1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Việt Nam - Môi trường và cuộc sống

95 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Mục lục Lời giới thiệu Lời nói đầu Phần mở đầu Tài nguyên đất Tài nguyên và môi trường nước lục địa Biển và vùng ven bờ Rừng và đa dạng sinh học Môi trường đô thị và khu công nghiệp Môi trường nông thôn Việt Nam Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường 1 Lời giới thiệu Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường trong những năm đầu thiên niên kỷ vừa được Chính phủ Việt Nam thông qua. Chiến lược nêu rõ trong những thập kỷ gần đây các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị xuống cấp một cách nhanh chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường và dẫn đến chất lượng môi trường của xã hội ngày càng kém đi. Từ năm 1994, cơ quan bảo vệ môi trường qu ốc gia soạn thảo trình Quốc hội Việt Nam Báo cáo hàng năm về hiện trạng môi trường. Mặc dù các số liệu môi trường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau kể cả kết quả đo đạc tại các trạm quan trắc môi trường và ở các trường đại học, các dữ liệu về môi trường ít được so sánh với những thông tin thu thập từ công chúng. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là mộ t tổ chức xã hội của những nhà hoạt động môi trường Việt Nam . Thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam viết Báo cáo “Việt Nam - môi trường và cuộc sống”, Đại sứ quán Thụy Điển, đại diện cho Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển, mong muốn đóng góp cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các tổ chức quần chúng vớ i các cơ quan về môi trường của Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng rằng bản Báo cáo này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin mới liên quan đến tình hình môi trường trong nước cho công chúng Việt Nam . Bởi vì Thụy Điển là một trong những đối tác chính của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi rất vui mừng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tin tưởng đề nghị giúp đỡ cho việc soạ n thảo một dạng “Báo cáo Hiện trạng môi trường”. Thông qua việc giúp đỡ ra Báo cáo “Việt Nam - môi trường và cuộc sống”, chúng tôi cũng hy vọng rằng sự thiếu hụt thông tin trong xã hội về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Việt Nam sẽ được khắc phục. Tại Thụy Điển, nhận thức về bảo vệ môi trường bắt đầu từ phong trào của quần chúng cách đây vài thập kỷ. Ngày nay, mọi người dân Thụy Điển đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Cũng như vậy, khung pháp luật của chúng tôi trong lĩnh vực này cũng đã được phát triển và thực thi tốt. Tôi thực sự mong muốn rằng trong một thời gian không xa nữa, nhận thức tương tự cũng sẽ chiếm ưu thế trong nhân dân Việt Nam . Bản Báo cáo này là mộ t bước để đi theo hướng đó. Bảo vệ môi trường là cần thiết cho sự sống còn của chúng ta! Anna Lindstedt ĐẠI SỨ THỤY ĐIỂN TẠI VIỆT NAM 2 Lời nói đầu ịnh kỳ công bố báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là một thông lệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đ Tại Việt Nam , thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, hàng năm Chính phủ trình Quốc hội Báo cáo Hiện trạng môi trường. Ngoài Báo cáo của Chính phủ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực này, được sự giúp đỡ và cộng tác của Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Sida), tổ chức soạn thảo báo cáo môi trường dưới hình thức một cuốn sách dày 368 trang, mang tên “Việt Nam - môi trường và cuộc sống”. Đây có thể coi như một tài liệu bổ sung cho báo cáo của Chính phủ, làm cho người đọc có điều kiện nhìn nhận các vấn đề môi trường dưới góc độ của các nhà khoa họ c và các tổ chức xã hội, đồng thời cũng cung cấp thêm cho người đọc một số kiến thức cần thiết về tài nguyên và môi trường. Để phục vụ các độc giả không có nhu cầu hoặc điều kiện đọc cuốn sách chính, chúng tôi soạn thảo cuốn sách dưới