Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 421 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
421
Dung lượng
39,04 MB
Nội dung
TS. NGUYỄN MINH TÚ r thư v iệ n ĐẠIHỌCTHUỶ SẢN 330.959 7 Ng 527 T THU VIEN DAI HOC THUY SAN I llll I llll 111111 1111II 1 00 c 00 70 2 4 s NHÀ XUẤT BẢN c rtù&ty áạ*t d ã dếtt vát t& ư v tệ n c ủ a CÁÚ*U? tó t Xĩn vui lòng: • Không xé sách • Không gạch, viết, vẽ lên sách Ts. NGUYỄN MINH TÚ T H Ư v « ‘c N i L , Ts ' J '' V / ? Ị - ’ ỉ j 7 I f t c Cf\ ã ) ị y Y 0 V ị \ ________ __ t -_J VIỆT NAM TRÊN CHẠNG ĐƯỜNG Đổl MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( SÁCH THAM KHẢO ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2002 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nước ta đang trong tiến trình đổi mồi, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giối trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối cảnh lịch sử mối, chúng ta có những thời cơ mói song cũng phải đổì mặt với những thách thức hết sức to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hưống xã hội chủ nghĩa; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước trên mọi mặt đời sông kinh tế - xã hội; tiếp tục bảo vệ và phát triển hệ giá trị chuẩn mực và các giá trị văn hoá của dân tộc. Giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tê, của TS. Nguyễn Minh Tú, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia mong muôn cung cấp cho bạn đọc, trước hết là các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, một cách phân tích toàn cảnh những cái đã qua, dự báo toàn cảnh tương lai sắp tới của nền kinh tế Việt Nam. 5 Mặc dù còn một sô thông tin chưa cập nhật, một sô kiến nghị của tác giả nêu ra còn cần được tiếp tục tranh luận. Song trân trọng những cố gắng tìm tòi nghiêm túc, nhiệt tâm của tác giả, với mong muôn góp thêm một tiếng nói thúc đẩy tiến trình đổi mới xây dựng đất nước, chúng tôi xuất bản cuốn sách làm tài liệu tham khảo. Lần đầu ra mắt bạn đọc, hơn nữà, với một chủ đề quá lớn và phức tạp, chắc rằng sách còn những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc để cuôn sách có thể hoàn chỉnh hơn. Tháng 12 năm 2001 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Qưốc GIA 6 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường trong bổỉ cảnh kinh tế - chính trị thế giới đang trong quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á với nền văn minh Trung Hoa đặc sắc và có sự phát triển kinh tế năng động nhất trong mấy thập kỷ qua. Liệu Việt Nam có phát triển vượt lên được theo con đường phương Đông, con đường Việt Nam riêng có của mình hay không? So vối nhiều nước trong khu vực, sự nghiệp phát triển của Việt Nam bị chậm vài thập kỷ. Việt Nam đã bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và có nguy cơ sẽ còn tụt hậu mạnh hơn nữa nếu không có một đường lối, chiến lược thông minh và một quyết tâm cao (Bảng 1). 7 Bảng 1: So sánh xuất phát điểm kinh tè của Việt Nam và một sô nước và lãnh thổ trong khu vực Nước và lãnh thổ Năm xuất phát cất cánh Dân số (triệu) GNP* (Tỷ USD) GNP/người (USD) Đài Loan 1960 11 11 1000 Hàn Quốc 1960 25 18 700 Thái Lan 1960 26 8 300 Inđônêxia 1967 111 17. 150 Việt Nam 1990 66 10-14 150-200 Nguồn: Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương, Nxb. Chính trị quôc gia, Hà Nội, 1994, tr. 286. Để tránh tụt hậu, chắc chắn Việt Nam phải hội nhập vào cộng đồng thế giới, nhưng hội nhập thế nào, theo hướng nào, theo phương thức nào, tiếp thu cái gì là một vấn đề lựa chọn mang tính quyết định. Trong khi đang tiếp tục tiến hành đổi mói và phát triển kinh tế, Việt Nam phải đốì mặt với chính mình, với quá khứ và di sản của mình. Một mặt, ta phải tiếp thu di sản, cũng như ảnh hưởng của văn hoá vùng Đông Á (Nho giáo), tác động của các nhân tô" truyền thông Đông Á (Phật giáo) và mặt khác, phải thấy được sự bảo thủ và mặt tiêu cực của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu trong mấy thập kỷ qua, đó là chưa kể đến nhừng ảnh hưởng của văn hoá