1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Triết học Ấn Độ, Trung Hoa và Hi Lạp cổ đại: những nét đặc thù và vai trò của chúng trong lịch sử triết học.

22 1,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á; phía Tây Nam và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km

Trang 1

1 Triết học Ấn Độ, Trung Hoa và Hi Lạp cổ đại: những nét đặc thù và vai trò của chúng trong lịch sửtriết học.

* Triết học Ấn Độ

1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học ấn độ cổ, trung đại

1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học ấn độ cổ, trung đại

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á; phía Tây Nam và Đông Namgiáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km.Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn ộ rất phức tạp Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp, vừa

có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùnglạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực Tính đa dạng, khắcnghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấnđậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại có thể được chia thành ba thời kỳ sau

a Thời kỳ văn minh sông ấn (Hay nền văn minh Harappa )

Xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II tr CN Qua các di chỉ khảo cổ chothấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độnguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ Sự phát triển của nông nghiệp,thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định Thành phố được xây dựng bằnggạch nung, theo một quy hoạch thống nhất, có đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ búa, cửa hiệu, cógiếng nước và hệ thống thoát nước, có những bể tắm lớn Thành phố được chia thành hai khu, khu

"dưới thấp" và "khu trên cao", cách biệt nhau về quy mô nhà cửa và số lượng của cải chứng tỏ xã hộithời kỳ này đã xuất hiện sự phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt

Về công nghệ, có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề làm nữ trang, nghề làm gốm sứtráng men đạt tới trình độ tinh xảo

Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất nung Tôn giáo cũng đãxuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc trên các quả ấn

b Thời kỳ Vêđa (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN)

Vào khoảng thế kỷ XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung á xâm nhập vào Ấn Độ, đem theonhững phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bắt người bản xứ làm nô lệ Đây là thời kỳ hình thành cácquốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông ấn

Sau một thời gian dài chung sống, người Arya và người Dravida bản xứ đã đồng hóa Do tiếp thu được

kỹ thuật và văn minh của người Dravida, do chiếm được những vùng đất đai màu mỡ và thuận lợi,người Arya bắt đầu chuyển từ chăn nuôi, du mục sang đời sống nông nghiệp định cư, phát triển thủcông nghiệp và thương nghiệp Đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nôngkết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và quan hệ trao đổigiữa các công xã rất yếu ớt Đó cũng là nguyên nhân làm xã hội ấn độ phát triển rất chậm chạp và trìtrệ

Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp ( varna - màu sắc, chủng tính) góp phần quyđịnh cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng ấn độ cổ đại Đó là chế độ xã hội dựa trên sựphân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hônnhân được hình thành trong thời kỳ người Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng như trong

cả quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Arya Theo thánh điểnBàlamôn và bộ luật Manu, xã hội ấn độ cổ đại chia thành bốn đẳng cấp lớn: Đứng đầu là đẳng cấptăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana); thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ(Kshatriya); thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya (Vaishya); thứ tư là đẳngcấp tiện dân và nô lệ (Shudra) Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳngcấp xã hội Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người Chandala

Thời kỳ Vêđa cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnhhưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như đạo Rig - Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó làđạo Phật, đao Jaina

c Thời kỳ từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr CN

Các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự hìnhthành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở ấn độ như Magadha , Maurya Trong thời kỳ nàynền kinh tế, xã hội và văn hóa ấn độ có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc Mặc dù nền kinh tế tự

Trang 2

nhiên vẫn chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mớitrong cơ cấu giai cấp xã hội ấn độ - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công Tiền kim loại xuất hiện,nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng Nhiều con đường thương mạithủy bộ nối liền các thành thị với nhau và thông từ ấn độ qua Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung á dần dần xuất hiện.

Tóm lại: Xã hội ấn độ cổ, trung đại có những đặc điểm nổi bật như sau:

+ Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn

+ Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt

+ Chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất và lao động

+ Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội

1.1.3 Tiền đề khoa học và văn hóa

Ngay từ thời Vêđa, thiên văn học ấn độ đã bắt đầu xuất hiện Người ấn độ cổ đã biết sáng tạo ra lịchpháp, phỏng đoán trái đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó Cuối thế kỷ V tr.CN, người ấn độ đãgiải thích được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

Về toán học, họ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được trị số pi ( ), biết được những định luật cơbản về quan hệ giữa cạnh và đường huyền của một tam giác vuông, biết giải phương trình bậc 2, 3 Nền y học ấn độ có từ rất sớm Ngay trong kinh Vêđa, người ta đã tìm thấy nhiều tên cây làm thuốc vànhiều phương pháp trị bệnh đơn giản Vào thế kỷ V tr.CN, Shursada đã viết sách trình bày thuật chữabệnh ngoại khoa, bảo trợ thai, vệ sinh hài nhi, phương pháp dưỡng sinh, tiêu độc

Trong nghệ thuật kiến trúc, người ấn độ đã có một phong cách kiến trúc độc đáo, tinh tế, đặc biệt là lốixây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo, vừa biểu hiện ýchí, vương quyền

Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa,khoa học ấn độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triểnnhững tư tưởng triết học của ấn độ cổ đại

1.2 Đặc điểm của triết học ấn độ cổ, trung đại

Thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách mạng; các nhà

triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụphải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội ấn độ cổ đại

Thứ hai, triết học ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành

nên các hệ thống triết học - tôn giáo

Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan, đặc

biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo

2 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại

Lịch sử phát sinh và phát triển của triết học ấn độ cổ, trung đại được chia thành hai thời kỳ: thời kỳVéđa ( khoảng cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII tr.CN) và thời kỳ cổ điển, hay thời kỳ Phật giáo,Bàlamôn giáo ( từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr.CN)

2.1 Triết học thời kỳ Véđa

Kinh Véđa là những bộ kinh cổ nhất của ấn độ và của nhân loại Đó là một bộ sách thu lượm tất cảnhững câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những tập tục, lễ nghi của nhiều bộ lạcngười Arya

Chữ Véđa bắt nguồn từ căn tự "vid", nghĩa đen là "tri thức", "hiểu biết" Nó cũng được dùng chung với

nghĩa là "thánh kinh", là "sự sáng suốt cao nhất" Có thể nói Véđa là một tác phẩm tổng hợp, có tínhhỗn hợp và có nhiều cách phân chia

2.1.1 Giai đoạn từ khoảng 2000 năm tr.CN đến thế kỷ VIII tr CN

+ Rig - Véđa: Rig, có nghĩa là "tán ca", tán tụng Véđa Đây là bộ kinh cổ nhất của nền văn hoá ấn độ

bao gồm 1017 bài, sau được bổ sung thêm 11 bài dùng để cầu nguyện, chúc tụng công đức của các vịthánh thần

+ Sama - Véđa: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1549 bài.

+ Yajur - Véđa: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái trong hiến tế.

+ Atharva - Véđa: Tách riêng với bộ ba trên, gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa

chú, ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho

Trang 3

triển của tư duy trừu tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn,biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.

2.1.2.Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr CN đến thế kỷ V tr CN

+ Brahmana: (gọi là Phạn chí hay kinh Bàlamôn), gồm những bài cầu nguyện, giải thích các nghi lễ

của Véđa

+ Aranyaka: Nghĩa là suy tưởng trong rừng - kinh rừng, giải thích ý nghĩa huyền bí của những nghi lễ

Véđa và phát hiện những ý nghĩa tượng trưng cao siêu của Véđa

+ Kinh Upanishad: Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200 bài kinh giải thích ý

nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véđa Nó thể hiện một tinh thần mới làgiải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự

2.1.3 Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad

Đây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Véđa, được biên soạn qua nhiều thế kỷ( khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ V tr.CN) bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh và địaphương khác nhau

Khái niệm Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm cùng giảng giải lý thuyết cao siêu, huyền bí vớithầy ("shad" nghĩa là "ngồi"; "upa" nghĩa là "gần"; "ni" có nghĩa là "trang nghiêm") Upanishadkhông phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống, chặt chẽ những quan điểm của một trường phái triếthọc, mà được viết dưới hình thức hội thoại giữa thầy và trò Sự xuất hiện của Upanishad được coi là

"bước nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học Tư tưởng triết học

cơ bản của Upanishad có thể khái quát như sau:

a Thế giới quan

Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn gốc của thế giới, coi Brahman - "Tinh thần vũ

trụ tối cao" - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giớinày đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết

Atman - Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "Tinh thần vũ trụ tối cao" Cơ thể

con người chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của linh hồn, là hiện thân của "Tinh thần vũ trụ tốicao" tuyệt đối, bất tử Brahman Vì toàn bộ vũ trụ là Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhấtvới "Linh hồn tối cao"

b Nhận thức luận

Upanishad phân sự nhận thức của con người thành hai trình độ khác nhau là hạ trí (aparâ - vidây) và

thượng trí (parâ - vidây) Hạ trí là tri thức phản ánh những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của hiện thực gồm các tri thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật Thượng trí là trình độ vượt qua tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhận

thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara), thường hằng, vô hình và là bản chất của tất cảnhững cái đang tồn tại (Brahman) Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó đối với nhậnthức, là phương tiện cần thiết để đưa con người tới hiểu biết thượng trí

c Nhân sinh quan

Upanishad bàn tới vấn đề "luân hồi", "nghiệp báo" Vì Atman "linh hồn" tồn tại trong thể xác conngười trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng "linh hồn" đó khác với "linh hồn vũ trụ" bất tử.Những cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn

đó trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là

"nghiệp báo" (Karma) Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác,

bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự "luân hồi" (Samsara), không nhận

ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là Brahman được

Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạt tới đồng nhất với

"Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàn tâm tu luyện hành động và tuluyện tri thức Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh, con người mới nhận ra chân bản củamình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhất được với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu "siêu thoát"(moksa)

2.2 Triết học thời kỳ cổ điển (Hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo)

Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ ấn Độ đã phát triển cao, nhưng vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chấtkiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trungương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duytâm, tôn giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Các tràolưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừamang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo

Trang 4

Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩaduy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thếcủa kinh Véđa Từ đó đã hình thành cách phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường pháitriết học thành hai phái chính:

+ Phái triết học chính thống (Astika) thừa nhận uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn, bao gồm 6

trường phái chính là 1)Samkhya, 2) Nyaya, 3) Vaisêsika, 4) Mimamsa, 5) Yoga và 6) Védanta

+ Phái triết học không chính thống (Nastika) bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn gồm 3

trường phái chính là: 1) Các trường phái triết học vô thần, duy vật trong phong trào mới đòi tự do tưtưởng ở Đông ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạcCharvaka; 2) Phật giáo và 3) Đạo Jaina

Trừ trường phái Lokayata là trường phái triệt để duy vật, vô thần, còn tất cả các trường phái khác đềumang tính chất nhị nguyên luận hay thiếu triệt để

2.2.1 Các trường phái triết học chính thống

2.2.1.1 Trường phái Samkhya (Số luận)

Trường phái Samkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ xưa Lý luận về bảnnguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này

Những nhà tư tưởng của phái Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ những tư tưởng có tính duy vật và ít nhiều biệnchứng về bản nguyên hiện hữu Họ đưa ra học thuyết về sự tồn tại của kết quả trong nguyên nhântrước khi nó xuất hiện và học thuyết về sự chuyển hóa thực tế của nguyên nhân trong kết quả Họ chorằng loại nào có nguyên nhân của loại ấy với luận điểm nổi tiếng " Trồng Sali được Sali, trồng Vrihiđược Vrihi" Từ đó, trong quan niệm về sự hình thành sự vật, họ cho rằng nếu vạn vật của thế giới này

là vật chất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyên nhân cũng phải là vật chất; đó là "vật chấtđầu tiên"(Prakriti) - một dạng vật chất không thể dùng cảm giác mà có thể biết được Thế giới vật chất

là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, vui tươi); Rajas (kích thích, động); Tamas (nặng, ỳ).Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thì Prakriti ở trạng thái chưa biểu hiện - tức là trạng tháikhông thể trực quan được Nhưng khi sự cân bằng bị phá vỡ thì đó là điểm khởi đầu của sự sinh thànhvạn vật của vũ trụ

Trái lại, các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh hướng nhị nguyên luận khi thừanhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và tinh thần (Purusa) Yếu tốtinh thần (Purusa) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyền sinh khí, năng lượng và biếnhóa vào yếu tố vật chất ở con người, khi tinh thần chiếu rọi vào Sattva thì sinh ra trí tuệ; khi tinh thầnchiếu rọi vào Rajas thì sinh ra vận động; khi tinh thần chiếu rọi vào Tamas thì sinh ra hình thể

Về bản chất con người, phái Samkhya cho rằng con người có sự ý thức về mình Chính vì vậy mà họnảy sinh ra những lo lắng, ham muốn và hành động để đạt đến cái "tôi" Do đó tinh thần con ngườikhông thoát ra được, luôn bị chìm đắm trong vòng luân hồi, khổ não Muốn giải thoát, con người phảidùng phương pháp Yoga

2.2.1.2 Trường phái Mimansa

Kinh điển của triết học Mimansa là "Mimansa - Sutra" Một đại biểu lớn của trường phái này làSabara, người viết chú giải cho "Mimansa - Sutra"

Các nhà triết học Mimansa dựa vào tư tưởng triết học - tôn giáo của Véđa, nhưng coi Véđa như cáctập công thức hay thần chú về nghi lễ Mimansa sơ kỳ không thừa nhận sự tồn tại của thần TheoSabara thì chúng ta thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần và cảm giác không nhận thức được thần.Nhưng cảm giác lại được coi là nguồn gốc của mọi tri thức khác Phái Mimansa không phản đối việccoi thần linh như cái tên hay âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lễ Nghi lễ không phải

là hành động khẩn cầu, sùng bái thần linh, mà nghi lễ tự nó có sức mạnh, có thể đưa lại hiệu quả Họhiểu nghi lễ như một hành động ma thuật Tuy nhiên, tinh thần duy vật và vô thần của phái Mimansakhông được tiếp tục phát triển Những nhà triết học Mimansa hậu kỳ đã thừa nhận sự tồn tại của thần

Về nguồn gốc thế giới, phái Mimansa có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinh ra từ cácnguyên tử (Anu)

Phái Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏi nỗi khổ ấy Họ chủ trương thoátkhổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ "Hiến sinh" Họ cho rằng cần phải biết kết hợp lòng tin

và kiến thức để đạt đến giải thoát Có hai con đường để tạo kiến thức là bằng giác quan và bằng suyluận

Khi giải quyết mối quan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy tâm coi tinhthần tồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi

2.2.1.3 Trường phái Vêđanta

Trang 5

Các nhà tư tưởng Vêđanta hệ thống các tư tưởng của Upanishad - tác phẩm được coi là kết thúc củaVéđa (Vêđanta nghĩa là "kết thúc Véđa") Tác phẩm Brahman - Sutra được coi là kinh điển củaVêđanta, nhưng nội dung không rõ ràng, khá mơ hồ nên có nhiều cách giải thích khác nhau.

Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là " thuyết Vêđanta nhất nguyên" Đó là triết học nhất nguyênluận duy tâm chủ quan cho rằng chỉ có Brahman, tức ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahmanlại được đồng nhất với "Cái tôi" (Atman) Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nóchỉ là ảo ảnh do "Vô minh" sinh ra Đại biểu cho thuyết này là Sankara, người viết chú giải choBrahman - Sutra

Các phái Vêđanta sau này lại giải thích Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần, hay duy tâm kháchquan Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh hằng; còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ phận củalinh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman

2.2.1.4 Trường phái Yoga

Yoga xuất hiện rất sớm, từ nền văn minh Indus Cuốn Yoga - Sutra được coi là của Patanjali (Thế kỷ

II tr CN)

Tư tưởng cốt lõi của trường phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể Trườngphái Yoga kết hợp tư tưởng triết học của phái Samkhya với sự thừa nhận sự tồn tại của thần (Yoga =Sakhya + Thượng đế) Nhưng sự thừa nhận Thượng đế của phái Yoga không có ý nghĩa nhiều lắm vềphương diện triết học Tư tưởng về Thượng đế không ăn nhập với hệ thống Yoga Thượng đế hay thầnchỉ là một loại linh hồn không khác gì mấy với linh hồn cá thể Vì vậy, bằng phương pháp luyện tập và

tu luyện nhất định, con người có thể điều khiển và tự làm chủ được bản thân mình, tiến đến làm chủđược vạn vật và cao hơn nữa là đạt tới sự "giải thoát", "tự do tuyệt đối"

Yoga còn là phương pháp dưỡng sinh được xây dựng trên cơ sở nhận thức về thế giới và con người

Nó cho rằng cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh, không có thực và luôn thay đổi Hình thể con ngườiđược coi là cái vỏ và không tồn tại vĩnh hằng Nó sẽ bị mất đi và chỉ còn lại linh hồn (Atman) là tồntại Linh hồn con người là một bộ phận của Brahman nên nó phải thoát ra khỏi cái vỏ của mình (tứchình thể) để nhập với Brahman, làm cho con người siêu thoát Yoga đưa ra 8 phương pháp để thoát rakhỏi thể xác là:

- Cấm chế (Yama): Giữ các điều răn (giới), bao gồm ngũ giới: Sát sinh, đạo, vọng ngữ tà dâm, củariêng

- Khuyến chế (Niyama): Thanh tịnh trong học tập kinh điển

- Tọa pháp (Anasa): Giữ vị trí thân thể đúng đắn

- Điều tức (Pranayama): Giữ hơi thở đều, sâu, nhịp nhàng

- Chế cảm (Pratyahara): Điều khiển cảm giác sao cho lúc ngồi thiền, giác quan được thoải mái

- Chấp trì (Dharana): Tập trung tư tưởng

- Thiền định (Dhyana): Giữ tâm thống nhất

- Đẳng trì hay Tam muội (Samadhi): Đưa tâm đến hư không, chứng được cảnh giới sán lạn.Phương pháp tu luyện này sẽ sản sinh ra những năng lượng lớn mà những người bình thường khôngđạt được Nhiều phái cho rằng, nếu thực hiện các phương pháp Yoga thì sẽ có sức mạnh siêu nhiên

2.2.1.5 Trường phái Nyaya – Vaisesika

Đây là hai trường phái khác nhau nhưng có những quan điểm triết học tương đồng, nhất là vào giaiđoạn hậu kỳ Đại biểu cho phái Nyaya là Gantana, tác giả của "Nyaya - Sutra" Đại biểu cho pháiVaisesika là Kananda, tác giả của "Vaisesika - Sutra" Tư tưởng triết học cơ bản của hai phái này làhọc thuyết nguyên tử, lý luận nhận thức và logic học

a- Thuyết nguyên tử

Giải quyết vấn đề bản nguyên của thế giới, phương pháp luận của

Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của nguyên tử, phái này còn cho rằng có sự tồn tại của những linhhồn ở những trạng thái phụ thuộc hoặc ở ngoài những nguyên tử vật chất, gọi là Ya mà đặc tính của nóđược thể hiện ra như ước vọng, ý chí, vui, buồn, giận hờn

Để thấu triệt nguyên lý thống nhất của những cái hiện hữu, hai phái này đã tìm đến lực lượng thứ bamang tính chất siêu nhiên, giữ vai trò phối hợp, điều phối sự tác động của các linh hồn giải thoát rakhỏi các nguyên tử

b- Nhận thức luận và lôgic học

Hai phái này đã có những tư tưởng duy vật và đã có những đóng góp vào lý luận nhận thức như : thừanhận sự tồn tại khách quan của đối tượng nhận thức; đề cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thứcv.v Theo họ nhận thức có thể tin cậy, và cũng có thể không đáng tin cậy Nhận thức tin cậy là sựphản ánh không nghi ngờ và trung thành với hình ảnh của đối tượng Có bốn hình thức nhận thức

Trang 6

không đáp ứng được yêu cầu đó và được coi là không đáng tin cậy, là ký ức, nghi ngờ, sai lầm và mới

là giả thiết, chưa có chứng cứ chắc chắn Vì vậy, cần phải kiểm tra tính đúng sai của nhận thức mộtcách thực tế Nhận thức là đúng đắn khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng và ngược lại Họ chorằng thực tiễn là thước đo duy nhất để kiểm tra nhận thức Thí dụ : Nước do ảo ảnh là giả vì khônggiải khát được, còn nước trong hồ là thật vì có thể giải khát được

Thuyết biện luận của phái Nyaya có đóng góp quan trọng về lôgic hình thức Họ đưa ra hình thức biệnluận gọi là "Ngũ đoạn luận" gồm năm mệnh đề:

1 Luận đề: Đồi có lửa cháy

2 Nguyên nhân: Vì đồi bốc khói

3 Thí dụ: Có khói thì có lửa, giống như ở trong bếp lò

4 Suy đoán: Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy

5 Kết luận: Do đó đồi có lửa cháy

Các phái này ban đầu có tư tưởng vô thần và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm triết học Song ở giaiđoạn cuối, họ lại thừa nhận có thần và cho rằng thần đã dùng nguyên tử để tạo nên thế giới hai pháinày là quy toàn bộ tính đa dạng của tồn tại vào bốn yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, gió (hay khôngkhí) Những yếu tố này lại được quy vào bản nguyên duy nhất, đầu tiên là những hạt nhỏ vật chấtkhông đồng nhất, bất biến và vĩnh hằng, được phân biệt ở chất lượng, khối lượng và hình dạng, tồn tại

trong một môi trường đặc biệt, trong không gian và thời gian, được gọi là nguyên tử (Anu)

2.2.2 Các trường phái triết học không chính thống

2.2.2.1 Trường phái triết học Lokayata và phong trào tư do tư tưởng ở Đông ấn

Đông ấn là vùng đồng bằng sông Hằng với điều kiện tự nhiên, khí hậu điều hòa, đất đai phì nhiêu,màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, công, thương mại và kỹ nghệ tạo nên nhữngkhu đô thị, những trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất trong nước cũng như giao lưu với bên ngoài,hình thành những tầng lớp điền chủ, đại công thương làm chủ về kinh tế, về tư tưởng và sinh hoạt xãhội Trên cơ sở đó đã nảy sinh những tư tưởng triết học mới với những trường phái triết học duy vật,

vô thần Họ cố gắng giải thích thế giới bằng các sự vật, hiện tượng của tự nhiên như nước, lửa, khôngkhí, đất , phủ nhận linh hồn bất tử và đưa ra các khái niệm, phạm trù của triết học Đặc biệt trong cáctrào lưu duy vật, vô thần, hoài nghi tôn giáo và thần linh ấy là trường phái triết học duy vật Lokayata.Trong học thuyết về tồn tại, phái Lokayata cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều

do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và không khí cấu thành Chúng có khả năng tự tồn tại, tự vận độngtrong không gian để tạo thành vạn vật, kể cả con người Tương ứng với bốn nguyên tố là bốn nguyên

tử đất, nước, lửa và không khí tồn tại ngay từ đầu, không thay đổi và không thể tiêu diệt được Mọiđặc tính của các vật thể đều phụ thuộc vào chỗ chúng là kết hợp của các nguyên tử nào, vào số lượng

và tỷ lệ kết hợp của các nguyên tử ý thức, lý tính và các giác quan cũng xuất hiện do sự kết hợp củacác nguyên tử và sẽ mất đi khi sự kết hợp đó bị tan rã

Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, họ giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc Theo

họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ thể; rời khỏi nhục thể thì người ta không thể có ý thức Khi conngười chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi" cũng hết

Về nhận thức luận và lôgic học, phái Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận cảm giác là nguồngốc duy nhất xác thực của nhận thức Chỉ có cái gì cảm giác biết được thì mới tồn tại Các giác quan

có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũng gồm các nguyên tố giống như các sự vật.Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứng minh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm củanhận thức Từ đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn

Về đạo đức học, họ phê phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách kiềm chếmọi ham muốn, dục vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia sau khi chết Họ chủ trươnghãy để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của

họ được gọi là "chủ nghĩa khoái lạc"

2.2.2.2 Triết học Phật giáo

Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI tr CN ở miềnBắc ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa ấn Độ với Nêpan hiện nay Đạo Phật ra đờitrong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ vàtìm con đườn giải thoát con người khỏi nỗi khổ đó

Người sáng lập Đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Siddharha(Tất Đạt Đa) họ là Gautama (CùĐàm), con trai đầu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya, có kinh đô là thành Kapilavatthu(Ca- tỳ - la - vệ) Phật Thích Ca sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 tr CN và mất năm 483 tr CN Năm 29

Trang 7

tuổi, ông từ bỏ cuộc sống vương giả đi tu luyện tìm con đường diệt trừ nỗi đau khổ của chúng sinh.Sau 6 năm khổ luyện, ông đã "ngộ đạo", tìm ra chân lý "Tứ diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên"

Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết thành văn thể hiện trong kinh "Tamtạng"(Tripitaka) gồm ba bộ phận: 1) Tạng kinh (Sutra - pitaka) ghi lời Phật dạy; 2) Tạng luật ( Vinaya

- pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật; 3) Tạng luận ( Abhidarma - pitaka) gồm các bài kinh, các tácphẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả về sau

a- Thế giới quan

Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, phủnhận tư tưởng về đấng sáng tạo Brahman, cũng như phủ nhận"Cái tôi" (Atman) và dưa ra quan niệm

"Vô ngã" (Anatman) và "Vô thường";

Phạm trù "Vô ngã" bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân

duyên nên thành ra "có" (tồn tại) Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người cũng do nhân duyênkết hợp và được tạo thành bởi hai thành phần là thể xác (Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma - danh), do sựhợp tan của ngũ uẩn( sắc - thụ - tưởng - hành - thức) Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên tan ngũ uẩn

ra thì không còn là ta, là diệt, nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ uẩn Ngay các yếu tốcủa ngũ uẩn cũng luôn biến hóa theo luật nhân quả không ngừng nên vạn vật, con người cứ biến hóa

vụt mất, vụt còn, không có sự vật riêng biệt tồn tại mãi mãi, không có cái tôi thường định (An

-Atman)

Phạm trù "Vô thường" gắn liền với phạm trù "vô ngã" "Vô thường" nghĩa là vũ trụ là vô thủy, vô

chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định không do một vị thần nào tạonên cả; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại,không) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu Tất cả mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều

bị chi phối bởi luật nhân duyên Cái nhân (Hetu) nhờ có cái duyên (pratitya) mới sinh ra được màthành quả (phla) Quả lại do cái duyên mà thành ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thànhquả mới và cứ biến đổi mãi mãi

Vì không nhận thức được sự biến ảo vô thường đó nên người ta nhầm tưởng là cái tôi tồn tại mãi, cái

gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái, tham dục, hành động chiếm đoạt nhằm thỏa mãn nhữngham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả, gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên(sam - sara) tức là mắc vào kiếp luân hồi

b- Nhân sinh quan

Thừa nhận quan niệm "Luân hồi" và "Nghiệp" trong Upanishad, Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lýnhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạttới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana)

Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết "Tứ diệu đế" và

" Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi.Đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo Phật

"Tứ diệu đế" là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết, gồm:

+ Khổ đế: Phật giáo coi " đời là bể khổ" Có trăm ngàn nỗi khổ, nhưng có 8 nỗi khổ trầm luân, bất tận

mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly ( Yêu thương mà phải chia lìa),Oán tăng hội ( Oán ghét nhau mà phải sống với nhau), sở cầu bất đắc ( Cầu mong mà không được),ngũ thụ uẩn ( năm yếu tố vô thường nung nấu làm nên sự đau khổ)

+ Nhân đế (hay Tập đế): Giải thích những nguyên nhân gây nên đau khổ cho chúng sinh Đó là 12

nguyên nhân ( Thập nhị nhân duyên): 1 Vô minh; 2 Hành; 3 Thức; 4 Danh sắc; 5 Lục nhập; 6 Xúc;

7 Thụ; 8 ái; 9 Thủ; 10 Hữu; 11 Sinh và 12 Lão, tử Trong 12 nhân duyên ấy thì Vô minh tức là ngutối, không sáng suốt là nguyên nhân đầu tiên

+ Diệt đế: Là lần theo Thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, tiêu diệt nó và đưa chúng

sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn

+ Đạo đế: Chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thoát Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo đức

cá nhân gồm 8 nguyên tắc ( bát chính đạo):

1 Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn

2 Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn

3 Chính ngữ: Giữ lời nói phải

4 Chính nghiệp: Giữ đúng trung nghiệp

5 Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng

6 Chính tinh tiến: Rèn luyện không mệt mỏi

7 Chính niệm: Có niềm tin vững chắc vào sự giải thoát

Trang 8

8 Chính định: An định, không bị ngoại cảnh chi phối.

Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn luyện là: Giới - Định - Tuệ ( tức là:giữ giới luật, thực hành thiền định và khai thông trí tuệ bát nhã)

Kết luận: Trong giai đoạn đầu, thế giới quan nhân duyên của Phật giáo đã có những yếu tố duy vật vàbiện chứng tự phát Về lĩnh vực chính trị - xã hội, đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấpkhắc nghiệt, tố cáo chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nêu lên ước nguyệngiải thoát con người khỏi nỗi bi kịch cuộc đời, khuyên người ta sống đạo đức, từ bi bác ái Đó lànhững ưu điểm của triết lý Phật giáo Tuy nhiên trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giảithoát, tư tưởng Phật giáo vẫn còn hạn chế, mang nặng tính bi quan, yếm thế về cuộc sống, chủ trương

"xuất thế", "siêu thoát" có tính duy tâm, không tưởng về những vấn đề xã hội

2.2.2.3 Trường phái triết học Jaina

Jaina là một tôn giáo xuất hiện gần đồng thời với Phật giáo Người sáng lập ra trường phái này là làMaharvira, có hiệu là Jaina ( nghĩa là Chiến thắng)

Triết học cơ bản của Jaina là học thuyết và "cái tương đối" Theo thuyết nay, tồn tại đầu tiên là bấtbiến, vô thủy, vô chung, sự biến đổi của vạn vật là không cùng; thế giới vạn vật là sự thống nhất củacái biến đổi và cái bất biến Cái vĩnh hằng là vật chất; cái không vĩnh hằng là các dạng của vật chất( Thí dụ: Đất sét thì không thay đổi, nhưng cái bình bằng đất sét thì có thể thay đổi) Điều đó được thểhiện qua các khái niệm: 1 Tồn tại; 2 Không tồn tại; 3 Vừa tồn tại vừa không tồn tại; 4 Không thểmiêu tả; 5 Tồn tại và không thể miêu tả; 6 Không tồn tại và không thể miêu tả; 7 Tồn tại và khôngtồn tại và không miêu tả được

3 Một số nhận định về triết học ấn Độ cổ, trung đại

Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của triết học Trong khigiải quyết những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan, triết học ấn Độ đãthể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu sắc, dã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng

di sản của triết học nhân loại

Một xu hướng cơ bản trong triết học ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải quyết những vấn đề nhânsinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìm cái "Đại ngã" trong cái "Tiểungã" của một thực thể cá nhân Có thể nói, sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế củanhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ, trung đại ( trừ phái Lokayata), và hầu hết các học thuyết đều biếnđổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên Có thểđiều đó là sự phản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức sản xuất châu á" ở ấn Độ vào tư duy triếthọc; đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân của tình trạng trì trệ đó

* Triết học Trung Hoa

1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại.

1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III tr CNkéo dài tới tận thế kỷ III tr CN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời

kỳ phong kiến Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn:Thời kỳ từ thế kỷ IX tr CN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ VIII tr CN đến cuối thế kỷ III tr CN

1.1.1 Thời kỳ thứ nhất: Có các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu Theo các văn bản cổ,

nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI tr CN, đánh dấu sự mở dầu cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở TrungHoa Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII tr CN, người đứng đầu bộ tộc Thương là Thành Thang đã lật đổnhà Hạ, lập ra nhà Thương, đóng đô ở đất Bạc( Hà Nam hiện nay) Đến thế kỷ XVI tr CN, Bàn Canhrời đô về đất Ân nên nhà Thương còn gọi là nhà Ân Vào khoảng thế kỷ XI tr CN, Chu Vũ Vương đãgiết vua Trụ nhà Ân lập ra nhà Chu ( giai đoạn đầu là Tây Chu), đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lênđỉnh cao Nhà Chu đã thực hiện quốc hữu hóa về tư liệu sản xuất (gồm ruộng đất và sức lao động) rấtnghiêm ngặt, tất cả đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu Đồng thời, thành lập những đô thị lớntạo nên sự đối lập rất lớn giữa thành thị và nông thôn

Trong thời kỳ này, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trịtrong đời sống tinh thần Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệthống Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị -

xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý Lúc này cũng đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vậtmộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ

Về khoa học, họ đã phát minh ra chữ viết và dựa vào sự quan sát vận hành của mặt trăng, các

vì sao, tính chất chu kỳ của nước sông và quy luật sinh trưởng của cây trồng mà họ đã biết làm ra lịch(Âm lịch)

Trang 9

1.1.2 Thời kỳ thứ hai: là thời kỳ Đông Chu (còn gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc), thời

kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến Sự phát triển của sức sản xuất đãtác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội Nếu dưới thời TâyChu, đất đai thuộc sở hữu của nhà vua thì nay thuộc về tầng lớp địa chủ mới lên và chế độ sở hữu tưnhân về ruộng đất hình thành.Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện Xã hội lâmvào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giảithể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành chế độ phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độgia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hộiphát triển

Sự phát triển sôi động của xã hội đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâmcủa những "kẻ sĩ" luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trongtương lai Lịch sử gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh"(trăm nhà đua tiếng) Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn và hình thànhnên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh Đặc điểm của các trường phái này là lấy con người và xãhội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị

- đạo đức của xã hội Theo Lưu Hâm (đời Tây Hán), Trung Hoa thời kỳ này có chín trường phái triếthọc chính (gọi là Cửu lưu hay Cửu gia) là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Âm dương gia, Danh gia, Phápgia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia Trừ Phật giáo được du nhập từ ấn Độ sau này, các trường pháitriết học được hình thành vào thời kỳ này được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử vàtồn tại cho tới thời kỳ cận đại

1.2 Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Thứ nhất, triết học Trung Hoa cổ, trung đại luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến

các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt

Thứ hai, triết học Trung Hoa cổ, trung đại chú trọng đến lĩnh vực chính trị -đạo đức của xã hội,

coi việc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người Có thể nói, đâycũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa họcthực chứng của Trung Hoa

Thứ ba, triết học Trung Hoa cổ, trung đại nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và xã

hội, phản đối sự "thái quá" hay"bất cập"

Thứ tư, đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhận

thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái "Tâm", coi đó là gốc rễ của nhận thức

2 Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

2.1 Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành

ở Trung Hoa, những quan niệm triết lý về "âm - dương", "ngũ hành" đã được lưu truyền từ rất

sớm Tới thời Xuân thu - Chiến quốc, những tư tưởng về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức là một

hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới

a Tư tưởng triết học về Âm- Dương

Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến củavạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương

"Âm" là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như:nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6 ) "Dương" là phạm trù đối lập với "Âm",phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phíatrái, số lẻ (1,3,5 ) Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau,chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản

+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên lý của sự thống nhấtcủa hai mặt đối lập là âm và dương) Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái

đa và cái duy nhất Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi + Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm -Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực

Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm - Dương khái quát bằng vòng tròn khépkín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành hai nửa (đen trắng) và trong nửa này đã baohàm nhân tố của nửa kia (trong phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại), biểu hiện chonguyên lý trong Dương có Âm và trong Âm có Dương

+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý: Dương tiến đến đâu thì

Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời "Âm thịnh thì Dương khởi", "Dương cực thì Âm sinh"

Trang 10

Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật,phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh

Tứ tượng (Thái Dương Thiếu Âm Thiếu Dương Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận)

Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩmKinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhânsinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, Thái, Truân ; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ởnhiều thời đại khác nhau với những xu hướng khác nhau Điều đó tạo ra một "tập đại thành" của sựchú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc

b Tư tưởng triết học về Ngũ hành

Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó

về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, những tương tác (tương sinh, tươngkhắc) với nhau Đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Kim tượng trưng cho tính chấttrắng, khô, cay, phía Tây, v.v.; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v.; Mộc tượngtrưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông, v.v.; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phíaNam,.v.v.; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa,.v.v

Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắcvới nhau theo hai nguyên tắc:

+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinhHỏa; Hỏa sinh Thổ.v.v

+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắcMộc và Mộc khắc Thổ.v.v

Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm - Dương và Ngũ hành đã làm cho mỗi thuyết có sự bổtúc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly -Khôn - Đoài) đều được quy về Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách

Âm - Dương Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc v.v và Kim cũng

có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương

2.2 Nho gia (thường gọi là Nho giáo)

Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr CN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng

Tử (551 - 479 tr CN) Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện vàphát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho gia Khổng - Mạnh cóảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận

Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) vàNgũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu) Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về kinhnghiệm lịch sử Trung Hoa Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị - đạo đức

là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếusau:

Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội,

trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (gọi là Tam cương) Nếu xếp theotôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua -cha - chồng xếp ở hàng làm chủ Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền củaNho gia

Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một "xã hội đại đồng" Đó là

một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng - tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm trên cơ

sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân Có thể nói đó là lý tưởngcủa tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên

Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng "đại đồng".

Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ yếu hướngvào việc rèn luyện đạo đức con người Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là

"Nhân" Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v v đều là những biểu hiện cụ

thể của Nhân

Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người Việc giải quyết những vấn đề chính

trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt ra và giảiquyết vấn đề bản tính con người Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn

đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử Theo ông, "bản tính con người vốn là thiện" (Nhân

Trang 11

chi sơ, tính bản thiện) Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh ra như:Nhân, Nghĩa, Lễ v.v.

Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị - đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên, bẩmsinh Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng - Mạnh) đề cao sự giáo dục con người để conngười trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con người vốn là ác(Nhân chi sơ, tính bản ác) Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ,Trí ) Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước kết hợp giữaNho gia và Pháp gia

Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 - 479 tr.CN)

Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn Một mặt, khichống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luônluôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùavận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “ cũng như dòng nước chảy,mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn, 16) Đó là yếu tố duyvật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát của ông Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và cóthể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh) Đó là yếu tố duy tâm khách qua trong quan điểmcủa ông Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnh Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnhTrời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể cải được mệnh Trời” Hiểu biết mệnh Trời là mộtđiều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử Cũng như thế, một mặt Khổng

Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần; nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng củahoạt động con người trong đời sống

Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển, không đặt ra vấn đềchân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu mà có) Theo ông, tri thức có hai loại

là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ ngu”(học cũng không biết) Nghĩa là ông đã thừa nhận cótri thức tiên thiên, có trước sự nhận thức của con người Đối tượng để dạy dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí”

và “ngu”, nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí Còn không học thì rơi xuống hạ ngu Ưuđiểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì không phân loại) Khổng Tử cũng nêu ra một

số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải đi đôi với luyện tập; học phải kết hợp với suy nghĩ;phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được cái cốt yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quanniệm học theo lối “hoài cổ”, coi thường tri thức về sản xuất, lao động chân tay

Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị - xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong họcthuyết Khổng Tử Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là :Nhân, lễ, trí, dũng cùng với một hệ thống quan niệm về chính trị - xã hội như “nhân trị”, “chínhdanh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân”

Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình Nhân có ýnghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theotrình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với nội dung khác nhau “Sửa mình theo lẽ là nhân”, “Điều gì mình không muốn, đừng đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương người lànhân” Tư tưởng bao trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người

Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ” Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tậpquán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật Nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn

tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp Lễ được coi là hình thức biểu hiện của nhân Mặc dù kiên trì bảo

vệ lễ của nhà Chu , nhưng Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và phát triển nó lên, biến lễthành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc

Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương Để làm đươc điều

đó cần phải có “lễ” và “chính danh” “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng”(Luận ngữ, NhanUyên,1); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đángcủa người ấy, trên dưới, vua tôi,cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận ngữ, Bát Dật,19) Theo Khổng Tử, muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì “danh không chínhthì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự việc không thành côngthì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng; hình phạt khôngđúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3) Xuất phát từ tình hình loạn lạc của xã hộiTrung Quốc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu lên thuyết “chính danh”, nhưng trên thực tế, học thuyếtnày mang tính bảo thủ, bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà Chu

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w