dạng tóm tắt với những nội dung chủ yếu nhất, được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nước Việt Nam nằm ở ven Biển Đông có phần đất liền, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng lớn và hàng ngàn hòn đảo. Riêng phần lãnh thổ trên đất liền có diện tích khoảng 330 ngàn km2, đứng hàng thứ 58 trên thế giới về diện tích lãnh thổ. Với đặc điểm của vị trí địa lý, Việt Nam là một nước có tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Nền kinh tế quốc gia vẫn phải dựa nhiều vào vi ệc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Với số dân hiện nay vào khoảng 80 triệu người, Việt Nam đứng hàng thứ 14 về dân số trên thế giới, vì vậy, sức ép về tài nguyên thiên nhiên vẫn là một vấn đề thường xuyên và lâu dài. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi nhân loại đã đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường toàn cầu, Việt Nam đã cùng cộng đồng quốc tế cam kết đ óng góp sức mình cho sự nghiệp phát triển bền vữngcủa nhân loại. Việt Nam đã phê chuẩn những công ước quốc tế quan trọng về môi trường, đã tham gia nhiều kỳ họp của các bên để triển khai thực hiện các công ước đó và đã lồng ghép những nội dung chủ yếu của các công ước vào các chính sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch của quốc gia. 3 Điểm nổi bật là, ngay sau Hội nghị Rio, Việt Nam đã thành lập hệ thống cơ quan quản lý môi trường và Luật Bảo vệ môi trường lần đầu tiên đã được ban hành, cùng với đó là Luật Tài nguyên nước cũng được ban hành vào năm 1998. Do điều kiện lịch sử, xuất phát từ một nước nghèo, lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, không những nền kinh tế bị kiệt quệ , mà môi trường tự nhiên cũng bị hủy hoại trầm trọng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khắc phục những hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, song song với những nỗ lực về mặt bảo vệ môi trường. Về mặt kinh tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, kể từ năm 1991 đến nay, GDP hàng năm của Việt Nam vẫn tăng đều và ở mức cao, tuy có bị ảnh hưởng nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ trong các năm 1997-1999. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, vì thu nhập bình quânhàng năm tính theo đầu người chỉ trên 412 USD, xếp thứ 142 trên thế giới (số liệu năm 2001). Về mặt xã hội, tuy còn là một nước nghèo, nh ưng trong ngót hai thập kỷ gần đây, đời sống người dân cũng đã có những cải thiện đáng kể. Số hộ nghèo, theo ngưỡng đói nghèo quốc tế, đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 37% năm 1998 và 29 % năm 2002. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam cũng tăng liên tục: từ 0,583 (năm 1985) lên tới 0,605 (năm 1990), và 0,688 (năm 2002 và 2003), xếp hạng thứ 109 trên tổng số 175 nước. V ề mặt môi trường, nhiều chương trình và kế hoạch quốc gia quan trọng đã được phê duyệt và thực hiện. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số các nước đã sớm đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào các chiến lược và chương trình quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng không dễ dàng. Trong bản Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-12-2004, có nhận đị nh tình hình và chỉ ra 8 thách thức đối với môi trường nước ta, chủ yếu là những bất cập trong việc ứng phó với các vấn đề môi trường. Bản Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và các giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và cải thi ện tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái . Nhìn chung, các nội dung nêu trong Bản Chiến lược đều có căn cứ và hợp lý. Tuy nhiên, dù là phân tích tình hình và nguyên nhân hoặc bàn về biện pháp, cũng nên nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm. Theo cách nhìn nhận từ phía các tổ chức xã hội, có lẽ nên chú ý tới ba vấn đề có tính cơ bản nhất. Đó là : • Nhận thức từ các cấp chính quyền cho đến nhận thức của toàn xã hội đối với vấn đề