phương Tây thâm nhập vào Việt Nam ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Như vậy, Việt Nam là giao điểm của nhiều vùng văn hoá. Chúng ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nước ta như thế nào? Cái gì là tích cực và tinh hoa mà Việt Nam cần chắt 8 lọc và đón nhận? Đâu là con đường Việt Nam sẽ đi? Dẫu có chấp nhận hay không chấp nhận thì các di sản này vẫn tồn tại, gắn vối hiện tại và tương lai của chúng ta. Bên cạnh đó, sau thời kỳ "chiến tranh lạnh", thê giới đang bước vào quá trình cơ cấu lại vê chính trị và kinh tế. Cơ cấu quyền lực chính trị - quân sự đang có những biến đổi phức tạp mới thay thê cho sự đốì đầu của hai hệ thông trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" trước đây. Nền kinh tê thế giới đang trong quá trình cấu trúc lại một cách căn bản và chắc chắn có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tê của từng quốíc gia. Tiếp thu di sản của lịch sử và sự cần thiết phải vượt lên Hiện tại và tương lai bao giờ cũng là sự tiếp nối của quá khứ và nội sinh trong nó những di sản của quá khứ. Mưu toan cắt đứt lịch sử, phủ nhận sạch trơn quá khứ, cũng như sự bảo thủ nhắm mắt làm ngơ hoặc phủ nhận cái mới, cái tiến bộ đều dẫn tới kìm hãm sự phát triển và không sớm thì muộn chắc chắn sẽ bị quá trình phát triển của lịch sử đào thải. Các di sản quá khứ có tác động khác nhau tới hiện tại và tương lai tuỳ thuộc vào khả năng của con người. Có những di sản có lợi và phù hợp với sự phát triển, có những di sản lại có hại hoặc bất lợi, cũng có thể có những di sản không có ảnh hưởng lớn đến thực tại và tương lai, tức mang tính chất "trung tính". Những tác động này không mang tính quy định sẵn, mà phụ thuộc cơ bản vào việc con người có nhận thức được chúng không và có chủ động tạo môi trường và tiền đê cho chúng hoặc phát huy tác dụng hoặc hạn chê tác dụng được không. Nếu không nhận thức được chúng, không có đối sách phù hợp thì các nhân tố thuận lợi thậm chí có thể trở thành 9 nhân tố bất lợi, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có thê trở nên rối ren và quá trình phát triển có thể bị chậm lại. Lịch sử phát triển của loài người cho thấy, không một đâ't nước nào phát triển thành công mà lại không có bản sắc dân tộc Lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã để lại nhiều truyền thông tốt đẹp: lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, kiên cường cứu nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết, nhường cơm sẻ áo, nhất là vào những thời điểm cam go; tinh thần lao động cần cù, chịu khó; tính linh hoạt, sáng tạo và khả năng thích ứng cao Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều thói quen, nhiều tập quán, nhiều di sản tác động không có lợi cho quá trình phát triển. Nếu không ý thức được đầy đủ về ảnh hưỏng của di sản quá khứ, ta sẽ không xác định được điểm xuất phát; không biết được cái gì thuận lợi, tích cực cần phải tạo điều kiện để tận dụng và phát huy; không biết những cái gì bất lợi, tiêu cực cần phải hạn chê và vượt qua do đó ta sẽ khó hình dung được một cách rõ ràng mục tiêu và con đường ta sẽ đi, cũng như không thể ý thức được một cách rõ ràng và có chủ đích cái cần thiết, cái mối phải đưa vào thực tế. Tình hình' đó có nguy cơ dẫn đến m ột quá trình tiến triển tự phát, xen lẫn cũ, mới, làm ta quẽn mất hoặc không ý thức được cái cũ vẫn đang tồn tại, van nhập vào tư duy và hành động của ta; cái cũ này hoặc là tổn tại dưới dạng phân giải hoà nhập vào thực tại, hoặc dưới dạng chờ thời cơ trỗi dậy, hoặc được tân trang, biến dạng, thay đổi màu da để thích nghi vói thực tại, với cái mối - mầm mống của sự tái sinh xã hội cũ, con người cũ, lối sống cũ. Đồng thời, ta cũng quên, hoặc không có khả năng nhận thức 10 thực tê và nhận thức cái mới, thậm chí nhận thức của ta vê lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, của dân tộc có thể bị sai lệch và bị thành kiến. Với ý nghĩa đó, có thể có ba vân đề chính để lại những dâu ân đáng kể và ảnh hưởng lớn đến thời đại của chúng ta, đó là di sản Nho giáo (pha trộn với Phật giáo), quá trình tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin ở nước ta và cuối cùng là sự đôi mặt với chủ nghĩa tư bản, tư tưởng kinh tê tư sản. Riêng vấn đê thứ ba này, nó không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là sự thách đố, sự trăn trở trong hiện tại và cả trong tương lai. Về di sản Nho giáo, ngay từ thời kỳ Duy Tân, nhiều thế hệ cha anh đã tìm cách tiếp thu tư tưởng dân chủ phương Tây và sau này là tư tưởng Mác - Lênin, song dâu ấn Nho giáo để lại vẫn đậm nét. Theo truyền thống phương Đông, các nhà Duy Tân không quan tâm đễn nội dung kinh tế và xã hội, nên cho rằng dân chủ là dân thay vua làm chủ quyền quốc gia. "Quốc dân - đồng bào" (chứ không phải công dân - cá nhân); trau dồi "công đức" (chứ không phải đấu tranh cho tự do, bình đẳng và công bằng xã hội) để giành độc lập và xây dựng đất nước. Ý thức hệ Nho giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức nhà nước và xã hội, trong giáo dục, đào tạo con người, xây dựng những ước vọng, những tâm lý, hệ giá trị. Nho giáo bảo vệ một chính quyền thống nhất, một dòng họ chính thống, ủng hộ tập trung quyền hành vào tay vua. Nho giáo không chỉ dùng luận thuyết giáo điều mà còn dùng "lễ" và "nghĩa" để văn hoá hoá nó thành những giá trị đạo đức và thẩm mỹ. 11 Người dân sống trong một chê độ chính trị - xã hội như vậy và với ý thức hệ Nho giáo ăn sâu bén rễ như vậy và do chủ yếu sông trong môi trường làng, xã nên họ mang nặng tâm lý và lối sông phụ thuộc, thụ động, chờ đợi, sông biết phận, không được vượt phận và vô lễ, giữ cái tôi nhỏ bé của bản thân, của gia đình, của họ, của làng xã. Với trật tự trên - dưỏi kiểu gia đình theo lý tưởng Nho giáo: cha từ, con hiếu, người trên ân đức và người dưới phục tùng và biết ơn, con người sông nhường nhịn để có cuộc sông êm ấm, tình nghĩa thì người ta chỉ mong muôn bình quân và đại đồng, mong muốn thái bình, an cư, lạc nghiệp là điều dễ hiểu. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đặc biệt là sau khi miền Bắc đi vào xây dựng xã hội mối, khi đang tìm tòi con đường nối tiếp hợp lý vối lịch sử và bứt ra khỏi quá khứ thì do hoàn cảnh của lịch sử lúc đó, chúng ta đã du nhập mô hình kinh tế kê hoạch hoá tập trung của Liên Xô và Trung Quốc cùng với việc nhận thức và vận dụng một cách chưa sáng tạo tư tưởng Mác - Lênin trong xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện nưốc ta. Khi còn đang mò mẫm với mô hình kinh tê du nhập nói trên và đang bắt đầu trăn • trở với các vấn đề nảy sinh thì cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước bùng nổ làm gián đoạn con đường tìm tòi, sáng tạo mô hình kinh tê mối, mô hình tổ chức xã hội mới. Như vậy, ỏ Việt Nam có một sự kết hợp giữa tư tương Nho giáo, tư tưởng Mác - Lênin đã có phần bị giáo điều hoá và được nhận thức, được nuôi dưỡng trong môi trường chiến tranh lâu dài. Vì vậy, mô hình kinh tế Việt Nam là một mô hình rất đặc trưng, pha trộn nhiều màu sắc, phản ánh nhiều xu thê và rất phức 12 [...]... ở trên lý giải tại sao miền Nam lại dị ứng với mô hình kinh tê kê hoạch hoá tập trung và giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam Nhân tô "miền Nam" trở thành một trong những lực đẩy cho cải cách hướng theo thị trường ở Việt Nam sau này Cho đến đầu những năm 1980, mền kinh tế Việt Nam vẫn chưa bộc lộ rõ những khuyết tật và yếu kém của nó Một sô > chỉ tiêu của nền kinh tế. .. miên Nam vốn đã phát triển hơn đang cựa mình để bung ra phát triển - Những yếu tô" tự nhiên của thị trường và nền kinh tế thị trường đang nhen nhóm và lớn mạnh (chẳng hạn tự do, tự chủ kinh doanh, trao đối mua bán trên thị trường đôi ngược với chỉ'huy mệnh lệnh và chia cắt thị trường theo cách thúc hành chính) - Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động Đông Nam Á và châu Á Mặc dù sau 197Õ và đặc... hình kế hoạch hoá tập trung Và cũng chính đây là một cuộc "cách mạng" mới, một cuộc đấu tranh thực sự giữa cái cũ và cái mới; giữa cái vận động tất yếu của lịch sử và cái duy ý chí, chủ quan; giữa 22 thực tê sinh động và lý luận giáo điều Thời kỳ "vật vã" và thí nghiệm cải cách này là thời kỳ thai nghén cho công cuộc đôi mới kinh tế của Việt Nam sau này Đối mới kinh tê của Việt Nam theo hướng thị trường... một trong những thách thức lốn nhất đặt ra không chỉ riêng đối với Việt Nam, mà còn đôi với tất cả các nước đang phát triển Ba là, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có nội dung quan trọng là phải mở cửa nền kinh tế, hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tê thê giói Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đôi mặt với văn minh mới của nền công nghiệp, nền văn minh phương Tây, nước ngoài, những... trong tổng sản phẩm xã hội (giá thực tế) - Tỷ lệ kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thu nhập quốc dân (giá thực tế) - Tỷ lệ kinh tế xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp Ghi chú: Tỷ lệ kinh tế xã hội chủ nghĩa trong tổng san phẩm xã hội, trong thu nhập quốc dân và trong công nghiệp từ năm 1976 tính theo giá so sánh năm 1982 Nguồn: Thành tựu và triển vọng kinh tế, xã hội Việt Nam 19552015 Trung tâm Tính toán u... đầu tư đã đ ạ t mức đỉnh điểm là 25,1% vào năm 1965 Có một sự thật là ngay trong thời kỳ này đã có mầm mông của tư tưởng đổi mới kinh tế Vào năm 1964, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyêt định thành lập nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế Vào thời gian này, người ta chưa đề cập đến khái niệm "cải cách kinh tế" hay cải cách kinh tế thị trường, bởi hai lý do Thứ nhất,... được cải tiến, sửa đổi sao cho có hiệu quả hơn Trong thời gian từ 1954 đến 1970, ở Việt Nam đã có một sô" chủ trương tuy rất ít ỏi nhưng đã có dâu hiệu của cải cách kinh tê mang tính định hướng thị trường Điển hình là thí điểm cải tiến quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp Như vậy, đổi mới kinh tê hướng theo thị trường ở Việt Nam có nguồn gốc từ rất sớm và đã được thực tế Việt Nam ấp ủ, kiểm nghiệm... ngẫm Các quan hệ kinh tê thị trường một mặt phá vỡ những cơ cấu và cơ chế cũ kìm hãm sự phát triển, nhưng mặt khác cũng gây ra những vấn 14 đề mới, những mặt tiêu cực, mật trái cần phải được xem xét và xử lý Một là, nền kinh tê thị trường mở ra nhiều quan mới và mở ra một sự đa dạng, một sự năng động mới trong xã hội theo đó công dân cọ quyển tự do sản xuất - kinh doanh và hoạt động kinh tế Tuy nhiên,... 1975, nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc đã đưa lại một sô" kết quả, trong bối cảnh cuộc chiến tranh kéo dài và ác liệt nhất trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Có thể nói rằng, đó là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của chiến tranh, bị bóp méo trầm trọng do chiến tranh Do vậy, bức tranh kinh tế của miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ trước 1975 (và của miền Nam Việt Nam cũng... chiến tranh biên giới Tây Nam, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước, trong đó có nhiều nước trong khu vực đã chính thức bị cắt đứt, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Xingapo, Hồng Công, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản và một sô" nưóc khác vẫn được duy trì Những quan hệ này chẳng những tác động tới Việt Nam voi tư cách là tác nhân cho cải cách kinh tế hướng theo thị trường, . sách Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tê, của TS. Nguyễn Minh Tú, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia mong muôn cung cấp cho bạn đọc, trước hết là các nhà nghiên cứu và các. nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á với nền văn minh Trung Hoa đặc sắc và có sự phát triển kinh tế năng động nhất trong mấy thập kỷ qua. Liệu Việt Nam có phát triển vượt lên được theo con đường. Đông, con đường Việt Nam riêng có của mình hay không? So vối nhiều nước trong khu vực, sự nghiệp phát triển của Việt Nam bị chậm vài thập kỷ. Việt Nam đã bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một