1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

6 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 498,93 KB

Nội dung

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 76 CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 TS. Nguyễn Minh Châu Viện trưởng I. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Về chọn tạo giống cây ăn quả, rau và hoa Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã có 07 giống quả, rau, hoa được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử: Giống bưởi Đường lá cam ít hạt LĐ4, giống thanh long ruột tím hồng LĐ5, giống cam sành không hạt LĐ6, giống dưa leo F1 LĐ7, giống đậu bắp F1 LĐ8, giống hoa cúc LĐ9, giống hoa đồng tiền LĐ10; 01 dòng xoài cát Hoà Lộc và 01 xoài cát Chu được Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang công nhận cây đầu dòng năm 2011; 02 tổ hợp gốc ghép chịu phèn: Cam mật (không hạt)/Cam mật; Quýt đường/Chanh tàu được Hội đồng KHCN của Cục Trồng trọt đánh giá công nhận tiến bộ kỹ thuật vào ngày 27/6/2013. 1.2. Về nghiên cứu bảo vệ thực vật Viện đã ng hiên cứu và tạo ra các chế phẩm: Chế phẩm SOFRI-Protein phòng trừ ruồi đục quả trên rau quả được bán rộng rãi để người dân áp dụng ở các tỉnh phía Nam từ Bình Thuận trở vào với sản lượng 4.000 lít/tháng; chế phẩm SOFRI-Trừ kiến trên cây thanh long đang được triển khai và sản xuất đại trà; chế phẩm SOFRI-Trichoderma, SOFRI-Streptomyces dùng để ủ hoai phân hữu cơ, phòng trừ các loại nấm gây hại rễ trong đất như Ph ytophthora, Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, Sclerotium, trên cây ăn quả, rau và hoa; chế phẩm BTEC dùng để phân giải lân và cố định đạm trong đất. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại chính trên các loại cây ăn quả như: Ruồi đục quả; rầy chổng cánh; quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ trên cây có múi, sầu riêng, ổi, vú sữa, thanh long và mãng cầu xiêm; quy trình quản lý tổng hợp bệnh xì mủ và chết nhanh do nấm Phytophthora palmivora và P. citricola. trên cây sầu riêng tại Lâm Đồng; quy trình IPM phòng trừ bệnh vàng lá greening trên cây cam quýt; quy trình phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn, kiến trên cây thanh long, bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và cam, quýt, bưởi, Tiếp tục áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng trên nhãn ở các tỉnh có dịch bệnh (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ) với diện tích 36.000ha (Tiền Giang: 5.200ha; Vĩnh Long: 7.396ha; Đồng Tháp: 3.8 19ha; Bến Tre: 2.056ha, ). 1.3. Về nghiên cứu kỹ thuật canh tác Đã có nhiều biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn rau quả như: Quy trình sản xuất thanh long, nhãn Tiêu da bò, chôm chôm Java, bưởi Da Xanh, măng cụt, dứa, sơ ri, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, khoai lang, dưa hấu, theo tiêu chuẩn VietGAP; quy trình sản xuất xoài, thanh long, chôm chôm và khoai lang theo GlobalGAP; quy trình thâm canh tổng hợp cây mít, xoài, chuối và mãng cầu ta trên vùng khó khăn về nước tưới ở miền Đông Nam Bộ; giảm hàm lượng nitrate lưu tồn trên khóm; sử dụng đèn Compact tiết kiệm điện thay bóng đèn để chong đèn cho trái nghịch vụ trên cây thanh long; biện pháp kỹ thuật an toàn trong xử lý ra hoa rải vụ trên nhiều loại cây trồng như xoài, sầu riêng, cam, quýt, bưởi, thanh long, nhãn, chôm chôm, biện pháp bao trái tăng chất lượng, mẫu mã và giảm thiệt hại do sâu bệnh trên nhiều chủng loại cây ăn quả (ổi, xoài, khế, v.v.), 1.4. Về công nghệ sau thu hoạch Chuẩn hóa biện pháp xử lý hơi nóng (Vapour Heat Treatment) sau thu hoạch trên thanh long, xoài, măng cụt ở nhiệt độ tâm 46,5 o C trong 20 phút với tốc độ gió là 2m/giây để diệt trứng ruồi đục quả; kéo dài thời gian bảo quản thanh long từ 40 ngày lên được 60 ngày; chỉ số thu hoạch cho nhiều loại trái cây; các thông số kỹ thuật cho việc bảo quản trái thanh long, xoài, chôm chôm, măng cụt, khóm, ; quy trình chế biến tối thiểu (minimal processing) cho một vài loại trái khóm, bưởi, xoài, mít, Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 77 II. CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ DO VIỆN TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN ĐẠT CHỨNG NHẬN GLOBALGAP/VIỆTGAP: 25 MÔ HÌNH Các mô hình GAP do Viện tư vấn đã góp phần giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu liên tục trong các năm qua. 2.1. Mô hình đạt chứng nhận GlobalGAP: 7 1/Mô hình sản xuất bưởi (6,7ha, 5 hộ nông dân tham gia) thuộc Tổ hợp tác Nông nghiệp, dịch vụ, Tân Triều, Đồng Nai (năm 2011). 2/Mô hình sản xuất xoài bưởi (9,6ha, 4 hộ nông dân t ham gia) thuộc Tổ hợp tác Nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch Suối Lớn, Đồng Nai (năm 2011). 3/Mô hình sản xuất chôm chôm (24ha) ở Trà Ôn, Vĩnh Long (năm 2012). 4/Mô hình sản xuất xoài (21,4ha) ở Đồng Tháp (năm 2012). 5/Mô hình sản xuất chôm chôm Java (17,6ha, 31 hộ nông dân tham gia) thuộc Hợp tác xã chôm chôm Bình Hòa Phước - huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (năm 2013). 6/Mô hình sản xuất khoai lang Tím Nhật (15,6ha, 10 hộ nông dân tham gia) thuộc Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Thành Đông - ấp Thành An, xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (năm 2013). 7/Mô hình sản xuất thanh long (3 ha, 37 hộ nông dân tham gia) thuộc Hợp tác xã Dương Xuân tại xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An (năm 2013). 2.2. Mô hình đạt chứng nhận VietGAP: 18 1/Mô hình sản xuất bưởi Da xanh (6,1ha, 12 hộ nông dân tham gia) thuộc Tổ Hợp tác Phú Thành, xã Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2011). 2/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (28,29ha, 26 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Nhãn Long Hòa, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (năm 2011). 3/Mô hì nh sản xuất dưa hấu (12,3ha, 21 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Rau màu Trường Long Hòa, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (năm 2011). 4/Mô hình sản xuất chôm chôm (16,6ha, 34 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Sản xuất chôm chôm Tân Phong, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (năm 2011). 5/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (15,03ha, 27 hộ nông dân tham gia) thuộc Tổ hợp tác Nhị Quí, xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (năm 2011). 6/Mô hình sản xuất măng cụt (19,2ha, 32 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Long Thới, xã Long Thới, huyện Chợ Lá ch, tỉnh Bến Tre (năm 2011). 7/Mô hình sản xuất bưởi Da xanh (8,67ha, 18 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Hòa Nghĩa, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (năm 2011). 8/Mô hình sản xuất chôm chôm (28,88ha, 23 hộ nông dân) thuộc THT Trái cây Tiên Phú, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (năm 2011). 9/Mô hình sản xuất sơ ri (8,18ha, 26 hộ nông dân tham gia) thuộc xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (năm 2011);. 10/Mô hình sản xuất khoai lang (5,4ha, 10 hộ nông dân tham gia) ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, Trà Vinh (năm 2011). 11/Mô hình sản xuất thanh long (19,74ha, 21 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Sản xuất thanh long Chợ Gạo - xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (năm 2012). 12/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò (trang trại 3 ha) tại ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (năm 2012). 13/Mô hình sản xuất bưởi (3,57ha) thuộc THT xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (năm 2012). 14/Mô hình sản xuất cam sành (6,55ha, 7 hộ nông dân tham gia) thuộc Nhóm Sản xuất cam sành VietGAP Lợi N hơn) tại ấp Lợi Nhơn, xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (năm 2012). 15/Mô hình sản xuất xoài (5,73ha, 7 hộ nông dân tham gia) thuộc HTX Xoài Mỹ Xương tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (năm 2012). 16/Mô hình sản xuất rau các loại (cải ngọt, cải xanh, cải thìa, cải dún, mồng tơi, bông cải, đậu bắp ) (6,08ha, 28 hộ nông dân tham gia) thuộc THT Sản xuất Rau an toàn Thuận Hòa) tại ấp Thuận Hòa, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, Tiền Giang (năm 2012). 17/Mô hình sản xuất nhãn Tiêu da bò ở xã Long Hoà, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre được tái VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 78 chứng nhận với quy mô mở rộng 30,26ha (năm 2012). 18/Mô hình sản xuất chôm chôm (trang trại 3,8ha) tại xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (năm 2012). III. SỞ HỮU TRÍ TUỆ - SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT - Sản phẩm “Giống thanh long ruột đỏ Long Định” đạt Giải thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất, năm 2012 (theo Quyết định số 2752/QĐ-BNN). - Chế phẩm “SOFRI-Trừ kiến” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy C hứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo Quyết định số 51588/QĐ-SHTT, ngày 14/9/2012). - Giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 đã được Văn phòng Bảo hộ Giống cây trồng - Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy Chứng nhận bảo hộ giống cây trồng. Đang xúc tiến việc cho phép New Zealand sử dụng giống thanh long ruột tím hồng LĐ5. IV. CÔNG TÁC THÔNG TIN KH & CN * In ấn, xuất bản: 02 tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học năm 2010, 2011; cùng tham gia biên soạn 01 Sổ tay hướng dẫn phòng trừ nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng hại nhãn (đã được Cục Bảo vệ thực vật in ấn và phát hành); 01 Cẩm nang Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành (1.000 bản). * Bài đăng trên Tạp chí - Hội nghị - Hội thảo: - 17 bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 6(36)/2012; đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT: 01 bài số 194 tháng 11/2012; 01 bài số tháng 6/2012; 02 bài số tháng 11/2012; 01 bài số 216 - tháng 9/2013. - 01 bài Hội nghị khoa học - Viện Nghiên cứu Rau Quả năm 2013; 02 bài trong “Kết quả các dự án nghiên cứu 2004 - 2010” của CARD, Úc. - 07 bài trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, 01 bài trên Tạp chí KHCN - Sở KH và CN Tiền Giang; 13 bài đăng trên Báo Ấp Bắc. - 06 bài trong “Kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Sinh học phân tử”, 15 bài đăng ở Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 11; 04 bài Hội thảo chuyên đề thực trạng và một số mô hình PTNT công nghệ cao ở các tỉnh phía Nam; - Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: Chuyên đề: Phát triển thanh long ruột đỏ tại các tỉnh phía Bắc: 01 bài; lần 4 - chuyên đề: Phát triển cây có múi bền vững: 07 bài; lần 7 - chuyên đề: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau hoa: 05 bài; lần 2 - chuyên đề: Sản xuất rau theo VietGAP: 03 bài. - 03 bài Hội nghị “Sản xuất rải vụ một số loại cây ăn trái chủ lực ở Nam Bộ”; 07 bài Hội nghị “Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái ở Nam Bộ và giải pháp phát triển các vùng cây ăn trái tập trung theo VietGAP” lần II ; 07 bài ở Hội thảo “Triển khai sản xuất cây ăn trái rải vụ vùng Nam Bộ” của Cục Trồng trọt; 01 bài ở Hội thảo “KH và CN phục vụ ph át triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng”; 01 bài ở Hội nghị “Tổng kết dự án Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - mô hình thí điểm tại Tiền Giang; - 01 bài Hội nghị “5 th International symposium on Tropical and Subtropical fruits”, (Trung Quốc, 18 - 20/6/2012); 02 bài “Workshop on Value chain enhancements to improve market access for minor tropical fruits in the Philippines 3-4 October 2012”; đồng tác giả của 04 bài giới thiệu trái cây trên Tạp chí Asiafruit (tháng 3/201); 09 bài trên Working Report JIRCAS (số 72); 18 bài trong “International Symposium on Superfruits: Myth or Truth?”- TFNet - Tp.HCM, 01-03/7/2013. * Đĩa CD về tài liệu kỹ thuật: - 01 đĩa CD về quy trình quản lý bệnh thối rễ khô cành chết nhánh vú sữa; 01 đĩa CD quy trình quản lý bệnh thối rễ mãng cầu xiêm; 01 CD quy trình quản lý bệnh rám cành thanh long; 01 đĩa CD về IPM trên cây có múi. - 04 đĩa CD (dự án JICA) về: Kỹ thuật canh tác cây có múi, Kỹ thuật canh tác cây cam sành - Tập 1: Tổng quát về kỹ thuật canh tác - Tập 2: Kỹ thuật trồng, tỉa cành, tạo tán và bón phân - Tập 3: Nhận dạng dịch hại và biện pháp quản lý (1.800 bản). Tên trang Web: www.sofri.org.vn . Trang web www.benhviencay.vn đã được đưa lên mạng và đang cập nhật thông tin, đã link với trang www.sofri.org.vn , www.plantwise.org và itfnet.org Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 79 V. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ Giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã đào tạo tạo được 03 tiến sỹ và 04 thạc sỹ. Đến năm 2013, Viện có 01 PGS.TS; 09 tiến sĩ; 29 thạc sĩ. Hiện nay, Viện có: 04 cán bộ đang học tiến sĩ ngành Di truyền học và Bảo vệ thực vật và 01 cán bộ đang học thạc sĩ ngành Bảo vệ thực vật trong nước tại Đại học Cần Thơ và Đại học Khoa học Tự nh iên Tp. Hồ Chí Minh và 05 cán bộ đang học tiến sĩ ngành Nông nghiệp, Kinh tế Nông nghiệp, Di truyền và Chọn giống tại Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc và 02 cán bộ đang học thạc sĩ ngành Di truyền và Chọn giống tại Ấn Độ. Trong năm 2013, 02 cán bộ của Viện đi học thạc sĩ tại Ấn Độ. VI. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 6.1. Tập huấn - Hội thảo - Hội thi Viện đã thực hiện 93 khóa tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho 3.227 học viên là cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên, nông dân, các tỉnh phía Nam về: Kỹ năng Bác sĩ cây trồng và Bệnh viện Cây trồng, quy trình sản xuất khóm, nhãn Tiêu da bò, bưởi Da Xanh, chôm chôm dưa hấu, khoai lang theo VietGAP; kỹ thuật trồng xoài, khóm, chôm chôm theo GobalGAP; sâu bệnh hại quan trọng trên cây có múi; kỹ thuật canh tác cây có múi và cây ổi; phương pháp sử dụng thuốc BVTV, sơ cấp cứu và an toàn lao động; kỹ thuật bình tuyển và nhân giống vô tính cây ăn quả; quản lý hệ thống tiêu chuẩn GlobalGAP; bảo vệ thực vật trên cây ăn quả; ruồi đục quả; quy trình thâm canh tổng hợp cây mãng cầu ta, cây xoài và cây chuối; sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật; quy trình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng trên nhãn; quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trên chanh; quy trình quản lý tổng hợp bệnh thán thư thối quả và rám cành thanh long; bệnh thối rễ, khô cành và hiện tượng rễ tre trái vú sữa; bệnh thối rễ trên cây có múi; bệnh xì mủ trên thân sầu riêng; an toàn trong sản xuất nông sản trình độ cơ bản và trung cấp; hướng dẫn vẽ sơ đồ và nhật ký sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong GAP, - Phối hợp với Trung t âm Khuyến nông Quốc gia tổ chức nhiều Hội thảo Khuyến nông @ về Cây ăn trái như: Phát triển cây xoài, thanh long, cây có múi bền vững, bệnh chổi rồng trên nhãn, sản xuất rau hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sử dụng vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau quả theo VietGAP, sản xuất khóm an toàn, - Viện phối hợp với các tỉnh/thành tổ chức 11 Hội thi Trái ngon và an toàn thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Gi ang, 6.2. Các mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật Viện đã xây dựng nhiều loại mô hình khác nhau, có hiệu quả kinh tế, đã góp phần tăng xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Theo đánh giá của địa phương thì các mô hình có khả năng nhân rộng rất cao vì các kỹ thuật chuyển giao phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao là rất cần thiết và kịp thời giúp địa phương cũng như người nông dân quản lý tốt vườn cây ăn quả, cụ thể như sau: - 25 mô hình sản xuất rau, quả được chứng nhận VietGAP/EurepGAP/GlobalGAP. - Mô hình mãng cầu ta (21ha trên 50 hộ dân), mô hình xoài (42ha trên 95 hộ dân), mô hình chuối (11ha trên 25 hộ dân) ở vùng thiếu nước tưới tỉnh Đồng Nai v à Bà Rịa - Vũng Tàu. - Mô hình quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng trên nhãn ở các tỉnh có dịch bệnh (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ) với diện tích 36.000 ha, các mô hình triển khai đều có mật số nhện lông nhung thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh chổi rồng thấp hơn so với đối chứng. - Mô hình Tổ hợp tác liên kết sản xuất nhãn Tiêu da bò theo VietGAP (62 hộ tham gia với diện tích 56 ,9ha). - Ứng dụng chế phẩm sinh học SOFRI- Paecilomyces trên diện rộng trong phòng trừ tuyến trùng (cây có múi), rệp sáp (dứa) (quy mô 20ha); chế phẩm SOFRI-Trichoderma và SOFRI- Streptomyces trên diện rộng phòng trừ bệnh thối rễ cây ăn quả - Xây dựng 06 mô hình quản lý tổng hợp hiệu quả bệnh xì mủ thân và chết nhanh trên cây sầu riêng ở Đa Hoai, Bảo Lâm và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. - Mô hình trong dự án JICA - SOFRI có kết quả tốt, đến nay đã có 134 mô hình cam sành trồng xen ổi phòng trừ bệnh vàng lá greening với diện tích 80,49ha ở 5 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 80 Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long đã có chủ trương nhân rộng mô hình này bằng ngân sách của tỉnh, các tỉnh khác đã xin kinh phí tập huấn mở rộng mô hình. 6.3. Hoạt động của Bệnh viện Cây ăn quả ĐBSCL Bệnh viện Cây ăn quả ĐBSCL thuộc Viện đã tư vấn tại chỗ cho 9.467 lượt nông dân và thực hiện được 53 chuyến bệnh v iện lưu động từ các tỉnh ĐBSCL đến Lâm Đồng nhằm tư vấn cho bà con nông dân ở các tỉnh nói trên về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả, bệnh trên rau, hoa kiểng, Viện đã cùng với JICA xây dựng và đưa vào vận hành 07 Bệnh viện Cây trồng ở 05 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. VII. KẾT QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 7.1. Đề tài/dự án Hợp tác Quốc tế về KH & CN Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện hợp tác với các Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế như: ADB, Chinfon (Đài Loan - Trung Quốc), JICA (Nhật Bản), ACIAR, CARD (Úc), GPC- CABI (Anh), New Zealand, AFACI - Hàn Quốc, thực hiện 09 đề tài/dự án HTQT: 1/Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp - ADB (2007 - 2011) Kết quả đạt được: 12 cán bộ tham gia các khóa đào tạo trong nước về sử dụng thiết bị và quản lý nghiên cứu; có 04 đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu hướng tới khách hàng và 03 mô hình nhân rộng kết quả đề tài nghiên cứu khoa học thuộc dự án ADB. 2/Phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh - Tập đoàn Chinfon Đài Loan (2007 - 2013) Kết quả đạt được: Đào tạo dài hạn cán bộ nông nghiệp chuyên ngành tại Đài Loan; tổ chức một số lớp tập huấn ngắn hạn tại Đài Loa n; tổ chức một số chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại Đài Loan; xây dựng tại huyện Củ Chi, Tp. HCM một mô hình trình diễn cải tiến kỹ thuật canh tác nông nghiệp; tư vấn xây dựng mô hình tổ chức nông dân mới và xây dựng hệ thống sản xuất tiêu thụ nông sản của nông dân; hướng dẫn khắc phục các sự cố xảy ra trên vườn, cùng nhà vườn áp dụng và giải quyết vấn đề trên vườn cây ; xây dựng mô hình trồng cây ổi không hạt, măng cụt và chôm chôm. 3/Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long - JICA - Nhật Bản (2009 - 2014) Kết quả đạt được: - Mô hình trong dự án JICA - SOFRI có kết quả tốt, đến nay đã có 134 mô hình cam sành trồng xen ổi phòng trừ bệnh vàn g lá greening với diện tích 80,49ha ở 5 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long đã có chủ trương nhân rộng mô hình này bằng ngân sách của tỉnh, các tỉnh khác đã xin kinh phí tập huấn mở rộng mô hình. - Tập huấn hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng cây có múi, bệnh viện cây trồng trong vùng dự án đạt được những kiến thức và kỹ năng, kỹ thuật cần th iết trồng cây có múi; giúp cán bộ nông nghiệp liên quan trong vùng dự án được tăng cường năng lực hướng dẫn nông dân về hệ thống canh tác, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật trên cây có múi; thành lập được 07 Bệnh xá Cây trồng ở các tỉnh: Bến Tre (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (1) và Sóc Trăng (1); tổ chức 02 đợt đi học tập và trao đổi kinh nghiệm cho các Bác sỹ cây trồng tại Tiền Giang vào tháng 6; tổ chức 03 đợt học tập giữa nông d ân các tỉnh trong vùng dự án; 02 cán bộ của Viện tham gia khóa tập huấn về “Khuyến nông và kỹ thuật trồng cây có múi” tại Nhật. 4/Phân tích chuỗi giá trị cho hệ thống nông nghiệp bền vững và có hiệu quả kinh tế ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ - SMCN/2007/109/1 - ACIAR, Úc (2009 - 2012) Kết quả đạt được: Báo cáo phân tích cơ hội và một số vấn đề sản xuất và tiêu thụ xoài ở du yên hải Nam Trung Bộ; báo cáo thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận; phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất xoài của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận; kết quả sơ bộ chuỗi giá trị xoài của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 81 5/Cải thiện hệ thống quản lý Trại Thực nghiệm SOFRI theo hướng kinh doanh có lợi nhuận - 029/07VIE - CARD - Úc (2010 - 2011) Kết quả đạt được: Nâng cấp và phát triển Trại Thực nghiệm của Viện thành phòng Lab ngoài đồng phục vụ nghiên cứu; phát triển hợp phần sau thu hoạch của Trại Thực nghiệm, nhà sơ chế đóng gói thanh long. 6/Một số xử lý mới sau thu hoạch trên quả thanh long phục vụ xuất khẩu - 037/04VIE - CARD - Úc (2010 - 2011) Kết quả đạt được: Báo cáo kết quả nghiên cứu từ bốn thí nghiệm và kết quả đánh giá thương mại về tác động của nhiệt độ sau thu hoạch đến chất lượng, thời gian bảo quản và khả năng diệt côn trùng lây nhiễm trên quả thanh long; quy trình thực hành chuỗi lạnh cho thanh long. 7/Bệnh viện Cây trồng - CABI - Anh (2011-2012; 2013) Kết quả đạt được: Bệnh viện Cây ăn quả ĐBSCL thuộc Viện đã tư vấn tại chỗ cho 9.467 lượt nông dân và thực hiện được 53 chuyến bệnh viện lưu động từ các tỉnh ĐBSCL đến Lâm Đồng nhằm tư vấn cho bà con nông dân ở các tỉnh nói trên về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả, bệnh trên rau, hoa kiểng, Viện đã cùng với JICA xây dựng và đưa vào vận hành 07 Bệnh xá Cây trồng ở 05 tỉnh Tiền Gi ang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng; 02 cán bộ tham gia tập huấn Bệnh viện Cây trồng tại Hà Nội (do chuyên gia CABI giảng dạy); 01 lớp tập huấn “How to become a Plant Doctor”. 8/Xây dựng mạng liên kết và cẩm nang công nghệ sau thu hoạch cho rau quả Việt Nam - Hàn Quốc - AFACI (2012 - 2015) Kết quả đạt được: Đã xây dựng được một mạng liên kết sau thu hoạch trong và ngoài nước (các nước tham gia dự án); đang hoàn thiện cẩm nang sau thu hoạch trên cà chua. 9/Phát triển giống cây ăn trái mới chất lượng cao - New Zealand (2013 - 2017) Mới triển khai thực hiện. 7.2. Đoàn ra - đoàn vào Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện ghi nhận: - 97 đoàn vào từ Nhật, Đức, New Zealand, vùng lãnh thổ Đài Loan - Trung Quốc, Anh, Campuchia, Trung Quốc, Pháp, Úc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Lào, Bangladesh, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Canada, Bangladesh, - 50 lượt người dự hội nghị, hội thảo và tập huấn ngắn hạn tại vùng lãnh thổ Đài Loan - Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Pháp, Malaysia, Campuchia, Hà Lan, Philippines, Thái Lan, New Zealand, Trung Quốc, Nhật, Úc, Nepal, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italia, Thụy Điển. VIII. KẾT LUẬN Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tạo ra nhiều giống rau, hoa, quả mới, nhiều tiến bộ kỹ thuật và nhiều mô hình sản xuất theo GAP đã được chuyển giao cho các tỉnh phía Nam. Với những đóng góp tích cục này, Viện Cây ăn quả miền Nam đã được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh khen, tặng thưởng như sau: - Năm 2012 được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Viện. - Cờ thi đua của Chính phủ năm 2011. - Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2011. - Cờ thi đua của UBND tỉnh Tiền Giang năm 2011 và 2012. - Sản phẩm “Thanh long ruột đỏ Long Định” đạt giải thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất, năm 2012. - Năm 2011 UBND tỉnh Bến Tre tặng Bằng khen về thành tích đóng góp tổ chức Hội thi trái cây ngon của tỉnh. - Năm 2011 của UBND tỉnh Tiền Giang tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện mô hình “Chôm chôm VietGAP” tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang. - Năm 2011 và 2012 được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khen đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”. . VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 76 CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 TS. Nguyễn. QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 6.1. Tập huấn - Hội thảo - Hội thi Viện đã thực hiện 93 khóa tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho 3.227 học viên là cán bộ. 7.1. Đề tài/dự án Hợp tác Quốc tế về KH & CN Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện hợp tác với các Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế như: ADB, Chinfon (Đài Loan - Trung Quốc) , JICA (Nhật

Ngày đăng: 18/05/2015, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w