môi trường, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa cao; • Sự chấp hành luật pháp còn chưa nghiêm chỉnh, chưa triệt để; 4 • Còn thiếu các biện pháp và cơ chế để thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, để cho bảo vệ môi trường thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, như đã được nêu trong Chỉ thị 36/CT của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán Vương quốc Thuỵ Điển tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Phát tri ển quốc tế Thuỵ Điển (Sida) mà đặc biệt là ông Jan - Olov Agrell, ông Rolf Samuelsson và bà Đỗ Thị Huyền đã tài trợ và giúp đỡ cho công trình này. Chug tôi đặc biệt hoan nghênh và cám ơn các nhà quản lý thuộc các cơ quan ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học thuộc các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác và trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách. Với sự hỗ trợ của Sida, H ội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) của ấn Độ. Chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn về sự giúp đỡ và cộng tác này. Tập thể tác giả hy vọng rằng, nội dung các chương trong cuốn sách có thể phần nào phản ánh được thực trạng trên và góp phần nâng cao nhận thức trong xã hội để mọi tổ chức và mọi ngườ i tăng cường hơn nữa những nỗ lực cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước. Đây là công trình đầu tiên thuộc loại báo cáo môi trường do một tổ chức xã hội- nghề nghiệp thực hiện, cho nên khó tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của độc giả để giúp chúng tôi rút kinh nghiệm và cải tiến cách làm cho hoàn thiện hơn. CHỦ TỊCH HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM GS, TS.Lê Quý An 5 Phần mở đầu Tài nguyên Đất Đặc điểm đất theo vùng lãnh thổ Đất là một thực thể sống hình thành trong nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường. Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái đất. Tuy nhiên, đất cũng tiềm ẩn những yếu tố hạn chế nhất định đối với từng loại cây trồng và sinh vật. Vì thế, ngườ i sử dụng đất cần phải hiểu điều này để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của đất. Lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.000.000ha, trong đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ. Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú v ề khả năng sử dụng, bao gồm 31 loại và 13 nhóm. Riêng khu vực miền núi, với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6 nhóm và 13 loại đất. Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng khu vực lãnh thổ, đất tại từng vùng có những đặc điểm riêng biệt. Trên đỉnh các dãy núi cao, khí hậu có phần giá lạnh của mùa đông ôn đới, các quá trình sinh học xảy ra yếu, chấ t hữu cơ không bị phân huỷ triệt để, nên đã hình thành nhóm đất mùn trên núi cao. Đất này có tầng mỏng lẫn nhiều mảnh đá vụn nguyên sinh, trên bề mặt chỉ là một lớp mùn thô thường dày có màu đen hoặc màu xám. Nhóm đất này cần được sử dụng để phát triển rừng, tạo nguồn sinh thủy tốt cho những vùng thấp. Từ độ cao 2.000m trở xuống đến 900m là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Với đi ều kiện khí hậu lạnh giá, lại ở địa hình cao, dốc, nên nơi nào không còn rừng, đất thường bị xói mòn mạnh. Loại đất này có phản ứng chua vừa đến chua ít, lượng mùn khá nhưng nghèo lân tổng số và dễ tiêu. Từ độ cao 900m đến vùng thấp 25m là nhóm đất đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các t ỉnh trung du và miền núi cả nước. Trong nhóm này có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao su và chè. 6 Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa được hình thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Nước ta có hai đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 4 triệu ha, được hình thành do hoạt động của sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam; các con sông này chuyển tải các sản phẩm rửa trôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần. Về bả n chất thổ nhưỡng, đất phù sa mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn và N, P, K thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thích hợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác. Dọc theo bờ biển có các nhóm đất mặn, khoảng 1 triệu ha; nhóm đất cát biển, khoảng 500.000ha và nhóm đất phèn, khoảng 2 triệu ha. Các nhóm đất này thường chứa các yếu tố hạn chế đối với cây tr ồng như hàm lượng muối cao, nghèo dinh dưỡng và chua, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết sâu về bản chất đất để cải tạo thì mới sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm đất khác với diện tích không lớn và phân bố rải rác khắp mọi vùng của đất nước. Diễn biến tình trạng sử dụng đất trong thời gian gần đây Theo diện tích đất canh tác tính trên đầu người, thì Việt Nam thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất, bình quân đầu người chỉ khoảng 0,1ha. Tuy nhiên, tiềm năng của quỹ đất hiện có lại chưa được khai thác và sử dụng hết. Tình trạng sử dụng đất năm 2001 được thể hiện ở Bảng I.1. Bảng I.1. Tình trạ ng sử dụng đất năm 2001 7 Số liệu ở Bảng I.1 cho thấy diện tích đất đã sử dụng đạt hơn 23 triệu ha, chiếm 70,53%; còn diện tích đất chưa sử dụng khoảng 9,7 triệu ha, chiếm 29,47% tổng diện tích đất tự nhiên. Ở miền núi và trung du, trong những thập kỷ đã qua, do thiếu lương thực, hàng loạt cánh rừng đã bị triệt phá để trồng cây lương thực, hệ quả là đến nay vẫn còn h ơn 644.000ha đất nương rẫy [15]1. Khi lớp thảm rừng bị biến mất, thay vào đó là lúa nương và những loại cây lương thực ngắn ngày khác, có độ che phủ thấp, đất bị tác động của các trận mưa xối xả, gây xói mòn và đất dần bị thoái hoá. Theo tính toán, với lượng đất mất bình quân là 10 tấn/ha.năm, hàng năm nước ta đã mất đi một lượng dinh dưỡng cho cây trồng tương đương với giá tr ị phân bón là 600 tỷ đồng [27]. Đó là chưa tính lượng dinh dưỡng mất đi do rửa trôi, do nước thấm theo chiều sâu, làm cho nhiều chất dinh dưỡng đối với thực vật biến mất vào lòng đất. Thêm nữa, việc khai thác các loại khoáng sản diễn ra ở miền núi và trung du đã và đang gây tác động lớn đến môi trường vùng mỏ, làm giảm diện tích rừng, gia tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, gây biến dạng đị a hình, ô nhiễm nguồn nước và không khí. Trong nhiều trường hợp, khai thác tự do các loại khoáng sản đã gây chết người. Một số vấn đề thời sự về sử dụng đất Do chưa hiểu biết đặc điểm của đất đai, do phá rừng làm nương rẫy và sử dụng đất dốc không đúng kỹ thuật, người ta đã làm cho nhiều loại đất ban đầu vốn rất phì nhiêu, nhưng sau một số năm sử dụng, đã thoái hoá, mất dần tính năng sả n xuất, trở thành những loại “đất có vấn đề”. Nhìn chung, “đất có vấn đề” là những loại đất có một hoặc nhiều yếu tố giới hạn quá trình sinh trưởng của cây trồng, duy trì và phát triển độ phì nhiêu của đất: suy thoái dinh dưỡng, tầng đất hóa mỏng; lẫn nhiều sỏi đá, mặn, phèn, chua; chứa nhiều chất độc; thường xuyên ngậm nước, Muốn sử dụng các loại đấ t này có hiệu quả, cần thiết phải đầu tư để cải tạo rất tốn kém và trong nhiều trường hợp chưa chắc đã thành công (Bảng I.2). Bảng I.2. Đặc tính một số loại đất “có vấn đề” 8 Ở vùng đồng bằng, nhiều người lầm tưởng rằng, đất đồng bằng là những loại đất tốt, không hoặc có rất ít những loại “đất có vấn đề”, nhưng trong thực tế, trên các đất phù sa màu mỡ trồng lúa cũng đang diễn ra nhiều quá trình làm suy thoái và ô nhiễm đất. Đó là các quá trình chua hoá, mặn hoá do việc quản lý đất và tưới tiêu không đúng kỹ thuật. Nạn cát bay, cát chảy vùng ven biển và mất cân đối dinh d ưỡng N, P, K do thiên hướng ưa sử dụng nhiều phân đạm hoá học, làm cho nhiều loại đất phù sa rất màu mỡ đã trở thành các loại “đất có vấn đề”, và đất bị ô nhiễm cục bộ, đòi hỏi phải đầu tư cải tạo thì mới có thể sử dụng có hiệu quả [19]. Khung I.11. Ô NHIỄM ĐẤT Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là sử dụng không hợp lý phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng, các chất thải không qua xử lý ở các vùng đông dân cư, đô thị và khu công nghiệp và các chất độc do chiến tranh để lại. Các loại hình ô nhiễm chủ yếu là: ô nhiễm đất do sử dụng phân hoá học, phân tươi, ô nhiễm đất do hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, ô nhiễm đất do các chất độc trong chiến tranh để lại. Mức độ ô nhiễm bởi các chất lỏng, rắn và khí ở một số nơi khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, về quy mô vùng bị ô nhiễm không lớn, chỉ xảy ra ở ven một số thành phố lớn, khu công nghiệp và những nơi gia công kim loại không có công nghệ xử lý chất thải độc hại và những nơi chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý, không có sự quản lý chặt chẽ. Nguồn: Lê Thái Bạt, Tài liệu tập huấn về môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường, 2002 9 Các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường, với chủ trương từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước, khu vực nông thôn và nông nghiệp đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách mạnh mẽ, kết hợp với dồn điền, đổi thửa nh ằm khai thác đất một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Ở khu vực miền núi và trung du, nhờ các Chương trình trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình 135 xoá đói giảm nghèo, nên màu xanh đã trở lại với núi rừng nước ta . Chiếc áo khoác cho đất đã được tìm lại, từ chỗ 28,8 % mật độ che phủ với 13,4 triệu ha đất trống đồi núi trọc năm 1998, đến năm 2002 mật độ che phủ đã tăng lên 34% và diện tích đất trống đồi trọc đã thu hẹp lại còn 7,8 triệu ha [25]. Từ năm 1990 đến 2000 đã trồng mới được 1.174.000ha rừng. Phong trào nhận diện tích đất trống đồi núi trọc làm trang trại cũng đang phát triển mạnh. Tính đến tháng 5-2003 cả nước có 16.500 trang trại trồng cây hàng hoá lưu niên như cà phê, chè, điều, cây ăn quả [25]. Áp dụng các biện pháp hạn chế xói mòn và đầu tư phân bón để thâm canh, nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tây, trang trại bò thịt, dê, cừu cũng đang phát triển và đem lại hiệu quả cao. Nhiều diện tích đất nương rẫy đã chuyển sang ruộng bậc thang. Phong trào làm ruộng bậc thang để canh tác ổn định đang phát triển mạnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Tỉnh Lai Châu có dự án làm 10.000 ha ruộng bậc thang, chỉ riêng nă m 2002 huyện Điện Biên đã làm được 111 ha; huyện Bình Lư 314 ha, nhiều việc làm đã được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ngô lai thay thế dần lúa nương trên đất nương rẫy. Ở Sơn La, chỉ sau sáu năm từ 1995 đến 2000 diện tích ngô lai đã tăng từ 25.200ha lên 51.600 ha và sản lượng ngô cũng tăng từ 45.600 tấn lên 122.300 tấn. Cũng trong thời gian đó ở Hà Giang, diện tích ngô tăng t ừ 37.800ha lên 41.800ha, và sản lượng ngô từ 45.400 tấn lên 71.300 tấn (Tạp chí Khuyến nông Sơn La, số 22, 2002). Cây ngô lai trên đất dốc được trồng theo đúng kỹ thuật, đang đi vào cuộc sống, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng núi xa xôi hẻo lánh. Hiện nay, trong phạm vi cả nước, nhiều tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp và nông thôn đang hoạt động, chỉ tính riêng năm 2003, các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện trên 1.700 dự án với tổng kinh phí là 102 triệu USD (Báo Tin tức, ngày 9-6-2004). Rất nhiều dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn với vốn đầu tư quốc gia và quốc tế đang được triển khai. 10 [...]... trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã đề cập đến môi trường biển, vùng bờ và nghề cá Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo việc dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; còn Bộ Thủy 34 sản đã và đang chuẩn bị Chiến lược Bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản đến năm 2010, Chiến lược Khai thác hải sản đến năm 2020 và Kế hoạch Hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam đến 2010 Bộ Thủy sản được giao nhiệm vụ... các bí mật của quá khứ, ghi nhận những trang sử hùng tráng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam Biển thực sự là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam hôm nay và mai sau Vì vậy, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển là trách nhiệm của toàn xã hội như đã được xác... phủ, các ngành và các địa phương đã có những nỗ lực quản lý biển và vùng bờ, đặc biệt từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (1993) Uỷ ban Nhà nước về biển và hải đảo đã được thành lập ở cấp trung ương và một số địa phương Các chính sách và luật pháp về quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và biển nói riêng đã được ban hành ngày càng nhiều, trong đó quan trọng là các Luật: Bảo vệ môi trường, Khoáng... thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở nước ta 2) Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất 3) Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực các sông; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt... 2001 - 2010 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tương đối cao hiện nay của nước ta chỉ có thể trở thành thực sự bền vững, khi tài nguyên và môi trường nước, nhân tố cơ bản của mọi hoạt động phát triển vì hạnh phúc của con người và phồn... và môi trường nước lục địa của Việt Nam đang thay đổi hết sức nhanh chóng và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của cả nước Tình trạng này đang diễn biến như thế nào và triển vọng sẽ được giải quyết ra sao, phần viết sau đây góp phần trả lời câu hỏi quan trọng đó Đặc điểm của tài nguyên và môi. .. biển quốc gia và ở một số địa phương ven biển đã được thiết lập và đưa vào hoạt động Công cụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển riêng lẻ ở vùng bờ cũng đã được áp dụng Vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường biển và ven biển được xác nhận và người dân bước đầu được lôi cuốn vào tiến trình quản lý Rải rác cũng đã có một số mô hình quản lý dựa vào cộng đồng,... chuẩn Việt Nam, như: hàm lượng đồng (Cu), khoảng 1,00 - 8,42mg/l; chì (Pb), 1,50 - 7,74mg/l; cadimi (Cd) 0,16 - 3,49mg/l; asen (As) 0,20 - 4,00mg/l Trong trầm tích biển ven bờ, Cu biến đổi trong khoảng 14,48 - 44,57ppm ở khu vực biển phía Bắc, trong khoảng 1,9 4-6 5,35ppm ở khu vực biển miền Trung và 2,46 15,48ppm ở khu vực biển phía Nam Hàm lượng Pb có giá trị cao nhất tại vùng biển Ba Lạt (51,29ppm) và. .. chúng ta hôm nay và cho các thế hệ mai sau Tài nguyên và môi trường nước lục địa Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa học và công nghệ đem lại Mặt khác lại đang phải đối đầu với những vấn đề vô 14 cùng gay cấn về tài nguyên thiên nhiên và môi trường So sánh với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang có nguồn tài nguyên nước lục địa khá phong phú và đa dạng Tuy... vệ môi trường quốc gia giai đoạn 20012010, Chiến lược Bảo tồn và quản lý đất ngập nước quốc gia, cũng như các kế hoạch hành động quốc gia về môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và ứng cứu sự cố tràn dầu đã được Chính phủ thông qua Đặc biệt là Chỉ thị 36 CT/TW (1998) đã chỉ ra những quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường biển Dự thảo Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam . và Môi trường Việt Nam Mục lục Lời giới thiệu Lời nói đầu Phần mở đầu Tài nguyên đất Tài nguyên và môi trường nước lục địa Biển và vùng ven bờ Rừng và đa dạng sinh học Môi trường đô thị và. . Thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam viết Báo cáo Việt Nam - môi trường và cuộc sống , Đại sứ quán Thụy Điển, đại diện cho Cơ quan Hợp tác Phát. trạng môi trường . Thông qua việc giúp đỡ ra Báo cáo Việt Nam - môi trường và cuộc sống , chúng tôi cũng hy vọng rằng sự thiếu hụt thông tin trong xã hội về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 08/04/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN