1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đà điều vào sản xuất potx

9 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 183,92 KB

Nội dung

KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐÀ ĐIỂU VÀO SẢN XUẤT Phùng Đức Tiến 1  , Nguyễn Xuân Hoàng 2 , Nguyễn Tường Anh 2 , Hoàng Văn Lộc 1 , Trần Công Xuân 1 , Bạch Thị Thanh Dân 1 , Bạch Mạnh Điều 1 , Nguyễn Đức Toàn 1 , Đặng Quang Huy 1 , Nguyễn Khắc Thịnh 1 , Nguyễn Thị Hòa 1 , 1 Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương; 2 Tổng công ty Khánh Việt ABSTRACT The ostrich research in Vietnam began in 1995 when Thuy Phuong Poultry Research Center was assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) to incubate two eggs from Australia and 100 eggs from Zimbabwe. From 102 eggs, 40 chicks were produced. In 1998, MARD allowed Thuy Phuong Poultry Research Center to import 150 birds from Australia. Since then, 3,286 breeding birds and 381 commercial ostrichs have been introduced into comercial production. Performance of ostrichs and also ecomomic efficiency of ostrich production in Vietnam were similar to those in regional countries. Therefore, it could be said that Vietnam has enough conditions for the efficient ostrich farming. The population growth rate of ostrich was very high and it is expected that there will be 6,500 - 7,000 breeding birds and 65,000 - 70,000 commercial birds by 2010 and that this sub-sector will be a new industry in Vietnam. Key words: Ostrich, farming, incubate, commercial, economic. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào những năm đầu của thế kỉ XX, tổng số đà điểu trên thế giới ước tính 700 nghìn con chủ yếu ở Châu Phi (FAO, 1999). Từ những năm 1970, khi con người nhận thức giá trị kinh tế chăn nuôi đà điểu, đặc biệt phát triển thành công kỹ nghệ ấp trứng nhân tạo, đà điểu được nuôi rộng khắp ở nhiều quốc gia. Các nước truyền thống như Nam Phi, Zimbabue, Zaia, úc có nhiều tiềm năng đất đai, điều kiện khí hậu thuận lợi vẫn dẫn đầu về số lượng đà điểu. Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Canađa, Ba Lan, Hà Lan, Hungary, Bungari, Israel, Trung Quốc, Malayxia đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đà điểu. Riêng Trung Quốc được xem gần gũi Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi hiện có trên 400 trang trại nuôi hơn 80 nghìn đà điểu sinh sản, sản phẩm thịt, da đà điểu tiêu thụ rộng rãi thị trường nội địa và xuất khẩu (Anonymus, 2000). Năm 2003 tổng đàn đà điểu trên thế giới đạt 2 triệu con. Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, nếu tỷ trọng thịt đà điểu vươn lên chiếm 1%/tổng 200 triệu tấn thịt thế giới sản xuất thì mỗi năm sẽ có được 2 triệu tấn thịt đà điểu tương ứng với giết mổ 40 triệu con (Anonymus, 1997). Nhưng hiện tại mới có khoảng 800 nghìn đà điểu giết mổ, sản xuất được 26 – 28 nghìn tấn thịt/năm. Sản phẩm da hiện có mới đáp ứng ứng được 8- 10% nhu cầu thị trường luôn cần 10 triệu tấm/năm. Như vậy từ những lợi thế vượt trội so với các vật nuôi truyền thống về khả năng cho thịt, da chất lượng cao , thị trường luôn thiếu hụt về sản phẩm, đà điểu đã trở thành vật nuôi có giá trị của thế kỷ XXI. ở Việt Nam, nghiên cứu đà điểu được khởi xướng từ năm 1995 khi Bộ Nông nghiệp &PTNT giao cho Trung tâm NCGC Thuỵ Phương ấp thử nghiệm 2 quả trứng nhập từ úc và 100 trứng từ Zimbabwe, nở được 40 con nuôi cho kết quả tốt. Năm 1998, Bộ duyệt cho nhập 150 đà điểu giống từ úc. Từ năm 1995 đến 2004 kết quả các công trình nghiên cứu khoa học về đặc điểm sinh vật học, di truyền chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, các    Tác giả chính: Phùng Đức Tiến, ĐT: (04) 8 385 622; Fax: (04) 8 385 804; E-mail: ttncgctp@hn.vnn.vn Ngày nhận bài: ; Ngày được chấp nhận: giải pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh… công nghệ chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện. Cùng với những khởi động tích cực của thị trường, sự nhạy bén, năng động, tự chủ của kinh tế trang trại, các kết quả nghiên cứu về công nghệ chăn nuôi, con giống đà điểu đã nhanh chóng được chuyển giao rộng khắp 23 tỉnh, thành ở cả ba miền đặc biệt là các tỉnh miền Trung với vùng đất cát và khí hậu thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đà điểu hình thành một ngành mới - chăn nuôi đà điểu Việt Nam. Trong sản xuất trên bình diện rộng kết quả thu được đạt các chỉ tiêu tương đương các nước trong khu vực. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO Mục tiêu chuyển giao Chuyển giao, đưa nhanh con giống vào nuôi sinh sản và nuôi thịt trong sản xuất. Chuyển giao quy trình công nghệ chăn nuôi, thú y phòng bệnh, ấp trứng, tổ chức quản lý sản xuất cho các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Tư vấn cho người chăn nuôi hướng tới thị trường chế biến và tiêu thụ sản phẩm đà điểu. Phương pháp triển khai Để từng bước chuyển giao chăn nuôi đà điểu có hiệu quả trong sản xuất, Trung tâm đã hợp đồng chuyển giao công nghệ với từng cơ sở chăn nuôi gồm các nội dung chính: Đào tạo công nhân kỹ thuật cho cơ sở. Chuyển giao quy trình công nghệ chăn nuôi phù hợp ở các giai đoạn: nuôi gột úm từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, nuôi giò 4-12 tháng tuổi, hậu bị từ 13- 24 tháng tuổi và sinh sản. Thiết kế các khẩu phần thức ăn trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để thuận tiện cho tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chuyển giao quy trình thú y vệ sinh môi trường trong và ngoài trại, thức ăn, nước uống, phòng bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp cho đà điểu các giai đoạn tuổi. Chuyển giao công nghệ ấp nhân tạo trứng đà điểu. Để luôn bám sát và chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện quy trình tại các cơ sở, Trung tâm thành lập văn phòng đại diện và các tổ kỹ thuật, chuyên môn chuyển giao công nghệ. Miền Nam: Văn phòng diện tại Tp Hồ Chí Minh, có 3 cán bộ. Miền Trung: Văn phòng đại diện ở Tp Đà Nẵng, có 2 cán bộ. Miền Bắc: Có 3 cán bộ thường xuyên. Phương thức hoạt động Cán bộ kỹ thuật thường xuyên nằm tại hiện trường để theo dõi trực tiếp sự phát triển đàn đà điểu, xử lý kịp thời những phát sinh bất lợi trong quá trình chăn nuôi để điều chỉnh và thực hiện quy trình cho phù hợp có hiệu quả. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO Kết quả chuyển giao đàn đà điểu sinh sản Số lượng con giống Đà điểu giống được chuyển giao vào sản xuất từ 3 tháng tuổi. Sau thời gian nuôi úm gột đã hoàn thiện khả năng thích ứng với môi trường và có sức đề kháng tốt. Khối lượng cơ thể từ 18 kg trở lên. TT Diễn giải Miền Nam Miền Trung Miền Bắc Tổng Tổng số đàn giống (con) 1.083 1.880 323 3.286 Tỷ lệ (%) 32,95 57,21 9,82 100 1 - Đàn sinh sản (con) 250 175 85 495 TT Diễn giải Miền Nam Miền Trung Miền Bắc Tổng - Tỷ lệ/ tổng đàn (%) 23,8 9,30 21,17 15,06 - Đàn hậu bị (con) 833 1.705 253 2.791 - Tỷ lệ/ tổng đàn%) 76,92 92,28 78,32 84,93 Tổng số tỉnh chuyển giao 6 4 13 23 Tổng số trang trại nuôi 16 6 16 38 Quy mô (con): Lớn nhất 334 1.650 * 50 - 2 Nhỏ nhất 15 20 6 * Trung tâm giống Tam Kỳ (Tổng công ty Khánh Việt) Phân bố đàn giống và các trang trại Miền Bắc Trang trại Tỉnh Đàn hậu bị (con) Đàn sinh sản (con) Tổng (con) Anh Hùng Thái Nguyên 50 50 C.ty Việt Ba Hà Tây 40 40 C.ty Phù Đổng Hà Nội 30 30 Anh Thiện Ninh Bình 30 30 C.ty du lịch Thanh Hoá 10 10 Nguyễn Tiến Bội Thái bình 20 20 L ương Xuân Thành Thái Bình 6 6 Đào Văn Thi Hưng yên 8 8 TT du lịch Cửa Lò Nghệ An 10 10 Anh Nhận Nam Định 20 20 Anh Hải Thái Bình 10 10 Anh Chiến Hải Phòng 10 10 Trần Thuý Hoàn Thái Nguyên 9 9 Anh Chiến Sơn La 30 30 Công an Lào Cai Lao Cai 20 20 Anh Thiết Hải Phòng 20 20 Tổng 253 70 323 Miền Trung Trang trại Tỉnh Đàn hậu bị (con) Đàn sinh sản (con) Tổng (con) Tam kỳ Quảng Nam 1475 175 1650 Minh Đức Đà Nẵng 100 100 Sở NN và PTNT Đà Nẵng 20 20 Anh Trí Ninh Thuận 60 60 Vườn QG Yokdon Đắc Lắc 40 40 Trần Giới Đà Nẵng 155 10 Tổng 1.735 175 1.880 - Trung tâm giống Tam Kỳ với quy mô > 1.600 con. Miền Nam Trang trại Tỉnh Hậu bị (con) Sinh sản (con) Tổng (con) Vườn xoài Đồng Nai 271 63 334 Chị Trang Đồng Nai 27 10 37 Ông Dụng Đồng Nai 50 50 Bà Hưng Đồng Nai 18 18 Ông Hường Lâm Đồng 30 30 Ông Vinh Vĩnh Long 15 15 Vinh Sang Vĩnh Long 35 35 Ông Thực Tây Ninh 20 20 Hà Lạc Bình Dương 30 30 Long Nguyên Bình Dương 42 42 Anh Thắng Bình Dương 30 30 Chị Hưng TPHCM 30 30 Đồng Phú Hưng Bình Thuận 100 100 Hùng Tiến TPHCM 40 40 An Bình 77 77 Các trang tr ại khác 24 24 Tổng 833 250 1.083 Ở miền Nam: Trang trại Vườn Xoài - Đồng Nai; Đồng Phú Hưng - Bình Thuận nuôi với quy mô lớn Kết quả chuyển giao quy trình chăn nuôi sinh sản Sau khi kết thúc nuôi giai đoạn hậu bị, từ 20-24 tháng tuổi đà điểu được chuyển sang khu sinh sản chia theo các ô thiết kế có mái che từ 4-10m2 và sân chơi 50-60 m x 10m = 600m2. Mỗi ô ghép 1 trống 2 mái, hoặc 2 trống 5 mái. Như vậy, kết quả theo dõi các mô hình chăn nuôi nhận thấy đà điểu có sức khoẻ tốt, sớm thích nghi với điều kiện sinh thái cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tỷ lệ nuôi sống cao đạt 98-100%, hao hụt đàn sinh sản chủ yếu do tai nạn. Năng suất trứng đạt 13 -14 quả/mái/vụ đẻ bói. Vụ đẻ thứ hai đạt 25 – 26, tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở tính theo tuổi đẻ là 25 trứng/vụ tương đương với kết quả nghiên cứu tại Viện Chăn nuôi. Như vậy, kết quả bước đầu trong sản xuất đạt được rất khả quan. Một số các chỉ tiêu nuôi đà điểu sinh sản trong sản xuất Chỉ tiêu Miền Nam Trại chị Nhã và SACCO Miền Trung Trại Tam Kỳ Miền Bắc Trại chị Yến Số đà điểu: 145 175 85 Trống (con) 45 55 35 Mái (con) 100 120 50 Tuổi vào đẻ (tháng) 24-26 24-26 24-26 Tỷ lệ nuôi sống (%) 98-99 98 100 KL cơ thể 22 tháng tuổi: Trống (kg) 120-125 125-130 125-130 Mái (kg) 105-110 105-110 105-110 Năm thứ 1 Năng suất trứng (quả) 14 13 12 Tỷ lệ phôi (%) năm thứ 1 60 - 65 58 55 Tỷ lệ nở/phôi (%) 70 - 75 50,9 50,0 Chỉ tiêu Miền Nam Trại chị Nhã và SACCO Miền Trung Trại Tam Kỳ Miền Bắc Trại chị Yến Tỷ lệ nở/tổng (%) 42 - 45 29,3 Năm thứ 2 Năng suất trứng (quả) 25 * 26 - Tỷ lệ phôi (%) năm thứ 1 73 – 75 74 – 76 77 Tỷ lệ nở/phôi (%) 75 70 68 Tỷ lệ nở/tổng (%) 54 – 56 51 – 53 52,36 * Năm 2003, năng suất trứng/45 mái đẻ năm thứ 2 Kết quả chuyển giao quy trình nuôi giai đoạn con, dò, hậu bị Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đã được nghiên cứu hoàn thiện ở Viện Chăn nuôi và phổ biến trong sản xuất như sau: Chế độ dinh dưỡng áp dụng nuôi đà điểu Chỉ tiêu 0 - 3 tháng tuổi 4 - 6 tháng tuổi 7 - 9 tháng tuổi 10- 24 tháng tuổi Sinh sản Năng lư ợng trao đổi (Kcal/kg) 2900 2700 2500 2300 2600-2700 Protein (%) 19-20 17 15 13 16-18 Xơ thô (%) 3,0 4,5 7,0 9,0 10,0 Lipit (%) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 Ca (%) 1,0 1,3 1,3 1,2 2,8-3,0 Photpho (%) 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 Lyzin (%) 1,1 1,0 0,86 0,8 1,1 Methionin (%) 0,4 0,38 0,31 0,31 0,4-0,42 Tất cả các cơ sở chuyển giao được phổ biến, cung cấp tài liệu và chỉ đạo áp dụng chế độ dinh dưỡng trên. Kết quả theo dõi đạt được như sau: Kết quả nuôi đà điểu giai đoạn con, dò, hậu bị Chỉ tiêu 3-6 tháng tuổi 6-12 tháng tuổi 12-24 tháng tuổi Số lượng con theo dõi 329 197 200 Tỷ lệ nuôi sống/giai đoạn (%) 92 97 99 Khối lượng đầu kỳ (kg) 19,1 54,2 96 Khối lượng cuối kỳ (kg) 54,2 96 105-135 T ăng trọng/con/giai đoạn (kg) 35,1 41,8 9-40 Tăng trọng/con/ngày (kg) 0,39 0,33 0,02-0,08 Tiêu tốn thức ăn/kg TT Thức ăn tinh (kg) 3,03 5,1 1,3- 1,5kg/ngày- Thức ăn xanh (kg) 3,64 5,5 1,5- 2,0kg/ngày- Kết quả chuyển giao quy trình ấp nở Từ kết quả nghiên cứu Trung tâm đã mở các lớp đào tạo cho cán bộ, công nhân vận hành từ các cơ sở về quy trình ấp nhân tạo trứng đà điểu. Các đơn vị được đào tạo: Tổng công ty Khánh Việt, Vườn quốc gia Yokdon, trại đà điểu Phù Đổng- Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình. Quy trình ấp tuân thủ chế độ nhiệt từ 36,5-36,3-36 0 C; độ ẩm: 28 -30; 17 -22; 40 - 45%. ứng với các giai đoạn 1 -10; 11-38 và 39 -42 ngày. Kết quả ấp nở đạt được trong sản xuất Chỉ tiêu Miền Nam Miền Trung Miền Bắc Tổng số trứng được ấp (quả) 550 2.727 309 Tổng số trứng có phôi (quả) 277 1.418 169 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 50,4 52,21 55,0 Số đà điểu nở (con) 147 791 89 Tỷ lệ nở/phôi (%) 53,0 55,0 52,66 Tỷ lệ nở/tổng ấp (%) 26,72 29,03 28,8 Nhận xét: Như vậy từ 2001 đến 2003 đã chuyển giao vào sản xuất được 3.286 đà điểu giống nuôi sinh sản. Trong đó đã có hơn 495 con đang đẻ trứng. Tất cả đà điểu nuôi ở các cơ sở qua theo dõi nhận thấy phát triẻn tốt. Tỉ lệ nuôi sống đạt 98 - 100%. Khối lượng cơ thể lúc 22 tháng tuổi con mái đạt 100-105kg, con trống đạt 120 -135kg. Đà điểu thành thục tính dục lúc 25-26 tháng tuổi. Tỷ lệ trứng có phôi 55 - 75%. Bước đầu một số địa phương đã tự sản xuất được đà điểu giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi tại chỗ. Đặc biệt trước tình hình dịch cúm gia cầm bùng nổ tại Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi thì tất cả các trang trai nuôi đà điểu đều an toàn, không bị thiệt hại. Nuôi đà điểu đã trở thành nhu cầu ở những địa phương và số lượng giống đòi hỏi ngày càng gia tăng vì vậy cần tạo thêm năng lực sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết quả chuyển giao nuôi đà điểu thịt Số lượng đà điểu thịt Chỉ tiêu Miền Nam Miền Trung Miền Bắc Số đầu con theo đàn (con) 80 120 161 Tỷ lệ nuôi sống (%) 80,0 88,0 90,0 Khối lượng cơ thể 10 tháng tuổi 85-95 85-95 90 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: Thức ăn tinh (kg) 4,2-4,3 4,0 - 4,3 4,1 - 4,2 Thức ăn xanh (kg) 4,5 - 5,0 4,5 - 5,0 4,5 - 5,5 Phân bố đà điểu nuôi thịt tại các miền Miền Bắc Các mô hình ở một số tỉnh thành đã triển khai nuôi đà điểu thịt cho năng suất đạt 100kg/10-11 tháng tuổi. - Thái Bình: 50 con - Hưng Yên: 08 con - Thanh Hóa: 12 con - Hà Giang: 12 con - Ninh Bình: 12 con - Hải Phòng: 10 con - Sóc Sơn: 50 con - Hà Tây: 07 con Miền Trung và miền Nam Đã có một số hộ chăn nuôi đà điểu thương phẩm cung cấp thịt cho Tp Hồ Chí Minh và tự thuộc da để làm các sản phẩm như: giày, cặp, ví giới thiệu và bán trên thị trường (Ông Dụng - Tp Hồ Chí Minh; Chị Nhã - Đồng Nai ). Người chăn nuôi sáng tạo, tìm kiếm phương thức khai thác giá trị kinh tế của đà điểu, đã có một số hộ khinh doanh đà điểu có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế nuôi đà điểu thịt Đối với đà điểu nuôi thịt, tỉ lệ nuôi sống 85 - 92%. Khối lượng cơ thể lúc 10 tháng tuổi 93 - 100kg/con. Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng trọng 4,03kg, tiêu tốn thức ăn xanh /kg tăng trọng 4,61kg. Hiệu quả nuôi đà điểu thịt (giết mổ lúc 12 tháng tuổi) tính cho 10 con (ĐVT: 1000 đ) Diễn giải Tiền 1. Giống 3 tháng tuổi 24.000 2. Thức ăn 11.543 3. Thuốc thú y 150 4. Điện nước 100 5. KHCB chuồng trại 180 Tổng chi phí 35.973 Chi Giá 1 kg thịt hơi (tính nuôi sống 95%) 39,97 Thu Sản lượng thịt: 900kg x 50.000đ/kg) 47.500 Thu – chi 11.527,5 Lãi/con 1.280,83 Đà điểu nhận từ cơ sở giống lúc 3 tháng tuôi đã thích nghi với môi trường chăn thả, nuôi thịt 8 tháng đạt tỷ lệ nuôi sống cao > 95%. Chỉ tính thu sản phẩm thịt đạt lợi nhuận 1,2 triệu đồng/con. Nếu tính từ 1 tấm da đóng được 4 đôi giày bán với giá 500 nghìn đồng/đôi thì lợi nhuận đạt 3,2 triệu đồng/con. Thị trường giá giống, thịt, da, lông, trứng Hiện nay, sản phẩm của đà điểu chủ yếu là thịt đang được mở rộng tiêu thụ ở hơn 20 nhà hàng ở Hà Nội như Sơn Thuỷ, Song Hồ Quán, Nhà hàng Lâm Đức, Giảng Võ . một số nhà hàng đặc sản ở TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác. Giá thịt tinh tại Hà Nội là 190.000 -200.000 đồng/kg; Tp HCM 260.000 - 270.000 đồng/kg. Để tổ chức cầu nối khép kín giữa người chăn nuôi đến người tiêu thụ, Trung tâm đã hình thành tổ dịch vụ thu mua, đến tận chuồng, giết mổ, pha miếng, bao gói đúng quy cách đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chuyển tới nhà hàng têu thụ. Ngoài ra còn tư vấn cung cấp thông tin, hướng dẫn các nhà chăn nuôi trực tiếp đưa sản phẩm đà điểu đến các địa chỉ tiêu thụ. Từ đó đã giúp người nuôi chủ động, tiếp cận thị trường. Trung tâm đã phối hợp với Viện Da nghiên cứu thuộc da đà điểu và đóng các sản phẩm giày, túi sách giới thiệu ra thị trường. Kết hợp với Công ty Việt Ba, Tổng Công ty Khánh Việt nghiên cứu chế tác vỏ trứng thành đồ mỹ thuật, lưu niệm. Những khó khăn và tồn tại Trong thời gian ngắn từ 1995 đến nay mặc dù kết quả nghiên cứu nuôi đà điểu ở Việt Nam đạt năng suất sinh sản, khả năng cho thịt tương đương với thế giới và các nước trong khu vực, nhưng số lượng chuyển giao đà điểu nuôi thịt trong sản xuất còn ít, quy mô nhỏ. Sản phẩm chủ yếu mới chỉ thịt, da chưa chế biến được. Cần xúc tiến nhiều giải pháp để giảm giá thành sản suất con giống, đà điểu thịt, khai thác mặt hàng da như vậy sẽ nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi. DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN 2005-2010 Dự kiến trong 3 đến 5 năm tới sẽ có sản phẩm hàng hoá quy mô lớn. Miền Bắc Quy mô đà điểu sinh sản sẽ tăng lên 1.000 – 1.500 mái. Hàng năm sản xuất được 15.000 – 17.000 đà điểu giết thịt, sản xuất được 500 – 600 tấn thịt. - Công ty Chế biến và Xuất khẩu Nông sản Vĩnh Phúc: 500 - 700 con. - Các cơ sở nuôi đà điểu sinh sản để cung cấp giống cho các địa phương: - Sơn La: 100 con ; - Công ty Phát triển Tây Bắc: 300 con ; - Hải Phòng: 150 - 200 con; - Hà Tây: 100 con - Nam Hà: 20- 50 con - Hà Nội: 150-200 con Miền Trung Tổng số đà điểu mái sinh sản sẽ nâng lên 10.300 con. - Tổng công ty Khánh Việt: Phát triển chủ lực đạt 6.000 con ở 3 trại nuôi sinh sản. + Trại đà điểu Tam kỳ: 1500 con + Trại đà điểu Ninh Phú- Khánh Hoà: 1700- 2000 con + Trại đà điểu Cam Ranh: 2000- 2500 con - Công ty Minh Hưng - Đà Nẵng: 600 - 800 con - Công Ty Đồng Phú Hưng (Bình Thuận): 2.500 con - Huế: 300 con - Quảng Ngãi: 50 con - Lâm Đồng : 30 con - Các tỉnh khác. Miền Nam Quy mô sinh sản đạt 2.000 con. - Trang trại Minh Trang, Đồng Nai: 100 con - Trang trại Vườn Xoài: 350 con - Bình Dương: 60 mái sinh sản - Trang trại Minh Hưng: 50 con Tổng công ty Khánh Việt (KHATOCO) đã xây dựng chương trình tổng thể phát triển ngành công nghiệp đà điểu tại các tỉnh ven biển miền Trung gồm các dự án: Các Trung tâm sản xuất con giống (03 cơ sở nuôi đà điểu sinh sản, mỗi cơ sở từ 1.500 - 2500 đà điểu sinh sản đưa tổng số đà điểu sinh sản lên 7.500 - 8.500 con), nhà máy chế biến thức ăn, nhà máy chế biến thịt, nhà máy chế biến bánh quy, kem xốp trứng và thuộc da đà điểu. Kinh phí của toàn bộ chương trình dự kiến khoảng 600 - 800 tỷ đồng để hoàn tất các cơ sở sản xuất con giống và hệ thống các nhà máy, xí nghiệp đồng bộ. Dự kiến đến năm 2010, miền Trung sẽ có được 150.000 đà điểu giết thịt, sản xuất được 6.400 – 7.000 tấn thịt/năm. Như vậy, dự kiến đến năm 2010, cả nước có được 13.000 – 15.000 đà điểu giống sinh sản, sản xuất được tổng số 10.000 – 11.500 tấn thịt và 280.000 – 330.000 bộ da/năm. Sản phẩm thịt đà điểu có thể xuất khẩu được 5.000 – 7.000 tấn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1. Trong thời gian từ 2001 đến 2003 đã chuyển giao vào sản xuất 3.286 đà điểu sinh sản và 381 đà điểu nuôi thịt. Tốc độ phát triển đàn tăng nhanh dự kiến đến năm 2010 đạt 6.500-7.000 đà điểu sinh sản, 65.000- 70.000 đà điểu thịt, như vậy thật sự đã thành ngành hàng mới chăn nuôi đà điểu Việt Nam. 2. Kết quả trong sản xuất đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương đương các nước trong khu vực khẳng định Việt Nam có đầy đủ điều kiện phát triển chăn nuôi đà điểu đạt hiệu quả. Đề nghị 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu công nghệ chăn nuôi đà điểu của thế giới và khu vực vào sản suất. 2. Tăng cường công tác khuyến nông, phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ chăn nuôi đà điểu vào sản suất 3. Nhà nước có chính sách, quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp đà điểu Việt Nam trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anonymus (1998). Market report. American ostrich, 22 – 24 Anonymus (2000). Ostrich production in China, World poultry, 16 (10) 6 Dong Black (1997). Key elements to success in commercial ostrich farming. Look beyond our shores, Australia, August, 1997. FAO (1999). The ostrich production system./. . quy trình cho phù hợp có hiệu quả. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO Kết quả chuyển giao đàn đà điểu sinh sản Số lượng con giống Đà điểu giống được chuyển giao vào sản xuất từ 3 tháng tuổi. Sau thời. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐÀ ĐIỂU VÀO SẢN XUẤT Phùng Đức Tiến 1  , Nguyễn Xuân Hoàng 2 , Nguyễn Tường Anh 2 , Hoàng. nuôi đà điểu Việt Nam. Trong sản xuất trên bình diện rộng kết quả thu được đạt các chỉ tiêu tương đương các nước trong khu vực. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO Mục tiêu chuyển giao Chuyển giao,

Ngày đăng: 27/06/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN