VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 90 NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NỔI BẬT TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM TS. Ngô Quang Vinh, TS. Hồ Thị Minh Hợp I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ Tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là Viện Khảo cứu Nông nghiệp Đông Dương, được thành lập ngày 02 tháng 04 năm 1925. Năm 1937, Viện đổi tên thành Viện Khảo cứu Nông Lâm, có bộ phận miền Bắc và bộ phận miền Nam. Sau năm 1945, Viện đã nhiều lần thay đổi tên. Năm 1956 Viện có tên là Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc, trực thuộc Bộ Canh nông. Năm 1968 được đổi tên thành Viện Khảo cứu Nông nghiệp trực thuộc Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông. Đến năm 1973 Viện trực thuộc Tổng nha Nông nghiệp, Bộ Cải cách Điền địa và Phát triển Nông Ngư Mục. Đến năm 1974 trực thuộc Bộ Canh nông. Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng đến nay, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là viện nghiên cứu nông nghiệp đa ngành duy nhất ở các tỉnh phía Nam. Viện có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và kinh nghiệm và địa bàn hoạt động rộng khắp từ duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Đầu năm 2013, Viện có tổng số 372 người là viên chức và người lao động. Trong đó biên chế là 277 người, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế 95 người. Nguồn lực của Viện sau khi chuyển giao toàn bộ khối chăn nuôi sang Viện Chăn nuôi, tính đến ngày 15/6/2013 là 225 người, trong đó biên chế là 194 người và người lao động là 30 người gồm 01 giáo sư, 16 tiến sĩ, 38 thạc sĩ và 99 viên chức có trình độ đại học. Tỷ lệ tiến sĩ:thạc sĩ:kỹ sư là 10,5:24,8:64,7. Cơ cấu cán bộ giữa quản lý và nghiên cứu là 30/166, chiếm tỷ lệ 18,1%. Cơ cấu tổ chức của Viện hiện tại bao gồm: 03 phòng chức năng (Tổ chức hành chính, Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Tài chính kế toán), 06 phòng nghiên cứu (Bảo vệ thực vật, Di truyền giống cây trồng, Kỹ thuật canh tác, Khoa học đất, Công nghệ sinh học, Hệ thống nông nghiệp), 05 trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây điều, Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp). II. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) là một viện nghiên cứu đa ngành chuyên môn sâu ở phía Nam. Trong giai đoạn từ 2011 - 2013, Viện thực hiện tổng cộng trên 70 đề tài, dự án các loại có nguồn ngân sách từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ (bảng 1). Ngoài ra, các đơn vị trong Viện đã tích cực chủ động tìm kiếm các nhiệm vụ KHCN thông qua các chương trình dự án KHCN hợp tác với các địa phương. Số nh iệm vụ dạng này trong giai đoạn 2011- 2013 là trên 72. Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã hợp tác với trên 15 tỉnh thành để thực các nhiệm vụ khoa học công nghệ địa phương. Các đề tài dự án khoa học hợp tác với các tổ chức Quốc tế của Viện giai đoạn 2011 - 2013: 11; Viện đã hợp tác với hàng chục tổ chức cơ quan nghiên cứu Quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Bảng 1. Số lượng các đề tài nghiên cứu của IAS trong giai đoạn 2011 - 2013 Loại đề tài 2011 2012 2013 Cấp Nhà nước/Bộ 60 32 16 Hợp tác quốc tế 14 13 7 Địa phương 34 21 17 Nhánh 35 34 19 Dịch vụ 24 27 4 Tổng 167 127 63 Từ năm 2011 đến năm 2013 kinh phí hoạt động khoa học công nghệ của Viện có chiều Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 91 hướng giảm nhẹ qua các năm, tổng kinh phí năm 2011: 39,32 tỷ đồng, năm 2012: 38,28 tỷ đồng và ước tính năm 2013 sau khi tách khối chăn nuôi sang Viện Chăn nuôi: 24,91 tỷ đồng. Hàng năm Viện chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi tốt cho sản xuất. Trong giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp phía Nam nói riêng và nền nông nghiệp cả nước nói chung. Cụ thể: 2.1. Bảo tồn quỹ gen giống cây trồng Công tác bảo tồn quỹ gen giống cây trồng, vật nuôi rất được Viện chú trọng. Viện đã xây dựng và bảo quản nhiều tập đoàn giống cây trồng quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp các tỉnh phía Nam mà còn đối với cả nước. Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được phần nhỏ so với nhu cầu bảo tồn, lưu trữ và khai thác quỹ gen cây lương thực, các cây trồng cạn chủ lực, cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu, các loại rau quả, cỏ cho chăn nuôi, giống vật nuôi. Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này, Viện đã huy động kinh phí trích từ các đề tài, dự án, kinh phí hoạt động bộ máy và các nguồn khác. Hiện nay Viện đang bảo tồn và khai thác 2237 dòng giống cây trồng (lúa, ngô, đậu tương, lạc, đậu xanh, sắn, điều, tiêu, ca cao, rau, hoa, khoai tây, khoai lang), 25 chủng vi sinh vật hoạt động trong môi trường đất. 2.2. Hoạt động nghiên cứu cơ bản Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu cơ bản, bước đầu đã có được những kết quả đáng khích lệ: Xác định và giải mã gen virus gây bệnh vàng xoăn ngọn cây cà chua, xác định được diễn biến dinh dưỡng trong đất trồng sắn liên tục 15 năm tại Trung tâm Hưng Lộc. 2.3. Thành tựu được Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi nhận Tính đến thời điểm hiện tại, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã nghiên cứu và chọn tạo được trên 147 giống cây trồng vật nuôi và 90 quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã có 29 giống cây trồng các loại về 01 giống ngô lai, 01 giống khoai tây, 01 giống dâu tây, 02 giống cà chua, 10 giống hoa, 10 giống mía, 02 giống đậu tương, 01 giống lạc và 03 tiến bộ kỹ thuật thâm canh mía được công nhận và chuyển giao vào sản xuất trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hiện Viện cũng đã làm thủ tục ở cấp cơ sở công nhận 04 giống khoai tây đang chờ Bộ lập hội đồng công nhận giống (bảng 2). Bảng 2. Số lượng giống cây trồng và tiến bộ kỹ thuật của Viện KHKTNN miền Nam được công nhận trong giai đoạn 2011 - 2013 Năm Giống TBKT 2011 24 3 2012 1 1 2013* 4 1 Tổng cộng 29 4 Ghi chú: * Kết quả 6 tháng đầu năm. 2.3.1. Các giống và TBKT của Viện đang đóng góp cho sản xuất 2.3.1.1. Giống lúa Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam rất chú trọng đến sự phát triển nông nghiệp của các vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn thông qua các chương trình nghiên cứu giống cây trồng và biện pháp kỹ thuật thích hợp. Trong giai đoạn 2011 - 2013, nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống lúa mới như lúa cạn LC227, LC408, ĐTM126 đã được ưu tiên thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Các giống lú a cạn của Viện đang chiếm diện tích khoảng 500 ha/năm tại các tỉnh Tây Nguyên. Giống lúa chịu phèn ĐTM126 đang chiếm diện tích 100ha/năm tại các tỉnh Đồng Tháp Mười, dự kiến năm 2013-2014 diện tích trồng sẽ tăng lên 2.000-3.000ha sau khi chính thức chuyển giao giống nguyên chủng ra sản xuất. Với công trình chọn tạo giống lúa mới, IAS đã có đó ng góp lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, giúp phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh phía Nam. 2.3.1.2. Giống bắp Bên cạnh việc phát triển cây lúa, Viện đã và đang tiếp tục xây dựng các tập đoàn giống cây màu phục vụ cho mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng hợp lý nguồn tại nguyên. Vì vậy, các chươn g trình nghiên cứu chọn tạo giống bắp lai thích hợp cho các vùng sinh thái nông nghiệp vẫn là VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 92 hướng ưu tiên nghiên cứu chính trong trong thời gian vừa qua. Giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã phát triển các giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118, VN112 diện tích hàng năm chiếm 2.000ha, phát triển tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các giống bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng phối hợp cao, cho năng suất dòng cao và cũng đang được đánh giá cao trong sản xuất. Đặc biệt giống ngô lai đơn V-118 cho năng suất cao trên 8 tấn/ha, t hích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân. Quy trình thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô lai trên đất lúa Đông Xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12 % so với trồng lúa cùng vụ. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục triển khai mở rộng mô hình thâm canh ngô lai trên đất lúa ở những nơi có điều kiện tương tự thuộc các tỉnh Tây Nguyên. 2.3.1.3. Giống đậu tương Đậu tương là một trong những giống cây trồng được ưu tiêp nghiên cứu và phát triển mạnh của Viện nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống đậu tương HL203, HL07-15, HLĐN29, HLĐN25 đã được nhân rộng với diện tích gần 15.0 00ha tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Giống đậu tương HL07-15, HLĐN29 và HLĐN25 có thời gian sinh trưởng từ 78 - 88 ngày, năng suất trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1,5 - 2,28 tấn/ha. Năng suất trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,3 - 2,52 tấn/ha, vượt giống đối chứng HL203 từ 12-20% có ý nghĩa. Các giống đều chống chịu tốt với bệnh gỉ sắt, chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng khi chín, trong đó HL07-15 và HLĐN29, cho năng suất ổn định và thích nghi rộng. Giống HLĐN25 cho năng suất cao ổn định và thích nghi trong môi trường thuận lợi, thâm canh cao. Các giống có hàm lượng protein từ 32 - 35%, lipid từ 21 - 24%. 2.3.1.4. Giống đậu xanh Giống đậu xanh HL89-E3, HLĐX 6, HLĐX 7 ngắn ngày năng suất cao được trồng tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long với diện tích đạt gần 30.000ha.Trong đó, giống đậu xanh HLĐX 6 và HLĐX 7 có thời gian sinh trưởng 63 - 68 ngày, cho năng suất cao ổn định và thích nghi rộng, năng suất vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 1,27 đến 1,51 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân biến động từ 1,33 - 1,88 tấn/ha. Các giống đều chống chịu tốt với bệnh virus vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh đốm lá, chín tập trung, tỷ lệ thu hoạch lần 1 đạt 75 - 85% so với tổng sản phẩm. Giống mới đã được nông dân sản xuất đại trà trên các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT. Ngoài ra, từ nguồn vật liệu mới, Viện đã tạo được nhiều dòng giống khác có tính trạng đặc trưng có thể phát triển trong thời gian tới. 2.3.1.5. Giống lạc Giống lạc GV 10 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 97 ngày, dạng hình Spanish, giống cho năng suất cao và ổn định, thích nghi rộng, năng suất trong vụ Hè Thu và Thu Đông biến động từ 2,34 - 3 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,9 - 3 tấn/ha, vượt giống đối chứng Lỳ địa phương từ 12 - 20% có ý nghĩa. Giống có tỷ lệ nhân 69 - 70 %, khả năng chống chịu gỉ sắt và đốm đen tốt. Giống lạc GV3, GV10 đạt diện tích 5.000 ha/năm tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 2.3.1.6. Giống khoai tây Giống khoai tây PO3, Atlantic, TK96.1 trồng chủ yếu tại Lâm Đồng và vụ Đông Xuân tại các tỉnh phía Bắc với diện tích 3.000-5.000 ha/năm phục vụ nhu cầu ăn tươi và chế biến công nghiệp. Giống PO3 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống cây trồng mới và hiện chiếm trên 70% diện tích khoai tây của tỉnh Lâm Đồng. Giống khoai tây Atlantic cho chế biến công nghiệp được Viện phối hợp với công ty Pepsi Việt Nam nhập nội, khảo nghiệm và chuyển giao vào sản xuất, giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và cho phổ biến rộng rãi, hiện đã có khoảng 4.000ha khoai tây Atlantic trên cả hai miền Nam, Bắc. Giống khoai tây TK96.1 (được công nhận sản xuất thử) là giống Viện lai tạo và chọn lọc từ năm 1996 thích hợp cho chế biến công nghiệp, có khả năng kháng mốc sương tốt và cho năng suất cao (25 - 30 tấn/ha) kể cả tr ong mùa mưa. Tương lai đây sẽ là một trong những giống mùa mưa chủ lực của Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Trong giai đoạn 2011 - 2013, hơn 600.000 củ khoai tây Go, 1.500.000 ngọn khoai tây rootcuting đã được Viện chuyển giao và cung cấp cho sản xuất tại Lâm Đồng. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 93 2.3.1.7. Giống và kỹ thuật trồng cà chua Viện KHKTNN miền Nam cung cấp giống cà chua làm gốc ghép (VIMINA 1, 2, 3), quy trình ghép cà chua, hướng dẫn xây dựng mô hình trại sản xuất giống cho nông dân giỏi, nông dân đầu tư xây dựng nhà nuôi, ghép, nhà màng chăm sóc cây con. Từ tháng 2 năm 2007 đến nay Viện đã tiếp tục chuyển giao kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn Ralstonia solanacearum. Vấn nạn cà chua chết vì héo rũ vi khuẩn tại Lâm Đồng đã được giải quyết sau lịch sử gần 60 năm trồng cà chua. Nhờ kỹ thuật này, năng suất cà chua toàn tỉnh đã tăng từ 40 tấn lên 60 tấn/ha. Giá trị sản lượng hàng năm tăng thêm 350 tỷ đồng (20 tấn/ha 7.000ha 2,5 triệu đồng/tấn (giá tối thiểu)). Hiện nay đã có 85 trại giống đăng ký được ứng dụng TBKT ghép cà chua để sản xuất cây ghép tại Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk, Trà Vinh, Vĩnh L ong. Riêng tại Lâm Đồng 100% số hộ nông dân đã trồng cà chua ghép theo quy trình của Viện với diện tích đạt 7.000 ha/năm. Việc chuyển giao TBKT này thành công là do IAS đã giải quyết đồng bộ các vấn đề từ sản xuất hạt giống cà chua kháng làm gốc ghép, sản xuất ống ghép bằng cao su tự hủy, nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật tạo môi trường mát, ẩm để bảo dưỡng cây sau ghép. 2.3.1.8. Giống sắn Tuyển c họn và giới thiệu cho sản xuất 5 giống sắn tốt: Bên cạnh việc nhập nội giống, Viện đã lai tạo giống sắn và tiến tới làm chủ công nghệ lai tạo, chọn lọc và nhân giống sắn lai. Tổng diện tích trồng các giống sắn mới của Viện ở Việt Nam năm trong năm 2011 - 2013 ước đạt 400.000ha, chiếm hơn 70% tổng diện tích sắn của cả nước. Nhiều hộ nô ng dân giỏi đã đạt năng suất 35 - 40 tấn/ha trên quy mô 2 - 10 ha/hộ. Tổng kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam năm hàng năm ước đạt 1 tỷ USD. Giá trị bội thu do áp dụng giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững ước đạt 6.500 tỷ đồng mỗi năm (400.000ha 8 tấn bội thu/ha 100 USD/tấn 20.000 VND/USD), tương đương 320 triệu USD/năm. 2.3.1.9. Giống điều Các kết quả chuyển giao giống và tiến bộ kỹ thuật của IAS đã góp phần to lớn đưa Việt Nam trở thành nước hàng đầu thế giới về năng suất và sản lượng điều. Viện đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất giống điều cao sản PN1 có tiềm năng năng suất từ 2,5 - 3,0 tấn/ha, có tỷ lệ nhân cao từ 27 - 34% và kích thước hạt lớn. Năm giống điều: MH5/4, MH4/5, MH2/7, MH2/6 và MH3/5, có tiềm năng năng suất cao, có thể đạt tới năng suất 3,0-4,0 tấn/ha. Ba giống điều TL11/2, TL6/3 và TL2/11 năng suất hạt 2,0 - 3,0 tấn/ha, tỷ lệ nhân 28- 31%, kích cỡ hạt 132 - 160 hạt/kg. Song song với công tác chọn tạo giống điều mới, biện pháp nhân nhanh và duy trì tính trạng tốt cũng được nghiên cứu và đã hoàn thiện được quy trình nhân giống vô tính cây điều bằng phương pháp ghép với tỷ lệ cây xuất vườn từ 77,0 - 80,0%. Trog giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã chuyển giao cho nông dân sản xuất đại trà các giống điều PN1, TL6/3, TL11/2 và TL2/11 với diện tích đạt gần 150.000ha. 2.3.1.10. Giống mè Viện đã tuyển chọn được 2 giống mè đen ADB1 và NA2 có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện g ieo trồng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giống mè đen ADB1 có thời gian sinh trưởng 75 ngày, đạt năng suất 2.020 kg/ha trong vụ Đông Xuân và 1.645 kg/ha trong vụ Xuân Hè, hàm lượng dầu 48,78%, giống có khả năng chống chịu bệnh héo cây (2,33%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1. Giống mè đen NA2 có thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1.893 kg/ha trong vụ Đông Xuân và 1.630 kg/ha trong vụ Xuân Hè, hàm lượng dầu 50,79%, khả năng chống chịu bệnh chết nhát (2,50%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1. Quy trình canh tác mè cũng đã được Viện phát triển và áp dụng rộng rãi tại Đồng Tháp Mười. 2.3.1.11. Giống heo Tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận về nái lai F1 giữa Landrace Yorkshire và nái lai F1 giữa Yorkshire Landrace làm nái nền trong sản xuất lợn thương phẩm, trong đó nhóm nái lai YL nâng cao được số con sơ sinh sống/ổ: 0,24 - 0,62 con/ổ và có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn từ 4 - 11 ngà y; giảm được số ngày lên giống lại sau cai sữa từ 0,25 - 2,42 ngày; khối lượng lợn con cai sữa tăng từ 0,65 - 3,29 kg/ổ; ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai LY/YL đạt được từ 0,99 - 7,11% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn từ 90 - 150 ngày tuổi (KTNSCT) đã cải thiện được từ 2,03 - 3,48%. Tiến bộ kỹ thuật lợn đực giống cuối cùng F1 giữa hai nhóm giống Pietrain và Duroc với kết quả tăng trọng đạt bình quân 629 - 700g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,01 - 3,18kg cho 1 kg tăng trọng và dày mỡ lưng ở điểm P2 thấp từ 9,69 - 10,91 mm; chất lượng tinh dịch (VAC) VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 94 của các tổ hợp đực lai đều cao hơn dòng thuần Duroc và Pietrain bố mẹ; nhóm đực lai 2 máu DPD (75% máu Duroc và 25% máu Pietrian) cho kết quả tốt nhất. 2.3.1.12. Mô hình trồng rau nhà màng Mô hình nhà màng trồng rau của Viện được ứng dụng rộng rãi tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đặc biệt, mô hình này đã và đang được nghiên cứu chuyển giao trên quần đảo Trường Sa phục vụ nhu cầu sản xuất rau cho đảo. 2.3.1.13. Giống gia cầm Trong giai đoạn 2011 - 2013, năng suất trứng của các dòng mái chọn tạo từ Viện đạt 195 - 200 trứng/mái/năm; dòng trống cho năng suất thịt 12 tuần tuổi đạt 2,0 - 2,2 kg với con mái và 1,6 - 1,8 kg với con mái, tiêu tốn thức ăn đạt 2,4 - 2,6 kgTĂ/kg tăng trọng. Ngoài ra, Viện còn có nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc hai dòng gà BT2 với số lượng 1000 mái ông bà/năm, cung cấp từ 60 - 80 ngàn con giống bố mẹ cho sản xuất nông hộ tại các tỉnh ph ía Nam. 2.3.1.14. Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi Về nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, IAS cũng có 2 TBKT đáng chú ý là: (1) Quy trình sản xuất thức ăn cho lợn con sau cai sữa, quy trình này đã được áp dụng sản xuất thử nghiệm tại 8 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng số thức ăn sản xuất được 4.640 tấn trong 2 năm 2003 và 2004; hiện tại có 7 công ty sản xuất thức ăn gia súc nội địa áp dụng quy trình này bán ra thị trường và đã được thị trường chấp nhận; ước tính rằng, sau 5 năm, ít nhất tỷ trọng thức ăn cho lợn con được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam là 30%. Kết quả lớn nhất của quy trình là việc các công ty trong nước chủ động sản xuất được loại thức ăn này và phá vỡ thế độc quyền của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; (2) Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi để sản xuất thịt lợn an toàn áp dụng được vào tất cả những nhà máy, xí nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô vừa và lớn, là một trong các biện pháp tiên quyết để đảm bảo an toàn thực phẩm. 2.1.3.15. Các quy trình kỹ thuật chăn nuôi Quy trình phòng - trị bệnh viêm vú bò sữa đã được thử nghiệm trong thực tiễn, tỷ lệ viê m vú cận lâm sàng đã giảm hơn ½ so với khi bắt đầu thử nghiệm, giúp tăng 11,1 - 23,8% sản lượng sữa trong thời gian thử nghiệm, lợi nhuận bình quân do áp dụng quy trình này là khoảng 42.000 Đ/Con/tháng. Quy trình phòng - trị bệnh chậm sinh, sẩy thai bò sữa được thử nghiệm trong thực tiễn giúp rút ngắn khoảng cách hai lứa đẻ từ 16,7 tháng xuống còn 13,4 tháng, giảm bớt 3,2 tháng. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng quy trình: Tất cả ch i phí phát sinh do áp dụng quy trình này vào khoảng 29.000 Đ/Con/tháng. 2.3.2. Thành tựu về hợp tác Quốc tế Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã thực hiện 11 đề tài/dự án hợp tác Quốc tế, trong đó có một dự án ODA do ACIAR tài trợ thông qua Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế. Ngoài ra Viện còn ký hợp đồng nghiên cứu với nhiều công ty nước ngoài. Tổng kinh phí các đề tài/dự án hợp tác Quốc tế trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt hơn ba tỷ đồng . Kết quả một số đề tài/dự án nổi bật: - Dự án do ACIAR tài trợ về “Các hệ thống trồng trọt, chăn nuôi bền vững và mang lại lợi nhuận cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” gồm ba hợp phần: (1) Phân tích chuỗi giá trị cho hệ thống nông nghiệp bền vững và có hiệu quả kinh tế ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, (2) Hệ thống cây trồng bền vững cho vùng đất cá t duyên hải Nam Trung bộ, (3) Kết hợp tốt hơn hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bò thịt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Dự án đã phân tích kinh tế ngành hàng bò thịt và sắn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, triển khai thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp thức ăn tinh trong khẩu phần cơ sở gồm rơm và cỏ Guinea đến năng suất chất lượng v à hiệu quả chăn nuôi bò thịt lai Sind Brahman và điều tra, đánh giá đất để xác định các mặt hạn chế của đất, đưa ra biện pháp quản lý thích hợp (SCAMP) tại các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên và Bình Định, đánh giá mức độ chính xác trong việc phân tích một số yếu tố vi lượng trong thân lá so với tiêu chuẩn của Uỷ ban Phân tích Đất và Cây của Úc (ASPAC). - Dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa (CLUES)” do IRRI chủ trì dưới sự tài trợ của ACIAR. Trong giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã cùng với các nhóm nghiên cứu khác trong cùng dự án đi điều tra, đánh giá các trở ngại của hệ thống cây trồng, chọn vùng nghiên cứu để đưa ra giải pháp đưa cây màu vào hệ thống chuyên lúa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, dự án đang thực hiện mô hình nghiên cứu đưa cây trồng cạn vào thay thế một vụ lúa trong hệ thống chuyên lúa cho từng địa bàn cụ thể ở Bạc Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 95 Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ. Đây là dự án tiếp cận và dự báo của việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa và từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Trong tương lai, nếu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến việc sản xuất, thì kết quả của dự án sẽ là bước chuẩn bị sẵn sàng để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. - Dự án “Chọn tạo giống lúa chịu nóng” hợp tác với Trung tâm Hợp tác Kỹ thuật Quốc tế Hàn Quốc đã thu thập được hai giống có tính thích nghi rộng ở Việt Nam là AS 996 và OM 5930. Dự án cũng đã tiếp nhận nguồn gen chịu nóng, giống lúa từ Hàn Quốc và sáu nước ASIAN. Dự án đã chọn được nhiều dòng lúa có triển vọng (69 dòng của 3 tổ hợp) , trọng đó có 14 tổ hợp được đánh giá có nhiều đặc điểm nông học tốt tiếp tục đưa vào nghiên cứu. Thông qua dự án đã cung cấp nguồn donor chịu nhiệt cho các đề tài trong nước hiện tại cũng như tương lai đáp ứng yêu cầu cung cấp các giống phục vụ biến đổi khí hậu. - Dự án “Phát triển hệ thống giống đậu tương h iệu quả thông qua cải thiện khả năng tăng trưởng thế hệ cây con và phương pháp nhân giống” hợp tác với Viện Khoa học cây trồng Quốc gia (NICS), thuộc Cục Quản lý và Phát triển nông thôn Hàn Quốc. Dự án đã nhập nội nguồn gen đậu tương 9 tổ hợp, bao gồm 2 tổ hợp F2, 7 tổ hợp F3 và 10 giống khác. Dự án cũng đã phát triển đến đời F4 và F5 được 1.300 dòng tái tổ hợp, bình q uân 150 dòng/tổ hợp. Hiện dự án đang tiếp tục gieo trồng để phát triển F5 và F6. - Dự án “Nghiên cứu hiệu lực của phân kali trên cây cao su và cây sắn ở vùng Đông Nam Bộ, 2011 - 2016” được sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Lân Quốc tế. III. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI Năm 2014 và những năm tiếp theo, đối với ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp của các tỉnh phía Nam nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa gắn thị trường với tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất chưa coi trọng chất lượng, chi phí sản xuất một số mặt hàng nông sản cao hơn so với các nước trong khu vực dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, chưa đổi mới theo kịp yêu cầu phát triển. Sản xuất chưa gắn với thu mua chế biến tiệu thụ. Để đóng góp nhiều hơn nữa cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam dựa vào tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học, khả năng tổ chức và quản lý cơ sở vật chất, khả năng hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước sẽ tập trung tốt hơn nữa công tác nghiên cứu triển khai và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Viện sẽ tiếp tục triển khai tốt các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và trọng điểm cấp Bộ trên tinh thần hợp tác toàn diện với các cơ quan nghiên cứu khoa học và quản lý nông ngiệp. Viện sẽ chú trọng giải quyết các yêu cầu của sản xuất đồng bộ theo hướng gắn kết với thị trường. Ưu tiên các sản phẩm mũi nhọn, chủ lực đáp ứng yêu cầu cấp bách và có tác dụng lớn với sản xuất như giống và quy trình sản xuất lúa cho vùng khó khăn, chịu ảnh hưởng của biến đổi kh í hậu, giống/quy trình sản xuất ngô, đậu đỗ, khoai tây phục vụ công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống/quy trình sản xuất sắn phục vụ cho nhu cầu chế biến nhiên liệu sinh học, giống/quy trình điều, hồ tiêu phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Tăng cường công tác quản lý khoa học và nhân sự nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu. Đào tạo cán bộ nhằm phấn đấu đưa trình độ nghiên cứu của cán bộ ngang tầm Quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế, chú trọng đến các đối tác truyền thống nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học cụ thể, có chất lượng phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và cả khu vực phía Nam nói riêng. . VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 90 NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NỔI BẬT TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM TS. Ngô. Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp) . II. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS). Tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là Viện Khảo cứu Nông nghiệp Đông Dương, được thành lập ngày 02 tháng 04 năm 1925. Năm 1937, Viện đổi tên thành Viện Khảo cứu Nông Lâm,