TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN :… MÔN : SINH HỌC 9 LỚP : 9…………… TUẦN : 27 – TIẾT : 53 A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm). 1. Trong trồng trọt, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai? a. Lai khác dòng b. Lai khác thứ c. Lai khác loài d. Lai kinh tế 2. Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là gì? a. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. b. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế. c. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế. d. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ. 3. Cho biết điểm gây chết của cá rô phi Việt Nam tại 5 0 C được gọi là gì? a. Giới hạn trên. b. Giới hạn dưới. c. Điểm cực tiểu gây chết. d. Điểm cực đại gây chết. 4. Ý nào sau đây không phải là đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã? a. Độ đa dạng. b. Độ nhiều. c. Loài ưu thế. d. Độ thường gặp. II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm). Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới ……… và hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ……………… 0 C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia làm 2 nhóm: sinh vật…………… và sinh vật ………………… III. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm). A B Trả lời 1. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. 2. Cáo ăn gà. 3. Sán lá gan sống trong gan, mật trâu bò. 4. Hải quỳ sống trên mai cua. a. Kí sinh b. Cạnh tranh c. Cộng sinh d. Hội sinh e. Động vật ăn thịt con mồi. 1 …… 2 …… 3 …… 4 …… B. T ự luận : ( 7 điểm). Câu 1: Hệ sinh thái là gì? Hãy nêu các thành phần của một hệ sinh thái. Câu 2: - Nêu khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể. - Vì sao các cành cây phía dưới của những cây sống trong rừng sớm bị rụng? Câu 3: Khả năng nở của trứng châu chấu phụ thuộc vào độ ẩm không khí. Khi quan sát hiện tượng này người ta nhận thấy: - Trứng nở được trong khoảng độ ẩm không khí từ 65% đến 85%. - Độ ẩm dưới 65% và trên 85% trứng không nở và bị hỏng. - Tỉ lệ trứng nở cao nhất ở độ ẩm không khí 75%. Hãy vẽ sơ đồ biểu thị tác động của độ ẩm lên khả năng nở của trứng châu chấu. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Điểm ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1-a; 2-a; 3-b; 4-c. II. Mỗi chỗ trống đúng 0,25 điểm. … hình thái …… 0 đến 50 …… biến nhiệt …… hằng nhiệt. III. Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 1-b; 2-e; 3-a; 4-c. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh) nhờ các mối quan hệ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. (1 điểm) - Các thành phần của một hệ sinh thái gồm: (1 điểm) + Yếu tố vô sinh. + Sinh vật sản xuất. + Sinh vật tiêu thụ. + Sinh vật phân giải. Câu 2: (2,5 điểm) * - Khái niệm: Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. (0,5 điểm) - Ưu điểm: Kiểm tra được kiểu gen. (0,5 điểm) - Nhược điểm: Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi. (0,5 điểm) * Vì các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng nên khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng. (1 điểm) Câu 3: (2,5 điểm) Mức độ thuận lợi Giới hạn dưới Giới hạn trên 0 65 75 85 % Điểm cực thuận Giới hạn chịu đựng Điểm gây chết Điểm gây chết TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN :… MÔN : SINH HỌC 9 LỚP : 9…………… TUẦN : 27 – TIẾT : 53 A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm). 1. Cho biết nhiệt độ 30 0 C trong giới hạn chịu đựng của cá rô phi Việt Nam được gọi là gì? a. Giới hạn trung bình về nhiệt độ chịu đựng. b. Nhiệt độ chịu đựng tốt nhất của cá. c. Điểm cực thuận. d. Điểm cực đại để sinh sản phát triển. 2. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: a. Nguồn gốc b. Dinh dưỡng c. Cạnh tranh d. Hợp tác. 3. Xét về ảnh hưởng của độ ẩm lên cơ thể người ta chia thực vật thành: a. Thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng. b. Thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô. c. Thực vật trên cạn và thực vật dưới nước. d. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. 4. Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì? a. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ lai F 1 . b. Dùng phương pháp nhân giống vô tính đối với thực vật (giâm, chiết, ghép,…) dùng phương pháp lai kinh tế đối với động vật. c. Nuôi trồng thích nghi các cá thể F 1 . d. Lai hữu tính giữa các cá thể. II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm). Hệ sinh thái bao gồm …………… sinh vật và …………… sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống ……………… và tương đối …………………. III. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm). A B Trả lời 1. Cây nắp ấm bắt côn trùng. 2. Địa y sống bám trên cành cây. 3. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. 4. Giun đũa sống trong ruột người. a. Hội sinh b. Kí sinh c. Thực vật bắt sâu bọ. d. Cạnh tranh e. Động vật ăn thịt con mồi. 1 …… 2 …… 3 …… 4 …… B. T ự luận : ( 7 điểm). Câu 1: Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho 1 ví dụ? Câu 2: Thế nào là nhân tố sinh thái của môi trường? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Vì sao nhân tố con người được xếp thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? Câu 3: - Chuỗi thức ăn là gì? - Hãy vẽ sơ đồ của 4 chuỗi thức ăn có số mắt xích lần lượt bằng: 4, 5, 6, 7. ……………………………………………………………………………………………… … ……………………………………………………………………………………………… Điểm … ……………………………………………………………………………………………… … ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1-c; 2-b; 3-d; 4-b. II. Mỗi chỗ trống đúng 0,25 điểm. … quần xã …… môi trường …… hoàn chỉnh …… ổn định. III. Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b. B. Tự luận: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. (1 điểm) - Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. (0,5 điểm) - Nhân tố sinh thái gồm: (1 điểm) + Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, gió + Nhân tố hữu sinh: * Nhân tố con người. * Nhân tố các sinh vật khác: Vi sinh vật, động vật, thực vật, nấm - Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên. (0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. (1 điểm) - Sơ đồ của 4 chuỗi thức ăn: (2 điểm) + Chuỗi thức ăn gồm có 4 mắt xích: Cây xanh chuột mèo vi khuẩn. + Chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích: Cây xanh sâu gà cáo vi khuẩn. + Chuỗi thức ăn gồm có 6 mắt xích: Cây xanh cào cào ếch rắn đại bàng vi khuẩn. + Chuỗi thức ăn gồm có 7 mắt xích: Cây xanh sâu bọ ngựa chim ăn côn trùng đại bàng người vi khuẩn. TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN :… MÔN : SINH HỌC 9 LỚP : 9…………… TUẦN : 27 – TIẾT : 53 A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm). 1. Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là gì? a. Lai khác dòng b. Lai khác thứ c. Lai kinh tế d. Tạo các dòng thuần. 2. Trong tự nhiên, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng để phân biệt với quần thể khác? a. Tỉ lệ giới tính. b. Kích thước cá thể đực. c. Thành phần nhóm tuổi. d. Mật độ. 3. Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật cùng loài là gì? a. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. b. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. c. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế. d. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ. 4. Cho biết điểm gây chết của cá rô phi Việt Nam tại 42 0 C được gọi là gì? a. Giới hạn trên. b. Giới hạn dưới. c. Điểm cực tiểu gây chết. d. Điểm cực đại gây chết. II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ ……………… với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật …………… mắt xích ………………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………………. tiêu thụ. III. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm) A B Trả lời 1. Rận và bét sống bám trên da trâu bò. 2. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. 3. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. 4. Chim ăn sâu. a. Cộng sinh b. Kí sinh c. Hội sinh d. Cạnh tranh e. Động vật ăn thịt con mồi. 1 …… 2 …… 3 …… 4 …… B. T ự luận : (7 điểm). Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì? Quần xã sinh vật là gì? Câu 2: Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F 1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Câu 3: Cho các chuỗi thức ăn sau: a) Thực vật Thỏ Cáo Vi sinh vật. b) Thực vật Thỏ Cú Vi sinh vật. c) Thực vật Chuột Cú Vi sinh vật. d) Thực vật Sâu hại thực vật Ếch nhái Rắn Cú Vi sinh vật. 1/ Xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho. 2/ Chỉ ra các mắt xích chung của lưới thức ăn. Điểm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (3 điểm). I. Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1-d; 2-b; 3-b; 4-a. II. Mỗi chỗ trống đúng 0,25 điểm. … dinh dưỡng …… tiêu thụ …… phía trước …… phía sau III. Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 1-b; 2-c; 3-a; 4-e. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. (1 điểm) - Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định. Chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất và có cấu trúc ổn định. (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng. (1 điểm). - Không dùng cơ thể lai F 1 để nhân giống vì qua các thế hệ xuất hiện nhiều cặp gen đồng hợp lặn gây hại. (0,5 điểm) - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính. (0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) 1/ Lưới thức ăn: (2,5 điểm) Thỏ Cáo Thực vật Chuột Cú Vi sinh vật Sâu hại thực vật Ếch nhái Rắn 2/ Mắt xích chung nhất: cú, thỏ (0,5 điểm) . Kí sinh b. Cạnh tranh c. Cộng sinh d. Hội sinh e. Động vật ăn thịt con mồi. 1 …… 2 …… 3 …… 4 …… B. T ự luận : ( 7 điểm). Câu 1: Hệ sinh thái là gì? Hãy nêu các thành phần của một hệ sinh. thể thống nhất. (1 điểm) - Các thành phần của một hệ sinh thái gồm: (1 điểm) + Yếu tố vô sinh. + Sinh vật sản xuất. + Sinh vật tiêu thụ. + Sinh vật phân giải. Câu 2: (2,5 điểm) * - Khái niệm:. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. (0,5 điểm) - Nhân tố sinh thái gồm: (1 điểm) + Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, gió + Nhân tố hữu sinh: * Nhân