39 6,42 Xanh CT3 (Tưới kết hợp) 11,57 0,99 28,75 7,25 Xanh đậm CV% 6,10 5,50 6,70 LSD 0,05 1,23 0,09 3,12 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số rễ/giò đạt 11,57 rễ trong khi CT2 (tưới vòi hoa sen) đạt 10,12 rễ và CT1 (tưới phun sương) chỉ đạt 9,03 rễ. Đường kính rễ, số lá/cây cũng cho kết quả tương tự. Về chất lượng hoa: tỷ lệ cây ra hoa đạt 90,24%, số chùm hoa/cây đạt 1,52 và chiều dài chùm hoa đạt 35,18 cm ở CT3. Trong khi đó CT1 và CT2 các chỉ tiêu này đều thấp. Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến chất lượng hoa lan Đai châu Thời gian theo dõi: Vụ đông, 2009 . Chỉ tiêu CT Tỷ lệ ra hoa (%) Số chùm hoa/cây (chùm) Số hoa/ chùm (hoa) CD chùm hoa (cm) ĐK chùm hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) CT1 (Tưới phun sương) 82,79 1,25 45,62 28,67 6,42 32 CT2 (Tưới vòi hoa sen) 85,67 1,33 48,57 30,45 6,64 32 CT3 (Tưới kết hợp) 90,24 1,52 53,41 35,18 7,02 38 CV% 5,60 7,50 5,80 LSD 0,05 0,15 4,59 0,78 Như vậy, phương pháp tưới kết hợp là phù hợp nhất cho cây lan Đai châu sinh trưởng và phát triển. 3.5. Ảnh hưởng của chế độ che giảm ánh sáng đến STPT và chất lượng hoa lan Đai châu Hoa lan nói chung và lan Đai Châu nói riêng không chịu được ánh sáng trực xạ. Câu hỏi đặt ra ở mức tán xạ bao nhiêu là phù hợp nhất cho sinh trưởng phát triển của lan Đai Châu. Kết quả được ghi nhận tại bảng 3.10 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế độ che giảm ánh sáng đến STPT lan Đai châu Thời gian theo dõi: 1 năm sau trồng Công thức TN Số rễ /giò (rễ) Chiều dài rễ (cm) ĐK rễ (cm) Số lá/cây (lá) Số lá mới (lá) Màu sắc lá CT1 (Không che) 7,85 20,54 0,81 5,01 1,05 Hanh vàng CT2 (che 25% AS) 10,91 28,82 1,01 7,48 1,77 Xanh đậm CT3 (che 50% AS) 9,46 24,75 0,89 6,25 1,42 Xanh CV% 7,10 7,70 5,60 5,50 LSD 0,05 1,35 3,77 0,10 0,15 Kết quả cho thấy, ở các CT che ánh sáng khác nhau có tác động khác nhau đến sinh trưởng của lan Đai châu. Cụ thể số rễ mới và chiều dài rễ đạt cao nhất ở CT1 (che 25%) với 10,91 rễ, chiều dài đạt 28,82 cm và đường kính rễ 1,01 cm. 2 CT còn lại dều cho kết quả thấp hơn. Về số lá/cây, số lá mới và màu sắc lá cũng có kết quả tương tự. Đánh giá tác động của cường độ ánh sáng đến chất lượng lan Đai châu kết quả được trình bày ở bảng 3.11. 6 Bảng 11. Ảnh hưởng của chế độ che giảm ánh sáng tới chất lượng hoa lan Đai châu Thời gian theo dõi: Vụ đông, 2009 . Chỉ tiêu CT Số chùm hoa/ cây (chùm) Số hoa/ chùm (hoa) CD chùm hoa (cm) ĐK chùm hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) CT1 (Không che) 1,17 40,62 25,97 6,42 25 CT2 (che 25% AS) 1,55 53,68 31,26 7,02 38 CT3 (che 50% AS) 1,35 46,89 28,05 6,74 30 CV% 5,60 7,30 6,40 LSD 0,05 0,15 4,13 0,85 Các chỉ tiêu chất lượng hoa: số chùm hoa/cây, chiều dài chùm hoa, đường kính chùm hoa và độ bền hoa tốt nhất là ở CT2. Tiếp đến là CT3 và thấp nhất là CT1. Như vậy, kết quả nghiên cứu về chế độ che sáng cho thấy CT1 che 25% ánh sáng tự nhiên là phù hợp nhất với sinh trưởng và chất lượng hoa của lan Đai châu. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Gỗ nhãn là gốc ghép thích hợp nhất cho Đai châu: ra rễ nhanh, sinh trưởng tốt, chất lượng hoa cao, độ bền hoa nên tới 30 ngày, hơn nữa thời gian sử dụng gỗ lâu. - Sử dụng phân bón lá Plant soul 3 cho kết quả tốt nhất - Khoảng cách phun phân bón: 20 ngày phun 1 lần và 10 ngày phun 1 lần đều cho kết quả rất tốt về sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lan Đai Châu. - Sử dụng phương pháp tưới phun sương kết hợp phun mưa để duy trì độ ẩm cho cây, đồng thời cho cả môi trường vườn lan. - Lan Đai Châu thích hợp với ánh sáng tán xạ che giảm 25% (tương đương với cường độ 15.000-18.000 lux ) tại điều kiện Gia Lâm Hà Nội 4.2. Đề nghị - Cho phép áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nuôi trồng lan Đai Châu ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM THẢO 1. Báo cáo tổng kết đề tài (2009), “Thu thập đánh giá nguồn gen hoa lan Việt Nam và lưu giữ chúng ở 2 vùng: miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ” Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu Rau quả. 2. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Trồng hoa lan, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Min 3. Trần Duy Quý (2005), Sổ tay chơi lan người Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova (2003), Updated checklits of the orchids of 5. Viet Nam Nationnal University Publising House, Ha Noi. 6. http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cach-cham-soc-lan-dai-chau/10799733/371/ 7. http://www.caycanhvietnam.com Người phản biện: Nguyễn Thị Kim Lý . 1 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HOA CỦA LAN ĐAI CHÂU (Rhychotilis gigantea Rilld. ) TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI Đặng Văn Đông 1 ,. của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea Rilld. ) tại Gia Lâm - Hà Nội . 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. tốt nhất cho cả sinh trưởng rễ, lá và chất lượng hoa khi bón cho lan Đai Châu. 3.3. Ảnh hưởng của số lần bón phân đến STPT và chất lượng hoa lan Đai Châu Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách