ĐẶT VẤN ĐỀ* Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng sinh thái thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp, là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp được xem là trục tam giác phát triển nằm trong
Trang 1KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU ĐỖ CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Nguyễn Văn Chương 1 , Bùi Chí Bửu 2 , Nguyễn Thị Lang 3 , Nguyễn Hữu Hỷ 1 , Trần Hữu Yết 1 , Võ Như Cầm 1 , Nguyễn Văn Long 1 , Trần Văn Sỹ 1 , Đinh Văn Cường 1 và cs
1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
2 Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam
3 Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY Result of breeding legumes varieties for ecology of Southeast and Western Highland
Result of breeding legumes varieties for ecology of Southeast and Western Highland from 2009 -
2012 had identified HL07-15, HLĐN 29, HLĐN 25 soybean varieties, GV 10 groundnut variety and HLĐX
6, HLĐX 7 mungbean varieties have been high yield potential, stability, and wide adaptation on many regions of Southern Vietnam The soybean varieties have growth duration from 80 to 85 days, the yields ranger from 2 to 3.5 tonnes/ha depending on crop and other regions, It have good tolerance to soybean rust GV10 variety belongs to Spanish type, growth duration from 92 to 97 days, the pod average yields of 2,0 - 2,4 tons/ha, highest yield of GV10 can reach 3,5 tons/ha GV10 shows resistance to late leaf spot and rush medium grade (3 - 5) HLĐX 6 and HLĐX 7 have growth duration from 62 to 70 days, mature uniform is very concentrated, the yields ranger from 1.32 to 1.88 tonnes/ha, they shows resistance to mosaic virus and Cescospora leaf spot disease
Keywords: Breeding, Soybean, Groundnut, mungbean varieties, South East, Western Highland
I ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng
sinh thái thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp, là
vùng trọng điểm phát triển công nghiệp được
xem là trục tam giác phát triển nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Nam, có vai
trò quyết định trong chiến lược phát triển cho cả
khu vực hiện nay cũng như trong tương lai
(Nguyễn Văn Chương, 2013)
Nền nông nghiệp cuả Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên rất đa dạng và phong phú, nơi đây tập
trung hầu như tất cả các loại cây trồng chủ lực
trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng
hoá cuả nước nhà, ngoài hồ tiêu và cà phê thì các
cây họ Đậu cũng có thế mạnh và được quan tâm
phát triển Mặc dù có nhiều giống đậu đỗ mới đã
được phóng thích ra sản xuất tại 2 vùng này,
nhưng do sự lấn át về hiệu quả kinh tế của cây
công nghiệp và sự cạnh tranh của các cây lương
thực khác trong sản xuất thời gian gần đây nên
diện tích và sản lượng của các cây họ Đậu ngày
càng giảm sút nghiêm trọng Năm 2011, tổng
diện tích lạc, đậu tương, đậu xanh cuả 2 vùng đạt
khoảng 70 nghìn ha, giảm hơn 30 ngàn ha so với
2005 Diện tích giảm và năng suất thấp đã kéo theo sự giảm sản lượng đáng kể, so với 2005, sản lượng của các cây trồng này đã giảm gần 50% (Niên giám thống kê 2012) Hệ qủa của việc giảm sản lượng liên tiếp trong nhiều năm nên nguyên liệu của 3 cây trồng này trên thị trường bị thiếu trầm trọng Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật và thức ăn gia súc, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu với tổng giá trị lên đến 3,7 tỷ USD, trong đó riêng khô dầu đậu tương đã có 2,7 triệu tấn chủ yếu từ Mỹ và Archentina (Bùi Chí Bửu, 2012), khối lượng này tương đương 5,4 triệu tấn hạt, cao hơn 20 lần so với sản lượng sản xuất được tại Việt Nam Năm
2012, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,29 triệu tấn đậu tương béo nguyên chất, tăng 26% so với năm
2011, với kim ngạch nhập khẩu kỷ lục 776 triệu USD, tăng 41% so với năm 2011, dự báo cho các năm sau nhập khẩu đậu tương sẽ có xu hướng tăng lên (Viettrade, 2013), nguồn nguyên liệu này chưa kể đến một lượng lớn dầu thực vật nhập khẩu từ các nước đậu xanh hạt nhập khẩu từ Trung Quốc
Người phản biện: TS Trần Kim Định
Nhìn chung, sản lượng đậu tương, lạc, đậu xanh của Việt Nam hiện nay vẫn còn khá thấp so
Trang 2với các nước trong khu vực, chưa phát huy hết
tiềm năng hiện có Với điều kiện khí hậu, đất đai
phù hợp cho sinh trưởng, phát triển, tiềm năng
gia tăng năng suất và diện tích gieo trồng các cây
trồng này ở các tỉnh phía Nam vẫn còn rất lớn
nếu có những giải pháp phù hợp Hiện nay,
Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và PTNT
đang có nhưng ưu tiên nghiên cứu phát triển cây
trồng này thông qua Chiến lược quốc gia sau thu
hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm
2020 và phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu ha đậu đỗ
(Quyết định số 20/2007/QĐ-BNN; Quyết định số
35/QĐ-BNN-KHCN)
2.1.2 Giống lạc
Giống GV 10: Được chọn tạo từ tổ hợp (GV3 LVT) theo phương pháp phả hệ từ vụ Đông Xuân 2001 - 2002, trong đó giống GV3 được công nhận sản xuất thử năm 2009; giống lạc LVT được công nhận TBKT năm 1998
2.1.3 Giống đậu xanh
Để gia tăng diện tích và sản lượng đậu đỗ
nói chung ngoài việc thiếp lập các vùng nguyên
liệu, cần thiết phải có giống mới năng suất cao ổn
định, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, khả năng
thích nghi rộng với điều kiện sinh thái Do đó,
công tác nghiên cứu chọn tạo giống thích hợp
phát triển cho vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên là rất cần thiết và cấp bách
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
2.1.1 Giống đậu tương
+ Giống HL 07-15: Được chọn tạo từ tổ hợp
(HL 203 HL 92) theo phương pháp phả hệ,
trong đó: Giống HL 203 tên gốc GC 84058-18-4
nhập nội vào Việt Nam năm 1999, từ AVRDC,
được công nhận chính thức năm 2010; giống HL
92, tên gốc AGS 327 nhập nội vào Việt Nam
năm 1999, được công nhận chính thức năm 2002
+ Giống HLĐN 29: Được chọn tạo theo
phương pháp truyền thống kết hợp với chỉ thị
phân tử S35 Langrisat 1 Giống được chọn tạo
từ tổ hợp lai (HLĐN 1 Kettum), trong đó
Kettum là giống cho và HLĐN 1 là giống nhận
Lai tạo từ năm 2002, dựa trên Marker S35
Langrisat 1, hồi giao đến đời BC5 và tự thụ đến
BC5F2, giống được thanh lọc tính kháng rỉ
trong phòng từ năm 2005 - 2006 tại đồng bằng
sông Cửu Long
+ Giống HLĐN 25: Được chọn tạo theo
phương pháp truyền thống kết hợp với chỉ thị
phân tử S35 Langrisat 2, giống được chọn tạo từ
tổ hợp lai (Nam Vang Just 16), trong đó Just 16
là giống cho và Nam Vang là giống nhận Lai tạo
từ năm 2002, dựa trên Marker S35 Langrisat 2,
hồi giao đến đời BC5, tự thụ đến BC5F2 sau đó
tuyển chọn và nhân dòng triển vọng
+ Giống HLĐX 6: Được tuyển chọn từ giống V94-208 đột biến với liều chiếu 250 Grey từ
2009, qua quá trình đánh giá từ M1 đến M6, sau
đó tuyển chọn và nhân dòng triển vọng
+ Giống HLĐX 7: Được chọn tạo từ tổ hợp lai (V94 - 208 V 87-13) năm 2009, theo phương pháp phả hệ, thông qua quy trình đánh giá dòng lai từ F1 - F6 để tuyển chọn giống mới, trong đó: V94-208 với tên gốc VC 4111A nhập nội vào Việt Nam 1994 từ AVRDC, được công nhận sản xuất thử năm 1999; giống V87-13 với tên gốc VC 3178A nhập nội vào Việt Nam 1987, được công nhận sản xuất thử năm 1991
Ngoài nguồn vật liệu nêu trên còn có rất nhiều dòng lai, dòng đột biến, giống triển vọng được tuyển chọn từ lai tạo, xử lý phóng xạ của
đề tài đã tham gia trong quá trình đánh giá tuyển chọn
Báo cáo này chỉ trình bày kết quả khảo nghiệm sinh thái ở 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ 2010 - 2012 sau quá trình tuyển chọn dòng thuần, so sánh sơ bộ và chính quy
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp khảo nghiệm giống
Thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) của Bộ Nông nghiệp và PTNT: khảo nghiệm giống đậu tương (10TCN 339-2006); khảo nghiệm giống lạc (10TCN 340-2006); khảo nghiệm giống đậu xanh (10TCN 468-2001) Mỗi loại cây trồng thực hiện trên 6 địa điểm, diện tích ô thí nghiệm 20m2, với 3 lần nhắc lại, phân tích tương tác kiểu gen môi trường theo phương pháp Eberhart-Russel (1966) và AMMI-IRRISTAT (1998)
Khoảng cách, mật độ gieo và lượng phân bón áp dụng: Đối với đậu tương và đậu xanh, cách hàng 40 - 50cm; cách cây 20cm; gieo 3 hạt/hốc Phân bón 40 N + 60 P2O5 + 60 K2O (tương đương 90 kg Urê + 330 kg lân Supe + 100
kg KCl) + 300 kg vôi/ha Đối với lạc, cách hàng
25 - 30cm; cách cây 10-15cm; gieo 2 hạt/hốc
Trang 3Phân bón 30 - 50 N + 80 - 100 P2O5 + 40 - 60
K2O (tương đương 60 - 100 kg Urê + 400 - 500
kg lân Supe + 60 -100 kg KCl) + 300 - 500 kg
vôi/ha
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá số liệu
đều dựa theo phương pháp chung của Tiêu chuẩn
ngành, đậu tương 10TCN339:2006; lạc 10TCN
340:2006; đậu xanh 10TCN 468: 2001
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
+ Phân tích sự khác biệt giữa các nghiệm
thức theo phương pháp Duncan thông qua phần
mềm MSTATC version 1992 và SAS version 9.1
+ Phân tích tính ổn định và thích nghi: Theo
phương pháp của Eberhart và Russell (1966)
+ Phân tích tương tác kiểu gen với môi trường,
mô hình hoá sự thích nghi của giống: Dùng phương
pháp đa phương, phân tích AMMI (Additive main effects and multiplicative interaction) theo phần mềm IRRISTAT for window
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả chọn tạo giống đậu tương
Bộ giống khảo nghiệm đậu tương KNĐN 1 được thực hiện trên 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk qua các vụ trồng Hè Thu, Thu Đông, Đông Xuân từ năm 2010 - 2011 Tổng hợp các đặc tính nông học cơ bản của bộ giống qua 6 địa điểm cho thấy, các giống đều thuộc nhóm ngắn ngày (81-86 ngày), trọng lượng 100 hạt từ trung bình đến khá, nhiễm bệnh gỉ sắt từ rất nhẹ đến trung bình (1-5), trong đó giống HL07-15; HLĐN 25; HLĐN 29 nhiễm rất nhẹ đến nhẹ; các giống có hàm lượng protein và lipid từ trung bình đến khá (bảng 1)
Bảng 1 Tổng hợp một số đặc tính của các giống đậu tương triển vọng KNĐN 1
Hàm lượng (%)
TT Tên giống (ngày) TGST Cao cây (cm) chắc/cây Số quả P 100 hạt (g) Bệnh
gỉ sắt (cấp) Protein Lipid
Trong vụ Đông Xuân 2010/2011 năng suất
biến động từ 1,73 - 2,44 tấn/ha, trong đó các giống
HL 07-15, HLĐN 25 và HLĐN 29 đạt 2,37; 2,35
và 2,44 tấn/ha theo thứ tự Năng suất trung bình
trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1,6 -
2,21 tấn/ha, trong đó các giống HL 07-15, HLĐN
25 và HLĐN 29 đạt 2,19; 1,95 và 2,21 tấn/ha theo thứ tự Các giống có năng suất vượt đối chứng Nam vang từ 12 - 50%, trong đó 3 giống HLĐN 25, HL07-15 và HLĐN 29 vượt từ 39 - 50% (bảng 2)
Trang 4Bảng 2 Năng suất các giống triển vọng KNĐN 1 qua các thời vụ, địa điểm trồng
tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ 2010 - 2011
(Đơn vị tính: Tấn/ha)
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu/Thu Đông
TT Tên giống TB ĐN
10/11
ĐQ ĐN 10/11
CưMgar
ĐL 10/11 TB
TB ĐN
2011
CuM gar
ĐL
2011
TB ĐN
2011 TB
Năng suất TB chung
So đối chứng (%)
Ghi chú: TB: Trảng Bom; ĐQ: Định Quán; ĐN: Đồng Nai; CM: CưM Gar; ĐL: Đắk Lắk; TB: Trung bình;
KNĐN: Khảo nghiệm đậu nành; Ij: Chỉ số môi trường
Phân tích phương sai và độ ổn định qua
nhiều điểm, cho thấy: Năng suất giữa các điểm
và năng suất giữa các giống có sự khác biệt rất có
ý nghĩa (P <0,01), tương tác tuyến tính giữa
giống và môi trường có ý nghĩa thống kê ở mức P
<0,01 Kết quả phân tích tính ổn định (S2di) và
chỉ số thích nghi (bi) cho kết quả: Giống HLĐN
29 và HL 07-15 cho năng suất tương đối ổn định
và thích nghi rộng Giống HLĐN 25 cho năng suất ổn định và thích hợp với môi trường thuận lợi, thâm canh cao (bảng 3)
Bảng 3 Tính ổn định và thích nghi của bộ giống đậu tương KNĐN 1 khảo nghiệm tại Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên từ 2010 - 2011
NS TB của giống (tấn/ha) Giống Chỉ số ổn định (S 2 di)
Chỉ số thích nghi (bi)
Sai số chuẩn (SE) của bi
LSD.05 0,11
Trang 5Hình 1 Giản đồ tương tác năng suất của bộ giống đậu tương qua 6 vụ trên 2 vùng trồng
Tương tác kiểu gen và môi trường về năng
suất của các giống thông qua giản đồ Biplot
(Hình 1) cho thấy giống HLĐN 29 (10) thích
nghi ở vụ Đông Xuân Trảng Bom (Đồng Nai) và
CưMGar (Đắk Lắk), giống HL 07-15 (3) thích
nghi vụ Đông Xuân ở Định Quán (Đồng Nai) và
Hè Thu (CưMGar)
3.2 Kết quả chọn tạo giống lạc
Tổng hợp các đặc tính nông học cơ bản của
giống lạc qua 6 địa điểm cho thấy, các giống đều
thuộc nhóm ngắn ngày (<100 ngày), trọng lượng
100 hạt từ trung bình đến khá, nhiễm bệnh rỉ sắt
từ rất nhẹ đến trung bình (1-5), không có giống biểu hiện kháng đối với bệnh đốm đen, nhiễm từ nhẹ đến trung bình, ngoại trừ bị ảnh hưởng do thời tiết, các vụ khác đều cho tỷ lệ nhân >70%,
có nhiều giống đạt >80% (GV 10, VD 01-1, VD 01-2) đa số các giống đều có đặc tính vỏ mỏng (bảng 4)
Bảng 4 Tổng hợp một số đặc tính của các giống lạc triển vọng KNĐP 1
Bệnh hại (cấp)
TT Tên giống TGST (ngày) Số quả chắc P 100 hạt (g) Tỷ lệ nhân (%)
Gỉ sắt Đốm đen
Về năng suất, trong vụ Đông Xuân 2010/2011
năng suất các giống biến động từ 2,10 - 3,3 tấn/ha,
trung bình đạt từ 2,2 - 3 tấn/ha, trong đó các giống
GV 10, VD 01-2 và HLĐP 13 đạt từ 2,97; 2,90 và
3,04 tấn/ha theo thứ tự Năng suất trung bình của
các giống trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến
động từ 1,34 - 3 tấn/ha, trung bình từ 1,86 - 2,65 tấn/ha, trong đó các giống GV 10, GV 12, GV 13
và VD 01-2 đạt từ 2 - 2,65 tấn/ha, năng suất giống lạc GV 10 vượt đối chứng 40% (bảng 5)
Phân tích phương sai và độ ổn định qua nhiều điểm cho thấy, năng suất giữa các điểm và
Trang 6năng suất giữa các giống có sự khác biệt rất có ý
nghĩa (P < 0,01) Đồng thời tương tác tuyến tính
giữa giống và môi trường có ý nghĩa thống kê ở
mức P <0,05 Kết quả phân tích tính ổn định
năng suất theo mô hình của Eberhart và Russell
cho thấy: Giống GV 10 có năng suất trung bình
cao nhất đạt 2,75 tấn/ha khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các giống còn lại, chỉ số ổn định (S2di) là -0,012 ≈ 0 (P > 0,05) và bi là 0,870
≈ 1 (P > 0,05), giống có năng suất tương đối ổn định và thích nghi rộng, bảng 6
Bảng 5 Năng suất của các giống lạc triển vọng KNĐP 1 qua các thời vụ và địa điểm trồng
tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên 2010 - 2011
(Đơn vị tính: Tấn/ha)
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông
TT Tên giống GD TN
10/11
TB ĐN 10/11 NS TB
CM ĐL
2011
BB BT
2011
TB ĐN
2011
TB ĐN
2011
NS
TB
Năng suất TB chung
So Đ/C (%)
Ghi chú: GD: Dò Dầu; TN: Tây Ninh; TB: Trảng Bom; ĐN: Đồng Nai; CM: CưM Gar; ĐL: Đắk Lắk; BB: Bắc
Bình, BT: Bình Thuận; NSTB: Năng suất trung bình; Ij: chỉ số môi trường Giống địa phương được sử
dụng làm đối chứng: tại Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Thuận (giống Lỳ); tại Đắk Lắk (giống Sẽ)
Bảng 6 Tính ổn định và thích nghi của 12 giống lạc khảo nghiệm tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ
2010 - 2011
NS TB của giống
TT Giống (tấn/ha) Chỉ số ổn định (S 2 di)
Chỉ số thích nghi (bi)
Sai số chuẩn (SE) của bi
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị theo sau có cùng một ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở mức P < 0,05
* có ý nghĩa thống kê ở mức P <0,05 (S2di ≠ 0); * có ý nghĩa thống kê ở mức P <0,05 (bi ≠ 1)
Trang 7Sự tương tác kiểu gen và môi trường về năng
suất của các giống thông qua giản đồ Biplot (hình 2)
cho thấy giống GV 10 (1) có năng suất cao, thích
nghi tương đối rộng, đặc biệt là vụ Hè Thu tại
Bắc Bình, Bình Thuận và vụ Thu Đông ở Trảng Bom, Đồng Nai, tỷ lệ tương tác gen và môi trường đạt 78,7%
Hình 2 Giản đồ tương tác năng suất của 12 giống lạc qua 6 vụ trên 2 vùng trồng
3.3 Kết quả chọn tạo giống đậu xanh
Tổng hợp một số đặc tính nông học cơ bản
của bộ giống KNĐX 2 qua 6 địa điểm trồng cho
thấy: Các giống đầu có TGST <70 ngày, chống
chịu tốt với bệnh vàng lá (MYMV), có tỷ lệ chín lần 1 tương đối tập trung từ 75-85% và trọng lượng hạt lớn > 50g đối với các giống HLĐX 3,
6, 7, 10 (bảng 7)
Bảng 7 Tổng hợp các đặc tính nông học cơ bản của bộ giống KNĐX 2
TT Tên giống TGST (ngày) Vàng lá (cấp) Chín lần 1 (%) Số quả/cây P 1000 hạt (g)
Qua 6 địa điểm gieo trồng cho thấy: Trong
vụ Đông Xuân 2011/2012, tại Đông Nam Bộ,
năng suất các giống đậu xanh biến động từ 1 -
1,88 tấn/ha, tại Tây Nguyên, ở huyện Kơ Bang,
Gia Lai, năng suất biến động từ 1 - 1,33 tấn/ha
Các giống HLĐX 6, HLĐX 7 và HLĐX 3 đạt năng
suất trung bình trong vụ Đông Xuân là 1,59; 1,56
và 1,45 tấn/ha theo thứ tự Năng suất trung bình
của các giống trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1 - 1,4 tấn/ha, trong đó các giống HLĐX 6, HLĐX 7 và HLĐX 3 đạt 1,41; 1,36 và 1,32 tấn/ha theo thứ tự Năng suất trung bình qua 6 địa điểm của HLĐX 6, HLĐX 7 vượt đối chứng từ 23-26% (bảng 8)
Phân tích phương sai và độ ổn định qua nhiều điểm cho thấy năng suất giữa các điểm và
Trang 8năng suất giữa các giống có sự khác biệt rất có ý
nghĩa (P < 0,01), đồng thời có sự tương tác tuyến
tính giữa giống và môi trường ở mức P < 0,05
Kết quả phân tích tính ổn định (S2di) và chỉ số thích
nghi (bi), cho thấy: 3 giống HLĐX3, HLĐX6 và
HLĐX7 cho năng suất trung bình cao nhất từ 1,39 -1,50 tấn/ha, có chỉ số ổn định S2di ≈ 0 (P > 0,05), chỉ số thích nghi (bi) theo thứ tự đạt 0,979; 1,144
và 1,031 ≈ 1 (P > 0,05) Do đó, các giống này ổn định về năng suất và thích nghi rộng (bảng 9)
Bảng 8 Năng suất các giống đậu xanh triển vọng KNĐX 2 qua các thời vụ và địa điểm trồng
tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ 2011 - 2012
(Đơn vị tính: Tấn/ha)
Vụ Đông Xuân, Xuân Hè Vụ Hè Thu và Thu Đông
TT Tên giống ĐX (*)
TB, ĐN 11/12
ĐX
TB, ĐN 11/12
XH
KB, GL
2012
TB
HT
TB, ĐN
2012
TĐ
TB, ĐN
2012
TĐ
TB, ĐN
2012
TB NSTB
So đối chứng (%)
Ghi chú: Vụ trồng: ĐX: Đông Xuân, XH: Xuân Hè, HT: Hè Thu, TĐ: Thu Đông Địa điểm: TB: Trảng Bom,
ĐN: Đồng Nai; KB: Kơ Bang; GL: Gia Lai, TB: Trung bình, NSTB: Năng suất trung bình chung; Ij:
Chỉ số môi trường
Bảng 9 Tính ổn định và thích nghi của 12 giống đậu xanh khảo nghiệm tại Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên từ 2011 - 2012
NS TB của giống
TT Giống (tấn/ha) Chỉ số ổn định (S 2 di)
Chỉ số thích nghi (bi) Sai số chuẩn (SE) của bi
LSD.05 0,1267
Ghi chú: - Trong cùng một cột, các giá trị theo sau có cùng một ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở mức P < 0,05
- * có ý nghĩa thống kê ở mức P <0,05 (S2di ≠ 0),có ý nghĩa thống kê ở mức P <0,05 (bi ≠ 1)
Trang 9Hình 3 Giản đồ tương tác năng suất của 12 giống đậu xanh qua 6 vụ trên 2 vùng trồng
Sự tương tác kiểu gen và môi trường của các
giống thông qua giản đồ Biplot (hình 3) cho thấy
các giống HLĐX3, HLĐX6 và HLĐX7 thích
nghi tương đối rộng, trong đó giống HLĐX3 phát
huy tốt trong vụ Thu Đông (tháng 8 - 11) tại
Đồng Nai, giống HLĐX6, HLĐX7 thích nghi tốt
trong vụ Đông Xuân và Thu Đông ở Trảng Bom
(Đồng Nai)
+ Giống đậu xanh HLĐX6 và HLĐX7 có thời gian sinh trưởng 63 - 68 ngày, năng suất vụ
Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1,27 đến 1,51 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân biến động từ 1,33 - 1,88 tấn/ha Các giống đều chống chịu tốt với bệnh virus vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh đốm lá, chín tập trung, tỷ lệ thu hoạch lần 1 đạt 75 - 85% so với tổng sản phẩm Các giống cho năng suất cao
ổn định và thích nghi rộng
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ
2009 - 2012 trên hai vùng sinh thái Đông Nam
Bbộ, Tây Nguyên đã xác định được 06 giống tốt
có thể phát triển mở rộng trong sản xuất, bao gồm:
+ Giống đậu tương HL 07-15, HLĐN 29 và
HLĐN 25, có thời gian sinh trưởng từ 78 - 88
ngày, năng suất trong vụ Hè Thu và Thu Đông
biến động từ 1,5 - 2,28 tấn/ha, năng suất trong vụ
Đông Xuân biến động từ 2,3 - 2,52 tấn/ha, vượt
giống đối chứng HL 203 từ 12-20% có ý nghĩa
Các giống đều chống chịu tốt với bệnh rỉ sắt, chín
tập trung, ít tách hạt ngoài đồng khi chín, trong
đó HL 07-15 và HLĐN 29 cho năng suất ổn định
và thích nghi rộng, giống HLĐN 25 cho năng
suất cao ổn định và thích nghi trong môi trường
thuận lợi, thâm canh cao Các giống có hàm
lượng protêin từ 32 - 35%, lipid từ 21 - 24%
Giống mới đã lan rộng đến vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT Các giống đậu tương HL07-15, HLĐN29, HLĐN25; giống lạc GV10 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên tại Quyết định
số 333/QĐ-TT-CCN ngày 05 tháng 8 năm 2013
4.2 Đề nghị
Các địa phương sớm tiếp cận và ứng dụng để phát triển sản xuất cho các địa bàn liên quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Chí Bửu (2012) Phát triển cây trồng biến đổi gen làm thức ăn gia súc ở Việt Nam, tiềm năng và thách thức
+ Giống lạc GV 10 có thời gian sinh trưởng
từ 90 - 97 ngày, dạng hình Spanish, năng suất
trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 2,34
- 3 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,9 -
3 tấn/ha, vượt giống đối chứng Lỳ địa phương từ
12 - 20% có ý nghĩa Giống có tỷ lệ nhân 69 - 70%,
khả năng chống chịu gỉ sắt và đốm đen tốt, giống
cho năng suất cao ổn định và thích nghi rộng,
2 Nguyễn Văn Chương và cộng sự (2013) Báo cáo
tổng kết đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 175 trang
3 Viettrade (2013) Nhập khẩu đậu tương 2012, tiếp tục tăng www.vietrade.gov.vn
4 Niên giám thống kê 2012 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc và đậu tương phân theo địa phương Trang
273 - 278